Chân tướng HOÀNG QUANG THUẬN ( tiêp theo các bài trước)
Tăng
Minh Phụng là một trong những người có sừng tê giác đầu tiên ở thành
phố Hồ Chí Minh. Bảy Phụng khoe với chúng tôi phải bỏ ra gần 100.000 đô la Mỹ mua
chiếc sừng tê giác đó tận châu Phi. Dù biết nó rất quý hiếm nhưng Tăng
Minh Phụng không dấu làm của riêng, mà giao cho phó giám đốc Hạ và văn
phòng công ty quản lý để giúp người bệnh hiểm nghèo làm phúc. Khi Hoàng
Quang Thuận về làm cố vấn cho Tăng Minh Phụng, ông ta độc
quyền quản lý chiếc sừng tê giác, thả sức mài gọt chế biến “thuốc gia
truyền” làm phương tiên ngoại giao. Thật là của người phúc ta! Nhưng
điều đáng buồn hơn là từ đó chiếc sừng tê giác không còn được sử dụng
làm từ thiện như mục đích ban đầu của Tăng Minh Phụng nữa…. Bỗng một hôm
có mặt tôi và vài người nữa, Hoàng Quang Thuận kêu mất cái sừng tê
giác. Thuận lục tung các hộc tủ trong nhà Bảy Phụng tìm kiếm..
CHIẾC SỪNG TÊ GIÁC CỦA TĂNG MINH PHỤNG
MINH DIỆN
Hoàng Quang Thuận có bài thuốc gia truyền được ông ta quảng cáo là “thần dươc”. Đó là một phương tiện ngoại giao của Thuận .
Tôi từng được ông Thuận cho một lọ thuốc viên nhỏ như hạt đậu, màu đen mùi thơm vị ngọt đắng như thuốc lục vị . Không biết ông Thuận sử dụng những dược liệu gì , nhưng chắc chắn có sừng tê giác. Và tôi biết ông Thuận đã lấy vị thuốc đó của ai.
Tăng Minh
Phụng là một trong những người có sừng tê giác đầu tiên ở thành phố Hồ
Chí Minh. Bảy Phụng khoe với chúng tôi phải bỏ ra gần 100.000 đô la Mỹ mua
chiếc sừng tê giác đó tận châu Phi. Dù biết nó rất quý hiếm nhưng Tăng
Minh Phụng không dấu làm của riêng, mà giao cho phó giám đốc Hạ và văn
phòng công ty quản lý để giúp người bệnh hiểm nghèo làm phúc. Hồi ấy mỗi
ngày có vài người tới và cô nhân viên của công ty lại mang cái sừng tê
giác ra mài toát mồ hôi. Tôi có người bạn đồng nghiệp là Tường Vi (phóng viên nổi tiếng viết về thể thao) bị ung thư, nên tôi
cũng đến mài chiếc sừng tê giác của Bảy Phụng mang cho Tường Vi uống.
Tuy mấy chai nước sừng tê giác không cứu được Tường Vi thoát khỏi bệnh
hiểm nghèo, nhưng cái tình thật khó quên, trước khi mất anh Tường Vi vẫn
cảm động nắm tay tôi và nhắc lại chuyện đó….
Khi Hoàng Quang Thuận về làm cố vấn cho Tăng Minh Phụng, ông ta độc
quyền quản lý chiếc sừng tê giác, thả sức mài gọt chế biến “thuốc gia
truyền” làm phương tiên ngoại giao. Thật là của người phúc ta! Nhưng
điều đáng buồn hơn là từ đó chiếc sừng tê giác không còn được sử dụng
làm từ thiện như mục đích ban đầu của Tăng Minh Phụng nữa.
Ngày
Tăng Minh Phụng bị bắt, cơ quan chức năng khám xét rất kỹ và niêm phong
toàn bộ tài liệu ở cơ quan cũng như nhà riêng cùa Tăng Minh Phụng,
nhưng họ không niêm phong chiếc sừng tê giác. Bằng chứng là cả tháng sau
tôi vẫn thấy Hoàng Quang Thuận mài mài, cạo cạo chiếc sừng tê giác đó.
Bỗng một hôm
có mặt tôi và vài người nữa, Hoàng Quang Thuận kêu mất cái sừng tê giác.
