Khi đọc bài viết “Quan làm báo và báo bung Quan làm báo?!” của Blog Bà Đầm Xòe cách đây vài hôm, từ trong vô thức của tôi đã có phản ứng và ngay lúc đó, tôi đã muốn nhân tiện việc phản biện bài viết để thổ lộ hết những bức xúc khác của tôi khi cảm nhận về thế giới thông tin này kể từ ngày tôi bắt đầu tham gia, bao gồm cả các tác giả và đọc giả. Nhưng rồi tôi đã kiềm chế được bởi suy cho cùng, quyền được thể hiện quan điểm và mục đích của mình trên các trang mạng là quyền cá nhân của mỗi người, như phần lớn mọi người đều muốn đòi hỏi Nhà nước về quyền dân chủ. Và tôi cũng như mỗi tác giả khác, đơn thuần cũng chỉ là một thành viên nhỏ bé của cái thế giới ấy.
Cho đến hôm nay, dù
cái mong muốn thổ lộ đó đã được kiềm chế nhưng tôi tự cảm thấy cũng nên nói ra
một vài điều trong số đó mà theo suy nghĩ của tôi là cần thiết, chỉ với mong muốn
là tất cả mọi người cùng có sự cảm thông và chia sẻ về nhau.
Như đã nói ở trên,
tôi không có ý định bênh vực và cũng không phê phán, chỉ trích ai, vì vậy tôi
chỉ xin thể hiện quan điểm của mình bằng những câu hỏi và trả lời mà tôi tự phán
đoán và suy diễn:
Thứ nhất: Động cơ
nào để mỗi người bắt đầu trang Blog của mình và thực trạng sau đó?
Theo suy diễn của
tôi, trừ một số trang của các nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp thì phần lớn mọi người
không chuyên khác thường bắt đầu từ một hoặc một vài lý do nào đó như sở thích;
thể hiện quan điểm, có thể chỉ để tự giải tỏa chính mình và cũng có thể muốn
góp một tiếng nói vào cộng đồng; hay cũng có thể là muốn trực tiếp thẳng vào mảng
đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực như tôi hay như trang của Cụ Lê Hiền Đức; đấu
tranh vì nhân quyền, dân chủ như nhiều trang khác… Nhưng rồi, với tất cả những thực
trạng xã hội hiện tại hay ít nhất là trong thời gian qua, tôi nhận thấy phần lớn
mục đích đó đã rất ít đạt được kết quả, đa phần các tác giả đều không đạt được
những mong muốn của mình như sự hứng khởi ban đầu, để rồi dần dần chỉ
còn viết và đọc như một thói quen, như một sở thích, đam mê hay là để cho vơi
đi những cảm xúc bất bình nhất thời trước quá nhiều điều chướng tai, gai mắt
đang ngày ngày diễn ra trong xã hội, nhất là về góc độ công quyền.
Bản thân tôi cũng vậy,
từ năm 2011 trở về trước, tôi cũng là một trong số hàng triệu người thuộc nhóm bàng
quan (chứ với tôi không phải là vô cảm), tức là không để ý, quan tâm gì đến các
mối quan hệ xã hội, nhất là về đảng phái, công quyền. Thời gian đó, tôi không
có ấn tượng tốt về chính quyền, cũng không đề cao năng lực và vai trò của các
nhân vật lãnh đạo chính quyền các cấp bởi dù bàng quan, không tìm hiểu sâu
nhưng với những biểu hiện yếu kém; thái độ cửa quyền, hách dịch; những tha hóa
đạo đức và những hành vi đục khoét để có nhà cao cửa rộng, đất đai mênh mông
cho cả dòng họ… cứ hàng ngày diễn ra trước mắt, ở khắp nơi thì không có ai là
không nhìn thấy. Lúc đó, tôi chỉ thể hiện quan điểm bằng một câu rất đơn giản thường
nói với bạn bè rằng: “cho vài học sinh tốt nghiệp lớp 12 có tư cách tốt làm chủ
tịch xã (phường), huyện (quận)… còn tốt hơn và đỡ khổ cho dân hơn. Vậy mà từ
khi vô tình biết đến vụ việc Đoàn Văn Vươn, tôi đã quan tâm sâu vào chính sự.
