Việt Nam đắc cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ: Điều không thể hiểu được
Vào ngày 13 tháng 11 vừa qua tất cả các báo chí lề đảng đều chạy những tít lớn ở trang đầu, loan tin vui rằng “Việt Nam Trúng Cử Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hợp Quốc Với Số Phiếu Cao Nhất”. Thông Tấn Xã Việt Nam thì đưa tin ngắn gọn nhưng cũng thể hiện đầy tự mãn và hãnh tiến rằng “với
184 phiếu thuận trên tổng số 192 phiếu, Việt Nam trúng cử với số phiếu
cao nhất trong số 14 nước thành viên mới và lần đầu tiên trở thành thành
viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.
Việc Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đánh dấu bước tiến mới trong nỗ lực triển khai chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI và Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế.
Đây cũng là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những thành tựu của Việt Nam trong việc đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền của người dân trên tất cả các lĩnh vực chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục, tôn giáo, tín ngưỡng…
Việc Việt Nam trúng cử với số phiếu cao cũng thể hiện vị thế và uy tín ngày càng cao của đất nước trên trường quốc tế.
Trong nhiệm kỳ 3 năm sắp tới làm thành viên Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam sẽ có cơ hội đóng góp trực tiếp một cách xây dựng và trách nhiệm vào công cuộc bảo vệ và thúc đẩy các giá trị quyền con người trên phạm vi toàn thế giới, cũng như có điều kiện chia sẻ và học hỏi những kinh nghiệm tốt từ bạn bè quốc tế nhằm đảm bảo sự thụ hưởng ngày càng tốt hơn các quyền của mỗi người dân Việt Nam.”
Tờ Tiền Phong, một cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản Việt Nam thì khẳng định rằng: “Việc Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đánh dấu bước tiến mới trong nỗ lực triển khai chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI và Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế.
Đây cũng là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những thành tựu của Việt Nam trong việc đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền của người dân trên tất cả các lĩnh vực chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục, tôn giáo, tín ngưỡng…”
Trong khi đó, đối với các cộng đồng Người Việt Quốc Gia ở hải ngoại, cũng như đối với các tổ chức quốc tế nhân quyền Human Rights Watch, Amnesty International… thì sự kiện Việt Nam đắc cử vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc là một việc rất khó hiểu và mang đến nhiều quan ngại, bởi Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc được xem như là một loại tòa án công luận với một chức năng quan yếu là xem xét đến tất cả các loại vi phạm nhân quyền xảy ra ở bất cứ nơi nào trên thế giới để đưa ra chỉ trích và phê phán trước Hội Đồng Nhân Quyền mà các quốc gia vi phạm nhân quyền đó sẽ lấy làm khó chịu với cảm giác bị bêu xấu về mặt chính trị trên trường quốc tế, trong khi đó Việt Nam từng được ghi nhận là một quốc gia có thành tích nhân quyền tồi tệ nhất thế giới với hàng lọat nhưng vụ bắt bớ, xét xử và tuyên phạt những bản án nặng nề một cách vô tội vạ đối với những người bất đồng chính kiến, với tầng suất ngày càng cao trong thời gian gần đây.
Cũng cần nhắc lại rằng với nghị quyết 4181 với các điều khoản lên án chủ nghĩa cộng sản và đồng nhất chủ nghĩa này với tội ác chống lại loài người, trong đó “…Việt Nam, Trung Quốc, Bắc Hàn và Cuba là bốn quốc gia mà chế độ cộng sản hiện vẫn còn cầm quyền, đều là những quốc gia vi phạm nghiêm trọng quyền con người. Những vi phạm này tuy khác nhau về cấp độ văn hoá, về ranh giới quốc gia, cũng như tùy giai đoạn lịch sử nhưng đều có chung những cuộc giết người tập thể, ám sát, thủ tiêu cá nhân không cần xét xử, biến đất nước thành trại tập trung với sự đầy đọa con người về thể xác cũng như tinh thần: tra tấn, nô lệ hoá, lao động khổ sai, tù đầy, khủng bố tập thể, ngược đãi, ám sát vì lý do chủng tộc, tôn giáo, chính kiến; vi phạm quyền tự do tư tưởng, xúc phạm lương tâm con người, cấm tự do báo chí, tự do chính trị, độc tôn, độc quyền, độc đảng…” Cùng với đó, nhiều năm liền Việt Nam cũng bị bộ ngoại giao Hoa Kỳ xếp vào nhóm các quốc gia “vi phạm nghiệm trọng các quyền tự do dân chủ, là một quốc gia hoàn toàn không có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do tôn giáo”.