Thuận lục tung các hộc tủ trong nhà Bảy Phụng tìm kiếm..
Bấy
giờ rất ít người ra vào nhà Tăng Minh Phụng, quanh đi quẩn lại chỉ có
mẹ con cô Thương và người giúp việc.Trong cơn hoảng loạn như vậy họ chả
còn tâm chí đâu nghĩ đến chiếc sừng tê giác. Người biết giá trị của cái
sừng tê giác chỉ có Hoàng Quang Thuận. Và người quản lý và sử dụng nó cũng chính là ông ta. Vậy mà ông ta kêu mất toáng lên thì lạ quá.
Sau khi Bảy
Phụng mất, Hoàng Quang Thuận vẫn dùng bài “thuốc gia truyền” làm phương
tiện ngoại giao, và vị thuốc chính trong bài thuốc ấy vẫn là sừng tê
giác.
Hôm trước ông
Thuận nhắn tin hỏi tôi còn nhớ ông ta đã cho một lọ thuốc gia truyền
không? Tôi trả lời vẫn nhớ và hỏi Thuận: “Ông đã mài hết chiếc sừng tê
giác của Tăng Minh Phụng chưa? ”, ông Thuận không trả lời.
Khi tôi đang
viết bài này thì một người thân của Tăng Minh Phụng đến thăm và cho biết
thêm nhiều chuyện về Hoàng Quang Thuận. Người ấy còn hỏi tôi: “Anh có
biết ngôi biệt thự của ông Thuận cạnh sân bay Tân Sơn Nhất không?”. Vâng
tôi có biết nhưng đó lại là một chuyện khác.
Hoàng Quang Thuận thường lấy luật nhân quả ra rủa người khác, có lẽ cái luật ấy bây giờ nó đang vận vào chính ông ta thì phải !?
28-8-2012 ( Nguồn: lethieunhon.com)
nguồn:http://badamxoe.blogspot.com/2012/08/chiec-sung-te-giac-cua-tang-minh-phung.html
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tin Văn: Nhà thơ Trần Nhương sẵn sàng tổ chức biểu tình.
Tin Văn: Nhà thơ Trần Nhương sẵn sàng tổ chức biểu tình.
Thứ năm, ngày 30 tháng tám năm 2012
Bà Đầm xòe
Nhà thơ Trần Nhương, chủ trang web trannhuong.com, ngày 30.8.2012 công khai trên mạng của mình rằng:
"Để
bảo vệ danh dự hội viên của mình, tôi đề nghị BCH Hội Nhà văn VN cần
nhanh chóng tìm cho ra đâu là sự thật về anh HQT. Không chừng bọn “diễn
biến”, nó gây mất uy tín hội viên, nó “chơi” Hội mình. Rất cần sự bảo vệ
danh dự hội viên của các vị trong BCH !
Chúng
tôi nói trước, nếu anh HQT bị bôi nhọ, bị vu cáo mà BCH im lặng chúng
tôi sẽ “tu tập đông người” tại số 9 Nguyễn Đình Chiều HN để biểu thị tấm
lòng vì đồng nghiệp, vì nền thơ ca vĩ đại của chúng ta !…"
Rất kính nể
bác Trần Nhương, nhiều tuổi rồi mà vẫn " miệt mài" không nghỉ trên web
mà lượng truy cập đã lên gần tới con số 12 triệu lượt rồi. Nhưng kính nể
hơn, bác lại không quên trách nhiệm cần/phải bảo vệ sự trong sáng của HVN và nhân tài của HNV (cụ thể là nhân tài Hoàng Quang Thuận) để thách thức dư luận, thách thức HNV.
Thưa bác Trần Nhương,
Không biết
những người không phải là hội viên nhưng luôn mến mộ danh tài và thơ ca
nước nhà (đặc biệt là thơ thân, thơ thánh của Hoàng Quang Thuận) có được
tham gia biểu tình không, chứ nếu chỉ có các hội viên đi biểu tình để
"bảo vệ" thì tôi e là khó mà thành. Vì các hội viên nhà mình trong lúc "
gạo châu, củi quế" cũng đang bận đi tìm "danh tài" khác để tung hô thì
họ khó mà theo bác đi biểu tình lắm.
