Nguyễn Huệ Chi
Chưa có một thời nào mà những chuyện nhố nhăng kệch cỡm lại diễn ra trâng tráo như thời buổi hôm nay. Cả một Chùa Trăm Gian nổi tiếng hàng mấy trăm năm bỗng dưng bị quan chức ngành văn hóa đè ra đập phá vô tội vạ nhân danh “tôn tạo”, kỳ thực chỉ là vì khoản tiền hàng mấy chục đến cả trăm tỷ đồng béo bở gói trong cái dự án tôn tạo quái dị này. Những lăng mộ các vua Trần ở Yên Sinh – một thời đại rạng rỡ những chiến công đánh giặc giữ nước, ngay dưới thời Nguyễn còn được các vua Nguyễn cho trùng tu cẩn thận, năm 1971 chúng tôi đi khảo sát còn chụp ảnh lưu niệm, thế mà cả một Nhà nước mải lo “4 tốt 16 chữ vàng” nên quên bẵng, để dân thi nhau sấn vào cướp phá đào xới tanh bành cho đến viên gạch cuối cùng, và chen lấn làm nhà lên đấy, rồi đến nay lại bảo nhau “lập dự án trùng tu”, hỏi có vạn lần vô phúc hay không?
Mà trùng tu như thế nào? Có ai đi trên con đường thiên lý ghé thăm đền thờ An Dương Vương (đền Cuông) ở Diễn Châu thì khắc thấy tất cả những tô đắp thô kệch rẻ tiền của xi măng thay cho các cột kèo điêu khắc tinh xảo bằng gỗ lim xưa kia (dù không phải thật cổ nhưng cũng đã bám đầy lớp patin của nhiều thế kỷ mà người viết bài này còn được thấy năm 1948 khi cùng gia đình đi tản cư ghé thăm nơi đó), cùng với những đôi câu đối xấu xí (cũng trên xi măng) làm cộm con mắt bất kỳ ai có chút kiến văn giờ đây đến thăm lại ngôi đền. Trùng tu như người Nhật đã làm đối với đình chùa của họ trong Thế chiến thứ Hai vốn đang cũ kỹ bỗng sắc nét tinh khôi bội phần hơn thì ai mà không muốn. Còn ta, sao lại có một “An Dương Vương từ” lưu giữ trong ký ức và huyền thoại dân tộc từ hàng ngàn năm lịch sử mà đến một thời đại được gọi là “cách mạng” lại nỡ bôi bác nó đi như vậy, có phải là một sự mỉa mai cay đắng và là nỗi bẽ bàng trước du khách quốc tế hay không?
Tất nhiên đưa một đền Cuông ra làm dẫn chứng để bạn đọc suy ngẫm, rằng trên đất nước này đã gặp không phải chỉ một đền Cuông. Gần ta hơn nhiều là một đền Phù Đổng có vô số đôi câu đối khắc lại vừa chữ Hán vừa quốc ngữ chen nhau xấu xí đến khó chịu. Đôi câu đối lừng danh của Cao Bá Quát “Phá tặc đãn hiềm tam tuế vãn” (Giết giặc chỉ hiềm rằng ba tuổi đã là quá muộn), người cung tiến số tiền để thuê khắc lại còn không thèm đề tên Cao Bá Quát nữa mà thay luôn vào dòng lạc khoản cái tên của mình (một kiểu ỷ thế tiền bạc đến lạ lùng). Lại có đến ba tấm hoành phi rất cổ không biết từng khắc những gì nhưng từ lâu đã bị bào đi để khắc thay vào đấy… ba bài thơ quốc ngữ của Hồ Chí Minh, của Tố Hữu và của Ngô Chi Lan, và được treo vào những vị trí cực kỳ trang trọng trong ngôi đền!
Bên cạnh đó, lại có những hiện tượng lố lăng kiểu khác. Người ta vung tay bỏ hàng núi tiền ra để làm những ngôi chùa khổng lồ như chùa Bái Đính, nhưng những người “vung tay” mà vốn liếng hiểu biết có hạn hẳn chẳng thể nào thấm thía được nỗi đau đến xương tủy khi đứng trước những khối đá lù lù khoe khoang cái lớn cái oai một cách trơ tráo, song lại tuyệt nhiên không hề thấm được cái hồn của chùa chiền Việt Nam, sự thanh mảnh duyên dáng với mái cong hiền hoà nhưng ẩn trong nó là biểu tượng cô đúc của con người Việt Nam rất tinh tế mà không ồn ào trong cách sống, cách nhìn sự vật, và biết dẻo dai thích nghi để trường tồn.