Ngay sau khi có kết quả cuộc bầu cử vào Hội Đồng Nhân quyền gây nhiều thất vọng cho các tổ chức và cá nhân hoạt động nhân quyền trên thế giới với việc Việt Nam, Trung Quốc và Cuba trở thành những thành viên mới của nhiệm kỳ 2014 – 2016, Bà Peggy Hicks, Giám Đốc Vận Động Toàn Cầu của tổ chức Human Rights Watch, tỏ ý nghi ngờ về hồ sơ nhân quyền của một số thành viên đắc cử “Năm nay không may là một số nước vi phạm nhân quyền tệ nhất đã quay trở lại hội đồng, trong đó có Trung Quốc, Nga, Ả-rập Saudi và Cuba. Và tôi cho rằng điều đó có nghĩa là những nước bảo vệ nhân quyền trong hội đồng phải làm tròn nghĩa vụ của mình và sẽ phải nỗ lực gấp đôi để đạt được kết quả thực sự trong năm tới.” Một nhóm vận động khác, có tên là U.N. Watch nói trong một thông cáo rằng việc bầu chọn những nước này giáng một “đòn nặng” vào uy tín của Hội đồng Nhân quyền và gửi đi thông điệp rằng “chính trị lấn át nhân quyền.”
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của tổ chức Human Rights Watch, là người nắm rất rõ tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam thông qua việc thường xuyên theo dõi sát sao các vụ bắt bớ, giam cầm các nhà bất đồng chính kiến với các phiên tòa không đáp ứng đúng những quy trình và chuẩn mực quốc tế cũng như các tiêu chuẩn xét xử công bằng, đã mạnh mẽ lên tiếng ngay sau phiên tòa xét xử luật sư Lê Quốc Quân tại Hà Nội, vào ngày 02 tháng 10 rằng: “Chính quyền Việt Nam đã làm cho tình trạng nhân quyền ở Việt Nam hiện nay suy thoái rất trầm trọng trong hai năm qua. Chúng ta thấy tòa án Việt nam càng ngày xử càng nhiều những bloggers, những người dân phản đối chính quyền chiếm đất đai, nhà cửa của họ, và những tín đồ tôn giáo. Nói chung là chính quyền đàn áp quyền tự do bày tỏ ý kiến và tự do hội họp của rất nhiều người thuộc mọi giới.”
Một thống kê của Human Rights Watch về tình trạng vi phạm nhân quyền của Việt Nam cho thấy rằng chỉ trong năm 2013 thôi, Việt Nam đã kết án 46 nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền với những bản án hết sức nặng nề chỉ vì họ chỉ trích những vi phạm nhân quyền của chính phủ và bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa. Cũng trong năm 2013, bên cạnh việc ngăn chặn các hoạt động tôn giáo, các sinh hoạt chính trị của người dân như thường lệ, nhà nước CSVN cũng đã sao chép một chính sách đàn áp người sử dụng internet tại Nga để cho ra đời tổ chức Dư Luận Viên, – government internet commentators hoặc online commentator, internet polemicists hay public opinion shapers – là một tổ chức của các cá nhân, các nhóm người được chính phủ thuê, hướng dẫn và đào tạo để thực hiện tuyên truyền, tranh luận và hướng dẫn dư luận về mặt nội dung trên mạng Internet. Đây là một đội ngũ hoạt động song hành với “công an mạng” là nhóm người thuộc lực lượng quốc phòng hay an ninh, với nhiệm vụ tuyên truyền các tư tưởng thân chính phủ cũng như bao biện cho những chính sách và hành vi phản dân chủ chủa chính phủ trên mạng, Cùng với việc đó, Chính phủ cộng sản Việt Nam cũng ban hành hành nghị định 72 với 42 điều khoản hết sức phi dân chủ nhằm kiểm duyệt và hạn chế phạm vi sử dụng internet của người dân. Tất cả những việc làm đó, những cách hành xử đó rõ ràng đã làm cho Việt Nam trở nên “mâu thuẫn” với các Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã tham gia ký kết vào năm 1993. Vậy thì với tiêu chuẩn nào mà Việt Nam được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc? Phải chăng các nước thành viên đã hoàn toàn mù thông tin về Việt Nam nên đã ủng hộ Việt Nam đến 84/92 phiếu?
