TS Trần Nhơn - Lịch sử sẽ xá tội ghi công
TS Trần Nhơn
Chấn hưng đất nước bằng cách nào?
Pháp trị - công nghệ cao kiến quốc,
Khơi thông nguồn sáng tạo dạt dào.
Diệt đồng chí, bức hại đồng bào.
Loạn đất nước, nội xâm ngoại thuộc,
Thanh trừng đối lập cướp ngôi cao.
Sinh ra quốc cuội kang-ga-ru.
Nghị viên diễn biến thành con rối,
Trói tay mời đảng chủ cầm tù.
Cầm tay “đại biểu phản nhân dân”,
Ấn nút ra Hiến pháp sửa đổi
Độc tài toàn trị nguyễn y vân.
Chấn hưng đảng chủ, phế quyền dân.
Siết cơ chế tam quyền nhất lập,
Kiến tương lai quốc nhược dân bần.
Xào nấu bản cũ ép thông qua.
Hiến pháp sửa đổi không thay đổi
Bốn kiên định sai lầm “Đảng ta”.(1)
Lại mang tên Quốc hội Việt Nam?
Lời tâm huyết lập lòe đốm sáng,
Chìm trong đêm đảng loạn lỗi lầm.
Tự phát, ngẫu hứng qua một đêm!
Tạo lập điều kiện cần và đủ,
Từng bước đi cẩn trọng vững bền.
Thống tướng Than Xuề - một tấm gương.
Lẽ nào Tổng Trọng không học được
Trước khi ông cáo lão về vườn?
Đa nguyên đã trở thành thực tồn.
Đa đảng là nhu cầu bức xúc
Tạo môi trường pháp luật thượng tôn.
Vô cảm trước thực trạng ngày nay,
Là biến mình thành phường ăn hại,
Mặt dày tự đào huyệt chôn thây.)
Giúp được Tổng Bí thư việc này,
Lịch sử sẽ ghi công xá tội
Độc tài đảng trị bấy lâu nay!
TS Trần Nhơn
(1) Bốn Kiên định:
Chủ nghĩa Mác – Lê nin, Chủ nghĩa xã hội, độc đảng toàn trị, kinh tế quốc doanh là chủ đạo.
Cả 4 cột trụ bị cưa gãy tanh bành ấy, đã được dựng lại, khẳng định mạnh mẽ, kiên định gấp bội phần từ Đại hội XI đến nay.
(2) Sau 10 năm ngồi tù với cái “án giết người”, ông Nguyễn Thanh Chấn được trả tự do, vì kẻ giết người thật sự – Lý Nguyễn Chung – tự ra đầu thú, mọi sự đã phơi bày ra ánh sáng.
Án oan sai của nền tư pháp thì quốc gia nào cũng có, nhưng đặc điểm ở đây là sự ép cung quá điển hình mà lại đồng bộ.
Ngày 15/8/2003 định mệnh ấy, khi người nông dân tên Chấn đi lấy nước, đúng lúc có người phát hiện xác phụ nữ tên H ở cùng thôn, bị giết hại. Thế là ông trở thành kẻ giết người sau những màn ép cung, trên cơ sở vết dấu chân gần giống nhau.
Vì ngu dốt và đúng hơn, vì bệnh thành tích của điều tra viên đã chuyển hóa thành lập trường kiên định, họ dùng bạo lực để ép cung, bất kể sự phân trần phải quấy, buộc ông Chấn phải nhận tội, phải nói theo, làm theo chỉ dẫn và còn tập cho ông thuần thục những động tác để tái diễn hiện trường y như thật! Hai phiên tòa sơ thẩm, rồi phúc thẩm vẫn thản nhiên kết luận y án “giết người”. Vì ngu dốt, vì thành tích của hệ thống tòa lại đã chuyển hóa thành lập trường kiên định?
Suốt 10 năm, vợ ông kêu oan cho chồng. Nhưng những lá đơn khiếu nại của người đàn bà khốn khổ vẫn bị gạt bỏ, không đếm xỉa tới. Tất cả họ đều kiên định lập trường!
Cái ngu dốt, cái thành tích để tiến lên cõi quan trường bây giờ đã nâng lên một tầng cao và trở thành niềm tin. Và niềm tin đó được cùng nhau củng cố trong một hệ thống. Sự lừa dối đã mặc bộ y phục công lý hoàn chỉnh, sự bất lương thì ẩn dưới niềm tin.
Bất ngờ 10 năm sau, cái luận lý biện chứng hùng hồn như đinh đóng cột vang lên ở các chốn công đường, bây giờ bỗng đổ vỡ ra từng mảnh. Có lấp liếm sửa thế nào thì mọi chuyện cũng đã trôi qua, ông Chấn đã 10 năm cơ thể hao mòn, sinh lực cạn kiệt, gia đình điên đảo. Cái tụt hậu toàn diện ấy của gia đình ông không thể gỡ nổi.