Thử điểm lại mà xem, có bao nhiêu đình chùa miếu mạo, bia đá, sách cổ cho đến hồ ao, sông suối, thác ghềnh nổi tiếng… của đất nước đã bị hủy hoại bằng mọi cách kể từ 1948 đến nay? Con số tính đếm không sao cho xuể, và nếu có ai đi sâu làm một điều tra xã hội học để so sánh tỷ mỉ về mặt số lượng với khoảng thời gian từ 1945 trở về trước thì tôi đoan chắc họ sẽ thấy kinh hoàng vì con số hiện còn không thể đến một phần ba. Cứ nghĩ thế ai mà không thấy cực lòng đến xốn xang bứt rứt?
Hãy cứ ngắm bộ sách in vô số bản dập bia cổ của Việt Nam được người Pháp dập và lưu trữ từ ngày Viễn Đông Bác cổ thành lập (1901), nay cũng chính họ in lại giúp, gồm hơn 20 tập khổ lớn – mà chỉ mới in được hơn một phần ba, vì trong dự tính của họ là 55 tập – để giới văn hóa người Việt còn có cái mà nghiên cứu di sản của cha ông, tôi thấy hổ thấy nhục, bởi xét cho cùng chính mình lại là thủ phạm triệt tiêu tất cả những giá trị vật chất và tinh thần không có giá nào mua được, trong khi họ là kẻ đến xâm lược thì lo gom góp lại cho dân mình (tất nhiên họ cũng phá nhưng đó là đám nhà binh cai trị buổi đầu, và không phá nhiều bằng từ sau ngày Cách mạng thành công).
Vậy mà, những kẻ phải chịu trách nhiệm lớn nhất về những gì tổn thất trong 60 năm qua, những kẻ đã nhởn nhơ trước mọi sự xuống cấp văn hoá đang hiển hiện từng ngày từng giờ trên mọi phương diện của đời sống đất nước (những đảo lộn khó tin về lối sống, hành xử, đạo lý, giáo dục… đến những vụ giết người, cướp của, hiếp dâm ghê rợn nhất, bôi lên bộ mặt chế độ những vết đen nhằng nhịt), nay vẫn chính những kẻ ấy đang chỉ đạo việc tàn phá nốt những gì là môi trường sống, môi trường văn hóa còn sót lại ở đây hay ở đó khi chúng ngửi ra “hơi tiền” trong cái việc tàn phá man rợ kia.
Hãy chỉ khoanh lại trong phạm vi Thủ đô Hà Nội thôi. Giới trí thức đã bao nhiêu phen phải oằn mình chống chọi để mọi thứ dự án triệt hạ Hồ Tây vào hạng “khủng” không thể triển khai được (những Thủy cung Thăng Long, đường hầm ngầm xuyên qua lòng Hồ tây…). Nhưng Hồ Tây liệu đã yên thân chưa khi có tin một vị lãnh đạo cấp cao vừa ký xong “bản án” chấp thuận đóng cọc xuống giữa lòng Hồ làm con đường sắt vừa nổi vừa chìm sẽ cắt Hồ ra làm đôi cho một trục giao thông từ phía Bắc Hà Nội chạy xuống phố cổ? Cũng có tin sau khi vội vã ký, người ta đã kịp tỉnh lại, đã điều chỉnh sơ đồ con đường để… không còn chạm vào Hồ Tây. Tin trước là một cái tin thót tim và tin sau là một điềm lành. Dù sao, nếu keo này Hồ Tây tạm yên thì sẽ vẫn còn đó rất nhiều keo khác, dám tin như vậy đấy, bởi cái gì dính đến diện tích xung quanh và ngay giữa Hồ Tây, kể cả sâu dưới lòng Hồ, đều… “hái ra tiền”, mà đã hái ra tiền thì cặp mắt long lên của hết lớp “đầy tớ” này đến lớp “đầy tớ” nọ chắc chắn luôn luôn dòm đến. Khổ thân cho một “nàng Tây Thi của Việt Nam” (Cao Bá Quát) bị bọn Ngô Phù Sai đời nay lăm lăm vùi hoa dập liễu tàn bạo đến mức chúng có thể thoả thuận với nhau mỗi đứa cắt một miếng thịt tươi thắm của nàng.
