Bình Lê - Sau lũ lụt miền trung: ai đồng nhất với bất công, ai kết mình với công lý?
Bình Lê
Địa hình miền trung dốc, các lòng chảo hẹp, dòng chảy xiết vì thế
việc xây dựng các công trình thủy lợi và thủy điện rất không phù hợp.
Không phù hợp vì các công trình này sẽ dẫn đến phá rừng (làm cho dòng
chảy càng xiết do mất rừng), và rủi ro vỡ đập rất cao vì khi công trình
được xây trên độ dốc lớn.
Điều đơn giản này không phải học chuyên sâu mới biết được. Nhưng tại sao các công trình thủy điện vừa và nhỏ vẫn được xây dựng tràn lan ở miền trung? Hậu quả là khi mưa lớn, thủy điện không “cắt lũ” được như trong dự án đệ trình, mà ngược lại xả lũ làm bá tánh làm than? Tình trạng người dân khắc khổ miền trung bơi trong lũ, hàng chục người chết và mất tích, nhà cửa tan hoang, hoa màu thối nát, dòng bùn đỏ do hồ chứa bị vỡ vì lũ tràn ngập thôn xóm nói lên điều gì?
Ảnh: hồ chứa bùn titan bị lũ đánh vỡ tràn vào khu dân cư (nguồn: báo Tuổi Trẻ)
Trước tiên đó là sự hèn kém của đội ngũ trí thức thời đại ngày nay. Những người biết rất rõ hậu quả của việc xây dựng thủy điện ở miền trung nhưng không dám lên tiếng. Một số người phát biểu ở đâu đó, nhưng khi chính quyền không nghe thì cũng coi mình đã hoàn thành nghĩa vụ, không còn thấy áy náy gì. Những trí thức xả thân vì chính nghĩa, vì sự thật, vì trách nhiệm xã hội không còn nữa. Họ hài lòng ngồi trong phòng lạnh của những tòa nhà cao tầng ở Hà Nội, ở thành phố Hồ Chí Minh, và nghĩ rằng “dân chết, môi trường hủy hoại ở đâu đó không hẳn vì trách nhiệm của mình”.
Thứ đến là chính quyền, những người phê duyệt các quyết định đầu tư qua các giải trình lợi ích và chi phí do các nhà đầu tư tự lập. “Chúng ta cần năng lượng để phát triển kinh tế, cải thiện dân sinh” là nguyên lý tối thượng nhấn chìm những rủi ro và thiệt hại khác. Những cánh rừng bị mất do phải dọn mặt bằng thi công, phải ngập nước làm thủy điện mang lại lợi ích ngay lập tức cho nhà đầu tư. Chưa cần biết làm thủy điện có lãi hay không, nhưng gỗ đã là một nguồn thu béo bở. Chính vì vậy, nhiều công trình bị bỏ dở vì thiếu vốn, nhà đầu tư bỏ chạy cùng các xe gỗ cuối cùng. Nhiều đê đập bị vỡ, hỏng khi mới đưa vào sử dụng . Không hiểu khi chính quyền phê duyệt các dự án này, động cơ của họ thực sự là gì?
Nhưng có lẽ, nguyên nhân sâu xa chính là sự cấu kết của quyền lực kinh tế với quyền lực chính trị trong việc phê duyệt các dự án thủy điện này. Điều này chỉ xảy ra ở trong những xã hội quyền lực không được kiểm soát. Tất nhiên, những người dân đơn lẻ, bơi trong lũ, khóc trong mưa không thể kiểm soát quyền lực chính trị và kinh tế. Suy cho cùng, họ chỉ là những người nông dân lầm lũi sống sau lũy tre làng cầu mong mưa thuận gió hòa để cuộc sống bình yên. Sự thiếu hụt ở đây, chính là một xã hội dân sự độc lập và mạnh mẽ, có năng lực kỹ thuật và khả năng huy động người dân trong việc kiểm soát quyền lực.
Khi người dân miền trung bơi trong lũ, không biết họ nghĩ gì về chính quyền của mình? Họ có hiểu những quả bom nước treo lơ lửng trên núi là đồng thuận giữa chính quyền của họ và các nhà đầu tư hay không? Nhiều khi, họ chỉ nghĩ đơn giản việc phá rừng xây thủy điện ở miền núi là việc ở miền núi, còn họ ở đồng bằng đâu có dính dáng gì? Những cộng đồng dân cư trên kia phải di rời, mất đất, mất rừng là chuyện của ai đó. Tiếc rằng, họ giờ đây là nạn nhân tiếp theo của các công trình thủy điện, và tất nhiên điều này sẽ không kết thúc ở đó, nếu họ tiếp tục kêu trời vì trời đã trút quá nhiều mưa.
Thực tế phũ phàng là sự bất công không đứng ngoài căn nhà và mảnh vườn của người nông dân. Sự bất công không dừng lại trước tấm cửa kính văn phòng làm việc của người trí thức. Sự bất công khi được nuôi dưỡng nó sẽ lan tràn vượt qua tất cả biên giới, dù là hàng rào đơn sơ nơi thôn quê hay bức tường xi măng của các tòa nhà cao ốc. Đó là lý do tại sao, bất công chỉ có thể ngăn chặn bởi các hành động tập thể.