Ấy vậy mà vừa khi được đắc cử vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, thì Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh của Việt Nam đã huênh hoang rằng “….Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta coi quyền con người là giá trị và nguyện vọng chung của nhân loại, thể hiện chính sách nhất quán tôn trọng, bảo đảm quyền con người và chủ trương tăng cường đóng góp và thúc đẩy hợp tác quốc tế của ta trên lĩnh vực này.
Vì vậy, việc Việt Nam được bầu là thành viên Hội đồng Nhân quyền với số phiếu rất cao, thể hiện sự tín nhiệm mà đông đảo các quốc gia thành viên LHQ dành cho Việt Nam, có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt.
Trước hết, điều này cho thấy sự ghi nhận, đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong công cuộc Đổi mới toàn diện, trong đó có việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát huy dân chủ và bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền của người dân. Trong nhiều năm qua, có thể nói, mọi thành tựu của đất nước đều hướng tới người dân” (Sic).
Một chính phủ độc đảng độc tài toàn trị thì chẳng khác nào một môi trường yếm khí chỉ thuận lợi cho các loài vi khuẩn độc hại sinh sôi nãy nở và bội phát, cho nên dù có cam kết, có hứa hẹn với cộng động quốc tế như thế nào nữa về việc cải thiện dân chủ và nhân quyền, thì chắc chắn Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục đàn áp dân chủ và nhân quyền, và vẫn tiếp tục là một quốc gia có thành tích nhân quyền tồi tệ nhất thế giới, bởi hơn ai hết, những người cộng sản họ hiểu rất rõ rằng với một xã hội thực sự dân chủ và tự do thì hoàn toàn không còn một tấc đất nào cho sự tồn tại của chế độ cộng sản. Chính vì vậy mà Việt Nam chưa thể nào xứng đáng là một thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, khi vẫn duy trì thể chế chính trị độc đảng độc tài toàn trị, mà chưa phải là một chế độ chính trị đa nguyên với một chính phủ tam quyền phân lập.
Nhưng rất tiếc, điều không thể tin là sự thật đã xãy ra: Việt Nam đã được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Rõ ràng một lần nữa tổ chức này đã bị những quốc gia có nhiều hành động phi nhân quyền làm thành viên và thao túng như Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc trước đó. Một sự thay cũ đổi mới chắc chắn sẽ phải xãy ra để xứng hợp với tôn chỉ và mục đích cao cả của tổ chức quốc tế này.
© Nguyễn Thu Trâm, 8406
nguồn:http://www.danchimviet.info/archives/81522/viet-nam-dac-cu-vao-hoi-dong-nhan-quyen-lhq-dieu-khong-the-hieu-duoc/2013/11
======================================================================
Việc Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đánh dấu bước tiến mới trong nỗ lực triển khai chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI và Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế.
Đây cũng là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những thành tựu của Việt Nam trong việc đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền của người dân trên tất cả các lĩnh vực chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục, tôn giáo, tín ngưỡng…
Việc Việt Nam trúng cử với số phiếu cao cũng thể hiện vị thế và uy tín ngày càng cao của đất nước trên trường quốc tế.
Trong nhiệm kỳ 3 năm sắp tới làm thành viên Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam sẽ có cơ hội đóng góp trực tiếp một cách xây dựng và trách nhiệm vào công cuộc bảo vệ và thúc đẩy các giá trị quyền con người trên phạm vi toàn thế giới, cũng như có điều kiện chia sẻ và học hỏi những kinh nghiệm tốt từ bạn bè quốc tế nhằm đảm bảo sự thụ hưởng ngày càng tốt hơn các quyền của mỗi người dân Việt Nam.”
Tờ Tiền Phong, một cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản Việt Nam thì khẳng định rằng: “Việc Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đánh dấu bước tiến mới trong nỗ lực triển khai chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI và Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế.
Đây cũng là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những thành tựu của Việt Nam trong việc đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền của người dân trên tất cả các lĩnh vực chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục, tôn giáo, tín ngưỡng…”
Trong khi đó, đối với các cộng đồng Người Việt Quốc Gia ở hải ngoại, cũng như đối với các tổ chức quốc tế nhân quyền Human Rights Watch, Amnesty International… thì sự kiện Việt Nam đắc cử vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc là một việc rất khó hiểu và mang đến nhiều quan ngại, bởi Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc được xem như là một loại tòa án công luận với một chức năng quan yếu là xem xét đến tất cả các loại vi phạm nhân quyền xảy ra ở bất cứ nơi nào trên thế giới để đưa ra chỉ trích và phê phán trước Hội Đồng Nhân Quyền mà các quốc gia vi phạm nhân quyền đó sẽ lấy làm khó chịu với cảm giác bị bêu xấu về mặt chính trị trên trường quốc tế, trong khi đó Việt Nam từng được ghi nhận là một quốc gia có thành tích nhân quyền tồi tệ nhất thế giới với hàng lọat nhưng vụ bắt bớ, xét xử và tuyên phạt những bản án nặng nề một cách vô tội vạ đối với những người bất đồng chính kiến, với tầng suất ngày càng cao trong thời gian gần đây.