Và không phải chỉ một Hồ Tây. Hiện tại đang là tiếng kêu cứu của Công viên Tuổi Trẻ và Công viên Thống Nhất. Một Hà Nội vừa được Nhà nước cho mở rộng ra gấp đôi gấp ba không hiểu sao không có kế hoạch bài bản xây dựng thành một đô thị có tầm quốc tế, không còn những ngõ ngách quanh queo chật chội như hũ nút, giãn dân ra những khu vực mới để hàng ngày người ta khỏi dẫm lên nhau mà lạng lách xe ô tô xe máy, xóa dần đi những khu ổ chuột không phải bằng những ngôi nhà chung cư chọc trời ngay giữa nội thành mà phải có cái nhìn viễn kiến về một quy hoạch cân đối, hài hòa và bảo đảm thẩm mỹ, để cải tạo lần lần những di họa của 60 năm xây dựng XHCN còn để lại? Trái lại, lúc nào cũng chỉ thấy các vị chấp chính của thành phố phô ra những cái nhìn ngắn có vài gang tay, trong đó có việc chiếm đất của Công viên Thống Nhất để làm 6 bãi đỗ xe, hoặc băm nhỏ Công viên Tuổi Trẻ thành nhiều mảnh để bán nốt, nếu không phải vì… túi tiền những ai ai đấy hình như chưa “phồng” thì chẳng thể hiểu được vì lẽ gì.
Từ những băn khoăn như trên, tôi bỗng ngạc nhiên không hiểu nổi chức trách Chủ tịch Ủy ban Nhân dân của ông thật ra chủ chốt là chức trách gì? Vì sao từ ngày ông lên chức đó, chỉ có việc quản lý Hà Nội cho đúng là nơi xanh sạch đẹp không thôi mà cũng không làm được? Chẳng cần dẫn chứng cụ thể, xin ông thử soát lại xem tất cả những công trình thuộc về những dự án to tát mà đám quan chức các ông đã vạch ra từ những 10 năm trước thời điểm 1000 năm thăng Long – Hà Nội, nay sau ngày kỷ niệm mới chưa đầy 2 năm chúng đã trở thành như thế nào rồi? Bản thân tôi đã đi đến một số nơi gắn tấm biển đánh dấu cả một thời điểm lịch sử đáng khắc ghi của người Hà Nội, và sau khi xem xong thì… không còn muốn phẩm bình gì nữa.
Thiết tưởng một Kiến trúc sư như ông không cần phải nói nhiều. Tôi chỉ mong mỏi ông có được một lúc giật mình nhìn lại mình thật rõ. Những người trước ông như ông Hoàng Văn Nghiên đã cho lấp Hồ Thủ Lệ để xây tòa khách sạn Daewoo và làm nhiều việc tai tiếng, dân Thủ đô vẫn còn đinh ninh trong lòng, nhưng thôi ta không nói nữa. Tuy nhiên, ông là một vị quan đương chức, là “gương mặt” để người ta nhìn vào khi nói đến hiện trạng của một Hà Nội thoái hóa về nhiều mặt, tôi nghĩ ông không thể tránh được công luận. Không thể làm cái kiểu “ngậm miệng ăn tiền” để rồi khi “hạ cánh” lại để lại vô số tai tiếng như những người tiền nhiệm của ông. Chúng tôi không mong điều đó mà mong ở ông những tự vấn nghiêm chỉnh để sửa đổi gấp cách điều hành Thủ đô sao cho chững chạc. Tôi vẫn không hết hy vọng ở nơi ông. Nhược bằng ông thấy không thể đảm đương tốt trách nhiệm trước toàn dân thì sao ông không lên tiếng xin từ chức? Hoặc giả, nếu ông thấy rằng mình tại vị cùng với những bê bối kéo dài trong tình thế “mặc kệ nó” là hoàn toàn chính đáng thì có lẽ nên có một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm của dân chúng Thủ đô – được tổ chức công khai và thật sự dân chủ – để xem nhân dân Hà Nội có còn tín nhiệm ông không.
N.H.C.
Phụ lục:
Hà Nội nhăm nhe “xẻ thịt” Công viên Thống Nhất
Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội vừa có ý kiến ủng hộ dự án đầu tư xây dựng 2 bãi giữ xe công cộng nằm trong Công viên Thống Nhất. Công viên này cũng đề xuất xây 4 bãi giữ xe nữa
Sở Quy hoạch – Kiến trúc (QH-KT) TP Hà Nội vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của UBND TP về đề xuất của Công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội được đầu tư xây dựng bãi giữ xe dàn thép trong Công viên Thống Nhất. Theo đó, vị trí bãi giữ xe nằm ở góc đường Nguyễn Đình Chiểu – Trần Nhân Tông (trong phạm vi công viên), diện tích khoảng 3.000 m2, cao 4 tầng, đáp ứng nhu cầu đỗ xe cho khoảng 400 ô tô.