Người trí thức không dám lên tiếng vì họ thấy đơn độc. Người nông dân cầu mong yên lành vì họ thấy bất lực. Nhưng điều đó sẽ khác khi họ kết nối và cùng hành động tập thể. Khi con người, dù nhỏ bé và yếu đuối đến đâu tụ họp, lòng tự tin và sức mạnh của họ sẽ tăng lên gấp bội vì họ có công lý. Đó chính là chân lý của các cuộc cách mạng, các phong trào xã hội từ trước đến nay.
Khi con người tụ họp, những thế lực đen tối sẽ lo sợ và chống đối vì quyền lực và lợi ích của họ bị đe dọa. Nhưng khi những người cùng khổ lên tiếng, họ sẽ nhận được sự ủng hộ của những người yêu công lý, sự thật và lẽ phải. Sức mạnh của quần chúng nhân dân không phải chỉ là vì số đông, mà vì trí tuệ và tâm huyết được kết nối với tất cả mọi người.
Quốc hội Việt Nam và Đảng cộng sản gần đây đã lên tiếng rất nhiều về việc xây dựng bừa bãi thủy điện vừa và nhỏ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể, hàng trăm dự án đã bị hủy bỏ. Tuy nhiên, những quyết định muộn màng thường nhắm đến việc giải quyết hậu quả hơn là ngăn chặn sai lầm. Quốc hội và Đảng cần một xã hội dân sự độc lập và mạnh mẽ để có thể lắng nghe tiếng nói người dân và ý kiến trí thức về các vấn đề kinh tế, xã hội, và chính trị khi nó đang còn manh nha trong thời kỳ trứng nước.
Suy cho cùng, xã hội dân sự phải bắt đầu từ người dân, và khởi xướng bởi người dân. Khi con người chung mục đích, chung nỗi lo và chung sứ mệnh phát triển họ sẽ tìm đến cùng nhau. Họ đến cùng nhau để những sai lầm như thủy điện xả lũ hại dân không còn xảy ra nữa. Họ đến cùng nhau để bùn đỏ titan không gây hại cho môi trường, sinh kế và sức khỏe của người dân nữa. Họ liên kết với nhau để chống lại sự cấu kết quyền lực, tham nhũng cũng như vi phạm quyền con người. Nếu ai sợ xã hội dân sự, ngăn chặn sự phát triển của nó, e rằng họ đang tự đồng nhất mình với những bất công và quốc nạn mà tập thể người Việt chúng ta đang hàng ngày phải đối mặt.
Admin gửi hôm Thứ Năm, 19/12/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20131219/binh-le-sau-lu-lut-mien-trung-ai-dong-nhat-voi-bat-cong-ai-ket-minh-voi-cong-ly
======================================================================
Điều đơn giản này không phải học chuyên sâu mới biết được. Nhưng tại sao các công trình thủy điện vừa và nhỏ vẫn được xây dựng tràn lan ở miền trung? Hậu quả là khi mưa lớn, thủy điện không “cắt lũ” được như trong dự án đệ trình, mà ngược lại xả lũ làm bá tánh làm than? Tình trạng người dân khắc khổ miền trung bơi trong lũ, hàng chục người chết và mất tích, nhà cửa tan hoang, hoa màu thối nát, dòng bùn đỏ do hồ chứa bị vỡ vì lũ tràn ngập thôn xóm nói lên điều gì?
Trước tiên đó là sự hèn kém của đội ngũ trí thức thời đại ngày nay. Những người biết rất rõ hậu quả của việc xây dựng thủy điện ở miền trung nhưng không dám lên tiếng. Một số người phát biểu ở đâu đó, nhưng khi chính quyền không nghe thì cũng coi mình đã hoàn thành nghĩa vụ, không còn thấy áy náy gì. Những trí thức xả thân vì chính nghĩa, vì sự thật, vì trách nhiệm xã hội không còn nữa. Họ hài lòng ngồi trong phòng lạnh của những tòa nhà cao tầng ở Hà Nội, ở thành phố Hồ Chí Minh, và nghĩ rằng “dân chết, môi trường hủy hoại ở đâu đó không hẳn vì trách nhiệm của mình”.
Thứ đến là chính quyền, những người phê duyệt các quyết định đầu tư qua các giải trình lợi ích và chi phí do các nhà đầu tư tự lập. “Chúng ta cần năng lượng để phát triển kinh tế, cải thiện dân sinh” là nguyên lý tối thượng nhấn chìm những rủi ro và thiệt hại khác. Những cánh rừng bị mất do phải dọn mặt bằng thi công, phải ngập nước làm thủy điện mang lại lợi ích ngay lập tức cho nhà đầu tư. Chưa cần biết làm thủy điện có lãi hay không, nhưng gỗ đã là một nguồn thu béo bở. Chính vì vậy, nhiều công trình bị bỏ dở vì thiếu vốn, nhà đầu tư bỏ chạy cùng các xe gỗ cuối cùng. Nhiều đê đập bị vỡ, hỏng khi mới đưa vào sử dụng . Không hiểu khi chính quyền phê duyệt các dự án này, động cơ của họ thực sự là gì?