Ban đầu chỉ là bản năng phản kháng vô thức bằng các comment, sau đó chuyển dần
sang có ý thức đấu tranh rõ rệt bằng việc lập Blog và đến bây giờ thì thú thật
chỉ còn lại là sự đam mê vô thức, như một thói quen, sở thích hàng ngày, không
dứt ra được.
Nói như vậy có
nghĩa rằng tôi đã từ bỏ ý định đấu tranh của mình?! Không! Nhưng đã phần nào nhận
ra sự ngây ngô của mình, thất vọng và nhụt chí? Đúng! Tôi rất hụt hẫng, thất vọng
nhưng không buồn, không trách về sự ngây ngô của mình. Bởi sự hụt hẫng đó không
phải là do tôi quá ảo tưởng, kỳ vọng về một thế giới toàn màu Hồng mà là do cái
thực tế xã hội có quá nhiều điều tồi tệ, cái thế giới công quyền bộc lộ nhiều bản
chất quá xấu xa; một màu Đen rất đậm chứ không chỉ là màu Xám như trước đây tôi
đã từng nghĩ. Cường quyền, hống hách kiểu cai trị; ngụy biện và dối trá trên cả
sự trơ trẽn mà tôi có thể hình dung; tha hóa bởi quyền lực, đồng tiền đến mức
vô đạo, mất cả nhân tính hơn cả những gì mà tôi có thể tưởng tượng… Tôi và có lẻ
nhiều người nữa đã thất vọng nhưng có lẻ không phải tự chính mỗi người cảm thấy
không đủ tư duy và lý lẽ mà chính bởi sự trơ lỳ, câm điếc siêu hạng của những đối
tượng đang bị chỉ trích, lên án... Tóm lại là tôi vẫn
tiếp tục và dù bị lôi cuốn, mất khá nhiều thời gian và bị chi phối bởi những sự
việc qua thông tin hàng ngày nhưng vẫn luôn cố tìm những giải pháp mới cho mục
đích ban đầu của mình.
Có ai có cùng tâm
trạng và diễn biến cảm xúc, suy nghĩ như tôi không? Nếu tôi nhận định rằng, hơn
90% tác giả và đọc giả của các trang tin lề trái, dù cũng thể hiện quan điểm,
cũng có những lời lẻ rất gay gắt trước những vụ việc, hành vi tiêu cực, bất
công.. nhưng cũng chỉ là sở thích, thói quen viết, đọc và tỏ thái độ gián tiếp (nói
ví von hơi quá thì cũng như thế giới teen thích game, thích Chat…) thì có đúng
không? Có bao nhiêu % những người đang say sưa trên thế giới mạng này có thể sẵn
sàng tham gia những hành động thực tế khi có hoàn cảnh và tình huống cụ thể cần
sự tham gia? Xuống đường biểu tình hay kéo nhau về Hải Phòng vì sự “chìm xuồng”
của vụ án Tiên Lãng, vì đòi trả lại công lý cho “anh hùng Đoàn Văn Vươn”? về Văn
Giang, Hưng Yên vì sự mờ ám, đuối lý, bây giờ chỉ còn biết trơ lỳ của các quan
chức Tỉnh và Trung ương? Xuống đường biểu tình chống Trung Quốc hay có những
hành động thiết thực như đóng góp vì ngư dân bám biển, vì người dân đảo Hoàng
Sa – Trường Sa? Thú thật, đọc những con số về người biểu tình (vài chục, vài trăm
người), danh sách cá nhân và đơn vị ở TP Hồ Chí Minh đóng góp vì biển đảo (152)
mà tôi cảm thấy nao lòng. Nhìn trên những hình ảnh biểu tình được đăng thì rất khí thế, hùng
hậu nhưng hình dung cảnh vài chục người, vài trăm người đơn độc giữa dòng đời
triệu người xuôi ngược, tôi cảm thấy hụt hẫng và xót xa đến vô cùng. Vài chục,
vài trăm nghìn đọc giả quan tâm, tìm hiểu và bình luận mỗi ngày đâu cả rồi?
Cũng như ý định lấy ý kiến thăm dò của tôi cũng vậy, tôi đã thất vọng và ngộ ra
thật nhiều điều. Có thể là tư duy, cách làm của tôi không phù hợp nhưng cũng có
thể là ngay cả những người đang tự thấy mình rất có trách nhiệm nhưng cũng lại
rất bàng quan. Viết và đọc chỉ để bày tỏ và biết, như uống trà, ngâm thơ, đọc sách... thế thôi, đúng không? Có quyết
tâm nhiều và hành động cụ thể vì mục đích cuối cùng và một kết quả dù nhỏ không?
