Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013

Đất nước cựa mình làm nên lịch sử 
38 năm đã qua kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 lịch sử, «ngày hàng triệu người vui, hàng triệu người buồn», như nhiều người thường nói và thường nghĩ.

Đất nước bước vào thế kỷ mới - thế kỷ XXI - được hơn mười năm.

Tình hình hiện nay của đất nước ra sao? Đáng vui hay đáng buồn ? Rất nên là vấn đề giao lưu, tranh luận, đối thoại. Nhất là với các anh chị em tự khẳng định là «những công dân tự do» đang vẫy gọi nhau đến dự cuộc họp dã ngoại công khai ngày 5 tháng 5 tới ở Hà Nội, Sài Gòn, Nha Trang, có thể cả ở Đà Nẵng và Huế.

Với bài viết này, tôi xin được góp phần nhỏ bé của mình vào cuộc họp dã ngoại ấy ở trong nước, rất mong được các bạn trẻ bên nhà giúp tán phát và nếu có thể cho một vài hồi âm.

Đảng Cộng sản VN năm nay đang ở trong trạng thái nào? Đây là vấn đề rất nên luận bàn cho ra lẽ vì đảng CS tự nhận là lực lượng duy nhất cầm quyền hiện nay, và đang cố giữ khư khư Điều 4 của Hiến pháp như lá bùa hộ mệnh của mình, khi chính họ thừa nhận rằng niềm tin của nhân dân đối với đảng đã sa sút tệ hại do toàn đảng đã suy thoái một cách thảm hại không sao kìm hãm nỗi.

Điều trên đây, ai cũng thấy, và thấy quá rõ. Trong chiến tranh, do bị  cách ly với thế giới, lại do bị tuyên truyền kiểu nhồi nhét một chiều,  người dân thường bị đảng mê hoặc, coi đảng CS là «đảng ta», coi chế độ độc đảng là «chế độ ta», đồng hóa đảng CS với nhân dân và dân tộc. Nay thì không còn gì như trước nữa. Người dân thường nay gọi đảng CS là «họ», là «các ổng», có khi «là bọn chúng», «bọn họ», là «chúng nó», khác hẳn thời nhẹ dạ cả tin ngày xưa. Mà chính lãnh đạo đảng CS cũng xa rời nhân dân, coi nhân dân là kẻ thù, cắt cầu rút ván với trí thức, với nông dân, với tuổi trẻ, với lao động, với bà con các tôn giáo, không thèm giao lưu, đối thoại.

Thật ra đảng CS còn mất đi nhiều điều lắm, không phải chỉ mất có niềm tin mà còn là sự tin yêu, yêu thương, quý trọng, thân thiết, tin tưởng tuyệt đối. Cũng không phải là tâm lý sợ hãi, mà còn là sự tin cậy, tình cảm mến thương cao quý đến độ thiêng liêng. Xưa kia do bộ máy tuyên huấn với hệ thống loa phường ra rả rót mật vào tai mỗi người dân từ mờ sáng đến nửa đêm, cổ vũ tệ sùng bái cá nhân, sùng bái đảng.

Ngày nay, thay vào đó là sự giận dữ pha đậm sự khinh bỉ. Giận dữ vì biết rõ đó là những con sâu, bầy sâu ăn bẩn tài sản của nhà nước, ăn cắp của mỗi người dân, của chính gia đình và bản thân mình. Khinh bỉ vì nhân cách thấp, thiếu tự trọng của họ do họ tự phơi bày. Ở cấp lãnh đạo cao nhất, các nhân vật tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch Quốc hội cũng kình địch nhau, lườm nguýt nhau, dùng các chữ X, Y, Z để gọi, ám chỉ nhau, chơi xấu nhau bằng các đòn ngầm… đều là những hiện tượng cực hiếm xưa nay.

38 năm sau cái gọi là «Toàn thắng, Giải phóng và Thống nhất» trong say sưa ngây ngất của đảng CS, nay chỉ còn lại niềm chua chát về sự suy thoái của đảng, về tình trạng mất niềm tin của nhân dân, nỗi lo sợ được thổ lộ công khai về sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa trước sự thức tỉnh và phẫn nộ của đông đảo nhân dân.

Trong và ngoài nước đều có những nhận định mới, chưa từng có, về tình trạng hiện tại của đảng CS. Nào là đảng CS Việt Nam đang cố tồn tại. Đảng CS không tự lột xác thì sẽ bị lột xác. Đảng CS đang phá sản về mọi mặt. Chỉ riêng việc tạo nên núi nợ khổng lồ hơn 120 tỷ đôla để chia chác với nhau, để các đời con cháu è cổ ra trả, các quan chức cao nhất hiện nay rồi sẽ phải trả lời trước Tòa án tối cao của dân tộc một ngày không xa. Đảng CS VN đang đứng trước nguy cơ sụp đổ, nguy cơ phá sản, nguy cơ giải thể không sao tránh khỏi. Đảng CS VN đang đi đến bước đường cùng, đi theo số phận của đảng CS Liên Xô, các đảng CS Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung, Rumania, Bulgaria, Nam Tư, Mông Cổ, CHDC Đức, để nằm chung một nghĩa địa CS quốc tế.

Ngược với đà đi xuống không sao gắng gượng nổi của đảng CS, cuộc đấu tranh đòi tự do, dân chủ, nhân quyền của nhân dân ta đang phát triển bất chấp sự đàn áp khốc liệt của Bộ Chính trị với công cụ là bộ máy cảnh sát được hưởng nhiều bổng lộc kết hợp với các nhóm xã hội đen.

Nhiều hiện tượng và sự kiện chưa từng có đã liên tiếp xuất hiện, nói lên sự phát triển không gì kìm hãm nổi của lực lượng đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền. Trước kia có người cho rằng hãy chờ cho có đời sống kinh tế khá lên đã rồi sẽ đòi tự do dân chủ sau. Rằng lúc ấy đảng CS sẽ có lòng tốt trả lại tự do cho dân theo kiểu xin - cho. Trước đây, nhiều người cho rằng ký kiến nghị, ký tuyên ngôn, tuyên bố làm gì, không có tác dụng khi chính quyền độc đảng tỏ ra ù lỳ, ngoan cố. Nay đã có đồng thuận, phải đấu tranh ôn hòa nhưng kiên trì, quyết liệt, phải bằng nhiều biện pháp khác nhau, không bỏ sót một biện pháp nào, phối hợp trong và ngoài nước, phối hợp trong nước và các thế lực dân chủ nhân quyền quốc tế, coi các hình thức ra tuyên bố, tuyên ngôn, kiến nghị là những hình thức tập hợp lực lượng, liên kết phong trào, đoàn kết nội bộ, bảo vệ lẫn nhau, rất có hiệu quả và tác dụng, làm thế lực độc đoán rất e ngại.

Từng lực lượng, từng khu vực, từng giới, từng địa phương đang liên kết trong một mặt trận rộng lớn gồm từ cụ già 95 tuổi như lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cho đến các cô sinh viên Nguyễn Phương Uyên, Nguyễn Trang Nhung, Đỗ Thúy Hường; từ nhà báo dân chủ Phạm Chí Dũng của lề phải đến nhà báo Đặng Chí Hùng trên lề trái; từ đảng viên bỏ đảng Nguyễn Chí Đức đến cựu nhân sỹ mặt trận giải phóng Lê Hiếu Đằng; từ các luật sư và luật gia hiểu rõ luật pháp và chế độ pháp trị dân chủ đến các nhà kinh doanh vừa và nhỏ bị kinh tế quốc doanh của đảng CS chèn ép và bóp chết hàng loạt - rõ ràng lực luợng đấu tranh đang phát triển khá nhanh, khá rộng khắp, không còn lẻ tẻ như mươi năm trước.

Khi kiến nghị về Bô-xít đạt hơn 3 ngàn chữ ký đã là khá đông thì Tuyên bố về sửa đổi hiến pháp gần đây vọt lên đến 16 ngàn. Yêu cầu then chốt nhất, được coi là nhạy cảm nhất là yêu cầu chuyển toàn hệ thống từ độc quyền đảng trị sang hệ thống pháp trị đa đảng đa nguyên đang lan rộng, thu hút cả đông đảo đảng viên CS, trong đó có cả nhiều đảng viên lão thành, trí thức có uy tín và ảnh hưởng lớn, am hiểu thời thế, thật lòng yêu nước, thương dân.

Vậy thì làm sao năm nay nhân ngày 30/4 các chiến sỷ dân chủ, những công dân tư do lại cho phép mình buồn được. Hãy nhường hẳn cái buồn ấy cho những người như ông Nguyễn Khoa Điềm, từng qua 2 khóa Bộ Chính trị, nay nghỉ hưu, vừa gửi cho mạng Quê Choa mà ông từng đe nẹt, bài thơ nhan đề là «Những năm tháng buồn». Bài thơ là một tiếng thở dài não nề từ một nhân vật từng thét ra lửa, 1 trong 14 vị vua tập thể ngự trị hơn 10 năm, từng bịt miệng báo, đài, blogger, internet, từng tống ngục hành hạ lên án tướng Trần Độ, các ông Vi Đức Hồi, Hoàng Minh Chính, Nguyễn Khắc Toàn, Phạm Hồng Sơn.

Cái nỗi sợ cường quyền lưu cữu như một nghiệp chướng truyền đời nay đã đổi ngôi. Các ngài nguyên uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên ủy viên Trung ương nay đã biết sợ. Họ sợ ai? Họ sợ lớp lớp dân oan, lớp lớp nông dân vốn trong hàng ngũ liên minh công nông của họ bị họ phản bội; họ sợ từng từng lớp lớp trí thức sinh viên tỉnh dậy đòi phế bỏ cái dự thảo hiến pháp vô duyên ‘thay hàng trăm chỗ để không thay gì cả’; họ sợ các cô gái Nguyễn Hoàng Vy, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Phan Thanh Nghiên vẫy gọi bạn bè gặp gỡ nhau trong các cuộc dã ngoại để trao đổi tự do về mọi chuyện trên đời; họ hoảng lên khi thấy các kiến nghị, tuyên bố của các nhóm trí thức tự do đã vựợt xa 2 ngàn, 3 ngàn, để vọt lên 8 ngàn, 10 ngàn, nay là 16 ngàn, Vậy thì phải cần bao nhiêu công an để triệu tập số người ấy tới để làm việc, và cần xây thêm bao nhiêu buồng giam, trại giam để nhốt và cách ly số «phần tử nguy hiểm» ấy?

Vậy thì 30/4 năm nay, mỗi người dân Việt nặng lòng với độc lập, với quyền làm Người, với quyền tự do, dân chủ của nhân dân không có một lý do gì để buồn rầu cả.

Theo tôi ngày 30/4 năm nay là ngày vui, rất đáng vui, ngày để lạc quan, hướng đến tương lai, một tương lai tươi sáng do dấn thân của mọi tiềm lực của dân tộc, của trí thức, của tuổi trẻ, của phụ nữ nước ta, của bà con các tôn giáo luôn lấy cái Thiện, cái Cao Cả, Lẽ Phải làm tôn chỉ. Một cuộc xếp sắp lại lực lượng phá và lực lượng xây đang diễn ra trên quy mô cả nước.

Bạn có nghe thấy tiếng cựa mình của đất nước đang làm nên Lịch sử mới hay không. Xin lắng nghe và vào cuộc bạn nhé.

