Thiện tâm của Giáng sinh
Ngày nay, lợi dụng chiêu bài tôn giáo, dân tộc để gây chia rẽ đại đoàn kết dân tộc, làm “hạt nhân” trong chiến lược “diễn biến hòa bình” đang được các thế lực thù địch, phản động triệt để lợi dụng.Công an nhân dân
07:28:00 25/12/2013
Đăng Trường
Noel, trong se lạnh của đất trời, ta cảm nhận sự ấm lòng và những giá trị nhân văn từ ý nghĩa bài thánh ca vang lên trong nhà thờ Thiên Chúa: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời/ Bình an dưới thế cho người thiện tâm”…
Ngày nay, không chỉ hơn 6 triệu đồng bào Công giáo đón Lễ Giáng sinh với những phong tục, tập quán truyền thống mà đây đã là ngày hội văn hóa, dấu ấn Giáng sinh cùng không khí năm mới choàng lên toàn đời sống xã hội với những hoạt động ý nghĩa, thiết thực, những lời chúc phúc ấm cúng và hướng thiện. Tới nay, với hơn 4 thế kỷ du nhập, Công giáo đã phát triển trở thành tôn giáo lớn ở Việt Nam, có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống chính trị, văn hóa, xã hội nước ta. Trong cuốn sách “Ảnh hưởng qua lại giữa đạo Công giáo và văn hóa Việt Nam” của TS Phạm Huy Thông, bằng các tổng hợp, phân tích, đúc kết thực tiễn lịch sử, tác giả đưa ra kết luận: “Rõ ràng, khi đạo Công giáo đóng dấu ấn của mình lên văn hóa Việt thì văn hóa Việt Nam cũng choàng trang phục dân tộc lên đạo Công giáo. Đây là sự tương tác biện chứng hai chiều và kết quả là làm phong phú cả hai”. Điều đó cho thấy, không chỉ văn hóa Việt có lợi được làm giàu mà đạo Công giáo cũng được đổi mới mình để trở thành đạo Công giáo lớn ở Việt Nam, cả hai có mối quan hệ biện chứng cùng phát triển.
Lễ Giáng sinh năm nay diễn ra trong bối cảnh mới với hai sự kiện chính trị lớn: Quốc hội thông qua Hiến pháp 1992 sửa đổi và việc Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014-2016.
Tại bản Hiến pháp 1992 sửa đổi, vấn đề tự do tín ngưỡng, tôn giáo tiếp tục được tái khẳng định với các chính sách nhất quán, kế thừa các bản Hiến pháp trước đây. Điều 24 (sửa đổi, bổ sung Điều 70), Hiến pháp quy định: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”, đồng thời ghi rõ: “Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”. Cùng với đó, việc đông đảo các quốc gia thành viên Liên hợp quốc tín nhiệm bầu Việt Nam làm thành viên Hội đồng Nhân quyền có ý nghĩa lớn về nhiều mặt, là sự ghi nhận, đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong công cuộc đổi mới toàn diện, trong đó có việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát huy dân chủ và bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền của người dân, trong đó có chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo.
Hiện nay, Công giáo là một trong số các tôn giáo lớn ở Việt Nam có tổ chức chặt chẽ với hơn 6 triệu tín đồ, hơn 3.500 linh mục, hơn 3.000 giáo xứ, khoảng 9.000 giáo họ, hơn 100 dòng tu, tu hội, tu đoàn với trên 15.000 tu sĩ nam, nữ sinh hoạt trong 26 giáo phận thuộc 3 giáo tỉnh là: giáo tỉnh Hà Nội (có 10 giáo phận: Hà Nội, Lạng Sơn, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hưng Hoá, Bùi Chu, Thái Bình, Phát Diệm, Thanh Hoá và Vinh); giáo tỉnh Huế (gồm 6 giáo phận: Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Kon Tum, Nha Trang và Buôn Ma Thuột); giáo tỉnh Thành phố Hồ Chí Minh (gồm 10 giáo phận: Thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Mỹ Tho, Đà Lạt, Long Xuyên, Phú Cường, Xuân Lộc, Phan Thiết và Bà Rịa). Đứng đầu 3 giáo tỉnh là 3 Tổng giám mục và đứng đầu các giáo phận là các giám mục. Các giám mục làm việc chung trong một tổ chức là Hội đồng Giám mục Việt Nam. Đạo Công giáo hiện có 6 Đại chủng viện là nơi đào tạo linh mục, nơi cung cấp nguồn giáo sĩ chủ yếu cho Giáo hội. Sáu Đại chủng viện hoạt động ở 3 giáo tỉnh, mỗi giáo tỉnh có 2 Đại chủng viện…
Lịch sử hình thành và phát triển đạo Công giáo ở Việt Nam với nhiều thăng trầm, biến động, nhất là trong giai đoạn Pháp thuộc và chiến tranh. Ngày nay, lợi dụng chiêu bài tôn giáo, dân tộc để gây chia rẽ đại đoàn kết dân tộc, làm “hạt nhân” trong chiến lược “diễn biến hòa bình” đang được các thế lực thù địch, phản động triệt để lợi dụng. Dẫu vậy, với truyền thống nhân văn, bác ái của dân tộc, khi có được nhận thức đúng đắn, đồng bào các tôn giáo đều lấy tinh thần đại đoàn kết làm trọng, đặt lợi ích quốc gia, lợi ích đất nước lên trên hết, rũ bỏ những vấn đề cục bộ, cá nhân. Bởi vậy, những âm mưu, hoạt động lợi dụng tôn giáo hòng gây áp lực, chia rẽ, lợi dụng tôn giáo để phục vụ các mưu đồ chính trị tiêu cực tất không có được kết quả như chúng mong muốn, phải chuốc thất bại như một lẽ hiển nhiên
Đ.T.
nguồn:http://diendanxahoidansu.wordpress.com/2013/12/25/thien-tam-cua-giang-sinh/
======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001