CSVN vào Hội đồng Nhân quyền LHQ: Chiếc áo không làm nên thầy tu
2013 - Việc lựa chọn thành viên cho UNHRC (Hội đồng Nhân quyền LHQ) được
tiến hành theo khu vực. Các quốc gia trong khu vực sẽ lựa chọn ứng cử
viên. Thường thì một khu vực có nhiều ứng cử viên cùng cạnh tranh để
được bầu. Tuy nhiên lần này, bốn ứng cử viên cho khu vực châu Á là Việt
Nam, Trung Quốc, Saudi Arabia và Maldives không có “đối thủ” nào cạnh
tranh, nên muốn hay không Hội Đồng cũng phải chọn bốn thành viên của khu
vực này vào UNHRC cho đủ túc số của số ghế đang bỏ trống. Dù vậy hãng
tin AP tường thuật, Việt Nam, Trung Quốc, Nga và Saudi Arabia trở thành
thành viên của UNHRC khiến nhiều tổ chức quốc tế bảo vệ nhân quyền thất
vọng và bất bình.
Trong khi đó sau nghị sự, ông ngoại trưởng Phạm bình Minh của nhà nước
CSVN “chém gió” khua to như cái thùng rỗng, mà không biết ngượng mồm với
báo chí rằng:
Việt Nam được bầu là thành viên Hội đồng Nhân quyền với số phiếu rất
cao, thể hiện sự tín nhiệm mà đông đảo các quốc gia thành viên LHQ dành
cho Việt Nam, có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt. Trước hết, điều này cho
thấy sự ghi nhận, đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với chính sách,
nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong công cuộc đổi mới toàn diện,
trong đó có việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát huy dân chủ và bảo
đảm ngày càng tốt hơn các quyền của người dân. Việc Việt Nam trúng cử là
thành công to lớn của công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, phản
ánh vị thế và uy tín ngày càng cao của đất nước trên trường quốc (sic)!?
Chúng ta có thấy sự kịch cỡm hãnh tiến lố bịch như diển viên hài của ông “ngoại” này không?
Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ, không có gì lạ.
Có lạ chăng là chuyện này, cách nay 5 năm trong một phiên họp Quốc Hội
có Đại Biểu than phiền nhà nước thiếu hụt ngoại tệ nhưng một số bộ ngành
TW “tự quản” ngoại tệ tại cơ quan mình, thay vì phải chuyển vào kho bạc
hay ngân hàng nhà nước quản lý, trong đó có bộ Ngoại Giao “tự quản”
hàng chục triệu USD- tại sao lại như vậy? Thường vụ QH thông báo sẽ trả
lời bằng văn bản riêng đến từng ĐB/QH vấn đề này, và báo chí sau đó cũng
được khuyến cáo không nên đào sâu hay đi quá xa sự việc?
Bộ ngoại giao quản lý một số ngoại tệ khá lớn ấy để làm gì? Khi về
nguyên tắc các bộ, ban ngành, tổng công ty nhà nước làm ra ngoại tệ đều
phải chuyển hết tất cả vào kho bạc (nơi tay hòm chìa khóa). Mọi lý do để
kho bạc mở khoản “giải phóng” nguồn ngoại tệ này đều phải chứng minh
đầy đủ các yếu tố qui định của pháp luật.
Xin công khai duyệt chi vài triệu USD với lý do để “đối ngoại” rõ ràng
là bộ Ngoại Giao rất khó kê khai bằng văn bản thể hiện chi tiết “đối
ngoại” (hay hối lộ?) cho ai và tại sao phải đối ngoại ví dụ như trong
trường hợp tìm (hay mua) sự hậu thuẫn để “trúng cử” vào Hội đồng Nhân
quyền LHQ vừa qua.
Như con tắc kè hoa, CSVN tự nguyện nhanh chóng biến đổi từ vô sản thành
“tư sản đỏ” - Suốt hơn 2 thập niên đến tận ngày hôm nay vẫn nằm trên
hàng đầu trong danh sách quốc gia tham nhũng hối lộ nhiều nhất thế giới
của tổ chức Minh Bạch quốc tế.
CSVN nhạy cảm biết giá trị như thế nào là “vận động hành lang” (Lopy)
như lời nhận định của Phó Chủ tịch QH Nguyễn Văn Yểu cho rằng: “dù có
được thừa nhận công khai hay không, vận động hành lang ngày càng trở nên
quan trọng và là một thực tế không thể thiếu trong đời sống chính trị.
Nó phát triển "đồng hành" cùng với sự phát triển của hệ thống chính trị
tại mỗi quốc gia, thậm chí vượt ra ngoài khuôn khổ quan hệ từ một quốc
gia với một quốc gia, có thể nói, vận động hành lang là hoạt động của
hậu trường cần phải có” Tuy nhiên Phó Chủ tịch QH Nguyễn Văn Yểu cũng
nhấn mạnh rằng, cho đến thời điểm hiện tại, ở Việt Nam, vận động hành
lang về nguyên tắc chưa được Quốc Hội và nhà nước chính thức thừa nhận
(1)
Và vì vậy câu hỏi: Bộ ngoại giao CS/XHCN/VN tự độc lập quản lý lượng
ngoại tệ khá lớn ấy để làm gì – Không khó để chúng ta có câu trả lời.
CSVN chen chân vào được HĐ nhân quyền LHQ Vậy hành trang đại diện nhà nước CSVN mang theo đặt lên bàn nghị sự gồm những gì?