Đó là kết quả của 38 năm bền bỉ đấu tranh, phơi bày sự tráo trở, mỉa mai, hỗn xược của mỹ từ «giải phóng», để cuối cùng «người thắng cuộc» cuối cùng không phải là đảng Cộng sản với cái học thuyết Mác Lê đã phá sản tuyệt đối trước lịch sử loài người, đảng đã đổ đốn đang tàn phá quê hương, sắp bị đào thải. Người thắng cuộc cuối cùng là nhân dân, là dân tộc Việt Nam chúng ta.

 * Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
nguồn:http://www.voatiengviet.com/content/dat-nuoc-cua-minh-lam-nen-lich-su/1651522.html
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001
Hòa hợp hòa giải dân tộc? 

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-04-30
    Tổng Thống Dương Văn Minh (2) ngày 30-4-1975 ở Dinh Độc Lập. Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu (1) và nhà báo Bùi Tín (3).
    Tổng Thống Dương Văn Minh (2) ngày 30-4-1975 ở Dinh Độc Lập. Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu (1) và nhà báo Bùi Tín (3).
    File photo
    Chưa bao giờ mà nhân ngày 30 tháng Tư cộng đồng người Việt hải  ngoại cũng như báo chí trong nước lại nhắc nhở về sự hòa hợp hòa giải dân tộc nhiều như năm nay. Chỉ dấu này cho thấy đã đến lúc cùng nghĩ lại những điều mà cả hai bên còn vướng mắc để đi đến xóa bỏ nỗi đau đã kéo dài gần bốn mươi năm qua. Mặc Lâm phỏng vấn Đại tá Bùi Tín, Phó tổng biên tập của báo Nhân Dân, người được xem là chứng nhân lịch sử trong ngày 30 tháng Tư năm 75 để tìm hiểu suy nghĩ của ông về ngày này 38 năm sau.
    Tôi không hề nhận sự đầu hàng
    Mặc Lâm: Xin cám ơn ông đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vần này. Thưa ông, sau ba mươi tám năm không biết ông có còn nhớ cái cảm giác lúc ông cùng với đồng đội tiến vào Sài Gòn trong những ngày sau cùng ấy như thế nào?
    Ông Bùi Tín: Những ngày đó tôi đang ở gần và càng ngày càng tiến gần về Sài Gòn với mọt niềm phấn khởi hết sức to lớn. Cùng với đồng đội bạn bè vì chiến tranh sắp kết thúc và đất nước có hòa bình, thống nhất cho nên có thể nói đó là những ngày vui sướng nhất tuy cuộc hành quân rất vất vả.
    Mặc Lâm: Báo chí nhiều nước viết rằng ông là một nhân chứng lịch sử vì là người nhận sự bàn giao chính quyền từ ông Dương Văn Minh, thật hư việc này ra sao thưa ông?
    Thật ra tôi không hề nhận sự đầu hàng. Ông Minh nói với tôi là ông muốn chuyển giao chính quyền nhưng tôi bảo tôi không có nhiệm vụ đó. Chính quyền của ông đã sụp đổ rồi thì ông không thể giao cái gì mà ông không có trong tay nữa. Cho nên trong thực tế không có chuyện Bùi Tín nhận bàn giao chính quyền
    Ông Bùi Tín
    Ông Bùi Tín: Nói rằng tôi là người nhận sự đầu hàng của ông Dương Văn Minh là nói thái quá và có một số nhà báo nước ngoài họ nhận định như thế bởi họ thấy sự kiện diễn ra. Thật ra tôi không hề nhận sự đầu hàng. Ông Minh nói với tôi là ông muốn chuyển giao chính quyền nhưng tôi bảo tôi không có nhiệm vụ đó. Chính quyền của ông đã sụp đổ rồi thì ông không thể giao cái gì mà ông không có trong tay nữa. Cho nên trong thực tế không có chuyện Bùi Tín nhận bàn giao chính quyền hay là Bùi Tín nhận sự đầu hàng của chính quyền Sái Gòn, điều đó không hề có và do một số nhà báo nước ngoài thêu dệt và tôi cũng không muốn lạm dụng để mà lợi dụng một danh nghĩa không có thật ấy.

    Nhà báo Bùi Tín đang viết bài trong Dinh Độc Lập ;ngày 30 tháng Tư, 1975
    Nhà báo Bùi Tín đang viết bài trong Dinh Độc Lập ;ngày 30 tháng Tư, 1975

    Tôi chỉ nhận rằng tôi là người được chứng kiến, là một chứng nhân lịch sử của ngày 30 tháng Tư là một. Thứ hai, trên thực tế tôi là sĩ quan cao nhất mà cũng có thể nói là sĩ quan cao cấp duy nhất có mặt ở dinh Độc lập gặp chính phủ cũ của miền Nam vào cái ngày lịch sử đó. Nói như thế là đúng.
    Mặc Lâm: Nhà báo Huy Đức đã phát hành tác phẩm Bên Tháng cuộc gây chấn động trong và ngoài nước vì hàng ngàn chi tiết lịch sử chưa được công bố, nhất là quyển một “Giải Phóng” có nhắc cả những ngày tiếp thu Dinh Độc lập. Là một nhân chứng sống ông đánh giá ra sao về tác phẩm và nếu được bổ xung thì ông sẽ thêm vào những biến cố hay con người nào?
    Ông Bùi Tín: Tôi đánh giá rất cao cố gắng của nhà báo Huy Đức. Anh đã lao động nghề nghiệp một cách công phu kéo dài một thời gian và thu lượm được một khối đồ sộ tài liệu, tư liệu sống động, ta phải công nhận điều đó. Nhưng dù sao anh chỉ là một con ngườì, hai nữa anh thu lượm tài liệu một cách gián tiếp, không trực diện mắt thấy tai nghe cho nên dù sao cũng rơi rụng đi nhiều, thiếu sót không phải là ít. Tôi đọc “Bên thắng cuộc” thấy rất nhiều những chi tiết sai, thế nhưng anh ấy không biết thì tôi nghĩ ta phải châm chước vì nói chung cái mà anh làm được rất đồ sộ. Nhưng lịch sử nó to lớn lắm một con người làm sao bao quát được hết? Tôi muốn bổ xung cho anh ấy là đánh giá cuộc chiến này mà không nói gì tới ông Hồ Chí Minh thì đấy là một lổ hỗng rất lớn mà anh Huy Đức cũng không có sức để mà làm.
    Tôi thất vọng ngay sau những ngày đầu vì không có được những hòa giải và hòa hợp. Một số những anh em bà con với tôi trong miền Nam cũng bị đi cải tạo.
    Ông Bùi Tín
    Thất vọng ngay những ngày đầu
    Mặc Lâm: Quay trở lại với ngày 30 tháng Tư năm 1975, sau khi tiếp thu miền Nam có điều gì làm cho ông thất vọng hay không trong khi niềm sung sướng chấm dứt chiến tranh và chiến thắng miền Nam vẫn đang rất hưng phấn?

    Nhà báo Bùi Tín và Tướng CSVB Nam Long trưa 30-4-1975 ở Dinh Độc Lập
    Nhà báo Bùi Tín và Tướng CSVB Nam Long trưa 30-4-1975 ở Dinh Độc Lập. File photo

    Ông Bùi Tín: Tôi thất vọng ngay sau những ngày đầu vì không có được những hòa giải và hòa hợp. Một số những anh em bà con với tôi trong miền Nam cũng bị đi cải tạo. Tôi có ông anh con ông bác ruột là chủ tịch của Giám sát viện của miền Nam cũng phải đi tập trung cải tạo mấy năm, điều đó làm cho tôi có thể nói là niềm cay đắng kéo dài cho tới mấy năm sau đó.
    Mặc Lâm: Trong thời gian gần đây báo chí trong nước và hầu như các trang mạng xã hội nói rất nhiều đến hòa giải hòa hợp, ông nhận xét gì về hiện tượng này?
    Ông Bùi Tín: Có người nói 30 tháng Tư là ngày hàng triệu người vui và cũng hàng triệu người buồn. Thế nhưng tôi nghĩ cái vui cái buồn đó tương đối và nó có những chuyển động của nó. Riêng đến năm nay niềm cay đắng của tôi dã bớt đi rất nhiều và thay vào đó là niềm vui. Ngày 30 tháng Tư năm nay tôi có thể nói với anh và các bạn nghe đài RFA rằng năm nay tôi vui lắm và tôi lạc quan. Lạc quan với vui vì thời cuộc trong nước ta đang có những thay đổi tuy chưa phải là thay đổi to lớn, nhảy vọt nhưng nó tiệm tiến và nó đi đến cái thay đổi cơ bản.
    Vượt qua tư tưởng quá khích để đến với nhau
    Mặc Lâm: Ông có nghĩ rằng Bộ Chính trị sẽ có một động thái nào đó trước nhu cầu hòa hợp hòa giải để tiến đến xóa bỏ lằn ranh thù hận đã hiện hữu quá lâu hay không, và theo ông họ phải làm gì?
    Tôi nghĩ là phải vượt qua những tư tưởng quá khích đó để đến với nhau như anh em ruột thịt. Bình đẳng nhìn đến tương lai chứ không phải chỉ quay về quá khứ thì mới có thể thực hiện được hòa hợp và hòa giải số đông đồng bào trong và ngoài nước
    Ông Bùi Tín
    Ông Bùi Tín: Tôi không tin cái Bộ Chính trị hiện nay nghĩ đến hòa giải và hòa hợp. Phải thay đổi, có khi phải thay lãnh đạo thì mới có thể có tư duy mới để mà thực hiện hòa giải hòa hợp đã lỡ mất đến 38 năm. Còn việc phải làm gì để hòa giải hòa hợp thì nhiều lắm. Ví dụ như từ nay trở đi đừng  gọi miền Nam là “ngụy” nữa. Sửa cả những văn kiện lịch sử đừng nói là bán nước nữa vì miền Nam có những cách yêu nước riêng của họ và đừng gọi là ngụy nữa vì đây là anh em ruột thịt với nhau, mỗi bên có đường lối khác nhau. Ví dụ như cho anh em cũ ở miền Nam trở về sửa sang lại nghĩa trang Biên Hòa chẳng hạn. Như vậy sẽ là những cái hòa hợp hòa giải thiết thực
    Hiện nay còn có những người bị tù 38 năm rồi vẫn còn trong tù, tôi nghĩ phải thả họ ra và nhân đó phải trả lại tự do cho tất cả anh chị em đấu tranh cho dân chủ. Từ anh Cù Huy Hà Vũ cho đến nhà báo Điếu Cày và một số anh em gần đây bị tuyên án. Phải trả tự do cho tất cả. Đó là biểu hiện của hòa hợp hòa giải. Thế nhưng tôi thấy lãnh đạo hiện nay đã quá sức của họ. Bây giờ họ tham nhũng quá rồi cho nên họ không muốn nhả ra nữa. Họ không muốn trả lại những gì họ đã lấy của nhân dân. Họ đã ăn cắp, ăn cướp đất đai tiền bạc của nhân dân cho nên họ không nghĩ tới hòa hợp hòa giải được nữa, đã quá muộn rồi.
    Hiện nay đã có hòa giải hòa hợp nhưng không phải từ những người lãnh đạo. Hiện nay trong hàng ngũ dân chủ, hàng ngũ đòi tự do đã nảy ra những điều hòa hợp hòa giải, bắt tay với những anh em dân chủ ngoài nước để mà hỗ trợ lẫn nhau đó mới là cái hòa hợp hòa giải quý báu. Tất nhiên ở ngoài hay ở trong gì cũng đều có những tư tưởng quá khích nhưng tôi nghĩ là phải vượt qua những tư tưởng quá khích đó để đến với nhau như anh em ruột thịt. Bình đẳng nhìn đến tương lai chứ không phải chỉ quay về quá khứ thì mới có thể thực hiện được hòa hợp và hòa giải số đông đồng bào trong và ngoài nước
    Mặc Lâm: Xin cảm ơn ông.
    nguồn:http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/concor-recon-onl-solu-04302013065241.html
    ======================================================================
    Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
              Sẽ xóa những comment nói tục
              Thinhoi001
    Những điểm khác biệt ở Hội thảo biển Đông tại Quảng Ngãi 

    Việt Hà, phóng viên RFA
    2013-04-30
    bien-Dong-11-305.jpg
    Hội thảo quốc tế về Hoàng Sa - Trường Sa tại Quảng Ngãi hôm 27/4.
    Courtesy quangngai.gov.vn


    Trong hai ngày 27 và 28 tháng 4, tại đại học PHạm Văn Đồng, tỉnh Quảng Ngãi, đã diễn ra hội thảo biển Đông với chủ đề, chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, các yếu tố pháp lý và lịch sử. Buổi hội thảo quy tụ nhiều học giả trong và ngoài nước. Nhân dịp này, Việt Hà phỏng vấn tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã, người tham gia thuyết trình tại hội thảo.