Cũng cần nhắc lại rằng với nghị quyết 4181 với các điều khoản lên án chủ nghĩa cộng sản và đồng nhất chủ nghĩa này với tội ác chống lại loài người, trong đó “…Việt Nam, Trung Quốc, Bắc Hàn và Cuba là bốn quốc gia mà chế độ cộng sản hiện vẫn còn cầm quyền, đều là những quốc gia vi phạm nghiêm trọng quyền con người. Những vi phạm này tuy khác nhau về cấp độ văn hoá, về ranh giới quốc gia, cũng như tùy giai đoạn lịch sử nhưng đều có chung những cuộc giết người tập thể, ám sát, thủ tiêu cá nhân không cần xét xử, biến đất nước thành trại tập trung với sự đầy đọa con người về thể xác cũng như tinh thần: tra tấn, nô lệ hoá, lao động khổ sai, tù đầy, khủng bố tập thể, ngược đãi, ám sát vì lý do chủng tộc, tôn giáo, chính kiến; vi phạm quyền tự do tư tưởng, xúc phạm lương tâm con người, cấm tự do báo chí, tự do chính trị, độc tôn, độc quyền, độc đảng…” Cùng với đó, nhiều năm liền Việt Nam cũng bị bộ ngoại giao Hoa Kỳ xếp vào nhóm các quốc gia “vi phạm nghiệm trọng các quyền tự do dân chủ, là một quốc gia hoàn toàn không có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do tôn giáo”.
Ngay sau khi có kết quả cuộc bầu cử vào Hội Đồng Nhân quyền gây nhiều thất vọng cho các tổ chức và cá nhân hoạt động nhân quyền trên thế giới với việc Việt Nam, Trung Quốc và Cuba trở thành những thành viên mới của nhiệm kỳ 2014 – 2016, Bà Peggy Hicks, Giám Đốc Vận Động Toàn Cầu của tổ chức Human Rights Watch, tỏ ý nghi ngờ về hồ sơ nhân quyền của một số thành viên đắc cử “Năm nay không may là một số nước vi phạm nhân quyền tệ nhất đã quay trở lại hội đồng, trong đó có Trung Quốc, Nga, Ả-rập Saudi và Cuba. Và tôi cho rằng điều đó có nghĩa là những nước bảo vệ nhân quyền trong hội đồng phải làm tròn nghĩa vụ của mình và sẽ phải nỗ lực gấp đôi để đạt được kết quả thực sự trong năm tới.” Một nhóm vận động khác, có tên là U.N. Watch nói trong một thông cáo rằng việc bầu chọn những nước này giáng một “đòn nặng” vào uy tín của Hội đồng Nhân quyền và gửi đi thông điệp rằng “chính trị lấn át nhân quyền.”
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của tổ chức Human Rights Watch, là người nắm rất rõ tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam thông qua việc thường xuyên theo dõi sát sao các vụ bắt bớ, giam cầm các nhà bất đồng chính kiến với các phiên tòa không đáp ứng đúng những quy trình và chuẩn mực quốc tế cũng như các tiêu chuẩn xét xử công bằng, đã mạnh mẽ lên tiếng ngay sau phiên tòa xét xử luật sư Lê Quốc Quân tại Hà Nội, vào ngày 02 tháng 10 rằng: “Chính quyền Việt Nam đã làm cho tình trạng nhân quyền ở Việt Nam hiện nay suy thoái rất trầm trọng trong hai năm qua. Chúng ta thấy tòa án Việt nam càng ngày xử càng nhiều những bloggers, những người dân phản đối chính quyền chiếm đất đai, nhà cửa của họ, và những tín đồ tôn giáo. Nói chung là chính quyền đàn áp quyền tự do bày tỏ ý kiến và tự do hội họp của rất nhiều người thuộc mọi giới.”