Mất gần 9.000 m2 đất
Theo Sở QH-KT TP Hà Nội, khu đất dự kiến xây dựng bãi giữ xe ở Công viên Thống Nhất đã được quy hoạch trong mạng lưới các điểm giữ xe công cộng trên địa bàn đến năm 2020; đồng thời cho rằng đề xuất của Công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội cơ bản là hợp lý. Một bãi giữ xe khác cũng “ăn” vào đất Công viên Thống Nhất đã được UBND TP Hà Nội gợi ý Công ty có thể phối hợp với Công viên xây dựng tại khu đất diện tích 2.000 m2.
Trong khi đó, Công viên Thống Nhất cũng đang lập dự án xin UBND TP Hà Nội cho phép xây dựng 4 bãi giữ xe trong khuôn viên. Các bãi đỗ xe này nằm ở vị trí gần các cổng vào, được Công viên Thống Nhất cho rằng nằm ở các khoảng không phù hợp, không làm ảnh hưởng đến phần diện tích trồng cây xanh và cảnh quan chung.
Tổng diện tích của 4 bãi đỗ xe này là 6.538 m2. Đại diện Công viên Thống Nhất cho biết các bãi giữ xe nhằm phục vụ người dân đến tham quan công viên lẫn nhu cầu của dân cư trong khu vực.
Các dự án bãi giữ xe này hiện vẫn đang trong giai đoạn đề xuất nhưng nếu được TP Hà Nội chấp thuận, Công viên Thống Nhất sẽ mất gần 9.000 m2 đất.
Hậu quả khó khắc phục
Được xem là lá phổi xanh lớn nhất khu vực nội thành Hà Nội, Công viên Thống Nhất xây dựng từ đầu những năm 1960, là khu vui chơi giải trí, thư giãn của người dân Thủ đô cũng như điểm đến của du khách.
TS – kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Hoa (Hội Kiến trúc sư Việt Nam) cho biết TP Hà Nội hiện có trên 3 triệu dân sống ở khu vực nội thành. Diện tích cây xanh trên đầu người ở nội đô Hà Nội hiện rất thấp, chỉ bằng khoảng 1/10 các đô thị lớn trong khu vực. Vì thế, các công viên Thống Nhất, Bách Thảo, Thủ Lệ… là những lá phổi xanh rất quan trọng giúp điều hòa, cân bằng không khí cho Hà Nội. “Thiếu nơi giữ xe cho người dân là đáng báo động nhưng nếu lấy đất công viên thì tác động rất lớn đến môi trường, sinh thái đô thị và đời sống khu dân cư” – ông Hoa lo ngại.
Ông Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Giám đốc Sở QH-KT TP Hà Nội, cho rằng nhu cầu nơi giữ xe cho người dân Hà Nội dù đang bức thiết nhưng nếu đánh đổi cả lá phổi xanh thì hậu quả khó khắc phục. Theo ông Nghiêm, quy hoạch Công viên Thống Nhất năm 1994 và năm 2004 đều dành một phần diện tích để làm bãi giữ xe cho du khách chứ không nhằm tạo dựng bãi giữ xe công cộng. “Cần xem lại việc lấy đất công viên để làm bãi giữ xe đáp ứng nhu cầu của cả TP” – ông kiến nghị.
Nguồn: http://nld.com.vn/ 20120828101619495p0c1002/ha- noi-nham-nhe-xe-thit-cong- vien-thong-nhat.htm
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/40740
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Mà trùng tu như thế nào? Có ai đi trên con đường thiên lý ghé thăm đền thờ An Dương Vương (đền Cuông) ở Diễn Châu thì khắc thấy tất cả những tô đắp thô kệch rẻ tiền của xi măng thay cho các cột kèo điêu khắc tinh xảo bằng gỗ lim xưa kia (dù không phải thật cổ nhưng cũng đã bám đầy lớp patin của nhiều thế kỷ mà người viết bài này còn được thấy năm 1948 khi cùng gia đình đi tản cư ghé thăm nơi đó), cùng với những đôi câu đối xấu xí (cũng trên xi măng) làm cộm con mắt bất kỳ ai có chút kiến văn giờ đây đến thăm lại ngôi đền. Trùng tu như người Nhật đã làm đối với đình chùa của họ trong Thế chiến thứ Hai vốn đang cũ kỹ bỗng sắc nét tinh khôi bội phần hơn thì ai mà không muốn. Còn ta, sao lại có một “An Dương Vương từ” lưu giữ trong ký ức và huyền thoại dân tộc từ hàng ngàn năm lịch sử mà đến một thời đại được gọi là “cách mạng” lại nỡ bôi bác nó đi như vậy, có phải là một sự mỉa mai cay đắng và là nỗi bẽ bàng trước du khách quốc tế hay không?