Tôi cũng là
một người mến mộ văn chương và danh tài văn chương, để cứu nguy cho HVN,
tôi cũng xin Hội hãy nhanh chóng đáp ứng nguyện vọng của bác Trần
Nhương, kẻo không, biểu tình xảy ra thì bác Trần Nhương được thơm đủ, vì
tiếng vang rất độc đáo của cuộc biểu tình rất hy hữu này. Việt Sử ký của Basam sẽ có cớ để ghi vào sử của mình, dòng: "
năm Sang, Trọng, Hùng, Dũng lần đầu tiên hội viên HNV tổ chức biểu tình
vì thấy tư cách hội viên HNV bị xúc phạm mà lãnh đạo HNV VN thì vẫn cứ " trơ gan cùng tuế nguyệt".
Bà Đàm xòe hoan hô bác Trần nhương. Bác xem, nếu em có đủ tư cách đi biểu tình thì bác a lo cho em một tiếng nha. BĐX
nguồn:http://badamxoe.blogspot.com/2012/08/tin-van-nha-tho-tran-nhuong-san-sang-to.html
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CHÁY HOÀNG QUANG THUẬN - Nghệ thuật bao cấp bốc mùi hố xí.
CHÁY HOÀNG QUANG THUẬN - Nghệ thuật bao cấp bốc mùi hố xí.
Thứ năm, ngày 30 tháng tám năm 2012
Nguyễn Hoàng Đức
Vụ
“mượn bút tiền nhân” của nhà thơ tay trái tiến sĩ kỹ nghệ thông tin
Hoàng Quang Thuận vừa qua quả là một cái tát trời giáng vào lâu đài cát
văn học bao cấp mậu dịch đang còn bám trụ với lý do câu giờ biện hộ cuối
cùng! Đó là một vết nhơ không thể cãi lại! Một nỗi nhục ê chề không
cách gì gượng dậy! Là kết quả tất yếu của một nền văn học hà hít tem
phiếu ưu tiên mãi mãi chỉ là “bé bự” không thể lớn được! Một môi trường
chữ nghĩa với “thơ trí” lọ mọ, tối tăm, u mê, ú ớ, đồng cô bóng cậu nên
mới bấu víu vào thần phật, mong muốn một bước hay một giấc mộng lên đời
thành hiện thực. Có một điều giản dị thế này, những kẻ ăn mày dù có xin
được cơm tám giò chả nhưng không thể nào trở thành sang trọng và vĩ đại.
Triết gia Nietzsche nói “Chúng ta không nên đón nhận mà phải sáng tạo, chúng ta không nghèo khổ đến mức phải xin bố thí của thần thánh”.
Đây là nguyên lý duy nhất, bởi kẻ sáng tạo phải tạo ra cái của mình,
cho dù hang núi có tạo ra tiếng sáo thì đó là thiên tạo chứ không phải
nhân tạo, cho dù người mẫu có bán một đêm được vạn lạng bạc thì cũng
không phải tài năng nhân tạo mà chỉ là “vốn tự có” .
Nhân
gian có câu nói lái rất hay “cái trời cho” chỉ là “trò chơi”. Và có một
thước đo giá trị tiên quyết không thể cãi được khác “kinh thành La Mã không thể xây trong một ngày”.
Chẳng lẽ H Q T lại trở thành một ngoại lệ sao? Có thể đúng đấy vì tất
cả những kẻ lười biếng dốt nát muốn ăn may khi chơi sổ số thì đều mong
mình được trở thành ngoại lệ. Và cả những người đẩy đít H Q T đi giật
giải Nobel thì đều mong rằng đó là một ngoại lệ sẽ lách được qua kẽ hở.