    Tập trung về chủ quyền của VN

    Trước hết nói về điểm khác biệt của hội thảo này so với các hội thảo quốc tế về biển Đông trước kia, tiến sĩ Nguyễn Nhã cho biết:
    TS Nguyễn Nhã: Tôi thấy là nó khác nhiều ở điểm là ở đây là tại một trường đại học tổ chức, địa điểm đặc biệt là Quảng Ngãi, và đồng thời nội dung cũng khác nhiều, cũng tập trung về vấn đề biển Đông, đặt vấn đề chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa trường Sa. Người ta tập trung nhiều các vấn đề nổi cộm hiện nay là Philippines đưa ra tòa án biển.
    Việt HàThưa ông xin ông cho biết là trong hội thảo hôm nay, các học giả cũng nói về vụ kiện của Philippines, thì các học giả có nhận định thế nào về khả năng thành công của vụ kiện này?
    Đa số các học giả đều thấy là cần những giải pháp hòa bình, giải pháp hợp tác. Người ta cũng nói là không để bên nào mất mặt.
    -TS Nguyễn Nhã
    TS Nguyễn Nhã: Người ta cũng nói có nhiều khả năng. Nhưng có nhiều người nói là đây là một khả năng cũng rất tốt cho Philippines thắng kiện, và khi Philippines thắng thì người ta cũng đặt ra vấn đề là Trung Quốc có tuân thủ không. Hiện nay Trung Quốc không chấp nhận 1 trong 5 thẩm phán của tòa quốc tế đó, phải thay thế một đại diện, tức là thẩm phán của Ba Lan.
    Người ta cũng bàn nhiều về vấn đề như vậy thì hậu quả ra sao, khi tòa án quốc tế có kết luận. Người ta phân tích nhiều là Trung Quốc không có cơ sở pháp lý và lịch sử nào về đường chữ U hay đường đứt khúc 9 đoạn, tức là đường lưỡi bò. Có cái ngại là Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao khi có những kết luận của tòa án. Trong đó người báo cáo và những người thảo luận cũng đặt ra vấn đề như thế. Có nhiều người nói đây là một dịp tốt cho Việt Nam.
    Việt HàCác học giả hôm nay có đưa ra những kiến nghị gì trong việc giải quyết tranh chấp tại biển Đông?


    bd-250.jpg
    Các học giả quốc tế và Việt Nam trao đổi tại hội thảo quốc tế về Hoàng Sa - Trường Sa tại Quảng Ngãi hôm 27/4. Courtesy quangngai.gov.vn

    TS Nguyễn Nhã: Đa số các học giả đều thấy là cần những giải pháp hòa bình, giải pháp hợp tác. Người ta cũng nói là không để bên nào mất mặt. Có nói là chủ nghĩa dân tộc hiện nay đang phát triển, vì sức ép đó, có người nói là các giải pháp làm thế nào để một bên nào bị sức ép như vậy, bị mất mặt. ASEAN phải đoàn kết với nhau.
    Từ đoàn kết đó, họ phân tích về COC nhưng người ta ngại là Trung Quốc không hợp tác, tức trì hoãn. Vấn đề đặt ra vẫn là dấu hỏi về thái độ của Trung Quốc hiện nay. Họ nói hợp tác luôn tỏ thái độ dữ dằn.
    Việt HàHội thảo biển Đông lần này tổ chức tại Quảng Ngãi là tỉnh có rất nhiều ngư dân khi đi đánh bắt cá tại Hoàng Sa, chịu nhiều thiệt hại do tranh chấp ở biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc. Theo ông hội thảo lần này tại Quảng Ngãi có ý nghĩa thế nào với người dân tại đây và tỉnh Quảng Ngãi?
    TS Nguyễn Nhã: Theo tôi tổ chức hội thảo này đúng vào thời gian huyện đảo Lý Sơn tổ chức lễ khao lề tế lính Hoàng Sa, tức là lễ người dân Lý Sơn nói riêng và nói chung cả quê hương từ khi Lý Sơn tách tra khỏi đất liền, là nôi của đội Hoàng Sa, là dân binh đi khai thác biển Đông, có nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền của mình tại Hoàng Sa, Trường Sa. Vì đội Hoàng Sa kiêm quản đội Bắc Hải. Tại một địa điểm như vậy, đến ngay mai các học giả quốc tế sẽ đến để chứng kiến lễ khao lề ở huyện đảo Lý Sơn.
    Việt HàXin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn này.
    nguồn:http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/inter-workshop-sovereignty-over-es-vh-04302013093748.html
    ======================================================================
    Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
              Sẽ xóa những comment nói tục
              Thinhoi001
    30 tháng 4 và tiếng chó sủa đêm phía sau nhà 

    VietTuSaiGon 
    2013-04-30
      imageafp2-305.jpg
      Cúng kiếng ngoài nghĩa trang, ảnh minh họa.
      AFP photo

      Có lần, ông tôi nằm trên giường bệnh và nói lớ mớ, anh em tôi không ai hiểu ông nói gì, ông ngoắc tôi lại gần, rồi thều thào dặn: “Ba mươi tháng Tư năm nay, chắc ông không làm được như mọi năm, con nhớ, cứ nghe tiếng chó sủa đêm phía sau nhà thì mang một ít thuốc lá, bánh, áo giấy và đường ra cúng nhé! Họ về đó, năm nào cũng thế…”. Chưa kịp hiểu gì thì ông đã qua đời. Cũng từ đó, cứ 30 tháng Tư, tôi lại làm theo lời ông dặn nhưng vẫn không rõ lắm “họ” mà ông đã nói là ai. Mãi cho đến mười một năm sau, lúc này tôi đã ngấp nghé tuổi trung niên.
      Lúc tôi được biết rõ chuyện này cũng là lúc bà sắp qua đời, bà cũng   gọi tôi đến bên giường và nói thì thào vào tai tôi: “Sau nhà mình là một nghĩa trang đã bị phá hủy trong những ngày mới thay đổi chế độ, nghĩa trang đó chôn những người lính Nghĩa quân và Biệt kích, trong thời gian làm kinh tế hợp tác xã, họ bắt ông của con phải ra đào mộ, lấy đất làm gạch. Chỉ bắt ông con vì ông con là lính nghĩa quân thời Pháp và bác Hai của con là sĩ quan chế độ cũ. Hồi đó nếu ông từ chối thì nhà mình khó mà sống cho yên. Ông con nhắm mắt mà bốc họ đi. Bốc xong, mấy ông cán bộ đưa cốt đi đâu bà cũng không rõ. Chỉ nhớ là mỗi đêm, vong hồn về đốt đuốc sáng choang ngoài hố gạch, nói chuyện rì rầm cả đêm. Họ linh lắm. Ông của con chỉ biết thắp hương khấn vái xin họ thương tình mà tha thứ cho tình cảnh của ông. Họ về báo mộng, cho ông biết là họ bỏ qua tội của ông, họ hiểu hết, họ không trách. Nhưng họ cần áo quần để mặc, họ thèm đường bát và thuốc lá… Con nhớ mà cúng mỗi năm nhé, và nhớ cầu nguyện cho họ siêu thoát…”.
      Lời dặn của ông và câu chuyện của bà trước lúc lâm chung khiến tôi buồn mấy ngày và cứ suy nghĩ miên man về thân phận con người, thân phận của những chiến binh đã hy sinh thân xác cho lýt ưởng, cho quốc gia, dân tộc. Có thể nói rằng họ là những chiến binh không may, mộ phần của họ không được chăm sóc tử tế bởi bàn tay đồng đội, bàn tay người thân. Sau một biến cố lịch sử, mọi việc đảo lộn, thân phận của người sống cũng người người đã khuất cũng trở nên phiêu hốt, bất định. Và cũng có thể nói rằng đó là một sự không may mắn mang tính lịch sử.
      Nhưng, nếu chỉ nói thế thì e rằng sự thiếu sót này không thể nào bỏ qua, và sự hời hợt trong nhận xét cũng là một cái tội, chí ít là cái tội   với người đã nằm xuống. Hai miền Nam – Bắc nước Mỹ, sau chiến tranh, họ vẫn có một nghĩa trang chung của hai phía, họ cũng có những cuộc hòa giải để cho thấy rằng không có bên nào chiến thắng cũng như không có bên nào thua trận. Mà chiến thắng lại thuộc về nước Mỹ, một nước Mỹ yêu chuộng hòa bình và dân chủ, văn minh thuộc vào bậc nhất địa cầu. Rất tiếc, Việt Nam thì mọi chuyện vừa buồn cười vừa chảy nước mắt.
      Sau ba mươi mấy năm kêu gọi hòa giải, hòa hợp dân tộc, cái người ta dễ nhìn thấy nhất đó là hàng triệu số phận bị đắm chìm vì những chủ trương, chính sách cấm cửa, không cho thi đại học vì có lý lịch là con em của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, mọi cơ hội hoàn toàn đóng kín trước mắt những người có liên quan đến chế độ cũ. Và, mãi cho đến bây giờ, những căn nhà bị cướp trắng, những người vợ, người con của chiến bính Việt Nam Cộng Hòa bị xua đuổi ra đường vẫn chưa bao giờ có cơ hội bước chân vào căn nhà cũ của mình. Nhưng đó là chuyện vẫn chưa đáng kinh hãi lắm.
      Đáng kinh hãi hơn cả là những ngôi mộ liệt sĩ Việt Nam Cộng Hòa bị bỏ hoang, bị đào bới và những nghĩa trang bị chiếm đất để trồng cây lâu năm, cây lấy gỗ mà ai cũng có thể nhận biết là cây đó nhanh tươi tốt như vậy nhờ bởi hút xác người. Thật là hãi hùng khi nghĩ rằng người chết phải thêm một lần chết dần chết mòn bởi rễ cây đang từ từ nhấm nháp xương cốt, từ từ xâm thực toàn bộ mộ phần của họ. Nhưng, mức độ kinh hãi vẫn chưa dừng ở đó, người ta còn nghĩ đến việc mở đường, xây dựng công trình lên đó và xóa sạch dấu vết của chế độ cũ. Giật sập tượng đài, đào bới mộ, hoang hóa nghĩa trang, đó là tất cả những gì có được trong cuộc hòa giải hòa hợp dân tộc này!
      Đến lúc này, tôi phải tự hỏi liệu cái nền giáo dục mà tôi đã học ở đó   trong quãng thời gian không ngắn của đời người có phải là nền giáo dục của con người? Vì nếu là nền giáo dục của con người thì phải dạy cho người ta biết yêu thương, biết kính trọng, nghiêng mình trước vong linh người đã khuất và biết động lòng trắc ẩn trước cái chết đồng loại. Nhưng không, suốt ba mươi mấy năm nay, người ta vẫn chưa ngưng hành hạ những ngôi mộ liệt sĩ đối phương, người ta vẫn chưa ngừng tung hê chiến thắng, người ta vẫn không ngừng rót rượu uống mừng, mặc cho mấy triệu đồng bào phải cúi mặt giấu nước mắt.
      Thêm một 30 tháng 4 nữa, thêm một năm dài của những oan hồn còn vương vấn đâu đó nơi dương thế bởi chưa tìm được sự chăm sóc ấm áp của người thân hoặc bị cư xử quá tệ bạc và tàn nhẫn. Thêm một năm nữa, không có hy vọng gì vào một xứ sở mà ở đó, lòng cựu thù đã lậm vào máu thịt và não trạng, sự hận thù không từ bỏ cả với người chết… Lại một 30 tháng 4 nữa, chó đang sủa sau nhà, và trụ sở ủy ban phường đang có văn nghệ ăn mừng chiến thắng!
      nguồn:http://www.rfa.org/vietnamese/blog/blog-04302013-viettusaigon-04302013110409.html
      ======================================================================
      Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
                Sẽ xóa những comment nói tục
                Thinhoi001
      Bằng cách nào, họ đến được đất tự do? (phần 1) 