Tất nhiên đưa một đền Cuông ra làm dẫn chứng để bạn đọc suy ngẫm, rằng trên đất nước này đã gặp không phải chỉ một đền Cuông. Gần ta hơn nhiều là một đền Phù Đổng có vô số đôi câu đối khắc lại vừa chữ Hán vừa quốc ngữ chen nhau xấu xí đến khó chịu. Đôi câu đối lừng danh của Cao Bá Quát “Phá tặc đãn hiềm tam tuế vãn” (Giết giặc chỉ hiềm rằng ba tuổi đã là quá muộn), người cung tiến số tiền để thuê khắc lại còn không thèm đề tên Cao Bá Quát nữa mà thay luôn vào dòng lạc khoản cái tên của mình (một kiểu ỷ thế tiền bạc đến lạ lùng). Lại có đến ba tấm hoành phi rất cổ không biết từng khắc những gì nhưng từ lâu đã bị bào đi để khắc thay vào đấy… ba bài thơ quốc ngữ của Hồ Chí Minh, của Tố Hữu và của Ngô Chi Lan, và được treo vào những vị trí cực kỳ trang trọng trong ngôi đền!
Bên cạnh đó, lại có những hiện tượng lố lăng kiểu khác. Người ta vung tay bỏ hàng núi tiền ra để làm những ngôi chùa khổng lồ như chùa Bái Đính, nhưng những người “vung tay” mà vốn liếng hiểu biết có hạn hẳn chẳng thể nào thấm thía được nỗi đau đến xương tủy khi đứng trước những khối đá lù lù khoe khoang cái lớn cái oai một cách trơ tráo, song lại tuyệt nhiên không hề thấm được cái hồn của chùa chiền Việt Nam, sự thanh mảnh duyên dáng với mái cong hiền hoà nhưng ẩn trong nó là biểu tượng cô đúc của con người Việt Nam rất tinh tế mà không ồn ào trong cách sống, cách nhìn sự vật, và biết dẻo dai thích nghi để trường tồn.
Thử điểm lại mà xem, có bao nhiêu đình chùa miếu mạo, bia đá, sách cổ cho đến hồ ao, sông suối, thác ghềnh nổi tiếng… của đất nước đã bị hủy hoại bằng mọi cách kể từ 1948 đến nay? Con số tính đếm không sao cho xuể, và nếu có ai đi sâu làm một điều tra xã hội học để so sánh tỷ mỉ về mặt số lượng với khoảng thời gian từ 1945 trở về trước thì tôi đoan chắc họ sẽ thấy kinh hoàng vì con số hiện còn không thể đến một phần ba. Cứ nghĩ thế ai mà không thấy cực lòng đến xốn xang bứt rứt?
Hãy cứ ngắm bộ sách in vô số bản dập bia cổ của Việt Nam được người Pháp dập và lưu trữ từ ngày Viễn Đông Bác cổ thành lập (1901), nay cũng chính họ in lại giúp, gồm hơn 20 tập khổ lớn – mà chỉ mới in được hơn một phần ba, vì trong dự tính của họ là 55 tập – để giới văn hóa người Việt còn có cái mà nghiên cứu di sản của cha ông, tôi thấy hổ thấy nhục, bởi xét cho cùng chính mình lại là thủ phạm triệt tiêu tất cả những giá trị vật chất và tinh thần không có giá nào mua được, trong khi họ là kẻ đến xâm lược thì lo gom góp lại cho dân mình (tất nhiên họ cũng phá nhưng đó là đám nhà binh cai trị buổi đầu, và không phá nhiều bằng từ sau ngày Cách mạng thành công).
Vậy mà, những kẻ phải chịu trách nhiệm lớn nhất về những gì tổn thất trong 60 năm qua, những kẻ đã nhởn nhơ trước mọi sự xuống cấp văn hoá đang hiển hiện từng ngày từng giờ trên mọi phương diện của đời sống đất nước (những đảo lộn khó tin về lối sống, hành xử, đạo lý, giáo dục… đến những vụ giết người, cướp của, hiếp dâm ghê rợn nhất, bôi lên bộ mặt chế độ những vết đen nhằng nhịt), nay vẫn chính những kẻ ấy đang chỉ đạo việc tàn phá nốt những gì là môi trường sống, môi trường văn hóa còn sót lại ở đây hay ở đó khi chúng ngửi ra “hơi tiền” trong cái việc tàn phá man rợ kia.