Thứ hai: Mục đích
và tác dụng (hiệu quả) của các trang Blog hiện tại?
Đây là điều mà tôi viết
để mong muốn nhận được sự chia sẻ của tác giả blog Bà đầm xòe cùng mọi người:
- Vai trò và mục đích của mỗi tác giả trên trang blog là gì? Là nhà báo, đảm nhận trọng trách truyền thông như các phóng viên, báo chí chính thống ư?
- Vai trò và mục đích của mỗi tác giả trên trang blog là gì? Là nhà báo, đảm nhận trọng trách truyền thông như các phóng viên, báo chí chính thống ư?
-
Không phải!
Dù thực tế có thể
có nhiều tác giả Blog là nhà văn, nhà báo đi nữa thì trong phạm vi trang blog
cũng không thể thể hiện và cũng không ai bắt buộc phải thể hiện vai trò đó. Hay
nói chính xác hơn là không được công nhận. Hay hoặc dỡ, đúng hoặc sai, được đọc
giả tín nhiệm hay không…? là do kỹ năng và ý đồ của tác giả; do sự cảm nhận tự
nhiên của đọc giả, chẳng vì sự ràng buộc trách nhiệm nào cả. Đọc giả không bắt
mà cũng không cấm tác giả viết hay ngược lại, tác giả cũng không bắt hay không
cấm đọc giả đọc. Cái khác và cái không chịu trách nhiệm truyền thông là ở chỗ
đó.
Vậy còn tác dụng? Đây chính là điều tôi quan tâm hơn và mong mọi người cũng đồng cảm với suy nghĩ này của tôi:
- 700 trang báo lề phải với hàng chục nghìn phóng viên chính thống, chuyên nghiệp thì mục đích và tác dụng là gì? Dù có bị đánh giá là phản đạo lý truyền thông, là bẻ cong ngòi bút, nói sai sự thật… thì vẫn có tác dụng và mục đích rõ ràng. Tác dụng là phục vụ cho giai cấp thống trị, là ngu dân hóa, là lừa mị để che đậy những hiện thực xấu xa, là buộc tầng lớp bị trị dù không đồng tình, không tín nhiệm cũng không được công khai nói khác đi. Còn mục đích của phóng viên là gì? Dù vô tình hay cố ý không biết là mình đã bẻ cong sự thật, phải chấp nhận làm theo chỉ đạo nhưng mục đích của họ vì muốn như thế hoặc không muốn nhưng chưa thể làm khác, vì công việc, vì cuộc sống cơm áo, gạo tiền của chính họ. Viết sai hay đúng, tiêu cực hay tích cực, chỉ cần bài được đăng là họ nhận được lương. Lương tâm và trách nhiệm truyền thông ư? Khi mà sự dối trá thống trị, phủ kín sự thật thì liệu có quá nhiều người còn cố chấp để trách móc từng cá nhân không? hay hiểu đó là cả một chủ trương, một thể chế chính trị?
-
Còn các trang tin, blog lề trái thì sao? Trang nào? Vì
mục đích gì và đã có được ảnh hưởng, tác dụng gì? Nếu không chỉ đơn thuần viết
chỉ để viết mà thật sự mong muốn có được chút ảnh hưởng đến công luận và đạt được
một hiệu quả thiết thực nào đó thì tôi tâm đắc với lời mô tả của Blog Phương
Bích: “Thà thắp lên một que diêm còn hơn
là ngồi nguyền rủa trong bóng tối”.
Bản thân tôi đã cảm thấy xấu hổ với chính mình vì đã có phần nhụt chí
khi chưa làm được chút gì như đã tự hô hào. Vậy trang Blog nào đã làm
được điều đó bằng một sự ảnh
hưởng thiết thực đến công luận chứ không phải bằng sự tự cảm nhận của
tác giả
blog? Trang Quan làm báo, dù văn hóa có lùn, chuyên môn có thấp, văn từ,
chính
tả chỉ hơn cấp tiểu học; dù tư cách của tác giả là xấu hay tốt, thông
tin từ
các bài viết là thực ảo pha trộn, thậm chí là bịa đặt, vu khống… nhưng
chung
quy lại thì nó có tầm ảnh hưởng và tác dụng không?