      Ngọc Lan, thông tín viên RFA
      2013-04-29
      000_APP2000052916857-305.jpg
      Những người Việt Nam vượt biển được đưa vào bờ biển của Malaysia năm 1978
      AFP photo
       Nghe bài này

      Tải xuống - download
      Biến cố 30 Tháng Tư năm 1975 làm thay đổi vận mệnh cả dân tộc Việt Nam. Mỗi người dân Việt sống trong giai đoạn này, ít nhiều đều bị cuốn vào vòng xoáy của thời cuộc, của những biến đổi đau thương.
      Cũng từ đây, lịch sử hiện đại Việt Nam phải ghi nhận thêm một sự kiện đau đớn của dân tộc khi hàng triệu người dân chấp nhận làm thân phận của kẻ ly hương, rứt ruột rời xa gia đình, xa xóm làng, xa tất cả những gì thân quen nhất để tìm đường đến đất tự do.
      Chuyến ra đi của mỗi người là một câu chuyện rất riêng, không ai giống ai, nhưng tất cả đều là một hành trình không quên trong cuộc đời của họ, dù thời gian hơn 30 năm đã trôi qua.

      Tháng 4 định mệnh

      Đào Nguyễn, hiện là một chuyên viên tài chánh đang sống tại Houston thuộc tiểu bang Texas, rời Việt Nam vài ngày 29 Tháng Tư năm 1975, khi vừa tròn 10 tuổi.
      Theo Đào, chuyến đi định mệnh của cô “tương đối trôi chảy và ít nước mắt hơn so với rất nhiều người Việt khác”:
      “Lúc bấy giờ tôi còn là một đứa nhóc tì nên hoàn toàn không có quyết định gì. Ai biểu đi thì đi, xách thì xách, khiêng thì khiêng.
      Chiều ngày 29 tháng Tư năm ấy, ba tôi đưa gia đình đến bãi Sau Vũng Tàu để rời Việt Nam cùng với một số gia đình khác.
      Nhìn hình ảnh của ba tôi từ từ nhỏ lại, xa dần, mờ dần rồi khuất hẳn, tôi cứ ngỡ ba sẽ đi sau bằng một chiếc tàu khác. Nhưng không ngờ ba tôi đã quyết định ở lại chọn con đường nghĩa khí cho riêng ông.
      Tàu rời bến lúc 7 giờ chiều và đến 4 giờ sáng thì loa phóng thanh báo tin tàu bị bể bơm nước và kêu gọi đàn ông thanh niên phụ tát nước. Trời còn tối đen, lúc đó mọi người lo lắng tàu sẽ đắm.
      Các bà thi nhau đọc kinh cầu nguyện như ri. May mắn lúc đó có một chiến hạm của Mỹ đi qua và cho tất cả lên tàu.
      Nghĩ đến những người đi vượt biên rồi bị cướp bóc, hãm hiếp, hoặc bị rớt xuống biển tôi thấy đau xót quá bởi tự do của họ đã phải đổi bằng một giá quá lớn.- Đào Nguyễn, Texas
      Từng người một leo lên cái thang dây trong tiếng la hét, khóc lóc. Một số bà mẹ, trong đó có mẹ của tôi réo gọi con cái mang theo hành lý leo lên.
      Bây giờ nghĩ lại cũng còn ngán vì một tay phải nắm vào thang dây, còn tay kia thì xách đồ nặng. Rồi lại còn phải leo xuống để lấy thêm đồ trong lúc người ta từ dưới đang đi lên và lính Mỹ thì không cho xuống, mà mẹ tôi thì cứ la um sùm.
      Tôi còn nhớ khi tôi nói: 'thôi mẹ ơi, bỏ lại tất cả đi!' tôi bị mẹ 'bộp' cho một cái đau điếng nên im luôn cho tới mấy ngày.
      Chuyện đến đất tự do của tôi chỉ có vậy thôi. Nhưng nghĩ đến những người đi vượt biên rồi bị cướp bóc, hãm hiếp, hoặc bị rớt xuống biển tôi thấy đau xót quá bởi tự do của họ đã phải đổi bằng một giá quá lớn!”

      Ra đi, vì không được học đại học


      unhcr-250.jpg
      Những người Việt vượt biển. Photo courtesy of UNHCR

      Chị Jennifer Nguyễn, ngoài 50 tuổi, đang sống tại thành phố Seattle thuộc tiểu bang Washington, nhớ mãi kỷ niệm về các chuyến đi vượt biên của mình vào năm 1979, sau khi không được chấp nhận vào trường Cao Đẳng Sư Phạm với lý do “có thân nhân đi nước ngoài.”
      Chị Jennifer kể:
      “Sau khi học xong lớp 12 khoảng Hè năm 1979, tôi đậu vào trường Cao Đẳng Sư Phạm nhưng bị đuổi học vì có thân nhân đi nước ngoài. Thế là ba tôi bắt tôi phải vượt biên vì không còn tương lai nếu chỉ có bằng tú tài.
      Tôi đi chuyến đầu chung với mấy anh chị, hết thảy là 6 người. Chuyến đó ở nhà có bao nhiêu nữ trang của Má tôi chết để lại đem chung một mớ cho người tổ chức.
      Sau khi ngủ một đêm trong một ngôi chùa ở Vũng Tàu, tất cả bị công an ập vào bắt chở vào trại giam Vũng Tàu và bị tịch thu hết phần nữ trang còn lại.
      Lần đó, mấy chị em tô bị tù một tháng, trong đó có một chị ruột và một chị dâu tôi đang mang thai khoảng 6, 7 tháng.
      Tôi đậu vào trường Cao Đẳng Sư Phạm nhưng bị đuổi học vì có thân nhân đi nước ngoài. Thế là ba tôi bắt tôi phải vượt biên vì không còn tương lai.- Jennifer Nguyễn. Seattle
      Sau chuyến đó, tôi không muốn đi nữa vì quá hãi hùng chuyện ở tù,  nhưng ba tôi không chịu thua và thuyết phục tôi đi cho bằng được.
      Tôi tiếp tục đi chuyến thứ 2, thứ 3, vẫn không thành công nhưng hên là không bị bắt mà trở về nhà an toàn.
      Đến lần thứ 4 vào khoảng cuối năm 1979, chỉ vài ngày trước lễ Giáng Sinh, tôi ra đi ngay tại thành phố Mỹ Tho, nơi tôi ở.
      Đi một mình, không có ai tiễn đưa vì sợ bị lộ. Tôi chỉ cần đi bộ ra vườn hoa mất khoảng 15 phút từ nhà, rồi bước qua bờ tường của vườn hoa là xuống tới ghe.
      Ghe này là ghe chính, giả dạng đi đánh cá, từ từ đi ra cửa biển. Khi gặp tàu đi tuần thì tôi phải thục đầu xuống vì da tôi trắng không giống dân đi đánh cá. Ghe thì nhỏ mà có đến 76 người, ngồi chật như xếp cá mòi vậy.
      Ghe vượt sóng ra cửa biển, đi chưa bao lâu thì bị công an rượt. Chủ  ghe xả hết tốc độ, thoát được công an, nhưng ghe lại bắt đầu lạc phương hướng.
      Chưa hết, đến lúc mọi người tìm nước uống thì chỉ thấy toàn là dầu thôi. Thì ra vì gấp rút lúc đổ người và tiếp liệu vào tàu chính, thùng để nước và dầu nằm lẫn lộn, mở thùng nào cũng toàn là dầu chứ không tìm thấy nước, thế là bà con bắt đầu dành nước uống, chửi lộn nhau chí chóe.
      Đi không biết bao lâu thì thấy vài chiếc tàu nhỏ, nhưng ban đêm nên không dám ra hiệu cầu cứu mà phải chờ đến trời sáng nhìn cho kỹ rồi mới dám đốt vải để xin tiếp cứu thì họ lại làm lơ.
      Mọi người vừa nản vừa lo vì lương thực mang theo chỉ có một bao gạo do chủ ghe đem theo nấu cháo phát cho mọi người, ăn sắp hết, nước thì lộn với dầu…
      Sau 3, 4 ngày lênh đênh trên biển thì nhìn thấy dãy núi ở xa xa, bà con mừng như chết đi sống lại vậy. Thế là chủ ghe và một số người bàn là phải phá ghe và vứt máy xuống biển thì nó mới cho ghe mình vào. Sau vài giờ dằn co thì ghe được vào gần đến bờ, mọi người phải nhảy xuống biển và tự lội vào.
      Khi vào bờ rồi thì mọi người mới biết mình đến bờ biển Mã Lai, phải ngủ trên bờ biển một đêm, đến chiều ngày hôm sau mới có tàu của Cao Ủy Tị Nạn chở sang đảo Pulau Bidong.
      Những ngày trên trại thì hết đi xin quần áo cũ thì xin đồ ăn hộp của những người đi định cư trước để ăn thêm phần ăn do Cao ủy phát. Tôi ở trại khoảng hơn 6 tháng.
      Đến ngày ra cầu Jetty để đi định cư, được nghe ca sĩ Lệ Thu hát trên đài bài “Ngày Mai em đi…” nghe vui cho mình nhưng cũng không khỏi chạnh lòng nghĩ đến những người quen trên đảo bị rớt phỏng vấn không biết đến bao giờ mới tới phiên họ đi định cư..”
      (còn tiếp)
      nguồn:http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/how-arrived-in-freeland-p1-04292013145642.html
      ======================================================================
      Bằng cách nào, họ đến được đất tự do? (phần 2)


      Ngọc Lan, thông tín viên RFA
      2013-04-30
      image.jpg
      Một người tị nạn Việt Nam đã cố gắng tự tử để chống lại lệnh hồi hương, được cảnh sát kéo đi tại một trại tị nạn ở Philippines hôm 17/3/1995
      AFP photo
       Nghe bài này

      Tải xuống - download
      Biến cố 30 Tháng Tư năm 1975 làm thay đổi vận mệnh cả dân tộc Việt Nam. Cũng từ đây, lịch sử hiện đại Việt Nam phải ghi nhận thêm một sự kiện đau đớn của dân tộc khi hàng triệu người dân chấp nhận làm thân phận của kẻ ly hương, rứt ruột rời xa gia đình, xa xóm làng, xa tất cả những gì thân quen nhất để tìm đường đến đất tự do.

