Nguyễn Phương - Ngân sách Việt Nam nhiều hay ít?
Theo tình hình hiện tại, đã qua 75% thời gian năm 2013, số thu ngân
sách nhà nước mới chỉ đạt 67% số dự toán thu, nên dự đoán mới là ngân
sách nhà nước năm 2013 sẽ bị hụt. Tình trạng chi tăng mà thu giảm đã xảy
ra hai ba năm trở lại đây, và khuynh hướng giàm thu sẽ tiếp tục vì
nhiều yếu tố: lạm phát không còn cao quá, thuế xuất nhập giảm sau những
ký kết mậu dịch tự do, thị trường nhà đất nguội bớt…
Trong tình hình hụt ngân sách 2013, Bộ Tài Chính nêu ra cách khắc phục là giảm lương tối thiểu chi trả từ ngân sách nhà nước từ 1.15 triệu đồng xuống 1.05 triệu đồng, mức lương 7 tháng trước. Dĩ nhiên là cách giải quyết này rất ư “phản cảm,” vì lương lên là vật giá cũng đã nối gót theo lên ngay, nếu lương xuống chưa chắc vật giá đã chịu xuống theo. Trong khi dư luận còn phàn nàn lương chưa đủ sống, trong khi tổng sản lượng quốc gia vẫn đang tăng, nói chuyện giảm lương đúng là thụt lùi nhiều mặt. Hiểu rõ mức phản cảm của đề nghị giảm lương, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thẳng tay bác bỏ đề nghị này, khẳng định rằng mức tăng lương tối thiểu trong vòng mấy năm nay tuy là khoảng 35% nhưng cũng chỉ là bắt kịp đà lạm phát (sự thực thì có lẽ đà lạm phát còn nhanh hơn nữa). Không cần nói thêm, ai cũng hiểu Thủ Tướng bác bỏ đề nghị là vì dân thôi, chứ không phải vì mức lương chưa đến 15 triệu/tháng của chính ông, vì có lẽ không người Việt nào, trong cũng như ngoài nước, tin là ông sống bằng lương của mình.
Một đề xuất gián tiếp khác có liên quan đến vấn đề ngân sách, nêu ra qua một nhận định của ông Vũ Đức Đam, phát ngôn viên của Chính Phủ, trong buổi họp báo Chính Phủ hôm 29/9 vừa qua rằng tuyệt đại đa số các bộ đều có số lượng thứ trưởng nhiều hơn số lượng quy định tại Nghị Định của Chính Phủ. Con số quy định này là không quá 4 người do Thủ Tướng Chính Phủ quyết định. Nhưng nghị định số 36/2012/NĐ-CP của Chính Phủ được ban hành ngày 18/4/2012 cũng thòng thêm một câu nới lỏng và gần như xóa bỏ quy định trên là bộ quản lý nhà nước nhiều ngành, lĩnh vực lớn, quan trọng, phức tạp, số lượng thứ trưởng có thể nhiều hơn bốn người. Số lượng thêm trên quy định không cần phê duyệt của ai cả, Bộ tự làm tự quyết, tự vẽ vời rồi tự phục vụ.
Điểm qua những bộ có nhiều ông/bà thứ trưởng hiện tại, Bộ Tài Chính Thông Tin có 9 thứ trưởng, Bộ Xây Dựng, Bộ Giao Thông Vận Tải, Bộ Công Thương mỗi bộ có 7 người, Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội, Bộ Tư Pháp, Bộ Nội Vụ mỗi bộ có 6 người, Bộ Y Tế, Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, Bộ Nông Nghiệp, Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, Bộ Giáo Dục mỗi bộ có 5 người. Ngay trong thời điểm có “nhận định” kể trên, Bộ Khoa Học và Công Nghệ là nơi duy nhất có 4 thứ trưởng, có lẽ cảm thấy ghen tỵ hoặc muốn “phấn đấu vượt chỉ tiêu” nên cũng bổ nhiệm ngay một ông thứ trưởng mới cho con số thứ trưởng quá hạn như người ta.