Hãy chỉ khoanh lại trong phạm vi Thủ đô Hà Nội thôi. Giới trí thức đã bao nhiêu phen phải oằn mình chống chọi để mọi thứ dự án triệt hạ Hồ Tây vào hạng “khủng” không thể triển khai được (những Thủy cung Thăng Long, đường hầm ngầm xuyên qua lòng Hồ tây…). Nhưng Hồ Tây liệu đã yên thân chưa khi có tin một vị lãnh đạo cấp cao vừa ký xong “bản án” chấp thuận đóng cọc xuống giữa lòng Hồ làm con đường sắt vừa nổi vừa chìm sẽ cắt Hồ ra làm đôi cho một trục giao thông từ phía Bắc Hà Nội chạy xuống phố cổ? Cũng có tin sau khi vội vã ký, người ta đã kịp tỉnh lại, đã điều chỉnh sơ đồ con đường để… không còn chạm vào Hồ Tây. Tin trước là một cái tin thót tim và tin sau là một điềm lành. Dù sao, nếu keo này Hồ Tây tạm yên thì sẽ vẫn còn đó rất nhiều keo khác, dám tin như vậy đấy, bởi cái gì dính đến diện tích xung quanh và ngay giữa Hồ Tây, kể cả sâu dưới lòng Hồ, đều… “hái ra tiền”, mà đã hái ra tiền thì cặp mắt long lên của hết lớp “đầy tớ” này đến lớp “đầy tớ” nọ chắc chắn luôn luôn dòm đến. Khổ thân cho một “nàng Tây Thi của Việt Nam” (Cao Bá Quát) bị bọn Ngô Phù Sai đời nay lăm lăm vùi hoa dập liễu tàn bạo đến mức chúng có thể thoả thuận với nhau mỗi đứa cắt một miếng thịt tươi thắm của nàng.
Và không phải chỉ một Hồ Tây. Hiện tại đang là tiếng kêu cứu của Công viên Tuổi Trẻ và Công viên Thống Nhất. Một Hà Nội vừa được Nhà nước cho mở rộng ra gấp đôi gấp ba không hiểu sao không có kế hoạch bài bản xây dựng thành một đô thị có tầm quốc tế, không còn những ngõ ngách quanh queo chật chội như hũ nút, giãn dân ra những khu vực mới để hàng ngày người ta khỏi dẫm lên nhau mà lạng lách xe ô tô xe máy, xóa dần đi những khu ổ chuột không phải bằng những ngôi nhà chung cư chọc trời ngay giữa nội thành mà phải có cái nhìn viễn kiến về một quy hoạch cân đối, hài hòa và bảo đảm thẩm mỹ, để cải tạo lần lần những di họa của 60 năm xây dựng XHCN còn để lại? Trái lại, lúc nào cũng chỉ thấy các vị chấp chính của thành phố phô ra những cái nhìn ngắn có vài gang tay, trong đó có việc chiếm đất của Công viên Thống Nhất để làm 6 bãi đỗ xe, hoặc băm nhỏ Công viên Tuổi Trẻ thành nhiều mảnh để bán nốt, nếu không phải vì… túi tiền những ai ai đấy hình như chưa “phồng” thì chẳng thể hiểu được vì lẽ gì.
Xin hỏi ông Nguyễn Thế Thảo, ông có thấy một Thủ đô như Paris với những công viên rộng mênh mông như vườn Tuileries có một đời Thị trưởng nào dám cho dựng lên đấy một quán ăn hay xẻo đi một mảnh đất làm bãi đỗ xe hay không? Hay từ hàng mấy trăm năm nay vẫn chỉ là những vườn cây xanh mát với những ghế đá cũ xưa cho người dân đến thư thái ngồi đọc sách, và trẻ em chơi các trò chơi chúng thích? Thậm chí một cái ghế mà văn hào Anatole Francethường ngồi để thưởng thức cái cảm giác của mùa thu nghe từng chiếc lá vàng rơi khẽ lên vai mình, nay vẫn còn nguyên vẹn. Mà nào có phải chỉ một vườn Tuileries. Ông hẳn đã sang đấy nhiều lần, đi đến đâu mà chẳng có vườn hoa trải dài ngút mắt? Nào Vườn Bách thảo (Jardin des plantes), Công viên La Villette, Vườn Luxembourg, Công viên Buttes Chaumont, Công viên Montsouris, Quảng trường Vendôme, Quảng trường la Concorde, khu vườn Champ de Mars… kể không hết được. Thử nghĩ nếu một Thị trưởng Paris nào lên chấp chính cũng nhăm nhăm bán vườn để thu lợi, cho người ta xây dựng bừa bãi lên những nơi vốn là sở hữu đích thực của toàn dân kia, bất chấp quyền thụ hưởng của dân chúng, thì liệu Paris sẽ biến thành một thứ gì khác chứ còn tráng lệ được như ngày nay?
