Snowball - Điều gì đã khiến chúng ta phải lưỡng lự?
Đã bao giờ bạn chạy xe ngoài đường, thấy một vụ tai nạn hoặc một
trường hợp éo le nào đó và lưỡng lự không biết mình có nên dừng xe lại
để giúp họ hay không? Tôi tin rằng hầu hết trong chúng ta ai cũng đã
từng ít nhất một lần gặp tình huống như thế.
Tôi đã từng chạy xe suốt mấy vòng trên đường Võ Thị Sáu và Trần Quốc Thảo chỉ vì lưỡng lự không biết mình có nên dừng xe lại để hỏi thăm một bà cụ đang ngồi khóc một mình bên vệ đường hay không. Cuối cùng lựa chọn của tôi là tấp xe vào. Hỏi ra mới biết bà cụ mới bị giật mất xấp vé số gần 1 triệu đồng. Sau tôi có khoảng 5,6 người dừng xe lại và hỏi thăm bà cụ. Sau khi biết chuyện, mỗi người góp một ít tiền để bù đắp sự tổn thất của bà cụ.
Lúc này bà vẫn ngồi khóc nức nở như một đứa trẻ vậy. Có một anh kia thực sự làm tôi rất ấn tượng mặc dù anh chỉ là công nhân (tôi đoán qua trang phục của anh). Sau khi móc trong ví tờ 50 ngàn đưa cho bà, anh lưỡng lự một chút rồi lại lấy thêm tờ 100 ngàn và đưa tiếp. Tôi quan sát thì thấy đó là tờ tiền cuối cùng trong ví của anh.
Nếu có bạn nào tò mò về việc tôi đã cho bà cụ bao nhiêu tiền thì tôi sẽ trả lời một cách thành thật, đó là không một đồng nào cả vì lúc đó tôi không mang tiền. Đôi lúc điều chúng ta cho đi không nhất thiết phải là tiền bạc hay vật chất mà đơn giản chỉ là sự an ủi và động viên đúng lúc. Vậy điều gì đã khiến chúng ta phải lưỡng lự?
Sợ người khác chê cười
Đám đông luôn là một thứ gì đó rất đáng sợ, và họ sẽ luôn tìm mọi cách để hạ thấp bạn cho dù việc bạn làm có tốt đến mấy đi chăng nữa. Có thể khi dừng xe lại giúp người khác, sẽ có những kẻ cho rằng bạn chỉ lo chuyện bao đồng. Nhưng chỉ khi lâm vào hoàn cảnh đó, họ mới hiểu rằng sự giúp đỡ của bạn quý giá đến nhường nào.
Việc này cũng giống như câu chuyện trong lớp học khi giáo viên hỏi một câu hỏi đơn giản và bạn xung phong trả lời. Nếu bạn trả lời đúng: “Dễ vậy ai trả lời mà chẳng được.” Còn khi câu trả lời của bạn không đúng “dễ vậy mà trả lời cũng không xong.” Và có một sự thật là với câu hỏi “dễ” đó chưa chắc họ đã trả lời được.
Bạn thấy đó, sẽ luôn có những người luôn muốn hạ thấp những việc làm tốt của bạn mặc dù trong thâm tâm họ cũng muốn làm được điều mà bạn đã làm được. Vì vậy hãy luôn kiên định và tự hào với sự lựa chọn của bạn.
Sợ bị lừa, sợ mang vạ vào thân
Trong mỗi con người chúng ta luôn có những nỗi sợ nhất định, nhất là khi nhìn thấy những người khác đã gặp những trường hợp như vậy. Nỗi sợ này càng được củng cố khi hàng ngày chúng ta đọc những thông tin về những vụ lừa đảo, bị hành hung khi giúp đỡ người khác trên báo chí. Có nhiều người sau khi đọc những thông tin đó liền bảo rằng: “Xã hội như vậy thì làm sao dám giúp đỡ người khác nữa đây.” Trong khi thực tế thì một phần không nhỏ trong số họ hầu như chẳng bao giờ giúp đỡ người khác. Thế đấy!