Than ôi, bốn câu thơ tứ tuyệt khác gì bốn hòn gạch, thôi cứ cho là bốn
đống gạch đi làm sao xây thành lâu đài chứ? Hãy nhìn kia và đừng ảo
mộng, ngay cả Đỗ Phủ, Lý Bạch sống lại, thì những mẩu thơ của các ông và
hàng nghìn nhà thơ Đường xấp xỉ kia cũng không thể ứng cử giải Nobel
đâu, mà hậu duệ của các ông chỉ gọi những mẩu bốn câu đó là “mảnh vụn
lấp lánh” thôi. Ngay cả Lỗ Tấn là một tượng đài đồ sộ, cha đẻ của nền
văn học Trung Quốc hiện đại còn chưa ẵm giải Nobel thì mấy mẩu vần vèo
tức cảnh sinh hoạt của các ông có ý nghĩa gì? Văn hào Albert Camus cho
rằng : cái vĩ đại của con người nằm ở bộ não kiến trúc chứ không phải ở
vật liệu. Ông nói: “không có sự sắp đặt thì đống đá không thể trở thành lâu đài”.
Vậy đấy, đống đá ngoài trời so với tòa lâu đài, chỉ khác nhau ở chỗ
đống đá thì tự nhiên, còn lâu đài là những viên đá được sắp đặt. Nhìn
vào bốn câu thơ tứ tuyệt dù có bằng trắc khúc mắc chăng nữa làm sao thấy
được nhà kiến trúc vĩ đại ở đó mà hy vọng vào giải ăn may Nobel, thật
ra trong trường hợp này là mong ban giám khảo giải Nobel cũng úm ba la,
tối tăm, ấm ớ, ăn gian giống mình???
“Giết
vua, giết cha không phải việc xảy ra trong ngày”, đó là phương ngôn của
người Trung Quốc muốn nói rằng, việc gì lớn cũng không thể thình lình
xuất hiện mà đó là kết quả được lên mầm hay âm mưu từ rất lâu trong quá
khứ. Việc đạo thơ giả thánh thần của Hoàng Quang Thuận cũng vậy, nó
không chỉ diễn ra vào tháng 8/2012, mà đó là kết quả tất yếu từ một nền
văn học bao cấp ú ớ, bản năng, cục bộ, co kéo nhóm lợi ích, bảo hiểm sự
bất tài bằng phe nhóm dưới cái mác “sáng tạo tập thể”, trình độ văn hóa
công-nông-binh cây nhà lá vườn, trình độ văn thơ nghiệp dư, kiến thức là
lớp tráng men của trạm cấp cứu văn hóa Nguyễn Du…, ấu niên hơi một tí
lại đòi bú sữa cấp trên, hơi một tí là mách lẻo lãnh đạo… “Cái kim trong
bọc mãi cũng bị lòi ra”, một trình độ và một đời sống văn học dựa trên
bú mớm như vậy, tất yếu có ngày bị lòi kim ra. Một trình độ mà nhà văn
Nguyễn Huy Thiệp gọi là vô học, hay “đám giặc già thơ phú lăng nhăng”.
Dù bị mắng mỏ như thế, hàng trăm nhà thơ trong hội và hàng vạn nhà thơ
trong nước tức tối lắm mà chẳng làm gì để phản bác được. Tại sao? Than
ôi vì tầm vóc nhỏ bé quá, những hòn sỏi có chất đống lên nhau làm sao
thành non bộ để đọ với người ta. Chẳng những thế rất nhiều kẻ trong đám
này còn công kênh Nguyễn Huy Thiệp lên mây xanh rằng: “Nguyễn Huy Thiệp
là bút pháp hậu hiện đại xuất sắc”. Hậu hiện đại ư? Nguyễn Huy Thiệp
không nói tròn một câu, một chữ tiếng Tây, nhạc cổ điển cũng không hay,
tân nhạc cũng không biết, chỉ có đàn nhị sáo trúc trong đầu, viết văn
thi dùng nhiều dấu chấm ngắt thành câu đơn giản, liệu có bất cứ nền tảng
nào để thấy N H T có bút pháp hiện đại hay hậu hiện đại không?
Sự
tối tăm từ bản thân mình, dẫn đến sự tối tăm khi xem xét đánh giá người
khác là lẽ đương nhiên. Và có đương nhiên không khi các hội đồng chấm
giải cũng tối tăm? Vào cuộc thi nào, người ta cũng quảng bá, sẽ có những
nhà văn, nhà thơ có uy tín chấm giải. Chẳng lẽ các nhà uy tín đó lại
nhiều đến thế trong Hội, mà không cần nêu tên trước muốn tìm ra lúc nào
thì tìm. Có một chuyện tức cười và điển hình của ban giám khảo rằng: có
người trong HNV tố cáo, ban chấm giải văn học dịch kia, chẳng có ai biết
ngoại ngữ cả. Liền được các vị trong ban đó đáp lại “chúng tôi không
biết ngoại ngữ nhưng vẫn biết thưởng thức văn học dịch”. Trời ơi, thế có
khác nào, người ăn món ăn lại đi chấm giải nấu bếp của các đầu bếp.
