Doanh nghiệp và Nhà nước cùng bỏ rơi nông dân
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2013-07-19
2013-07-19
GSTS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Tân Tạo Long An, một
chuyên gia nông nghiệp có bề dày kinh nghiệm nửa thế kỷ, vừa lên tiếng
báo động tình trạng phá sản chính sách và chiến lược phát triển nông
nghiệp, với thực trạng cả doanh nghiệp và nhà nước đều bỏ rơi nông dân.
Trong bài viết ngày 10/7/2013 từ Trường Đại học Tân Tạo Long An và được báo chí đăng lại sau đó, nhận định của GSTS Võ Tòng Xuân đã được dùng làm dẫn nhập : “Nhà nước giao tất cả quyền hành xuất khẩu gạo cho một Vinafood 2-kiêm luôn Hiệp hội Lương thực VN lũng đoạn thị trường lúa gạo trong nước. Họ không lo xây dựng thương hiệu gạo VN, mà lo cạnh tranh dìm giá lúa thấp nhất để hưởng lợi, mặc cho nông dân….đem lúa cho vịt ăn.”
Trước khi đi vào chi tiết những nhận định mang tính vừa phê phán vừa xây dựng trong bài viết của GSTS Võ Tòng Xuân, chúng tôi xin trích ý kiến của một người mấy đời làm lúa, nuôi cá ở đồng bằng sông Cửu Long, với ước muốn con cái sau này đổi đời bằng những nghề nghiệp khác thay vì làm nông như cha ông của mình.
“Tâm lý chung của nông dân sống trong một đất nước chỉ nói chứ không thực hiện…không làm. Nói là tôn trọng quyền lợi nông dân này nọ các cái, cuối cùng nông dân chả được gì. Thành thử con em nếu nó đi theo con đường mình đã chọn,mình đã làm thì thấy hơi tiếc. Nói chung làm ruộng này chỉ là sống được chứ khá giàu thì không thể. Nếu mà cho đi học mà nó về làm nông dân, cuối cùng cũng đi theo con đường của mình thì lãng phí tuổi xuân của nó, thu nhập không được bao nhiêu. Mình muo61bn nó thay đổi nghề nghiệp may ra có thể đổi đời cho nó nhưng cũng tùy thuộc vận may thôi.”
GSTS Võ Tòng Xuân cũng nhận xét về tình trạng đáng buồn là không có những doanh nhân có kỹ năng chuyên môn và có dũng khí để tổ chức được những vùng sản xuất liên hoàn từ ứng dụng khoa học công nghệ, đến tổ chức nông dân sản xuất theo qui trình tiên tiến (GAP), đến xử lý nguyên liệu, bảo quản và chế biến ra thành phẩm có thương hiệu.
Theo bài viết GSTS Võ Tòng Xuân, cả doanh nghiệp và nhà nước đều bỏ rơi nông dân, để mặc họ muốn trồng gì thì trồng, nuôi con gì thì nuôi. Đối với nông dân trồng lúa, khi thu hoạch họ lệ thuộc vào thương lái chứ ít có doanh nghiệp nào trực tiếp mua nguyên liệu từ nông dân. Hàng trăm thương lái thu mua lúa với chục giống lúa khác nhau bán lại cho doanh nghiệp chế biến thì làm sao doanh nghiệp có gạo rặc một giống để bán được Thêm vào đó, máy móc thiết bị chế biến chưa hiện đại nên doanh nghiệp khó có thể có sản phẩm có chất lượng cao, nên giá bán thấp. Trong khi đó doanh nghiệp “đầu nậu” độc quyền xuất khẩu gạo không thương hiệu của Việt Nam - Vinafood 2 (Tổng công ty Lương thực miền Nam) đi đấu thầu bán gạo cho nước ngoài đã cam tâm hạ thấp giá gạo để trúng thầu và đương nhiên ép giá lúa của nông dân xuống thấp để thực hiện đơn thầu.