Bao gồm. Nổi bật nhất là tư duy độc tài lạc hậu:
“Trong mọi cuộc bầu cử ứng viên phải là tuyệt đối do tổ chức của
“đảng CS” lựa chọn đưa ra – Ngoài xã hội tuyệt đối không một tờ báo tư
nhân nào được phép xuất bản… Đây là thông điệp, tiêu chuẩn nhân quyền
đặc trưng của độc tài toàn trị CSVN mang theo vào Hội Đồng Nhân Quyền
LHQ”
“Việt Nam đang trở thành là một trong những nhà tù lớn nhất Đông Nam Á
dành cho những người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động cho tự do
dân chủ khác”. Rupert Abbott, nhà nghiên cứu Việt Nam của Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết như vậy.
Kể từ đầu năm 2012 tới nay, ít nhất 65 nhà bất đồng chính kiến ôn hòa đã
bị kết án tù dài hạn trong 20 vụ xét xử công khai nhưng cấm tuyệt đối
mọi người đến tham dự - Các phiên tòa xét xử không đạt tiêu chuẩn tối
thiểu phổ quát cần phải có của công pháp quốc tế.
Tại Việt Nam, tù nhân lương tâm phải đối mặt với những điều kiện khắc
nghiệt và đôi khi bị biệt giam hoặc bị cô lập khỏi các tù nhân khác,
trong khi một số phải chịu tra tấn hoặc bị những sự đối xử tàn bạo và vô
nhân đạo khác, điển hình là Đỗ Thị Minh Hạnh 28 tuổi, một nhà hoạt động
vì quyền lợi người lao động đồng bào với mình đã bị bỏ tù bảy năm vào
năm 2010 vì tội phát tờ rơi với sự hỗ trợ của giới công nhân nhằm đòi
tăng lương và điều kiện lao động tốt hơn. Cô đã phải chịu đựng sự tệ hại
trong tù - "Đỗ Thị Minh Hạnh, và tất cả những người khác giống như cô
ấy là tù nhân lương tâm, những người đã không làm gì khác hơn là thực
thi quyền bày tỏ ý kiến của mình một cách ôn hòa. Một số nhân vật khác
như blogger Điếu Cày, đang thọ án tù 12 năm về tội tuyên truyền chống
nhà nước, và luật sư Lê Quốc Quân, đang bị cầm tù 30 tháng về các cáo
trạng trốn thuế, mang động cơ chính trị. ông Abbott cho biết. (2)
Như hứng tình trong cơn tự sướng ông “ngoại” Phạm Bình Minh còn rên rỉ: “Với
tinh thần đẩy mạnh hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện, trong 3 năm
tới, với tư cách là thành viên Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam sẽ tham gia
tích cực và chủ động đóng góp vào công việc chung của Hội đồng, bám sát
quan điểm, chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước ta về quyền con
người và các định hướng lớn trong chính sách đối ngoại của ta, đồng thời
thực hiện tốt các nghĩa vụ và cam kết của một quốc gia thành viên Hội
đồng Nhân quyền và thành viên LHQ”.
Trong khi Bà Peggy Hicks, một viên chức của Tổ chức Quan sát nhân quyền
(Human Rights Watch – HRW), khuyến cáo, Việt Nam, là một trong những
quốc gia vi phạm nhân quyền trầm trọng nhất, kết án bỏ tù nhiều PV Bloge
và những người ôn hòa lên tiếng vì nhân quyền trong nước nhưng lại từ
chối để các giám sát viên nhân quyền quốc tế đến thăm hỏi và điều tra
các cáo buộc về những vụ vi phạm nhân quyền đã diễn ra trong nước. Tại
sao lời nói không song hành với việc làm - Cần phải buộc Việt Nam và các
quốc gia ứng cử vào UNHRC giải thích về điều này.
Căn cứ vào lời phát biểu với báo chí rằng Việt Nam “thực hiện tốt các nghĩa vụ và cam kết của một quốc gia là thành viên Hội đồng Nhân quyền và thành viên LHQ” Ông “ngoại” Phạm Bình Minh thử trả lời tại sao “đảng, nhà nước ta” lại
“từ chối để các giám sát viên nhân quyền quốc tế đến thăm hỏi và điều
tra các cáo buộc về những vụ vi phạm nhân quyền đã diễn ra trong nước” với các tù nhân lương tâm VN.Nếu CS/XHCN/VN cho rằng trong nước không có những điều này?
Làm sao che mắt được! Khi bản chất CS là độc tài toàn trị là một trong
những chế độ có nhiều nhà tù lớn nhất Đông Nam Á thì cái ghế thành viên
UNHRC (Hội đồng Nhân quyền LHQ) chỉ là cái áo mỏng tanh. Chẳng thể nào
che dấu hay làm nên thầy tu được – Chắc chắn như vậy, bởi không có
chiếc áo nào đủ lớn và rộng để lau hết màu đào của cả dân tộc - không
bao giờ.
danlambaovn.blogspot.com
_________________________________
Chú thích:
_________________________________
Chú thích:
(2). http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20131107-an-xa-quoc-te-to-cao-viet-nam-gia-tang-dan-ap-nhan-quyen
nguồn:http://danlambaovn.blogspot.de/2013/11/chiec-ao-khong-lam-nen-thay-tu.html#.UoOBiCeAWRA
======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001