Người lim dim nghe nhạc lại cho điểm nhạc sĩ. Học trò lại chấm điểm thầy
giáo dạy mình? Không, người chấm điểm phải là người cao hơn như hội
đồng thuộc ban giám hiệu. Có những người làm thơ cả đời không bằng người
khác làm trong một đêm vậy mà cũng chấm giải người ta. Điều này hoàn
toàn không có gì khó hiểu. Mao Trạch Đông từng nói : Liên Xô đã phóng tầu vũ trụ lên trời, trong khi đó chúng ta còn chưa phóng được một củ khoai tây.
Cũng vậy, những người làm nghệ thuật bản năng như ngắt lá, gấp lại
thổi, cho đó là hồn cốt của làng quê, làm sao có thể chạm đến những bản
tổng phổ của dàn nhạc lớn. Làm thơ “bốn hòn gạch”, hoặc kéo dài thêm vài
khúc, viết trường ca thì không có cốt truyện, chỉ là thứ nồi lẩu kéo
dài vô tận, thì làm sao hình thành nổi một con phố, nói gì đến kinh
thành La Mã trong nghệ thuật? Kết quả là người ta phát hiện ra các công
thức cứng của các cuộc thi:
1- Người được giải phải là người của báo khác, vì như vậy, tôi đã gắp cho anh, thì lúc khác anh phải gắp cho tôi.
2- Một anh già nào đó sắp về hưu, đó là giải dối già cho anh, coi như làm chính sách.
3- Một
cô gái nào ở xa lắc xa lơ, coi như một phát hiện bút pháp quả đầu mùa.
Loại này rất an toàn vì thân gái chân yếu tay mềm không thể uy hiếp trực
tiếp đến lòng đố kỵ, chọn cái đứa gần nó vòi một chỗ thì rách việc.
4- Phải
lại quả cho nhà tài phiệt đã đầu tư cho giải. Và (có lẽ) Hoàng Quang
Thuận là người đầu tư trọn gói nên ẵm giải trọn gói cũng phình phường
thôi???
Cái
yếu kém duy nhất của nền văn học Việt Nam là thiếu lý trí. Vì thiếu lý
trí nên người ta mới phải sống và sáng tác bằng cảm xúc, sau đó rêu rao
về thiên bẩm như thể tuyên bố giá trị “thần thánh” nơi mình, đó cũng
chính là câu chuyện của H Q T và mở rộng ra hội thảo. Trình độ của nền
văn học chúng ta nói chung mới chỉ là thứ văn hóa quần chúng được vào
hội của nhà nước có con dấu và tem phiếu. Nó mới nằm ở tầm “hát hay
không bằng hay hát”. Có thể lấy câu chuyện này làm kiểu mẫu điển hình.
Chúng ta mới gấp chiếc lá để làm kèn, mới cắt quả bầu để làm đàn. Lúc
nhỏ, tôi nghe một anh bạn thổi sáo, đang thổi, anh ta chạy ra sân rúng
cây sáo vào bể nước, tôi hỏi tại sao, anh trả lời “vì cây sáo khô quá,
nhúng vào nước cho tiếng nó tươi”. Khi lớn lên, tôi gặp một ông thủ
trưởng công tác lâu năm trên Tây Bắc, ông ta nói mỗi dịp hội diễn văn
hóa quần chúng ông ta lại gảy đàn đỏ cả mũi, con gái thấy hay, chết mê
chết mệt! Tại sao gảy đàn lại đỏ mũi? Vì ông ta gảy đàn mũi, lấy tay gảy
thẳng lên mũi, mồm phát ra tiếng ứ ứ coi như hộp đàn. Nghệ thuật như
thế chỉ làm vui lúc tranh tối tranh sáng thôi, chứ làm sao đòi tiếp quản
thành phố hay đi xứ được? Cũng một lần chúng tôi ngồi nói chuyện khi
thổi sáo cho nhau nghe, một anh bạn khoe mình thổi sáo, anh kia liền
bảo, ngày bé đi thả trâu thằng nào chẳng biết thổi sáo, nói rồi anh ta
cầm lấy sáo thổi liền. Một lần khác, chính người lên dây đàn piano của
nhạc viện nói với tôi, “anh bảo anh hay nhất làng, hay nhất nước, nhưng
anh hát xoan hát xẩm có độ vạn người nghe, ra thế giới lại chẳng có ai
đọ với anh, anh nhất làng, cũng là nhất nước, cũng là nhất thế giới
luôn. Trong đó nếu anh chơi piano nhất tức là anh là nhất của muôn triệu
người. Đây này, ngay như đàn bầu mà trong nhạc viện còn bảo: “Đàn bầu chỉ có một giây/ Đánh mười lăm ngày đã đi tây”.