“Nếu không làm theo chuỗi giá trị thì người nông dân không bao giờ được bảo vệ. Nếu người nông dân mạnh ai nấy làm thì đến khi thu hoạch xong, mấy ông công ty nhà nước Vinafood Tổng công ty lương thực sẽ dùng mánh lới ‘cổ điển’ nói là không có ai mua gạo cho nên lúa ế, để cho giá lúa xuống thật thấp, lúc đó họ mới nói với chính phủ cho vay tiền ít lãi để mua lúa gạo cho dân. Thật sự họ tạm trữ cho họ chứ cho dân nào đâu!”
Trong bài viết của mình, tuy không đề cập tới ‘nhóm quyền lơi’ nhưng GSTS Võ Tòng Xuân lại trưng ra những thí dụ điển hình. Ông nhận định rằng Nhà nước chưa có chiến lược và chính sách cần thiết, từ Chính phủ đến Bộ NN&PTNT và Bộ Công thương dù có chính sách tự do mậu dịch, nhưng trong thực tế lại giao tất cả quyền hành xuất khẩu gạo cho một Vinafood 2 - kiêm luôn Hiệp hội Lương thực VN lũng đoạn thị trường lúa gạo trong nước. Họ không lo xây dựng thương hiệu gạo VN, mà lo cạnh tranh dìm giá lúa thấp nhất để hưởng lợi, mặc cho nông dân “đem lúa cho vịt ăn”.
“Chúng tôi gọi là tư bản đỏ, mấy công ty bảo vệ thực vật, công ty phân bón, mấy công ty xuất khẩu lương thực đều ăn trên đầu trên cổ nông dân…Mấy công ty có đầu ra họ không muốn hợp tác trực tiếp với nông dân mà chỉ qua thương lái thôi.”
GSTS Võ Tòng Xuân mô tả cách làm của Nhật Bản, quốc gia có lực lượng nông dân giàu ngang bằng các thành phần khác trong xã hội, Chính phủ dùng Hợp Tác Xã Nông Nhiệp làm công cụ xóa nghèo cho nông dân, bằng cách bơm tiền tài trợ sản xuất cho nông dân qua HTX của họ. Trong trường hợp Việt Nam ông nói:
“17-18 triệu gia đình nông dân thì làm sao mà giúp đỡ được, nhưng với 2.000 Hợp tác xã thì sẽ giúp dễ hơn. Thí dụ cứ 5 Hợp tác xã góp lại thành một vùng 10.000 héc-ta thì có thể làm được một nhà máy xay xát. Với 1,2 triệu đô la tức khoảng hai trăm mấy chục tỷ là có thể xây một nhà máy xay xát, cái này dễ dàng quá. Nhưng tất cả là chính sách, bây giờ nông dân cần thiết phải hợp tác lại với nhau để mà có thể sản xuất cạnh tranh với các nướ khác. Bây giờ nông dân phải đứng lại với nhau để sản xuất số lượng hàng hóa lớn để mà có giá thành nhỏ nhất, để có thể cung cấp cho khách hàng đúng lúc và đúng lượng.”
GSTS Võ Tòng Xuân nhấn mạnh, một chính sách nông nghiệp chỉ biết có cây lúa đã ăn sâu vào xương tủy lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương nhỏ ở nông thôn đã giúp mọi người phá rừng làm lúa, ngăn chận mọi mầm mống đa dạng hóa, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, mãi cho đến năm 2000 mới nới lỏng cho đa dạng hóa nhưng lại không cụ thể.
Một yếu kém nữa là trong thực tế mọi chương trình phát triển nông nghiệp, Bộ NN&PTNT khuyến khích mạnh ai nấy làm: anh khuyến nông thì hô hào trồng giống này, nuôi con kia mà không mua; anh bán thuốc, bán phân thì lo hô hào nông dân mua dùng, và nông dân thì mạnh ai nấy lo, trăm người trăm vẻ, khi thu hoạch thì có hàng chục giống, mặc sức cho hàng trăm thương lái ép giá. Trong khi đó thì các công ty lương thực của nhà nước thì lo o bế thương lái không đếm xỉa gì đến nông dân.
GSTS Võ Tòng Xuân cho là cách làm của Bộ NN-PTNT khiến cho nông dân bó tay tất cả nông sản như lúa, trái cây, cà phê, cá tra đều thua thiệt. Không nông sản nào có thương hiệu mạnh được vì chúng đã được sản xuất một cách không đồng bộ, chuỗi giá trị sản xuất bị tháo ra từng khoen không ráp lại được, mạnh anh này lợi dụng anh kia.