Một thống kê của Human Rights Watch về tình trạng vi phạm nhân quyền của Việt Nam cho thấy rằng chỉ trong năm 2013 thôi, Việt Nam đã kết án 46 nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền với những bản án hết sức nặng nề chỉ vì họ chỉ trích những vi phạm nhân quyền của chính phủ và bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa. Cũng trong năm 2013, bên cạnh việc ngăn chặn các hoạt động tôn giáo, các sinh hoạt chính trị của người dân như thường lệ, nhà nước CSVN cũng đã sao chép một chính sách đàn áp người sử dụng internet tại Nga để cho ra đời tổ chức Dư Luận Viên, – government internet commentators hoặc online commentator, internet polemicists hay public opinion shapers – là một tổ chức của các cá nhân, các nhóm người được chính phủ thuê, hướng dẫn và đào tạo để thực hiện tuyên truyền, tranh luận và hướng dẫn dư luận về mặt nội dung trên mạng Internet. Đây là một đội ngũ hoạt động song hành với “công an mạng” là nhóm người thuộc lực lượng quốc phòng hay an ninh, với nhiệm vụ tuyên truyền các tư tưởng thân chính phủ cũng như bao biện cho những chính sách và hành vi phản dân chủ chủa chính phủ trên mạng, Cùng với việc đó, Chính phủ cộng sản Việt Nam cũng ban hành hành nghị định 72 với 42 điều khoản hết sức phi dân chủ nhằm kiểm duyệt và hạn chế phạm vi sử dụng internet của người dân. Tất cả những việc làm đó, những cách hành xử đó rõ ràng đã làm cho Việt Nam trở nên “mâu thuẫn” với các Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã tham gia ký kết vào năm 1993. Vậy thì với tiêu chuẩn nào mà Việt Nam được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc? Phải chăng các nước thành viên đã hoàn toàn mù thông tin về Việt Nam nên đã ủng hộ Việt Nam đến 84/92 phiếu?
Ấy vậy mà vừa khi được đắc cử vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, thì Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh của Việt Nam đã huênh hoang rằng “….Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta coi quyền con người là giá trị và nguyện vọng chung của nhân loại, thể hiện chính sách nhất quán tôn trọng, bảo đảm quyền con người và chủ trương tăng cường đóng góp và thúc đẩy hợp tác quốc tế của ta trên lĩnh vực này.
Vì vậy, việc Việt Nam được bầu là thành viên Hội đồng Nhân quyền với số phiếu rất cao, thể hiện sự tín nhiệm mà đông đảo các quốc gia thành viên LHQ dành cho Việt Nam, có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt.
Trước hết, điều này cho thấy sự ghi nhận, đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong công cuộc Đổi mới toàn diện, trong đó có việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát huy dân chủ và bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền của người dân. Trong nhiều năm qua, có thể nói, mọi thành tựu của đất nước đều hướng tới người dân” (Sic).
Một chính phủ độc đảng độc tài toàn trị thì chẳng khác nào một môi trường yếm khí chỉ thuận lợi cho các loài vi khuẩn độc hại sinh sôi nãy nở và bội phát, cho nên dù có cam kết, có hứa hẹn với cộng động quốc tế như thế nào nữa về việc cải thiện dân chủ và nhân quyền, thì chắc chắn Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục đàn áp dân chủ và nhân quyền, và vẫn tiếp tục là một quốc gia có thành tích nhân quyền tồi tệ nhất thế giới, bởi hơn ai hết, những người cộng sản họ hiểu rất rõ rằng với một xã hội thực sự dân chủ và tự do thì hoàn toàn không còn một tấc đất nào cho sự tồn tại của chế độ cộng sản. Chính vì vậy mà Việt Nam chưa thể nào xứng đáng là một thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, khi vẫn duy trì thể chế chính trị độc đảng độc tài toàn trị, mà chưa phải là một chế độ chính trị đa nguyên với một chính phủ tam quyền phân lập.
Nhưng rất tiếc, điều không thể tin là sự thật đã xãy ra: Việt Nam đã được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Rõ ràng một lần nữa tổ chức này đã bị những quốc gia có nhiều hành động phi nhân quyền làm thành viên và thao túng như Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc trước đó. Một sự thay cũ đổi mới chắc chắn sẽ phải xãy ra để xứng hợp với tôn chỉ và mục đích cao cả của tổ chức quốc tế này.
© Nguyễn Thu Trâm, 8406
nguồn:http://www.danchimviet.info/archives/81522/viet-nam-dac-cu-vao-hoi-dong-nhan-quyen-lhq-dieu-khong-the-hieu-duoc/2013/11
======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001