Tất nhiên là khi giúp đỡ người khác, bạn có thể bị lừa hoặc gặp phải một số tình huống bất lợi khác, tôi không phủ nhận điều đó. Tuy nhiên, nếu bạn hiểu được rằng những con người khó khăn ngoài kia đang rất cần đến sự giúp đỡ của bạn thì bạn có thể vượt qua được nỗi sợ hãi đó. Tôi sẽ kể cho bạn nghe một câu chuyện:
“Một buổi tối nọ tôi về nhà khá khuya, lúc đó khoảng 11 giờ đêm. Lúc vừa đi ngang qua ngã tư An Sương một chút thì có một anh tài xế taxi hoảng hốt chạy vào vỉa hè và liên tục kêu “Giúp em với, giúp em với, tụi nó đòi đánh em.” Tôi ngay lập tức dừng xe lại, lúc đó chỉ có khoảng vài người đang ở vỉa hè. Tôi nhìn ra đường thì thấy hai người đàn ông đang rất hung hăng chửi bới bên cạnh chiếc taxi đang dừng trên làn xe ô tô, bên cạnh là chiếc xe máy của họ nằm bên cạnh.
Hai người đàn ông, có vẻ như đã say xỉn, chạy ngược chiều trên làn xe ô tô và đã đâm vào xe taxi. Hai người họ vẫn rất hung hăng, liên tục dùng chân đá vào xe và liên tục dọa nạt: “D.M, mày vô đây tao đập chết mẹ mày”. Anh taxi thì liên tục van xin những người ở vỉa hè vào giúp anh, gương mặt của anh lúc đó mếu máo như muốn khóc.
Lúc đó tôi rất muốn giúp anh, và thật sự thì lúc đó tôi đã rất sợ. Sau một hồi lưỡng lự, tôi đã quyết định giấu hết nỗi sợ hãi của mình và nói với anh: “Anh vào với em thử xem sao”. Tôi đi ra với anh tài xế taxi và hỏi có chuyện gì vậy thì hai người đàn ông hỏi “Mày là thằng nào?” Và xô tôi một cái rất mạnh làm tôi loạng choạng. Đang trong lúc hoang mang không biết phải làm gì tiếp theo thì lúc đó hai người đang đứng trong trong vỉa hè lúc nãy đã đứng sau lưng tôi và lớn giọng: “Tụi mày làm gì vậy?”. Cảm thấy yếu thế, hai người đàn ông lúc này đã bớt hung hăng và nhẹ giọng hơn. Một lúc sau thì có nhiều người đi đường thấy việc bất bình nên dừng lại, số người đứng về phía anh ngày một đông hơn. Cảm thấy không ổn, hai tên này tính đánh bài chuồn nhưng đám đông đã giữ họ lại. Sau đó một lúc thì công an cũng tới và dẫn hai tên về đồn.
Hãy trở nên khác người
Chúng ta đều biết rằng mỗi một phút có rất nhiều phương tiện chạy qua một khúc đường nào đó, tuy nhiên lại chỉ có rất ít người dừng lại để giúp đỡ một người nào đó đang gặp khó khăn. Vậy nên họ là những con người “khác người”, tất nhiên là theo ý nghĩa tích cực. Thi thoảng chúng ta bỏ qua hành động giúp đỡ người khác chỉ vì nghĩ rằng sẽ có một người nào đó tới sau bạn sẽ giúp họ. Nếu tất cả mọi người đều nghĩ giống ta thì sẽ như thế nào? Và tại sao người đó không thể là bạn?
Chúng ta đang sống trong một xã hội bị chi phối quá nhiều bởi đám đông, vì vậy đừng bao giờ cố gắng chỉ để làm một người bình thường. Hãy trở nên khác thường, hãy làm những điều mà bạn tin là đúng cho dù đôi lúc nó hơi kì quặc một chút. Bởi vì, những việc làm khác thường có thể tạo nên những điều phi thường. Và sau cùng, tôi sẽ cho bạn biết một bí mật. Người làm nên điều phi thường đó, hoàn toàn, có thể, là bạn.