      Không thể quên

      Chuyến ra đi của mỗi người là một câu chuyện rất riêng, không ai giống ai, nhưng tất cả đều là một hành trình không quên trong cuộc đời của họ, dù thời gian hơn 30 năm đã trôi qua.
      Sơn Trần, một kỹ sư điện toán đang sống tại San Jose, miền Bắc California, đặt chân đến phi trường Los Angeles vào một đêm mùa thu năm 1984, cũng không quên 3 chuyến vượt biên của mình khi đang còn là sinh viên đại học Bách Khoa Sài Gòn.
      Sơn kể dưới sự móc nối của ba má anh từ miền Trung ra Vũng Tàu, anh vượt biên năm 1983, lúc đang học đại học bách khoa ở Sài Gòn.
      Không kể vài lần xuống nhà tay tổ chức nằm cả đêm rồi sáng hôm sau lại mò về thành phố vì bị “bể” thì lần vượt biên thành công là lần thứ 3, sau 2 lần thực sự bước lên tàu rồi quay về. Cả ba lần anh đều đi ở Bà Rịa.
      Theo lời anh Sơn, một lần tàu chạy ra khỏi cửa biển Vũng Tàu nửa ngày rồi phải quay trở lại vì tàu vô nước và tay tài công đầy kinh nghiệm không chịu đi tiếp vì biết chắc là đi là chết.
      Một lần khác khi anh đã trèo lên tàu và tàu rời bãi nhưng 'dân đi hôi' bám theo bát nháo quá khiến người tài công sợ, ôm la bàn nhảy xuống lội vô bờ chạy trốn. Anh Sơn cùng với những người còn lại trên tàu cũng chạy tán loạn.
      Lần đó trời gần sáng anh mò lên đường cái đón xe đò Bà Rịa về lại Sài Gòn mà túi không có một đồng. Người lơ xe ngó thấy anh chân và ống quần bết bát bùn biết ngay là dân vượt biên không thành. Người lơ xe thấy tội nghiệp nên kêu anh trèo lên nóc xe ngồi.
      Tuy nhiên, anh Sơn cho rằng số anh hên, đi lên đi xuống Sài Gòn-Bà Rịa-Vũng Tàu nhiều lần vậy mà không lần nào bị tóm.
      Lần vượt biên cuối cùng cũng như mơ.
      Qua mấy ngày lênh đênh trên biển mửa thốc mửa tháo tới mật xanh, rồi thì tàu cũng ra tới hải phận quốc tế và được tàu hàng Pháp đi ngang bắt gặp vớt vô Singapore.
      Sơn ở Singapore hơn 3 tháng, được đưa qua Galang Indonesia học Cultural Orientation 6 tháng, rồi được đưa về lại Singapore để đi Mỹ vì có người anh bên Mỹ bảo lãnh.
      Sơn Trần tâm sự:
      “Tôi bước xuống LAX một đêm Mùa Thu năm 84. Anh chị tôi đi đón. Trời bên ngoài tối đen nhưng đèn đường và đèn xe sáng rực. Tôi biết cuộc đời sẽ thay đổi khá hơn từ đó, vì dù bóng đêm có bao phủ cả bầu trời nhưng đây đó vẫn có những bóng đèn đường rọi sáng những bước chân dọ dẫm làm lại cuộc đời, và nhất là mình biết chắc ngày mai bình minh sẽ trở lại.”
      Nếu như hầu hết những người liều mình đi tìm hai chữ “tự do” không thể rời Việt Nam từ thời điểm 30 Tháng Tư thì phần lớn đều chọn con đường vượt biên, bất chấp mọi hiểm nguy. Nhưng với ông Franklin Đắc Nguyễn, cư dân thành phố Anaheim ở miền Nam California, thì câu chuyện tị nạn cộng sản của ông khi đang là bộ đội đóng quân tại Battambang ngay sát biên giới Cambodia và Thái Lan, cũng khiến người ta phải suy nghĩ.
      “Từ phi trường Phụng Dục, Buôn Mê Thuột, nhóm chúng tôi được lệnh không vận bằng những chuyến bay thổ tả thời Liên Xô xưa cũ để lại. Cứ thế sau vài giờ bay, chúng tôi đã có mặt tại Siem Reap vào đầu mùa mưa cuối Thu 1979. Cả một thệ hệ tuổi trẻ của chúng tôi 18, 19 tuổi ăn chưa no, lo chưa tới, nhưng 'sinh Nam tử Camp' thì cầm chắc trong tay. Biết thì biết thế, nhưng chúng tôi không có sự lựa chọn nào khác hơn!
      Những ngày sống trên đất Miên là những ngày chúng tôi bị bủa vây bởi sự chết chóc, lo sợ, kinh hoàng. Sống trong cảnh màn trời chiếu đất nơi rừng thiêng nước độc, ngày chiến đấu, đêm về di động, hoán chuyển vị trí. Chúng tôi có cảm tưởng mình như loài thú hoang ghẻ lạnh, sống lây lất bên lề xã hội chờ ngày Chúa Phật gọi về.”
      Theo ông Franklin, tình hình chiến sự mỗi ngày một căng thẳng, ông  lại được điều động về Battambang, sát biên giới Thái, nơi trận chiến  đang xảy ra khốc liệt. Nhóm của ông tất cả 7 người đồng lòng với quyết định táo bạo là cố tìm sự sống trong cái chết đang rình rập đợi chờ. Mọi người tự nguyện ra đầu thú với nhà chức trách Thái Lan sau một ngày đêm băng rừng vượt suối trực diện với nhiều hiểm nguy bên mình. Đến được đồn lính biên phòng của người Thái là họ đã biết mình bước những bước đầu tiên đến đất tự do.
      Ông Franklin nhớ lại:
      “Cả một khu vực biên giới Thái-Miên náo động lên vì sự xuất hiện của chúng tôi, cả hai bên đều ngần ngại, sợ, nghi ngờ nhận diện lẫn nhau. Họ bắt buộc chúng tôi, ngay lập tức trở lại biên giới để vứt bỏ những vũ khí mà chúng tôi lỡ mang theo để phòng thân và quay trở lại gặp họ điều tra tiếp.
      Sau vài tuần thanh lọc, điều tra và với lòng thành tâm, thiện chí của  chúng tôi, họ đã liên lạc với ủy ban Liên Hợp Quốc nhờ can thiệp và giúp đỡ, hợp thức hóa ý nguyện của chúng tôi.
      Trong một thời gian ngắn, 7 đứa chúng tôi đã thay da, lột xác trở thành người tị nạn cộng sản như vài ngàn người Việt, Miên, Lào hòa mình trong trại tị nạn NW9, cạnh biên giới Thái-Miên, chờ ngày nhận lãnh đi một đệ tam quốc gia.
      Tất cả 7 đứa chúng tôi đồng lòng xin đi Mỹ định cư dù thời gian phải chờ đến thiên thu cũng chấp nhận.”
      Nhưng ông Trời không phụ lòng người có kiên trì chờ đợi, chỉ chừng sáu tháng sau đó, tất cả 7 người trong nhóm ông Franklin được chấp nhận cho sang Mỹ định cư qua chương trình bảo lãnh của các hội từ thiện bên này.
      Sự tự do là vô giá, họ đã phải đánh đổi biết bao mồ hôi, nước mắt, bao nhiêu vong linh, xương máu của bạn bè, của nhân dân, của những người kém may mắn nằm lại. Hơn 30 năm qua đi, thời gian cứ mãi đong đưa. Nhiều đêm về, nhiều người trong số họ thực sự không rõ mình đang ở đâu trong cõi đời này. Có những người cảm thấy hạnh phúc, quên đi những năm tháng cơ cực ám ảnh đã qua. Có những người, nỗi ám ảnh của những ngày đen tối nhất cuộc đời cứ dai dẳng, đeo đuổi trong suốt quãng đời còn lại.
      nguồn:http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/how-arrived-in-freeland-p2-nl-04302013103845.html
      ======================================================================
      Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
                Sẽ xóa những comment nói tục
                Thinhoi001
      "Còn một vĩ tuyến 17 trong tâm thức? 