Ảnh hưởng đến ngân sách của chuyện dư thứ trưởng này rất rõ ràng, vì nhiều thứ trưởng có nghĩa là nhà nước phải trả thêm mức lương thứ trưởng, thay vì chỉ là mức trưởng phòng chuyên môn. Chuyện dư thứ trưởng ngay ở mức cao nhất của chính phủ chỉ dưới Thủ Tướng cũng lộ rõ triệu chứng nhìn thấy ở cấp dưới là bộ máy nhà nước hình như nhiều lãnh đạo hơn nhân viên. Có nhiều lãnh đạo mà ngân sách vẫn chi trả nổi mà chưa phá sản, có phải chăng ngân sách nhà nước nhiều? Nếu nhiều, thì đâu đến nỗi sợ hụt số thu đến đề xuất cắt lương tối thiểu?
Đến đây, thì lời chê trách thường được dùng cho chính trị, kinh tế và xã hội tư bản rằng “người giàu giàu thêm và người nghèo nghèo thêm” dường như đã có thể áp dụng cho Việt Nam thời nay. Với số lãnh đạo muốn sập nóc ngân sách như thế, cho dù nhà nước không cắt lương tối thiểu, thì mức giàu nghèo cũng càng ngày càng rộng ra với sự cách biệt giữa mức lương lãnh đạo và nhân viên, giữa công chức và doanh nghiệp, đó là chưa kể đến những thu nhập dựa vào chức vị và quyền thế.
Trong lúc chính phủ xem xét, “rà soát” số lượng thứ trưởng ở các Bộ để chỉ định số thứ trưởng tối thiểu cần thiết theo từng bộ, cấp cao nhất của Chính phủ đã quyết định cần thêm hai phó thủ tướng mới. Cộng vào con số 4 phó thủ tướng đương nhiệm, số phó thủ tướng tổng cộng sẽ là 6. Hai tân phó thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam còn phải thông qua Quốc Hội nhưng việc thông qua này không cần thầy bói mù cũng biết sẽ xuôi lọt dễ dàng.
Suy diễn theo sự kiện này, rà soát số lượng thứ trưởng sẽ có kết quả tăng nhiều giảm ít, cái mái nhà chính phủ càng lúc càng có ngói cao cấp và nặng ký, không biết mấy bức tường gạch đất còn chịu đựng được đến lúc nào. Hoặc nói theo cách khác, khó kết luận ngân sách nhà nước Việt Nam hiện nay nhiều hay ít, nhưng theo nhà nước thì đã đủ dư để chi trả thêm hai lương phó thủ tướng.
Diên Vỹ gửi hôm Thứ Tư, 06/11/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20131105/nguyen-phuong-ngan-sach-viet-nam-nhieu-hay-it
======================================================================
Trong tình hình hụt ngân sách 2013, Bộ Tài Chính nêu ra cách khắc phục là giảm lương tối thiểu chi trả từ ngân sách nhà nước từ 1.15 triệu đồng xuống 1.05 triệu đồng, mức lương 7 tháng trước. Dĩ nhiên là cách giải quyết này rất ư “phản cảm,” vì lương lên là vật giá cũng đã nối gót theo lên ngay, nếu lương xuống chưa chắc vật giá đã chịu xuống theo. Trong khi dư luận còn phàn nàn lương chưa đủ sống, trong khi tổng sản lượng quốc gia vẫn đang tăng, nói chuyện giảm lương đúng là thụt lùi nhiều mặt. Hiểu rõ mức phản cảm của đề nghị giảm lương, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thẳng tay bác bỏ đề nghị này, khẳng định rằng mức tăng lương tối thiểu trong vòng mấy năm nay tuy là khoảng 35% nhưng cũng chỉ là bắt kịp đà lạm phát (sự thực thì có lẽ đà lạm phát còn nhanh hơn nữa). Không cần nói thêm, ai cũng hiểu Thủ Tướng bác bỏ đề nghị là vì dân thôi, chứ không phải vì mức lương chưa đến 15 triệu/tháng của chính ông, vì có lẽ không người Việt nào, trong cũng như ngoài nước, tin là ông sống bằng lương của mình.