Ấy thế mà một Thủ đô Hà Nội luôn luôn tự thị rằng mình có lịch sử đến 1.000 năm, đếm cho hết cũng chỉ có mấy khoảng xanh tí tẹo (nhưng như Công viên Thống Nhất tính từ 1960 đến nay thì cũng đã 50 năm rồi đấy, chưa kể khi nó còn là Hồ Bảy Mẫu mênh mông thì đúng là có ngót nghìn năm chứ ít gì), sao ông và đám quan chức dưới quyền ông nỡ liều lĩnh xẻ nó ra để cho xây lên đấy 6 bãi đỗ xe to tướng, suốt ngày sẽ ồn ào đinh tai nhức óc khiến phần dư lại chỉ còn bằng tí tẹo, và chắc chẳng một ai dám vào đấy mà thư giãn, tập thở, tập đi nữa? Đến nỗi Kiến trúc sư Nguyễn Tấn Vạn, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư ViệtNam, cũng phải lấy làm bức xúc: “Đây là dự án phi lý nhất mà tôi từng được nghe. Công viên là nơi để người dân sinh hoạt, vui chơi, giải trí trong bối cảnh thành phố ngột ngạt, thiếu cây xanh. Đừng vì mục đích nào đó mà dựng lên những công trình ngoạm vào đất công viên”. Ông có hình dung được một việc làm như thế là phạm luật, là vi phạm cảnh quan văn hóa, môi trường của thành phố và cả vi phạm nhân quyền (cái quyền được hưởng không gian thoáng mát của người dân), tức là phạm tội ác hay không thưa ông? Cũng như vậy, tôi không thể hình dung nổi một người đứng đầu thành phố như ông mà lại không dẹp nổi những “lấn chiếm” kéo dài quá lâu trong Công viên Tuổi Trẻ, giải thể tất cả những phần đất do những kẻ trót ham hố chia chác với quan chức các ông (hẳn là thế thôi, nếu không các vàng cũng đố họ dám phá tường trèo vào công viên) rồi dựng lên trong đấy những căn nhà làm nơi buôn bán, thi công, lò xưởng, quán ăn… để trả lại cho dân một không gian giúp 3 triệu con người nội thành có thêm một “chốn náu thân” yên tĩnh mỗi buổi sáng buổi chiều, giữa một thành phố nhìn đâu cũng đông nghẹt?Từ những băn khoăn như trên, tôi bỗng ngạc nhiên không hiểu nổi chức trách Chủ tịch Ủy ban Nhân dân của ông thật ra chủ chốt là chức trách gì? Vì sao từ ngày ông lên chức đó, chỉ có việc quản lý Hà Nội cho đúng là nơi xanh sạch đẹp không thôi mà cũng không làm được? Chẳng cần dẫn chứng cụ thể, xin ông thử soát lại xem tất cả những công trình thuộc về những dự án to tát mà đám quan chức các ông đã vạch ra từ những 10 năm trước thời điểm 1000 năm thăng Long – Hà Nội, nay sau ngày kỷ niệm mới chưa đầy 2 năm chúng đã trở thành như thế nào rồi? Bản thân tôi đã đi đến một số nơi gắn tấm biển đánh dấu cả một thời điểm lịch sử đáng khắc ghi của người Hà Nội, và sau khi xem xong thì… không còn muốn phẩm bình gì nữa.
Thiết tưởng một Kiến trúc sư như ông không cần phải nói nhiều. Tôi chỉ mong mỏi ông có được một lúc giật mình nhìn lại mình thật rõ. Những người trước ông như ông Hoàng Văn Nghiên đã cho lấp Hồ Thủ Lệ để xây tòa khách sạn Daewoo và làm nhiều việc tai tiếng, dân Thủ đô vẫn còn đinh ninh trong lòng, nhưng thôi ta không nói nữa. Tuy nhiên, ông là một vị quan đương chức, là “gương mặt” để người ta nhìn vào khi nói đến hiện trạng của một Hà Nội thoái hóa về nhiều mặt, tôi nghĩ ông không thể tránh được công luận. Không thể làm cái kiểu “ngậm miệng ăn tiền” để rồi khi “hạ cánh” lại để lại vô số tai tiếng như những người tiền nhiệm của ông. Chúng tôi không mong điều đó mà mong ở ông những tự vấn nghiêm chỉnh để sửa đổi gấp cách điều hành Thủ đô sao cho chững chạc. Tôi vẫn không hết hy vọng ở nơi ông. Nhược bằng ông thấy không thể đảm đương tốt trách nhiệm trước toàn dân thì sao ông không lên tiếng xin từ chức? Hoặc giả, nếu ông thấy rằng mình tại vị cùng với những bê bối kéo dài trong tình thế “mặc kệ nó” là hoàn toàn chính đáng thì có lẽ nên có một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm của dân chúng Thủ đô – được tổ chức công khai và thật sự dân chủ – để xem nhân dân Hà Nội có còn tín nhiệm ông không.