      VÂNG, THƯA NHÀ CHỊ Pham Tuong Van, NĂM 1982 (TRÒN 08 NĂM SAU 30/4/1975) NHÀ CHÁU LẦN ĐẦU TIÊN VƯỢT VĨ TUYẾN 17 TRÊN THỰC TẾ, VÀO NAM CÔNG TÁC.
      Trong đầu nhà cháu HẰN IN những điều được dạy dỗ từ bé, về BỌN NGỤY, bọn tay sai đế quốc, tư bản.
      Rồi nhà cháu gặp, làm việc cùng những công chức 'lưu dung'. Họ ăn nói nhỏ nhẹ, cư xử khép nép... Một thằng học trò vừa ra trường như nhà cháu mà cũng luôn được gọi bằng anh, xưng là em, dù họ nhiều tuổi hơn nhiều, trải đời hơn nhiều, có kiến thức hơn nhiều...
      "Vì anh ở Hà Nội vào", sau này đã hơi quen, hỏi, họ trả nhời thế.
      Nhưng như đã vừa nói: Các anh, các chú ấy rõ ràng CÔNG CHỨC hơn các cán bộ văn hóa từ Bắc vào (và ở các tỉnh phía Bắc; từ đây xin gọi tắt là các CÁN BỘ) mà cháu từng cùng làm việc. Họ 'công chức' đến mức hỏi gì cũng có thể trả nhời cho nhà cháu khá ngọn ngành. Điều gì chưa nói rõ cho nhà cháu được, họ hẹn về nhà đọc sách, tra cứu lại, rồi sẽ trả lời sau. 
      (Chuyện đó khác hẳn với các CÁN BỘ. Đã không biết, nhưng rất hay rao giảng... chính trị. Các bác này chỉ PHỤC THIỆN khi ngồi bên bàn nhậu. Lúc 'tưng' rồi mới thú thật: "Chuyện mày hỏi tao biết... éo đâu. Mà mày còn hỏi tao, tao biết hỏi ai ?")
      Tự nhiên, rất tự nhiên thôi, nảy ra trong nhà cháu sự so sánh về TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA của CÔNG CHỨC và CÁN BỘ, của đồng nghiệp 'Ta' và 'Ngụy'.
      Rồi nhà cháu gặp, SỐNG cùng những người 'lính ngụy' thứ thiệt.
      Nhà cháu nhấn mạnh chữ sống, vì từng suýt chết. Trong một đợt khai quật khảo cổ phục vụ trùng tu các đền-tháp Champa ở miền Trung, có bác nhặt lên đưa cho nhà cháu một 'hiện vật' vàng vàng, hình trụ, dài khoảng 5cm. Vừa nhận ra đó là một quả đạn cũ thì một bác khác giằng lấy, ném vụt ra thật xa. Bùm, tiếng nổ của quả đạn làm câu định quát: "Bác làm gì thế?" tắc luôn trong cổ họng nhà cháu. Bác ấy quay đít về chỗ đang làm, vứt lại 1 câu ngắn tủn: "Đạn M79 !". Tối ấy ngồi nhậu mới biết bác ấy là lính 'ngụy' XỊN và biết có loại đạn xoay đủ vòng mới nổ.
      Nhà cháu còn từng ăn ở trong nhiều gia đình có cả 'ngụy' và 'cách mạng'. Có nhà anh em không nhìn mặt nhau. Nhiều nhà CHỊU ĐỰNG nhau. Nhưng có một số ít nhà sống rất AN HÒA.
      Từ tôn trọng, kính trọng các đồng nghiệp CÔNG CHỨC, nhà cháu bắt đầu vượt qua VĨ TUYẾN 17 của sự giáo dục.
      Vậy mà rồi cũng PHẢI MẤT 2 NĂM NỮA (TRÒN 10 NĂM), nhà cháu mới TỰ vượt qua VĨ TUYẾN 17 của tâm thức.
      Trước Tết vừa rồi, nhà cháu đi xem vở "Âm binh" của "bọ" Vinh.
      Nhà cháu đã khóc khi người mẹ túm ngực cả 'Quốc gia' lẫn 'Việt cộng' quát hỏi: - Đạn bên nào làm chết con tao?
      Nhà cháu đã khóc khi không ít khán giả (toàn khách mời, vì không bán vé) đã cười ầm, khi người mẹ vừa mất đứa con ấy vén ngực áo vắt sữa vào miệng 'ông Việt cộng'...
      Nhà cháu đã mất 10 năm mới HIỂU không có Địch-Ngụy, chỉ có "máu đỏ da vàng", nên hiểu chuyện HÒA HỢP DÂN TỘC không phải chuyện NÓI mà thành, tranh luận mà đạt...
      Mỗi người Việt Nam NÊN/CẦN/PHẢI tự trải nghiệm trong một tâm thế chân thành của tình đồng bào ruột thịt, không vấn vướng chút "màu sắc chính trị" nào thì mới mong có HÒA HỢP.
      38 năm có thể là dài, nhưng vẫn có thể là ngắn.
      Nhưng thật ĐAU, khi "Vừa rồi trên mạng rộ lên một phong trào nhuộm đỏ Facebook được sự hưởng ứng nhiệt tình của nhiều công chức lề phải ở tuổi trung niên, đưa đến những cuộc tranh cãi bất phân thắng bại giữa hai bên, khiến dòng Bến Hải năm xưa lại sôi sùng sục." 

      Facebook Nguyễn Hồng Kiên 

      Rất xin lỗi bà con, PB cứ tưởng đã dẫn đường link vào đây rồi.
      Nguồn - https://www.facebook.com/nguyenhong.kien1?ref=ts&fref=ts
      Đôi khi để hòa giải, người ta không cần cả những lời xin lỗi hay tha thứ ? 

      Tôi tặng những dòng tâm tư này cho blogger AnhVu của Vũ Thị Phương Anh. Đọc những ký ức buồn của chị, tôi cảm thấy có chung một niềm đồng cảm sâu sắc với những người ở phía “Thua toàn tập”. Đó là nhân dân chứ chẳng phải một thế lực chính trị nào khác như có người từng nói. Và tôi, chị đều là những người thua cuộc.

       
      30/4 - Với tôi, từ rất lâu đó chỉ là ngày nghỉ. Không phải tôi lãng quên những người đã chết trong cuộc chiến tranh này, cho dù họ là người lính hay dân thường, miền Nam hay miền Bắc. Hồi còn bé, tôi đọc “Hội chợ phù hoa” và nhớ một đoạn văn đại ý nói rằng, trong một cuộc chiến, khi người lính này đâm lưỡi dao vào ngực đối phương, thì cũng đồng thời đâm lưỡi dao đó vào ngực một người mẹ ở bên kia chiến tuyến. Thế nên tôi sớm có cái nhìn khác về những người ở “phía bên kia”. Thực lòng tôi vui mừng khi người ta nói sẽ không có tắm máu.

      Chiến tranh kết thúc không có nghĩa là đau khổ đã chấm dứt. Nó rẽ sang một ngả đau thương khác. Đúng là không có tắm máu. Nhưng người ta không chết ngay bởi súng đạn, mà là chết từ từ. Cái chết này còn kinh khủng hơn nhiều. Sau này khi cuốn “Bên thắng cuộc” của nhà báo Huy Đức ra đời, một người bạn trên facebook đọc đến chương “Thăm nuôi” thì nghẹn ngào thốt lên: Ui! Bao nhiêu kỷ niệm đau thương ùa về. Tiếng kêu của bạn tôi như một vết cứa vào lòng. 


      Tôi có đọc một vài cuốn truyện như “Người có trái tim chó” của Nga, “Sống chết ở Thượng Hải”, “Báu vật của đời” của Trung Quốc, “chuyện làng Cuội” của Việt Nam. Dường như cách hành xử của người công sản ở nước nào cũng giống nhau cả. Tôi không lạ, nhưng chắc chắn không biết được hết, cũng không thể cảm nhận được những gì mà con người vẫn còn phải chịu đựng sau chiến tranh. Không có cách gì lý giải được việc sau chiến tranh, lòng người còn tan hoang hơn cả đất nước bị tàn phá bởi bom đạn. Không chỉ người miền Nam tiếp tục rời bỏ quê hương, mà người miền Bắc cũng ra đi.

      Tôi không có ý định kể lại chuyện quá khứ. Nhiều người cũng đã muốn khép lại nó. Người ta nói nhiều hơn đến hòa giải hận thù giữa bên “Thắng” và “Thua”. Nhưng thực khó khi cả hai bên vẫn còn không ít người chưa thực sự mở lòng. Bên “Thua” nhất định giương lá cờ 3 sọc, đòi xóa bỏ chế độ cộng sản đang thống trị,. Bên “Thắng” tệ hơn, cứ gần đến ngày 30/4 hàng năm là toàn bộ hệ thống truyền thông lại ra rả ca ngợi “chiến thắng”.

      Có người bảo, tôi chả thích cả cờ đỏ sao vàng lẫn cờ vàng ba sọc. Cái chúng ta cần bây giờ là một lá cờ khác. Tôi cũng nghĩ như vậy, cần có một màu cờ khác để dung hòa hơn là cứ ngồi tranh cãi nhau cho đến chết. Việc kẻ đang khua chiêng gõ mõ chưa hẳn là để khoe mẽ mà có khi chỉ là che giấu nỗi sợ hãi nào đó ở bên trong.

      Đôi khi để hòa giải, người ta không cần cả những lời xin lỗi hay tha thứ ?

      Phạm Xuân Đài - PHỎNG VẤN NHẠC SĨ LÊ VĂN KHOA VỀ BẢN GIAO HƯỞNG "VIỆT NAM 1975" (Symphony VietNam 1975) 

      Phạm Xuân Đài thực hiện

      LTS: Nhạc sĩ Lê Văn Khoa chính thức ra mắt CD bản nhạc giao hưởng "Việt Nam 1975" của ông vào dịp 30 tháng 4 năm 2005, dù là ông đã hoàn tất công trình này từ 10 năm trước, 1995. Cho đến nay đây là tác phẩm âm nhạc duy nhất viết trong  thể loại này, mô tả những gì mà biến cố 30 tháng 4, 1975 đã mang lại cho đất nước và dân chúng miền Nam Việt Nam.

      Để hiểu rõ hơn nội dung và ảnh hưởng của tác phẩm lớn này, mời quý độc giả theo dõi bài phỏng vấn sau đây với nhạc sĩ Lê Văn Khoa, do nhà văn Phạm Xuân Đài thực hiện, trong dịp tưởng niệm ngày 30/4 năm nay, 2013.

      *

      Phạm Xuân Đài: Thưa nhạc sĩ Lê Văn Khoa, được biết tác phẩm âm nhạc giao hưởng "Việt Nam 1975" của nhạc sĩ là một công trình dài hơi: viết trong vòng 10 năm, hoàn tất năm 1995,  chính thức phát hành đĩa nhạc năm 2005, được nhiều người cho là một công trình "viết lịch sử bằng âm nhạc". Xin nhạc sĩ cho biết động lực nào đã thúc đẩy nhạc sĩ sáng tác nhạc phẩm này?

      Nhạc sĩ Lê Văn Khoa: Biến cố 1975 có thể nói là biến cố trọng đại  nhất của nhân loại đã giáng xuống dân tộc ta, nhất là người dân miền Nam Việt Nam. Chưa có dân tộc nào phải đột ngột liều chết bỏ xứ ra đi như thế. Tôi là một người dân của miền Nam, vì vậy tôi thấy cần phải ghi lại phần lịch sử mà mình đã sống qua. Vì biết sẽ có nhiều người ghi lại biến cố này bằng văn viết, tôi quyết định ghi lại bằng âm nhạc với nhiều thể loại, nhạc cho piano độc tấu, cho đơn ca với dàn nhạc giao hưởng, cho hợp ca với dàn nhạc giao hưởng. Nhưng để đưa câu chuyện của chúng ta đi xa hơn vùng ảnh hưởng của tiếng Việt, tôi viết nhạc không lời dưới thể loại nhạc lớn của thế giới: Nhạc Ðại Giao Hưởng (Symphony). Việc này đòi hỏi rất nhiều công sức để viết và rất nhiều tốn kém để thực hiện, mà tôi không được một sự hỗ trợ nào. Tôi bị giằng co mãi nhưng vẫn âm thầm làm việc đến 10 năm mới hoàn tất kịp kỷ niệm năm ly hương thứ 20 (1995).

      Phạm Xuân Đài: Nội dung chính của Giao hưởng Việt Nam 1975 là gì?

      Nhạc sĩ Lê Văn Khoa: Cái tên "Việt Nam 1975" cho người nghe biết CD nhạc này là câu chuyện đã xảy ra trên đất nước Việt Nam vào năm 1975.  Tôi vẽ những bức tranh bằng âm thanh để tả một Việt Nam thanh bình, rồi bị miền Bắc tấn chiếm, cả triệu người bỏ xứ, vượt biển ra đi vì không chịu sống với cộng sản. Họ đến được vùng đất mới và lớn tiếng ca ngợi tự do. 

      Tôi dùng nhiều chất nhạc miền Nam để nói lên câu chuyện đã xảy ra trên miền đất này. Vì là nhạc không lời, có thể có nhiều người không đủ kiên nhẫn để tìm hiểu, tôi xin phép nêu vài gợi ý để khi nghe nhạc, người nghe sẽ hiểu nhiều hơn, thấy lý thú hơn và thông cảm với người viết nhạc hơn. Bốn hành âm (movement) đầu là những bức tranh Việt Nam thanh bình với hội hè đình đám, với thú vui và tình tự trong đêm trăng. Ba hành âm sau tôi muốn đi vào tâm tình mà giờ đây đã trở thành lịch sử cận đại của Việt Nam. Ðó cũng là mục đích chính của tác phẩm này.

