Hà Nội có gì mới không?
Từ trời Tây tôi gọi điện thoại về nhà mẹ đẻ, cô em dâu nhấc máy, giọng lảnh lót, vút cao:
Chị Thủy hả?
- Ờ, tôi đáp – và hỏi ngược trở lại: – Dạo này tình hình Hà Nội ra sao rồi, có gì mới không em?
Tự nhiên em dâu tôi cười khanh khách, tiếng cười giòn tan tưởng vỡ ống nghe:
-Nhiều lắm chị ơi, mỗi ngày một chuyện bổ ích và lý thú nhé. Bổ ích nhất trong thời gian này là chuyện ông Giáp đấy.
- Ôi! Tôi thở dài thất vọng:- Ông Giáp thì kể làm gì, ông ta sinh năm 1911, đến tận cuối năm 2013 mới chết, sống vắt ngang qua hai thế kỷ, vậy là hóa thạch sống còn gì?
Trời ơi, em dâu tôi bực bõ cắt ngang:
- Vấn đề không phải ở chỗ ấy, mà vấn đề là Hà Nội sẽ có một cái tên đường mới là đường… đè ngửa, hiểu chưa?
- Đè ngửa à? Chưa kịp tìm ra nghĩa bóng của câu chuyện, tôi nguây nguẩy lắc: -Nhưng tướng Giáp có tính lăng nhăng hay trăng hoa bao giờ đâu? Chờ vợ cũ chết mới lấy vợ mới, kém 30 tuổi và bị vợ giữ rịt cả nửa thế kỷ để thành… hóa thạch sống cơ mà?
Câu hỏi vừa kịp bật ra khỏi miệng, một ý nghĩ đã xuyên qua óc, tôi hét: “Chết cha tôi rồi, tướng Giáp vốn là một người có “tai, tiếng, tên , tuổi” đàng hoàng, đâu phải chuyện đùa?
Nhưng càng nổi tiếng bao nhiêu, sự tai tiếng càng bám theo chừng ấy. Tai tiếng nhất là việc ông bị các đồng chí của mình , từ Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Trường Chinh vô hiệu hóa, cho giữ chân: “Trưởng ban sinh đẻ có Kế hoạch”. Khốn nỗi người Hà Nội không thích dông dài, lủng củng nên nói tắt cho nhanh: Sinh đẻ có kế hoạch hay Kế hoạch hóa gia đình có nghĩa là tìm mọi biện pháp để tránh thai. Để “dù gái hay trai, chỉ hai là đủ”. Nếu dính đứa thứ ba, đồng nghĩa với việc bị ra khỏi đảng, mất biên chế cùng bao nhiêu quyền lợi khác trong khi nghĩa vụ lại tăng gấp đôi để mang tính răn đe trong toàn quốc. Vì thế trưởng ban sinh đẻ có kế hoạch nghĩa là trưởng ban ngừa đẻ, nói lái theo kiểu dân dã là…đè ngửa…
Thì ra là thế, tôi bất giác thốt lên trong óc và lập tức hàng loạt câu thơ tuôn ra lốc thốc:
Ngày xưa đại tướng cầm quân,
Ngày nay đại tướng cầm quần chị em
Ngày xưa đại tướng công đồn,
Ngày nay đại tướng công l... chị em
Rồi
Hoan hô đại tướng Võ Nguyên
Giáp ta thắng trận điện Biên trở về
Tiếng đầu dây vẫn rổn rảng ngân nga:
- Chị thấy mới chưa, đã có đường Đa thê là đường của Lê Duẩn, giờ lại chuẩn bị có đường đè ngửa của tướng Giáp nữa, phong phú chưa? Hi hi…
Nếu thế Hà Nội còn có nhiều chuyện độc đáo, đáng viết lắm. tôi cắt ngang lời nó: – Cụ thể ngoài đường đa thê và đè ngửa ra, còn có cả phố bốn ti* , Háng lạ**, quán “ Lôi cu ta về”, rồi nhà mày có khỉ già lắm, nhà mày cong cu số 1...v.v.