Sau khi phân tích sự yếu kém của chính phủ qua chiến lược và chính sách nông nghiệp, GSTS Võ Tòng Xuân khuyến cáo người nông dân chịu khó học hỏi để trở thành nông dân kiểu mới và sẽ có những quyết định sáng suốt hơn trong sản xuất. Ông cho rằng những bất cập trong đời sống của nông dân một phần cũng do chính bản thân người nông dân tạo nên. Nông dân Việt Nam chủ yếu là sản xuất nhỏ, manh mún, thích sản xuất tự do không muốn hợp tác hóa.
“Nông dân mình ở ngoài thì không ai giúp mình hết, mình muốn làm gì thì làm tự do thiệt! nhưng bây giờ làm xong thương lái không mua ghìm giá thì cũng ráng chịu, rồi không được vay ưu đãi… tất cả những thứ này nó có cái giá của nó. Nếu người nông dân thấy bây giờ Việt Nam trong thời buổi gia nhập kinh tế toàn cầu, một mình người nông dân không có cách nào làm được. Họ phải có đoàn thể có nhóm lớn mới làm ra được sản phẩm với số lượng lớn với giá thành thấp cung cấp đúng ngày với giá rẻ nhất thì người nông dân mới có thể phát triển nổi.”
GSTS Võ Tòng Xuân kêu gọi tái cơ cấu nông nghiệp, theo đó Việt Nam tập trung quá nhiều vào cây lúa, hô hào trồng cả vụ 3, thậm chí có nơi còn muốn trồng 7 vụ lúa trong mỗi 2 năm. Trồng lúa càng nhiều, càng làm tổn hại môi trường đất, nước và gia tăng biến đổi khí hậu, càng làm cung vượt cầu đưa đến rớt giá, làm nông dân trồng lúa nghèo hơn.
Nhưng trái lại có lúa nhiều cán bộ lãnh đạo được khen, đất nước được xếp hạng cao trong số các nước xuất khẩu lúa trong khi nông dân chịu thiệt.
Đã đến lúc phải nhận rõ sự thật phũ phàng: Nhà nước chỉ đạo sản xuất lương thực trong sự hy sinh của nông dân chứ không phải vì lợi ích của nông dân. Sự chỉ đạo này đã có vai trò lịch sử của nó trong thời kỳ đất nước bị thiếu đói. Nhưng khi bắt đầu xuất khẩu gạo thì ta phải biết dừng bớt trồng lúa và đa dạng hóa nông nghiệp.
GSTS Võ Tòng Xuân kêu gọi Bộ NN-PTNT phải có cái nhìn thật hệ thống và toàn diện trong các chương trình chuyển đổi cơ cấu mới mong cứu vãn nông nghiệp và nông dân ta thoát cảnh nghèo nàn lạc hậu.
nguồn:http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/peasants-abandoned-by-gov-n-co-nn-07192013131520.html
======================================================================
“Đem lúa cho vịt ăn”
GSTS Võ Tòng Xuân từng được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động (1985), Nhà giáo Nhân dân (2000) vừa có hai bài viết được nhiều báo điện tử như Đất Việt, Người Đưa Tin đưa lên mạng như một lời kêu gọi Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp ‘Hãy cứu nông nghiệp và nông dân thiệt thòi’.Trong bài viết ngày 10/7/2013 từ Trường Đại học Tân Tạo Long An và được báo chí đăng lại sau đó, nhận định của GSTS Võ Tòng Xuân đã được dùng làm dẫn nhập : “Nhà nước giao tất cả quyền hành xuất khẩu gạo cho một Vinafood 2-kiêm luôn Hiệp hội Lương thực VN lũng đoạn thị trường lúa gạo trong nước. Họ không lo xây dựng thương hiệu gạo VN, mà lo cạnh tranh dìm giá lúa thấp nhất để hưởng lợi, mặc cho nông dân….đem lúa cho vịt ăn.”