      Người nghe “thấy” gì trong hành âm thứ năm có tên Trong Ðêm Thâu (In the Depth of the Night)?

      Sau phần dẫn nhạc, tiếng đàn độc huyền (đàn bầu) nỉ non, đơn độc âm thầm trong đêm vắng để nói lên tâm tình của người dân nghĩ đến thân phận mình trong hoàn cảnh bấp bênh của đất nước. Tình lình tiếng pháo kích nổ vang cắt đứt dòng tư tưởng của người. Xin lưu ý, trong âm nhạc người ta dùng nhạc để diễn tả hoặc nói lên hình ảnh hay âm thanh ngoại lai chứ không dùng sound effects như trong phim ảnh. Sau đó trong tiếng của giun dế giữa đêm khuya, ta nghe tiếng bước chân rụt rè đầy ác ý của kẻ gian. Qua vài âm thanh ngắn ta biết những kẻ đó là người cộng sản Bắc Việt. Lần lần tiếng bước mạnh bạo hơn, đông người hơn với sự đốc thúc của cộng sản quốc tế (một vế nhạc bài Quốc Tế Ca) và cộng sản Trung Hoa, đoàn quân trong bóng đêm mở cuộc tấn kích.

      Có người hỏi tôi tại sao phải qua tận Nga (Ukraine) để thu thanh nhạc. Xin nghe mẩu chuyện gay cấn khi thu thanh bài nhạc này:

      Lúc đó tôi ở trong phòng kỹ sư âm thanh xuyên qua khung kính lớn, theo dõi ban nhạc dợt trong phòng bên cạnh. Khi ban nhạc chơi đến chỗ có trích đoạn bài Quốc Tế Ca, nhiều nhạc sĩ cau mày. Lúc câu nhạc ấy được lập lại, ngắn hơn, thôi thúc hơn, gần như toàn ban nhạc ngưng đàn, nhiều người đứng lên, quơ tay, lớn tiếng nói gì đó với nhạc trưởng. Tôi trong phòng cách âm nên không nghe họ nói gì, mà dù có nghe cũng không hiểu vì họ nói với nhau bằng tiếng Ukraine. Thấy dáng điệu của họ tôi sợ. Sợ cho việc thu thanh bất thành, đồng thời cũng sợ bị hành hung. Bà nhạc trưởng ôn tồn giải thích cho họ và một lúc sau họ ngồi xuống và chơi nhạc tiếp. Tới bài Quốc Ca Việt Nam Cộng Hòa, họ chơi rất hùng hồn như họ đang ở ngoài chiến trường, muốn dùng câu nhạc này đè bẹp quân cộng sản.

      Khi ông phụ tá nhạc trưởng bước vào phòng thu, tôi hỏi việc gì xảy ra bên ngoài. Ông nói với tiếng Anh hạn chế, rằng khi chơi câu nhạc Quốc Tế Ca, nhạc sĩ nổi giận, chống lại và đòi bỏ về. Họ nói họ đã hát bài đó từ nhỏ, chơi nhạc đó cả đời và thù ghét nó, tưởng đâu được thoát mà bây giờ còn bị chơi nữa. Bà nhạc trưởng giải thích với họ là miền Nam Việt Nam bị cộng sản dưới sự đốc thúc của cộng sản quốc tế, đã tấn công, nhưng họ gặp sự phản công mãnh liệt của quân dân miền Nam trong đoạn nhạc kế tiếp. Nhạc sĩ vỡ lẽ và ngồi xuống chơi tiếp. Xin nhớ thời điểm thu thanh này là lúc có sự tranh chấp dữ đội của phe thân Nga và phe thân Tây Phương. Ứng viên Tổng Thống, người thân Tây Phương bị đầu độc suýt chết.
            
      Trong hành âm thứ Sáu: Trên Biển Cả (On High Sea), tôi muốn tạo cuộn phim cảnh người thoát đi bằng đường biển bằng âm nhạc. Nhạc khởi đầu đơn sơ, âm u cho thấy họ đi từ dòng sông nhỏ, ngoằn ngoèo, khi ra đến cửa biển, nhạc bùng sáng với cảnh rộng mênh mông. Họ đi trên mặt biển dưới ánh nắng chói chang, mệt mỏi, bơ phờ, chán chường. Nhưng mây đen thình lình kéo tới với gió bão, sấm chớp vang động, nhưng con người cố thu hồi sinh lực và ý chí chiến đấu để chống trả để dành phần sống. Nhạc chuyển qua đầy cương quyết và bi tráng. Sau đoạn bão tố họ lại gặp hải tặc Thái Lan. Ðể ám chỉ giặc cướp Thái Lan tôi dùng một bài ca Ru Con của Thái làm nhạc đề. Vì bài ấy thuộc ngũ cung nên len vào nét nhạc của tôi dễ dàng mà có thể không ai nhận ra. Trong phần này ta nghe có tiếng chém giết. Nhưng đoàn người lại vận dụng ý chí và sức phấn đấu để vượt thoát. Nhạc đề bi tráng trở lại.

      Hành âm cuối: Ca Ngợi Tự Do (Hymn to Freedom), phần dẫn nhạc hơi dài vì nó không phải chỉ dẫn vào phần hợp ca. Tôi muốn gom lại nội dung câu chuyện, cho tiếng đàn Cello độc tấu thét lên tiếng đau thương, phẫn nộ lẫn căm hờn. Dàn violin tiếp theo lời an ủi, vỗ về để xoa dịu thương đau. Sau đó toàn ban nhạc và ban hợp ca tiếp theo hòa thanh vang lên lời ca tụng tự do như sấm động. Vì là bài ca nên phần này có lời, trong đó có đoạn nhạc đầy xúc động với lời ca:

       “Khi ra đi, con đã hứa với mẹ rằng dù ngày sau sẽ không còn nhau nữa,
      “Thì hồn con sáng hơn ngàn tinh tú,
      “Và rạng soi cho nước ta Việt Nam.”

       Nhạc chuyển qua quyết liệt:
       “Nghìn người sống: Chứng nhân kinh hoàng,
      “Vạn người chết: Ðuốc soi tự do,
      “Nước mắt muôn triệu người
      “Tưới xuống quê hương mình
      “Trồi lên tràn đầy mầm sống mới: TỰ DO . . .”

       Và nhạc kết thúc với câu: “Tự Do Muôn Năm.”

       Tôi kết thúc bài nhạc hơi khác thường, cho tất cả bay bổng lên trời xanh, vượt đi như nghìn cánh chim bay vút lên cao, cho tự do bay bổng.

      Có một chuyện nhỏ xảy ra khi chuẩn bị thu thanh bài này. Tôi nhờ ban hợp ca Ukraine hát làm nền để về ráp lời Việt. Trong khi ông kỹ sư âm thanh kiểm lại độ mạnh của âm thanh trước khi thu thanh, có người hỏi tôi đại ý bài ca này là gì mà nghe rất phấn khởi. Tôi đáp là bài Ca Ngợi Tự Do sau khi thoát khỏi tay cộng sản. Sau lời thông dịch, nhiều người lên tiếng cùng lúc. Họ bàn cãi với nhau. Tôi nghĩ thầm: Lại chuyện gì nữa đây. Nhưng yên tâm vì thấy không có vẻ căng thẳng như lần trước. Một lúc sau tôi được thông dịch lại, đại ý họ nói không phải chỉ có người Việt Nam mới yêu thích tự do. Họ cũng muốn ca tụng tự do, và nhiều người khác trên thế giới nữa, cũng vậy. Họ yêu cầu cho dịch ra tiếng Ukraine để họ hát, vì họ đã được thoát khỏi sự thống trị của Nga Sô. Tôi mừng quá và đồng ý ngay dù nghĩ rằng mình phải tốn thêm tiền. Thế là buổi thu được hoãn lại. Tất cả nhạc sĩ của dàn nhạc giao hưởng và toàn thể ca sĩ, không ai đòi thù lao cho buổi đó, kể cả kỹ sư âm thanh và chủ phòng thu. Ngay đêm đó tôi dịch lời ra tiếng Anh. Sáng hôm sau, ông Taras, phó nhạc trưởng, người sát cánh làm việc với tôi, xuống phố, đưa bài tiếng Anh của tôi viết cho một người chuyên dịch các opera ra tiếng Ukraine để dịch cấp tốc bài Ca Ngợi Tự Do. Bà ấy dịch xong trong ngày và hôm sau ban hợp ca tập hát. Hôm sau nữa thu thanh. Do đó tôi phải hoãn ngày trở về Mỹ. Khi về Mỹ vì muốn làm CD xong cho kịp ngày 30-4 và vì ban hợp ca Ukraine hát quá hay, tôi dùng bài hát tiếng Ukraine cho CD Việt Nam 1975. Khi trình diễn bài Ca Ngợi Tự Do ở Washington D.C. năm 2010, tôi muốn ban hợp ca có nhiều sắc dân khác nhau và ai nấy hát đều hát vang chữ TỰ DO bằng tiếng nước mình, nhưng rất tiếc không thực hiện được, đành chỉ hát bằng tiếng Việt và tiếng Ukraine thôi.

      Phạm Xuân Đài: Chọn hình thức nhạc cổ điển để thể hiện bản nhạc này, phải chăng ông đã chọn con đường khó mà đi: khó trình diễn, khó phổ biến, khó thưởng thức, và chắc là khó hiểu đối với quảng đại quần chúng... Xin ông cho biết lý do?

      Nhạc sĩ Lê Văn Khoa: Vâng đúng vậy. Biết rằng nhiều người sẽ đi con đường phổ thông, họ dễ thành công hơn, và như vậy, họ vô tình bỏ rơi thành phần tuy không đông bằng nhưng không kém quan trọng, giới thưởng thức nhạc không lời, không nói, không hiểu tiếng Việt. Hiện nay họ là người khác chủng tộc, nhưng trong tương lai con cháu chúng ta cũng có thể sẽ nằm trong thành phần này và nhạc không lời sẽ nhắc nhở chúng lai lịch của ông cha và động lực họ phải ly hương. Tôi nghĩ mình không chỉ giới hạn phần lịch sử kinh thiên động địa này trong vòng ngôn ngữ của loài người, nên chọn loại nhạc không lời để diễn tả. Nói cho cùng, âm nhạc cũng là một loại ngôn ngữ, một thế giới ngữ. Ngoài ra tôi hy vọng  Symphony Việt Nam 1975 trở thành một thứ tượng đài lưu động. Nó ở với người dù bất cứ nơi nào. Nó luôn luôn nhắc đến giai đoạn lịch sử 1975 không riêng của người Việt mà của cả thế giới, bằng chứng là sự có mặt của người Việt trong mọi sinh hoạt khắp năm châu, và nơi nào có người Việt, nơi đó có lễ kỷ niệm 30 tháng Tư. Tôi viết nhạc không lời để chúng ta không bỏ qua một kẽ hở nào để nói cho thế giới biết thực trạng của Việt Nam. Chúng ta nói cho nhau nghe thì nhiều rồi, thiết nghĩ cũng nên nói cho người ngoài biết. Nhạc không lời thì không có biên giới.

      Phạm Xuân Đài: Cho đến nay, kết quả sự phổ biến và đánh giá của giới thưởng ngoạn lẫn giới chuyên môn về Giao hưởng này ra sao?