Diên Vỹ gửi hôm Thứ Hai, 09/12/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20131208/snowball-dieu-gi-da-khien-chung-ta-phai-luong-lu
=====================================================================
Tôi đã từng chạy xe suốt mấy vòng trên đường Võ Thị Sáu và Trần Quốc Thảo chỉ vì lưỡng lự không biết mình có nên dừng xe lại để hỏi thăm một bà cụ đang ngồi khóc một mình bên vệ đường hay không. Cuối cùng lựa chọn của tôi là tấp xe vào. Hỏi ra mới biết bà cụ mới bị giật mất xấp vé số gần 1 triệu đồng. Sau tôi có khoảng 5,6 người dừng xe lại và hỏi thăm bà cụ. Sau khi biết chuyện, mỗi người góp một ít tiền để bù đắp sự tổn thất của bà cụ.
Lúc này bà vẫn ngồi khóc nức nở như một đứa trẻ vậy. Có một anh kia thực sự làm tôi rất ấn tượng mặc dù anh chỉ là công nhân (tôi đoán qua trang phục của anh). Sau khi móc trong ví tờ 50 ngàn đưa cho bà, anh lưỡng lự một chút rồi lại lấy thêm tờ 100 ngàn và đưa tiếp. Tôi quan sát thì thấy đó là tờ tiền cuối cùng trong ví của anh.
Nếu có bạn nào tò mò về việc tôi đã cho bà cụ bao nhiêu tiền thì tôi sẽ trả lời một cách thành thật, đó là không một đồng nào cả vì lúc đó tôi không mang tiền. Đôi lúc điều chúng ta cho đi không nhất thiết phải là tiền bạc hay vật chất mà đơn giản chỉ là sự an ủi và động viên đúng lúc. Vậy điều gì đã khiến chúng ta phải lưỡng lự?
Sợ người khác chê cười
Đám đông luôn là một thứ gì đó rất đáng sợ, và họ sẽ luôn tìm mọi cách để hạ thấp bạn cho dù việc bạn làm có tốt đến mấy đi chăng nữa. Có thể khi dừng xe lại giúp người khác, sẽ có những kẻ cho rằng bạn chỉ lo chuyện bao đồng. Nhưng chỉ khi lâm vào hoàn cảnh đó, họ mới hiểu rằng sự giúp đỡ của bạn quý giá đến nhường nào.
Việc này cũng giống như câu chuyện trong lớp học khi giáo viên hỏi một câu hỏi đơn giản và bạn xung phong trả lời. Nếu bạn trả lời đúng: “Dễ vậy ai trả lời mà chẳng được.” Còn khi câu trả lời của bạn không đúng “dễ vậy mà trả lời cũng không xong.” Và có một sự thật là với câu hỏi “dễ” đó chưa chắc họ đã trả lời được.
Bạn thấy đó, sẽ luôn có những người luôn muốn hạ thấp những việc làm tốt của bạn mặc dù trong thâm tâm họ cũng muốn làm được điều mà bạn đã làm được. Vì vậy hãy luôn kiên định và tự hào với sự lựa chọn của bạn.
Sợ bị lừa, sợ mang vạ vào thân
Trong mỗi con người chúng ta luôn có những nỗi sợ nhất định, nhất là khi nhìn thấy những người khác đã gặp những trường hợp như vậy. Nỗi sợ này càng được củng cố khi hàng ngày chúng ta đọc những thông tin về những vụ lừa đảo, bị hành hung khi giúp đỡ người khác trên báo chí. Có nhiều người sau khi đọc những thông tin đó liền bảo rằng: “Xã hội như vậy thì làm sao dám giúp đỡ người khác nữa đây.” Trong khi thực tế thì một phần không nhỏ trong số họ hầu như chẳng bao giờ giúp đỡ người khác. Thế đấy!