Vậy thì câu chuyện H Q T muốn đem cái nhất của làng thơ ta mượn thần
phật úm ba la đi tây có phải muốn mượn đàn bầu đi ẵm giải thế giới?
Nền văn học Của ta yếu, không chỉ do các nhà văn, nhà thơ, mà còn do móng của cả nền văn học. Triết gia Nietzsche nói: “Một dân tộc không có thiên tài, không bằng cách chấp nhận thiên tài của dân tộc đó”.
Âm nhạc cổ điển vào Việt Nam không có người nghe không phải nó dở mà do
trình độ dân trí của ta còn thấp. Bằng chứng là ca nhạc tạp kỹ (cũng có
nghĩa tạp pí lù), lại được giới bình dân mặc cả quần áo ngủ, áo hở nách
đi xem rất đông. Vì sao? Vì nó hợp với thể tạng của họ. Vậy một số
những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng ở ta chớ có quá tự tin vào việc mình
nổi tiếng, có khi đó chỉ là vì văn chương của mình dễ dãi bình dân.
Người Việt nói chung rất ngại tư duy và phán xét bằng tư duy, cho dù họ
có học nhiều học rộng chăng nữa, như tiến sĩ H Q T chẳng hạn, dù có học
cao bao nhiêu cũng muốn lẩn trốn tư duy để chạy vào vần vèo cảm xúc, có
cả nghìn tổng giám đốc cũng thế, sau khi có chức quyền rồi, dù đỗ bằng
gì, cũng không muốn tư duy chuyên ngành mà chỉ muốn làm thơ. Nhưng tại
sao chỉ có thơ mà không viết truyện ngắn hay tiểu thuyết? Bởi vì các ông
còn lười, ham vui và thích nổi tiếng thật nhanh nữa. Còn lại rất nhiều
trí thức Việt khác vẫn còn mang truyền thống “bánh trưng lại gạo”, học
hành đỗ đạt bao nhiêu, đi tây đi tầu bao nhiêu, rút cục chỉ đòi hành
quân về làng. Hãy xem kia, thánh Gandhi đã hành quân từ Nam Phi về quê
hương mình với phong trào Bất bạo động đã làm rung chuyển cả Âu Mỹ. Tại
sao ông làm được vậy? Vì ông đã thoát xác con người làng quê và cả dân
tộc mình để trở thành công dân thế giới. Còn Lỗ Tấn trở thành cha đẻ của
văn học hiện đại Trung Quốc vì mở màn đã sỉ vả cả dân tộc mình “người Trung Quốc chỉ giỏi ăn thịt người”, kể từ ông người Trung Quốc đã quẳng bút làm thơ từ nhiều thập niên mà chuyên tâm hơn vào việc viết văn.