      Nhạc sĩ Lê Văn Khoa: Ngay sau buổi trình diễn đầu tiên do Pacific  Symphony Institute Orchestra ở Orange County Performing Arts Center, chiều thứ Bảy 3-6-1995 các báo Anh ngữ trong vùng như Los Angeles Times, Orange County Register, Costa Mesa Pilot đều có bài tường thuật với lời khen ngợi.


      Liên tiếp mấy năm sau đó Pacific Symphony Orchestra đã trích diễn nhiều lần tại miền Nam California. Dàn nhạc giao hưởng ở Springfield, Connecticut và Houston, Texas có trích diễn. Năm 2005 The Royal Melbourne Philharmonic Orchestra có trích diễn nhiều hành âm. NK Festival Orchestra trích diễn nhiều lần, Vietnamese American Philharmonic trích diễn năm 2008, Kyiv Symphony Orchestra đã trình diễn ở Ukraine (2005) và Washington D.C. (2010).

      Bảo tàng viện quốc gia Úc lưu giữ CD này từ năm 2005, để các học giả, các nhà sưu tầm khảo cứu.

      Tiến Sĩ Dmytro nêu một câu hỏi cho nhạc trưởng Alla Kulbaba sau buổi trình diễn nhạc Lê Văn Khoa như sau: “Xét theo khía cạnh bà luôn luôn trình diễn những tác phẩm âm nhạc phức tạp, bà nghĩ thế nào về buổi trình diễn đêm nay?” Bà Alla Kulbaba, nhạc trưởng chính của Ukranian National Opera, và cũng là một nhạc trưởng của Kyiv Symphony Orchestra, phát biểu như sau: “Thưa ông, trên điểm này tôi không muốn chỉ nói đến buổi trình diễn đêm nay mà thôi... Tôi muốn nói đến Nhà Soạn Nhạc Lê Văn Khoa. Tôi tiếp xúc với ông lần đầu trong khi thu thanh đại tấu khúc (Symphony Việt Nam 1975) của ông. Trên thực tế ông đã minh chứng ông là một nghệ sĩ tân thời qua đại tấu khúc của ông... Tác phẩm ấy nói về cuộc chiến tranh Việt Nam và trong tác phẩm ấy ông khai triển như là nhà viết đại tấu khúc có tài, chứng tỏ ông không chỉ là người viết nhạc nhẹ mà là soạn nhạc gia với thể loại lớn. Symphony là loại nhạc lớn và ông đã viết thật lý thú. Tác phẩm rất sôi nổi với những khai triển của nó. Soạn nhạc gia hành sử thể loại kỳ thú và nó đúng là thể loại symphony cổ điển với nhiều hành âm. Làm việc với tác phẩm này thật thú vị.” 

      Nhạc trưởng All Kulbaba điều khiển Kyiv (Kiev) Symphony Orchestra and Chorus trình diễn khúc “Ca Ngợi Tự Do” từ Symphony Việt Nam 1975 (Ukraine 2005)

      Nhạc trưởng Andrew Wailes, một trong ba vị nhạc trưởng lừng danh của Úc cho biết: “Symphony Việt Nam 1975 là một tác phẩm rất hùng tráng. Hiển nhiên những ai hiểu được lịch sử và văn hóa Việt Nam thì sẽ cảm nhận nó một cách sâu sắc hơn. Ðây là một sáng tác theo thể loại nhạc giao hưởng Tây Phương bởi lẽ tác giả sử dụng cả dàn nhạc đại hòa tấu, sử dụng âm điệu và nhạc cụ Tây Phương, nhưng lại có thêm cả âm nhạc dân tộc và nhạc cụ Việt Nam chơi chung với dàn nhạc. Tôi không biết gọi tên cho đúng nhạc cụ đó là nhạc cụ gì, đó là cây đàn một dây (độc huyền cầm) của Việt Nam. Tác phẩm này hết sức hùng tráng và tôi tin chắc là mọi người sẽ thích lắm. Như chúng tôi được biết, trong lịch sử 150 năm của ban đại hòa tấu và hợp xướng Royal Melbourne Philharmonic thì đây là lần đầu tiên chúng tôi trình diễn âm nhạc Việt Nam. . . Ðây cũng là lần đầu tiên ban nhạc này được một nhạc sĩ Việt Nam (Lê Văn Khoa) điều khiển, lần đầu tiên chúng tôi cùng trình diễn với ban hợp xướng người Việt, và nói chính xác thì đây là lần đầu tiên chúng tôi đệm cho một ban hợp xướng đa văn hóa. Có nhiều điều làm cho buổi trình diễn này mang ý nghĩa đặc biệt với chúng tôi. Âm nhạc cũng rất khác biệt với loại nhạc mà chúng tôi thường trình diễn. Tôi rất nôn nóng trình diễn âm nhạc của một dân tộc thuộc một nền văn hóa khác, có một lịch sử khác với chúng tôi. . .” 

      Ba ngày sau đêm trình diễn Symphony “Việt Nam 1975”, đúng ra là sáng sớm ngày 25-10-2005, trong chương trình The Breakfast Club bằng tiếng Anh của đài Phát Thanh Quốc Gia ABC, có tường trình chương trình nhạc đêm 22-10-2005. Xướng ngôn viên nhiều lần nhắc lại và nhấn mạnh đó là một chương trình nhạc “Symphony Việt Nam 1975” thật vĩ đại, khán giả chật kín thính đường rộng lớn Town Hall. 

      Nhạc Trưởng Andrew Wailes tái xác nhận đây là lần đầu ông trình diễn một đại tấu khúc Việt Nam. Ông cho biết: “Symphony Việt Nam 1975 là một tác phẩm rất lý thú. Ðây là một tác phẩm thật hay . . . . Như những tác phẩm giao hưởng lớn trên thế giới, nó kể một câu chuyện thật đẹp. Ðây là nhạc về con người thật, về một quốc gia thật. Bắt đầu từ những bài dân nhạc diễn tả một quốc gia thanh bình, hào hùng, rồi bị cộng sản xâm chiếm. Nhạc chuyển lần sang âm thanh rất mới, diễn tả sự bất an, đầy bối rối. Người ta chia tay nhau ra đi đến đất nước mới để tìm tự do. Trong hành âm cuối “Ca Ngợi Tự Do”, nhạc dàn ra một bài hợp ca thật hay. Nhạc thật lộng lẫy, đồ sộ, thật vĩ đại. Symphony Việt Nam 1975 là một tác phẩm lớn để thưởng thức.”

      Ông giải thích thêm: “Trong nhạc phẩm này đàn violin của chúng tôi phải uốn âm thanh vào phân nửa của bán cung cho phù hợp với âm thanh độc đáo của nét nhạc dân tộc Việt Nam. Việc này thật khác thường. Tiết nhịp thì diễn tấu khá dễ dàng và hòa âm thì có nhiều hợp âm thứ. Nhạc rất hay, rất sắc xảo, tinh vi, có những đoạn thật mong manh, chúng tôi phải hết sức cẩn thận để không đàn quá mức vì sợ phá vỡ không khí êm ả của nhạc.”

      Hai nhạc trưởng Andrew Wailes và Lê Văn Khoa điều khiển dàn nhạc The Royal Melbourne Philharmonic Orchestra và ban Hợp Ca Cộng Ðồng Người Việt trong chương trình đánh dấu năm ly hương thứ 30 của người Việt (Australia 2005)

      Nhạc Trưởng Edward Cumming của Pacific Symphony Orchestra, Hoa Kỳ, xác nhận: “Khi đàn bầu, sáo và khánh (glockenspiel) quyện lại, tôi thấy nhạc Việt và nhạc Tây Phương ôm choàng lấy nhau, gắn bó nhau. Ðó là cái ôm siết chặt của văn hóa Ðông-Tây.”


      Ngoài yếu tố lịch sử đã tạo được qua buổi hòa nhạc, Nhạc Trưởng Edward Cumming nhắc lại Khúc Giao Hưởng “Việt Nam 1975” của Lê Văn Khoa là tác phẩm âm nhạc nói lên lịch sử cận kim của Việt Nam, ba trích đoạn của tấu khúc này đã được dàn nhạc Pacific Symphony Institute Orchestra, cũng do ông điều khiển, đã trình diễn tháng Sáu năm 1995 tại Orange County Performing Arts Center ở Costa Mesa.

      Nhạc trưởng Lê Văn Khoa điều khiển Kyiv Symphony Orchestra & Chorus cùng ban hợp ca cộng đồng vùng Washington DC trình diễn bài Ca Ngợi Tự Do, trích từ Symphony Việt Nam 1975

      Qua lời phát biểu của ba nhạc trưởng, một ở Âu, một ở Úc và một ở Mỹ, hẳn ông thấy ý tưởng ban đầu của tôi là đúng. Tôi nghĩ những vị nhạc trưởng này chưa hề nghe một bản nhạc phổ thông Việt Nam nào và nếu không có Symphony Việt Nam 1975 chắc họ không biết nhạc Việt ra sao. Họ xác nhận lịch sử tang thương của ngày 30-4-1975 và tiếp chúng ta nói lên bằng tiếng nói âm nhạc cho những người cùng giới, cùng đẳng cấp với họ và như thế câu chuyện của chúng ta được loan ra xa hơn, rộng hơn để tiếng kêu gào, đòi hỏi tự do do cho người dân Việt được vang dội lớn hơn. 

      Phạm Xuân Đài: Năm nay nhạc sĩ đã ở vào tuổi 80, ông còn những dự tính nào cho tương lai không?

      Nhạc sĩ Lê Văn Khoa: Ðối với tôi dường như tương lai hay hiện tại không có gì khác nhau, ngày nào cũng là tương lai và ngày nào cũng là hiện tại, vì lúc nào tôi cũng làm việc. Tôi vẫn còn dạy nhạc, rất muốn mở lớp sáng tác nhạc cho người lớn và cho trẻ em để tạo một thế hệ tương lai tốt hơn thế hệ của tôi. Tôi muốn khai triển thêm lối hội học hay những buổi nói chuyện thân mật, để một số người có thể đi sâu hơn vào lãnh vực hiểu và bình giảng âm nhạc đúng nghĩa. Nhiều người khuyến khích tôi viết hồi ký, tôi cám ơn và cho biết tôi không có đủ thì giờ đi tới thì làm sao có thì giờ đi lui. Có lẽ vì hiểu tôi như thế nên nhiều thân hữu đã đứng ra gom góp một số bài của tôi viết về âm nhạc, về nghệ thuật, và bài của rất nhiều người viết về nhận định, về kỷ niệm với tôi, về tôi, gom lại làm một quyển sách đồ sộ, lấy tên là LÊ VĂN KHOA, MỘT NGƯỜI VIỆT NAM, sẽ ấn hành trong năm nay. Tôi nghĩ đó là một tài liệu khá đầy đủ về tôi, mời đồng bào đón xem để chia sẻ cùng tôi những quan niệm, những hoạt động về âm nhạc và nghệ thuật mà tôi đã thực hiện trong suốt quãng đời đã qua của tôi.

      Phạm Xuân Đài: Xin cảm ơn nhạc sĩ Lê Văn Khoa đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.
      nguồn:http://www.diendantheky.net/2013/04/pham-xuan-ai-phong-van-nhac-si-le-van.html
      ======================================================================
      Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
                Sẽ xóa những comment nói tục
                Thinhoi001