N.H.C.
Phụ lục:
Hà Nội nhăm nhe “xẻ thịt” Công viên Thống Nhất
Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội vừa có ý kiến ủng hộ dự án đầu tư xây dựng 2 bãi giữ xe công cộng nằm trong Công viên Thống Nhất. Công viên này cũng đề xuất xây 4 bãi giữ xe nữa
Sở Quy hoạch – Kiến trúc (QH-KT) TP Hà Nội vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của UBND TP về đề xuất của Công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội được đầu tư xây dựng bãi giữ xe dàn thép trong Công viên Thống Nhất. Theo đó, vị trí bãi giữ xe nằm ở góc đường Nguyễn Đình Chiểu – Trần Nhân Tông (trong phạm vi công viên), diện tích khoảng 3.000 m2, cao 4 tầng, đáp ứng nhu cầu đỗ xe cho khoảng 400 ô tô.
Mất gần 9.000 m2 đất
Theo Sở QH-KT TP Hà Nội, khu đất dự kiến xây dựng bãi giữ xe ở Công viên Thống Nhất đã được quy hoạch trong mạng lưới các điểm giữ xe công cộng trên địa bàn đến năm 2020; đồng thời cho rằng đề xuất của Công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội cơ bản là hợp lý. Một bãi giữ xe khác cũng “ăn” vào đất Công viên Thống Nhất đã được UBND TP Hà Nội gợi ý Công ty có thể phối hợp với Công viên xây dựng tại khu đất diện tích 2.000 m2.
Trong khi đó, Công viên Thống Nhất cũng đang lập dự án xin UBND TP Hà Nội cho phép xây dựng 4 bãi giữ xe trong khuôn viên. Các bãi đỗ xe này nằm ở vị trí gần các cổng vào, được Công viên Thống Nhất cho rằng nằm ở các khoảng không phù hợp, không làm ảnh hưởng đến phần diện tích trồng cây xanh và cảnh quan chung.
Tổng diện tích của 4 bãi đỗ xe này là 6.538 m2. Đại diện Công viên Thống Nhất cho biết các bãi giữ xe nhằm phục vụ người dân đến tham quan công viên lẫn nhu cầu của dân cư trong khu vực.
Các dự án bãi giữ xe này hiện vẫn đang trong giai đoạn đề xuất nhưng nếu được TP Hà Nội chấp thuận, Công viên Thống Nhất sẽ mất gần 9.000 m2 đất.
Hậu quả khó khắc phục
Được xem là lá phổi xanh lớn nhất khu vực nội thành Hà Nội, Công viên Thống Nhất xây dựng từ đầu những năm 1960, là khu vui chơi giải trí, thư giãn của người dân Thủ đô cũng như điểm đến của du khách.
TS – kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Hoa (Hội Kiến trúc sư Việt Nam) cho biết TP Hà Nội hiện có trên 3 triệu dân sống ở khu vực nội thành. Diện tích cây xanh trên đầu người ở nội đô Hà Nội hiện rất thấp, chỉ bằng khoảng 1/10 các đô thị lớn trong khu vực. Vì thế, các công viên Thống Nhất, Bách Thảo, Thủ Lệ… là những lá phổi xanh rất quan trọng giúp điều hòa, cân bằng không khí cho Hà Nội. “Thiếu nơi giữ xe cho người dân là đáng báo động nhưng nếu lấy đất công viên thì tác động rất lớn đến môi trường, sinh thái đô thị và đời sống khu dân cư” – ông Hoa lo ngại.
Ông Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Giám đốc Sở QH-KT TP Hà Nội, cho rằng nhu cầu nơi giữ xe cho người dân Hà Nội dù đang bức thiết nhưng nếu đánh đổi cả lá phổi xanh thì hậu quả khó khắc phục. Theo ông Nghiêm, quy hoạch Công viên Thống Nhất năm 1994 và năm 2004 đều dành một phần diện tích để làm bãi giữ xe cho du khách chứ không nhằm tạo dựng bãi giữ xe công cộng. “Cần xem lại việc lấy đất công viên để làm bãi giữ xe đáp ứng nhu cầu của cả TP” – ông kiến nghị.
Phi lý!
Kiến trúc sư Nguyễn Tấn Vạn, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư ViệtNam, nhìn nhận: “Đây là dự án phi lý nhất mà tôi từng được nghe. Công viên là nơi để người dân sinh hoạt, vui chơi, giải trí trong bối cảnh TP ngột ngạt, thiếu cây xanh. Đừng vì mục đích nào đó mà dựng lên những công trình ngoạm vào đất công viên”. |
Nguồn: http://nld.com.vn/
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/40740
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001