Trước khi đi vào chi tiết những nhận định mang tính vừa phê phán vừa xây dựng trong bài viết của GSTS Võ Tòng Xuân, chúng tôi xin trích ý kiến của một người mấy đời làm lúa, nuôi cá ở đồng bằng sông Cửu Long, với ước muốn con cái sau này đổi đời bằng những nghề nghiệp khác thay vì làm nông như cha ông của mình.
“Tâm lý chung của nông dân sống trong một đất nước chỉ nói chứ không thực hiện…không làm. Nói là tôn trọng quyền lợi nông dân này nọ các cái, cuối cùng nông dân chả được gì. Thành thử con em nếu nó đi theo con đường mình đã chọn,mình đã làm thì thấy hơi tiếc. Nói chung làm ruộng này chỉ là sống được chứ khá giàu thì không thể. Nếu mà cho đi học mà nó về làm nông dân, cuối cùng cũng đi theo con đường của mình thì lãng phí tuổi xuân của nó, thu nhập không được bao nhiêu. Mình muo61bn nó thay đổi nghề nghiệp may ra có thể đổi đời cho nó nhưng cũng tùy thuộc vận may thôi.”
Nhà nước giao tất cả quyền hành xuất khẩu gạo cho một Vinafood 2-kiêm luôn Hiệp hội Lương thực VN lũng đoạn thị trường lúa gạo trong nước.Trong bài với tựa “Độc quyền ép giá nông dân” GSTS Võ Tòng Xuân qui trách Nhà nước chưa có chiến lược và chính sách cần thiết về nông nghiệp. Trong khi cộng đồng doanh nghiệp tiêu thụ nông sản đa số thụ động không nỗ lực tìm kiếm thị trường cho nông sản của mình, không có khả năng tổ chức nghiên cứu chế biến nông sản nguyên liệu thành sản phẩm có giá trị gia tăng có thương hiệu độc đáo đưa đưa ra thị trường trong nước hoặc quốc tế.
-GS Võ Tòng Xuân
GSTS Võ Tòng Xuân cũng nhận xét về tình trạng đáng buồn là không có những doanh nhân có kỹ năng chuyên môn và có dũng khí để tổ chức được những vùng sản xuất liên hoàn từ ứng dụng khoa học công nghệ, đến tổ chức nông dân sản xuất theo qui trình tiên tiến (GAP), đến xử lý nguyên liệu, bảo quản và chế biến ra thành phẩm có thương hiệu.
Theo bài viết GSTS Võ Tòng Xuân, cả doanh nghiệp và nhà nước đều bỏ rơi nông dân, để mặc họ muốn trồng gì thì trồng, nuôi con gì thì nuôi. Đối với nông dân trồng lúa, khi thu hoạch họ lệ thuộc vào thương lái chứ ít có doanh nghiệp nào trực tiếp mua nguyên liệu từ nông dân. Hàng trăm thương lái thu mua lúa với chục giống lúa khác nhau bán lại cho doanh nghiệp chế biến thì làm sao doanh nghiệp có gạo rặc một giống để bán được Thêm vào đó, máy móc thiết bị chế biến chưa hiện đại nên doanh nghiệp khó có thể có sản phẩm có chất lượng cao, nên giá bán thấp. Trong khi đó doanh nghiệp “đầu nậu” độc quyền xuất khẩu gạo không thương hiệu của Việt Nam - Vinafood 2 (Tổng công ty Lương thực miền Nam) đi đấu thầu bán gạo cho nước ngoài đã cam tâm hạ thấp giá gạo để trúng thầu và đương nhiên ép giá lúa của nông dân xuống thấp để thực hiện đơn thầu.
“Nếu không làm theo chuỗi giá trị thì người nông dân không bao giờ được bảo vệ. Nếu người nông dân mạnh ai nấy làm thì đến khi thu hoạch xong, mấy ông công ty nhà nước Vinafood Tổng công ty lương thực sẽ dùng mánh lới ‘cổ điển’ nói là không có ai mua gạo cho nên lúa ế, để cho giá lúa xuống thật thấp, lúc đó họ mới nói với chính phủ cho vay tiền ít lãi để mua lúa gạo cho dân. Thật sự họ tạm trữ cho họ chứ cho dân nào đâu!”