Cả
nước hiện có chưa đến chục vị viết phê bình văn học mà chủ yếu là U50,
còn lớp trẻ, ngay gần đây, khi một đàn anh hỏi “tại sao các chú không có
nhà phê bình cho thế hệ của mình?” thì không trả lời được. Còn lại đa
số là dạng trí tuệ “comment”. Trong số này, có nhiều người chính đáng
giúp ích cho sinh hoạt của nền văn, nhưng cũng không ít “nặc danh” nhảy
ra khoe mẽ chút kiến thức ít ỏi nhưng chú mục của mình. Người Việt có
câu “kẻ vô tình, người hữu ý”, muốn nói, khi anh đã chú mục vào việc gì
thì anh rất dễ hơn người khác. Nhưng đó chỉ là cái chú mục của tiểu tiết
như người Việt nói “tham bát bỏ mâm” hay “tham tiểu tiết mà bỏ mất đại
cục”. Nhóm nặc danh không cần biết nguyên lý tiên quyết của tranh luận
là “danh chính ngôn thuận” hoặc “oan có đầu, nợ có chủ”, cái chính kiến
của mình mà còn giấu như “mèo giấu cứt”, đòi chơi du kích “ném đá giấu
tay” thì còn gì để nói. Và cái chính họ làm là xăm soi vào lỗi chính tả.
Có một phương ngôn rằng “chớ cúi nhìn xuống chân, bạn có thể không vấp ngã nhưng chẳng bao giờ thấy được những vì sao!”
Ở đời, trèo nhiều ngã nhiều, trèo ít ngã ít, không chèo không ngã. Một
bài tiểu luận chưa bao giờ viết được, viết có hai mẩu comments đã loanh
quanh, tên thì giấu vì sợ (sợ cả quyền lực lẫn trí tuệ), thì đòi cao đàm
khoát luận những thứ cao siêu làm gì?!
Dân
tộc ta đã ngót trăm triệu người, đang trở thành cường quốc về dân số,
rất cần thiết để chúng ta có một vài hoặc nhiều hơn những tác giả xứng
tầm. “Dân hai nhăm triệu ai người lớn/ Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con” của
thi sĩ Tản Đà vẫn là thách thức của chúng ta. Người Việt chưa nói đến
tài năng, chỉ cần nói chúng ta trưởng thành chưa đã rất khó. Vì sao? Vì
chúng ta dù học nhiều mà không có thói quen suy xét bằng lý trí. Không
có lý trí thì học nhiều cũng chỉ là “ngăn kéo thông tin” thôi. Riêng tôi
không ít lần đưa tay phải ra băt, thì người kia lại úp bàn tay trái đưa
ra kiểu ban phát. Văn hóa của anh ta thấp thế à? Không, anh ta không
bao giờ dám đưa tay trái cho lãnh đạo. Sau khi làm vậy chắc anh ta sẽ
đắc ý, mình khôn ngoan đã hạ thấp được kẻ khác. Một lối khôn, một cách
sống không bao giờ có thể thể trưởng thành.
Một
bức toan trắng còn hơn một bức vẽ tồi, bởi vì bức toan trắng đó dự
phóng cho một tác phẩm mới vĩ đại. Môi trường văn học của chúng ta toàn
cỏ mọc le te đã ô nhiễm rất cần khai quang thành tấm toan trắng để những
cây đại thụ văn học khác lớn lên. Những nhà văn, nhà thơ bao cấp đã
khánh kiệt cả vốn liếng lẫn cơ hội rồi, chớ đứng bịt cửa chắn đường đòi
“rót vốn” như doanh nghiệp đã phá sản đòi tái cơ cấu nữa. Rút cục có mấy
vần thơ đã đánh vớt cả cuộc đời nhàn nhã mang danh chữ nghĩa, người
Pháp có câu “không ai được tất cả, không ai mất tất cả”, cái may mắn tem
phiếu đầu tiên đó không kéo dài mãi để trở thành con đường danh vọng
vĩnh cửu đâu?! Hoàng Quang Thuận chính là tấm màn đã hạ rồi! Dù không
nhìn thấy thứ phao nháy đó, chắc hẳn từ đây những ai đòi bày trò giải
rủng hay hội thảo thì đều run cầm cập, bởi vì sự nhợt nhạt, mủn mục, tàn
rã của nền văn học đòi ưu tiên bao cấp vô thời hạn đã phơi ra một lỗ
thủng to tướng cuối cùng rồi. Người ta không dễ chơi trò ấp úng, úp mở,
mê dụ bạn văn và bạn đọc mãi được.
N H Đ 30/08/2012
nguồn:http://badamxoe.blogspot.com/2012/08/chay-hoang-quang-thuan-nghe-thuat-bao.html
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để
xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001