Nhưng có lẽ, nguyên nhân sâu xa chính là sự cấu kết của quyền lực kinh tế với quyền lực chính trị trong việc phê duyệt các dự án thủy điện này. Điều này chỉ xảy ra ở trong những xã hội quyền lực không được kiểm soát. Tất nhiên, những người dân đơn lẻ, bơi trong lũ, khóc trong mưa không thể kiểm soát quyền lực chính trị và kinh tế. Suy cho cùng, họ chỉ là những người nông dân lầm lũi sống sau lũy tre làng cầu mong mưa thuận gió hòa để cuộc sống bình yên. Sự thiếu hụt ở đây, chính là một xã hội dân sự độc lập và mạnh mẽ, có năng lực kỹ thuật và khả năng huy động người dân trong việc kiểm soát quyền lực.
Khi người dân miền trung bơi trong lũ, không biết họ nghĩ gì về chính quyền của mình? Họ có hiểu những quả bom nước treo lơ lửng trên núi là đồng thuận giữa chính quyền của họ và các nhà đầu tư hay không? Nhiều khi, họ chỉ nghĩ đơn giản việc phá rừng xây thủy điện ở miền núi là việc ở miền núi, còn họ ở đồng bằng đâu có dính dáng gì? Những cộng đồng dân cư trên kia phải di rời, mất đất, mất rừng là chuyện của ai đó. Tiếc rằng, họ giờ đây là nạn nhân tiếp theo của các công trình thủy điện, và tất nhiên điều này sẽ không kết thúc ở đó, nếu họ tiếp tục kêu trời vì trời đã trút quá nhiều mưa.
Thực tế phũ phàng là sự bất công không đứng ngoài căn nhà và mảnh vườn của người nông dân. Sự bất công không dừng lại trước tấm cửa kính văn phòng làm việc của người trí thức. Sự bất công khi được nuôi dưỡng nó sẽ lan tràn vượt qua tất cả biên giới, dù là hàng rào đơn sơ nơi thôn quê hay bức tường xi măng của các tòa nhà cao ốc. Đó là lý do tại sao, bất công chỉ có thể ngăn chặn bởi các hành động tập thể.
Người trí thức không dám lên tiếng vì họ thấy đơn độc. Người nông dân cầu mong yên lành vì họ thấy bất lực. Nhưng điều đó sẽ khác khi họ kết nối và cùng hành động tập thể. Khi con người, dù nhỏ bé và yếu đuối đến đâu tụ họp, lòng tự tin và sức mạnh của họ sẽ tăng lên gấp bội vì họ có công lý. Đó chính là chân lý của các cuộc cách mạng, các phong trào xã hội từ trước đến nay.
Khi con người tụ họp, những thế lực đen tối sẽ lo sợ và chống đối vì quyền lực và lợi ích của họ bị đe dọa. Nhưng khi những người cùng khổ lên tiếng, họ sẽ nhận được sự ủng hộ của những người yêu công lý, sự thật và lẽ phải. Sức mạnh của quần chúng nhân dân không phải chỉ là vì số đông, mà vì trí tuệ và tâm huyết được kết nối với tất cả mọi người.
Quốc hội Việt Nam và Đảng cộng sản gần đây đã lên tiếng rất nhiều về việc xây dựng bừa bãi thủy điện vừa và nhỏ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể, hàng trăm dự án đã bị hủy bỏ. Tuy nhiên, những quyết định muộn màng thường nhắm đến việc giải quyết hậu quả hơn là ngăn chặn sai lầm. Quốc hội và Đảng cần một xã hội dân sự độc lập và mạnh mẽ để có thể lắng nghe tiếng nói người dân và ý kiến trí thức về các vấn đề kinh tế, xã hội, và chính trị khi nó đang còn manh nha trong thời kỳ trứng nước.
Suy cho cùng, xã hội dân sự phải bắt đầu từ người dân, và khởi xướng bởi người dân. Khi con người chung mục đích, chung nỗi lo và chung sứ mệnh phát triển họ sẽ tìm đến cùng nhau. Họ đến cùng nhau để những sai lầm như thủy điện xả lũ hại dân không còn xảy ra nữa. Họ đến cùng nhau để bùn đỏ titan không gây hại cho môi trường, sinh kế và sức khỏe của người dân nữa. Họ liên kết với nhau để chống lại sự cấu kết quyền lực, tham nhũng cũng như vi phạm quyền con người. Nếu ai sợ xã hội dân sự, ngăn chặn sự phát triển của nó, e rằng họ đang tự đồng nhất mình với những bất công và quốc nạn mà tập thể người Việt chúng ta đang hàng ngày phải đối mặt.
Admin gửi hôm Thứ Năm, 19/12/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20131219/binh-le-sau-lu-lut-mien-trung-ai-dong-nhat-voi-bat-cong-ai-ket-minh-voi-cong-ly
======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001