Cái oan của Nguyễn Thanh Chấn, cũng đơn giản như cái sai của Dương Chí Dũng, vốn là điển hình trong muôn một của ngành Tư pháp và ngành Hành pháp, vì có cùng một nguồn gốc, và hậu quả như nhau. Vì ông Chấn có ra tù, ông Dũng có vào tù, thì đau khổ ông kia cũng đã nhận, tiền ngàn tỉ của quốc gia cũng đã mất.
Và ngành Lập pháp – các ông bà nghị hôm nay đang hùng hổ trong Quốc hội – tiếp tục kiên định lập trường thông qua dự thảo sửa đổi Hiến pháp – một bản án có tính thời đại trên hồ sơ ép cung dân tộc – đã được sắp đặt và dàn dựng, mặc cho đơn khiếu nại, phản đối và tiếng gào thét kêu oan của dân chúng diễn ra khắp nơi.
Mai kia, đất nước có tụt tận đáy loạn ly, thì họ – những kẻ bạo hành ép cung dân tộc – vẫn ngồi trong căn phòng nhỏ của ngôi nhà to của mình, mắt mờ chân run, chẳng đáng để làm gì (như đã và đang thấy)!
Và họ chẳng cần quan tâm hậu thế phê phán ra sao, mụ mẫm ngồi trơ ra đấy, dù lịch sử có ghi lại vết nhơ.
Một bản án định mệnh của dân tộc!
(Theo Hạ Đình Nguyên – “Nhân vụ án Nguyễn Thanh Chấn, nghĩ đến Quốc hội & cuộc ép cung dân tộc”)
(3) Lộ trình dân chủ bảy bước (Myanmar):
Đầu năm 2003, Thống tướng Than Shwe tiến hành cải tổ Nội các, bổ nhiệm Đại tướng Khin Nyunt – Bí thư thứ nhất Hội đồng Hòa bình và phát triển quốc gia (SPDC) làm Thủ tướng. Sau khi nhậm chức, Thủ tướng Khin Nyunt thay mặt chính phủ Myanmar công bố “Lộ trình dân chủ 7 bước” hướng tới xây dựng một nhà nước Myanmar mới “Dân chủ có kỷ cương” bao gồm:
Bước 1, Phục hồi triệu tập Đại hội quốc dân vốn bị đình trệ từ năm 1996.
Bước 2, Từng bước tiến hành những bước đi cần thiết cho việc xây dựng một chế độ dân chủ thực thụ và có kỷ cương.
Bước 3, Soạn thảo một Hiến pháp mới dựa trên những nguyên tắc căn bản và chi tiết mà Đại hội quốc dân thông qua.
Bước 4, Tổ chức cuộc trưng cầu dân ý để thông qua Hiến pháp mới.
Bước 5, Tổ chức cuộc tổng tuyển cử tự do, dân chủ, công bằng để bầu ra Quốc hội theo quy định của Hiến pháp mới.
Bước 6, Triệu tập họp Quốc hội theo quy định của Hiến pháp mới.
Bước 7, Xây dựng đất nước phát triển, hiện đại và dân chủ; lãnh đạo đất nước do Quốc hội bầu; chính phủ và các tổ chức trung ương do Quốc hội thành lập.
Mọi người dân Myamar đều theo dõi sát sao “Lộ trình Dân chủ 7 bước” do Thống tướng Than Shwe chỉ đạo thực hiện từ năm 2003. Tháng 11/2010, khi “lộ trình” này chuyển sang bước thứ 6: bầu cử quốc hội, lập chính phủ mới, đã đáp ứng được nguyện vọng của đại đa số công dân Myanmar kể cả những người bất đồng chính kiến.
Kể từ đó, Myanmar liên tiếp có những thay đổi ngoạn mục và không xảy ra rối loạn như một số nước Đông Âu, Trung Đông, Bắc Phi… như mọi người đã biết.
Đương nhiên, những yếu tố tác động từ bên ngoài cũng rất quan trọng, nhưng không phải là yếu tố quyết định.
Theo lộ trình trên, hiện nay “Lộ trình dân chủ 7 bước” đã chuyển sang bước cuối cùng.
Những ai theo dõi quá trình phát triển của Myanmar đều thấy rõ lộ trình này được thực hiện thành công, đúng bài bản, đúng tiến độ và phát huy ảnh hưởng rất tích cực trong nội bộ Myanmar.
Dư luận dân chúng Myanmar cho rằng, đây chính là công lao của Thống tướng Than Shwe để lại trong lịch sử Myanmar trước khi ông nghỉ hưu năm 2011.
(Chu Công Phùng, cựu đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Myanmar giai đoạn 2009-2012 - Theo vietnamnet).
Hồ Gươm gửi hôm Thứ Bảy, 16/11/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20131116/ts-tran-nhon-lich-su-se-xa-toi-ghi-cong
=======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001