Đúng thế, nó xác nhận và lên giọng khích tướng:
- Chị viết đi, dưới con mắt của một nhà văn tinh nghịch như chị, biết đâu Hà Nội lại chả hiện ra với dáng vẻ sinh động và độc đáo nhất thế giới.
Được khen, mũi tôi không hề nở phồng như cái bánh rán như mọi lần mà ngược lại, chỉ có óc nở phồng trong hộp sọ vì suy nghĩ.
- Hay thật. Đúng là văn hóa Văn nghệ dân gian … đường đa thê có nghĩa là nhiều vợ thì đích thị là Lê Duẩn rồi, trong lúc toàn dân Việt Nam, phải tuân thủ chế độ quan liêu bao cấp, mỗi tháng 13 kg gạo, một lạng thịt, ½ lít nước mắm, dăm bìa đậu phụ…thì nhà nó mỗi ngày nhận về cả 4 kg thịt, xương các kiểu để chia đều cho bốn bà vợ và hàng chục đứa con vây xung quanh, kẻo đánh nhau to.
- Cả văn hóa đảng ta nữa chị ơi, cô em dâu xác nhận : – Ông bà mình chỉ biết nói nghịu, nói lái với nghĩa nghịch ngợm để chọc cười bà con họ tộc thôi, chứ đâu có viết không dấu, không nét như …thằng khùng cởi trần đi giữa đường thế, làm gì chả bị gọi chệch.
- Ừ nhỉ tôi tò mò hỏi lại : – Chỉ thêm vài dấu sắc, hỏi thôi, sao không viết nhỉ ? Tiếng Việt mà không có dấu thì đâu còn là bản sắc dân tộc , chữ nghĩa thánh hiền nữa?
- Như đoán được tâm trạng tôi, nó bĩu môi bỡn cợt: Vì thế cái biển hiệu to đùng đặt ngay đường phố, bốn phương, tám hướng trông vào mà từ nhà máy cơ khí Gia Lâm nó mới biến thành nhà mày có khỉ già lắm, còn nhà máy công cụ số một thì được gọi chệch thành nhà mày cong cu số một. Quán “lối cũ ta về” toàn dân sành điệu, có máu mặt mà tên quán lại để mất liền hai dấu sắc, ngã, dù bao nhiêu gió, mưa táp vào trêu chọc, cù lét, chủ quán chỉ cười hề hề chứ không thèm sửa chữa, ngó nghiêng.
Bên kia bờ biển Thái Bình Dương, bỗng dưng cô em dâu cười rũ:
- Buồn cười lắm chị ơi, em xui mấy bà nhà quê ra tỉnh: Cứ hỏi tên đường là phố “bốn ti” thì người ta sẽ chỉ cho, chứ nói phố Hai Bà Trưng là tìm mỏi gối chùn chân luôn. Thế mà các bà ấy tìm được đấy chị ạ… cả Hà Nội chỉ có một phố Hai Bà Trưng chẳng phải…bốn ti là gì?
Nhớ về Hà Nội lại nhớ một thời sinh viên trong trắng, đạp xe ngày hai bận sáng tối, gần 20 km, trong khi ăn độn mì, xe toàn loại cũ rích…Để quên đi chặng đường dài trước mặt, chúng tôi thường nói chệch tên đường Láng hạ thành ‘háng lạ”, để cùng cười rũ ra với nhau , mong rút ngắn chặng đường trước mặt
Máy điện thoại tắt cái rụp…tôi ngẩn ngơ nhìn vào màn hình nhỏ xíu trên tay, chắc là hết tiền…nhưng thôi chừng ấy cũng để mọi người cười với mình rồi.
© T.K.T.T
© Đàn Chim Việt
nguồn:http://www.danchimviet.info/archives/80459/ha-noi-co-gi-moi-khong/2013/10
=======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001