Một đề xuất gián tiếp khác có liên quan đến vấn đề ngân sách, nêu ra qua một nhận định của ông Vũ Đức Đam, phát ngôn viên của Chính Phủ, trong buổi họp báo Chính Phủ hôm 29/9 vừa qua rằng tuyệt đại đa số các bộ đều có số lượng thứ trưởng nhiều hơn số lượng quy định tại Nghị Định của Chính Phủ. Con số quy định này là không quá 4 người do Thủ Tướng Chính Phủ quyết định. Nhưng nghị định số 36/2012/NĐ-CP của Chính Phủ được ban hành ngày 18/4/2012 cũng thòng thêm một câu nới lỏng và gần như xóa bỏ quy định trên là bộ quản lý nhà nước nhiều ngành, lĩnh vực lớn, quan trọng, phức tạp, số lượng thứ trưởng có thể nhiều hơn bốn người. Số lượng thêm trên quy định không cần phê duyệt của ai cả, Bộ tự làm tự quyết, tự vẽ vời rồi tự phục vụ.
Điểm qua những bộ có nhiều ông/bà thứ trưởng hiện tại, Bộ Tài Chính Thông Tin có 9 thứ trưởng, Bộ Xây Dựng, Bộ Giao Thông Vận Tải, Bộ Công Thương mỗi bộ có 7 người, Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội, Bộ Tư Pháp, Bộ Nội Vụ mỗi bộ có 6 người, Bộ Y Tế, Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, Bộ Nông Nghiệp, Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, Bộ Giáo Dục mỗi bộ có 5 người. Ngay trong thời điểm có “nhận định” kể trên, Bộ Khoa Học và Công Nghệ là nơi duy nhất có 4 thứ trưởng, có lẽ cảm thấy ghen tỵ hoặc muốn “phấn đấu vượt chỉ tiêu” nên cũng bổ nhiệm ngay một ông thứ trưởng mới cho con số thứ trưởng quá hạn như người ta.
Ảnh hưởng đến ngân sách của chuyện dư thứ trưởng này rất rõ ràng, vì nhiều thứ trưởng có nghĩa là nhà nước phải trả thêm mức lương thứ trưởng, thay vì chỉ là mức trưởng phòng chuyên môn. Chuyện dư thứ trưởng ngay ở mức cao nhất của chính phủ chỉ dưới Thủ Tướng cũng lộ rõ triệu chứng nhìn thấy ở cấp dưới là bộ máy nhà nước hình như nhiều lãnh đạo hơn nhân viên. Có nhiều lãnh đạo mà ngân sách vẫn chi trả nổi mà chưa phá sản, có phải chăng ngân sách nhà nước nhiều? Nếu nhiều, thì đâu đến nỗi sợ hụt số thu đến đề xuất cắt lương tối thiểu?
Đến đây, thì lời chê trách thường được dùng cho chính trị, kinh tế và xã hội tư bản rằng “người giàu giàu thêm và người nghèo nghèo thêm” dường như đã có thể áp dụng cho Việt Nam thời nay. Với số lãnh đạo muốn sập nóc ngân sách như thế, cho dù nhà nước không cắt lương tối thiểu, thì mức giàu nghèo cũng càng ngày càng rộng ra với sự cách biệt giữa mức lương lãnh đạo và nhân viên, giữa công chức và doanh nghiệp, đó là chưa kể đến những thu nhập dựa vào chức vị và quyền thế.
Trong lúc chính phủ xem xét, “rà soát” số lượng thứ trưởng ở các Bộ để chỉ định số thứ trưởng tối thiểu cần thiết theo từng bộ, cấp cao nhất của Chính phủ đã quyết định cần thêm hai phó thủ tướng mới. Cộng vào con số 4 phó thủ tướng đương nhiệm, số phó thủ tướng tổng cộng sẽ là 6. Hai tân phó thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam còn phải thông qua Quốc Hội nhưng việc thông qua này không cần thầy bói mù cũng biết sẽ xuôi lọt dễ dàng.
Suy diễn theo sự kiện này, rà soát số lượng thứ trưởng sẽ có kết quả tăng nhiều giảm ít, cái mái nhà chính phủ càng lúc càng có ngói cao cấp và nặng ký, không biết mấy bức tường gạch đất còn chịu đựng được đến lúc nào. Hoặc nói theo cách khác, khó kết luận ngân sách nhà nước Việt Nam hiện nay nhiều hay ít, nhưng theo nhà nước thì đã đủ dư để chi trả thêm hai lương phó thủ tướng.
Diên Vỹ gửi hôm Thứ Tư, 06/11/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20131105/nguyen-phuong-ngan-sach-viet-nam-nhieu-hay-it
======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001