Trong bài viết của mình, tuy không đề cập tới ‘nhóm quyền lơi’ nhưng GSTS Võ Tòng Xuân lại trưng ra những thí dụ điển hình. Ông nhận định rằng Nhà nước chưa có chiến lược và chính sách cần thiết, từ Chính phủ đến Bộ NN&PTNT và Bộ Công thương dù có chính sách tự do mậu dịch, nhưng trong thực tế lại giao tất cả quyền hành xuất khẩu gạo cho một Vinafood 2 - kiêm luôn Hiệp hội Lương thực VN lũng đoạn thị trường lúa gạo trong nước. Họ không lo xây dựng thương hiệu gạo VN, mà lo cạnh tranh dìm giá lúa thấp nhất để hưởng lợi, mặc cho nông dân “đem lúa cho vịt ăn”.
“Chúng tôi gọi là tư bản đỏ, mấy công ty bảo vệ thực vật, công ty phân bón, mấy công ty xuất khẩu lương thực đều ăn trên đầu trên cổ nông dân…Mấy công ty có đầu ra họ không muốn hợp tác trực tiếp với nông dân mà chỉ qua thương lái thôi.”
Kêu gọi tái cơ cấu nông nghiệp
GSTS Võ Tòng Xuân rất dũng cảm khi ông mô tả chính sách ruộng đất của Nhà nước đặt ra chủ yếu để duy trì hiện trạng sản xuất manh mún nhỏ lẻ, trong khi Luật Hợp tác xã Nông nghiệp hoàn toàn không khuyến khích gì cho nông dân gia nhập hợp tác xã như các Nghị quyết Trung ương từng chỉ đạo.GSTS Võ Tòng Xuân mô tả cách làm của Nhật Bản, quốc gia có lực lượng nông dân giàu ngang bằng các thành phần khác trong xã hội, Chính phủ dùng Hợp Tác Xã Nông Nhiệp làm công cụ xóa nghèo cho nông dân, bằng cách bơm tiền tài trợ sản xuất cho nông dân qua HTX của họ. Trong trường hợp Việt Nam ông nói:
“17-18 triệu gia đình nông dân thì làm sao mà giúp đỡ được, nhưng với 2.000 Hợp tác xã thì sẽ giúp dễ hơn. Thí dụ cứ 5 Hợp tác xã góp lại thành một vùng 10.000 héc-ta thì có thể làm được một nhà máy xay xát. Với 1,2 triệu đô la tức khoảng hai trăm mấy chục tỷ là có thể xây một nhà máy xay xát, cái này dễ dàng quá. Nhưng tất cả là chính sách, bây giờ nông dân cần thiết phải hợp tác lại với nhau để mà có thể sản xuất cạnh tranh với các nướ khác. Bây giờ nông dân phải đứng lại với nhau để sản xuất số lượng hàng hóa lớn để mà có giá thành nhỏ nhất, để có thể cung cấp cho khách hàng đúng lúc và đúng lượng.”
Nông dân mình ở ngoài thì không ai giúp mình hết, mình muốn làm gì thì làm tự do thiệt! nhưng bây giờ làm xong thương lái không mua ghìm giá thì cũng ráng chịu.GSTS Võ Tòng Xuân quy trách Bộ Bộ NN&PTNT, hành động chỉ theo kiểu chắp vá, thấy hư đâu sửa đấy, bị thương chỗ nào băng bó chỗ đấy, không có một chiến lược dài hạn khả thi một cách đồng bộ có hệ thống. Chờ đến khi nào có bệnh dịch Bộ đề nghị cứu trợ vài ngàn tỷ đồng; khi nông dân kêu ca bán lúa không được, Bộ đề nghị cho doanh nghiệp vay không lãi để mua lúa tạm trử; thấy vài nơi có cánh đồng mẫu lớn để bán thuốc, bán phân cho dễ thì Bộ cũng hô hào xây dựng cánh đồng mẫu lớn; và bây giờ thì đang đề nghị “tái cơ cấu nông nghiệp” trồng cây khác thay cho cây lúa.
-GS Võ Tòng Xuân
GSTS Võ Tòng Xuân nhấn mạnh, một chính sách nông nghiệp chỉ biết có cây lúa đã ăn sâu vào xương tủy lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương nhỏ ở nông thôn đã giúp mọi người phá rừng làm lúa, ngăn chận mọi mầm mống đa dạng hóa, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, mãi cho đến năm 2000 mới nới lỏng cho đa dạng hóa nhưng lại không cụ thể.