Tất nhiên là khi giúp đỡ người khác, bạn có thể bị lừa hoặc gặp phải một số tình huống bất lợi khác, tôi không phủ nhận điều đó. Tuy nhiên, nếu bạn hiểu được rằng những con người khó khăn ngoài kia đang rất cần đến sự giúp đỡ của bạn thì bạn có thể vượt qua được nỗi sợ hãi đó. Tôi sẽ kể cho bạn nghe một câu chuyện:
“Một buổi tối nọ tôi về nhà khá khuya, lúc đó khoảng 11 giờ đêm. Lúc vừa đi ngang qua ngã tư An Sương một chút thì có một anh tài xế taxi hoảng hốt chạy vào vỉa hè và liên tục kêu “Giúp em với, giúp em với, tụi nó đòi đánh em.” Tôi ngay lập tức dừng xe lại, lúc đó chỉ có khoảng vài người đang ở vỉa hè. Tôi nhìn ra đường thì thấy hai người đàn ông đang rất hung hăng chửi bới bên cạnh chiếc taxi đang dừng trên làn xe ô tô, bên cạnh là chiếc xe máy của họ nằm bên cạnh.
Hai người đàn ông, có vẻ như đã say xỉn, chạy ngược chiều trên làn xe ô tô và đã đâm vào xe taxi. Hai người họ vẫn rất hung hăng, liên tục dùng chân đá vào xe và liên tục dọa nạt: “D.M, mày vô đây tao đập chết mẹ mày”. Anh taxi thì liên tục van xin những người ở vỉa hè vào giúp anh, gương mặt của anh lúc đó mếu máo như muốn khóc.
Lúc đó tôi rất muốn giúp anh, và thật sự thì lúc đó tôi đã rất sợ. Sau một hồi lưỡng lự, tôi đã quyết định giấu hết nỗi sợ hãi của mình và nói với anh: “Anh vào với em thử xem sao”. Tôi đi ra với anh tài xế taxi và hỏi có chuyện gì vậy thì hai người đàn ông hỏi “Mày là thằng nào?” Và xô tôi một cái rất mạnh làm tôi loạng choạng. Đang trong lúc hoang mang không biết phải làm gì tiếp theo thì lúc đó hai người đang đứng trong trong vỉa hè lúc nãy đã đứng sau lưng tôi và lớn giọng: “Tụi mày làm gì vậy?”. Cảm thấy yếu thế, hai người đàn ông lúc này đã bớt hung hăng và nhẹ giọng hơn. Một lúc sau thì có nhiều người đi đường thấy việc bất bình nên dừng lại, số người đứng về phía anh ngày một đông hơn. Cảm thấy không ổn, hai tên này tính đánh bài chuồn nhưng đám đông đã giữ họ lại. Sau đó một lúc thì công an cũng tới và dẫn hai tên về đồn.
Hãy trở nên khác người
Chúng ta đều biết rằng mỗi một phút có rất nhiều phương tiện chạy qua một khúc đường nào đó, tuy nhiên lại chỉ có rất ít người dừng lại để giúp đỡ một người nào đó đang gặp khó khăn. Vậy nên họ là những con người “khác người”, tất nhiên là theo ý nghĩa tích cực. Thi thoảng chúng ta bỏ qua hành động giúp đỡ người khác chỉ vì nghĩ rằng sẽ có một người nào đó tới sau bạn sẽ giúp họ. Nếu tất cả mọi người đều nghĩ giống ta thì sẽ như thế nào? Và tại sao người đó không thể là bạn?
Chúng ta đang sống trong một xã hội bị chi phối quá nhiều bởi đám đông, vì vậy đừng bao giờ cố gắng chỉ để làm một người bình thường. Hãy trở nên khác thường, hãy làm những điều mà bạn tin là đúng cho dù đôi lúc nó hơi kì quặc một chút. Bởi vì, những việc làm khác thường có thể tạo nên những điều phi thường. Và sau cùng, tôi sẽ cho bạn biết một bí mật. Người làm nên điều phi thường đó, hoàn toàn, có thể, là bạn.
Diên Vỹ gửi hôm Thứ Hai, 09/12/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20131208/snowball-dieu-gi-da-khien-chung-ta-phai-luong-lu
=====================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001