Một yếu kém nữa là trong thực tế mọi chương trình phát triển nông nghiệp, Bộ NN&PTNT khuyến khích mạnh ai nấy làm: anh khuyến nông thì hô hào trồng giống này, nuôi con kia mà không mua; anh bán thuốc, bán phân thì lo hô hào nông dân mua dùng, và nông dân thì mạnh ai nấy lo, trăm người trăm vẻ, khi thu hoạch thì có hàng chục giống, mặc sức cho hàng trăm thương lái ép giá. Trong khi đó thì các công ty lương thực của nhà nước thì lo o bế thương lái không đếm xỉa gì đến nông dân.
GSTS Võ Tòng Xuân cho là cách làm của Bộ NN-PTNT khiến cho nông dân bó tay tất cả nông sản như lúa, trái cây, cà phê, cá tra đều thua thiệt. Không nông sản nào có thương hiệu mạnh được vì chúng đã được sản xuất một cách không đồng bộ, chuỗi giá trị sản xuất bị tháo ra từng khoen không ráp lại được, mạnh anh này lợi dụng anh kia.
Sau khi phân tích sự yếu kém của chính phủ qua chiến lược và chính sách nông nghiệp, GSTS Võ Tòng Xuân khuyến cáo người nông dân chịu khó học hỏi để trở thành nông dân kiểu mới và sẽ có những quyết định sáng suốt hơn trong sản xuất. Ông cho rằng những bất cập trong đời sống của nông dân một phần cũng do chính bản thân người nông dân tạo nên. Nông dân Việt Nam chủ yếu là sản xuất nhỏ, manh mún, thích sản xuất tự do không muốn hợp tác hóa.
“Nông dân mình ở ngoài thì không ai giúp mình hết, mình muốn làm gì thì làm tự do thiệt! nhưng bây giờ làm xong thương lái không mua ghìm giá thì cũng ráng chịu, rồi không được vay ưu đãi… tất cả những thứ này nó có cái giá của nó. Nếu người nông dân thấy bây giờ Việt Nam trong thời buổi gia nhập kinh tế toàn cầu, một mình người nông dân không có cách nào làm được. Họ phải có đoàn thể có nhóm lớn mới làm ra được sản phẩm với số lượng lớn với giá thành thấp cung cấp đúng ngày với giá rẻ nhất thì người nông dân mới có thể phát triển nổi.”
GSTS Võ Tòng Xuân kêu gọi tái cơ cấu nông nghiệp, theo đó Việt Nam tập trung quá nhiều vào cây lúa, hô hào trồng cả vụ 3, thậm chí có nơi còn muốn trồng 7 vụ lúa trong mỗi 2 năm. Trồng lúa càng nhiều, càng làm tổn hại môi trường đất, nước và gia tăng biến đổi khí hậu, càng làm cung vượt cầu đưa đến rớt giá, làm nông dân trồng lúa nghèo hơn.
Nhưng trái lại có lúa nhiều cán bộ lãnh đạo được khen, đất nước được xếp hạng cao trong số các nước xuất khẩu lúa trong khi nông dân chịu thiệt.
Đã đến lúc phải nhận rõ sự thật phũ phàng: Nhà nước chỉ đạo sản xuất lương thực trong sự hy sinh của nông dân chứ không phải vì lợi ích của nông dân. Sự chỉ đạo này đã có vai trò lịch sử của nó trong thời kỳ đất nước bị thiếu đói. Nhưng khi bắt đầu xuất khẩu gạo thì ta phải biết dừng bớt trồng lúa và đa dạng hóa nông nghiệp.
GSTS Võ Tòng Xuân kêu gọi Bộ NN-PTNT phải có cái nhìn thật hệ thống và toàn diện trong các chương trình chuyển đổi cơ cấu mới mong cứu vãn nông nghiệp và nông dân ta thoát cảnh nghèo nàn lạc hậu.
nguồn:http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/peasants-abandoned-by-gov-n-co-nn-07192013131520.html
======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001