+
Có mang đến những khoảnh khắc niềm vui và hy vọng nhất
thời cho đa phần đọc giả không? Dù sau đó có thể là thất vọng, là hụt hẩng thậm
chí quay lại phê phán nhưng vì sao? Vì sao có quá nhiều người tò mò đến thế? Có
phải như nhiều tác giả và đọc giả nhận định vì Việt Nam quá đói thông tin, quá
nhiều tiêu cực, bất công ẩn mình trong sự bóng bẩy, dối trá nên tâm lý của rất
nhiều người quá khát khao với sự trần trụi mà là sự thật? Tại sao có nhiều đọc
giả nói rõ là thông tin chưa kiểm chứng, họ không tin nhưng họ vẫn “sướng”? hay
có đọc giả nhận định là gây rối, phá hoại nền kinh tế, chính trị của đất
nước nhưng cũng đã giúp họ nhận ra được nhiều điều?
+ Có kéo được nhiều người ra khỏi sự bàng quan, vô cảm (cũng
như là quốc nạn) để đến với cộng đồng, quan tâm đến chính sự không? Dù là đến với
sự tích cực hay tiêu cực, đồng tình hay phản bác nhưng cũng là đến, là giảm đi
trở lực cho cuộc đấu tranh của các nhà hoạt động vì dân chủ hay nhân quyền. Nếu
thời điểm này có một trang nào đó ưu việt hơn, thu hút hơn, có hiệu quả tích cực
hơn thì chẳng phải đã có sẵn được nhiều hơn lượng đọc giả để truyền bá, để kêu
gọi đấu tranh sao?
+
Văn
từ dỡ, có lúc còn thô lỗ, bất nhã nhưng có đánh động
được đến các quan chức cấp cao không? TBT Nguyễn Phú Trọng, CT Trương
Tấn Sang
có đọc không? có chút tư duy nhìn lại không? Các tên trùm Mafia đội lốt
quan chức
cao cấp mà tham nhũng, thủ đoạn, nhóm lợi ích có giật mình, thậm chí có
lúc run
sợ không? Có e dè, cẩn trọng, chùn tay hay ít ra cũng bớt ngông cuồng,
ngang
nhiên hơn không? Chung quy lại là có ảnh hưởng tốt về góc độ chống tham
nhũng, “Bố
già”, nhóm lợi ích không? "Thuốc đắng giã tật", "Đi với Bụt mặc áo cà
sa, đi với Ma mặc áo giấy", biết làm sao được. Chẳng phải ngàn lời hay, ý
đẹp, đều đã vô hiệu, không làm động được các bộ não đã bị nhiễm quyền,
tiền quá nặng đó sao?
+ Bịa
đặt, vu khống thì sao? Khi mà sự bịa đặt, dối trá vẫn đang chiếm hơn
50% thông tin chính thống, đang lừa mị, ngu dân hóa. Tạo loạn, gây nhiễu
thông tin để đọc giả tẩu hỏa nhập ma, tò mò hơn thậm chí là tức giận
hơn để rồi quan tâm, tự tìm kiếm sự thật vẫn hơn là mù quáng tin vào sự
bóng bẩy mà. "Lấy độc trị độc", "Gậy ông đập lưng ông" cũng là kế sách.
Quan làm báo có đánh mất danh dự của mình nhưng đổi lấy được một chút
lợi ích chung cho xã hội thì cũng không đáng được dành một chút ghi
nhận sao?
+ Làm rối loạn, có thể ảnh hưởng xấu đến sự ổn định của nền
kinh tế, chính trị đất nước, nhưng điều đó lúc này có nên không khi mà sự ổn định
đang đặt trên nền tảng và định hướng của sự thối nát, của băng đản thâu tóm và lũng
đoạn? Có cần phải phá bỏ đi để làm lại không? Nếu cần phá thì trang Quan Làm
báo có tác dụng không? Khi đã phá được rồi, đến phần xây lại mà trang Quan làm
báo vẫn còn tiếp tục phá, lộ rõ là phản động, chắc chắn bị loại trừ thì có muộn không?
(còn tiếp)
Bài liên quan:
(còn tiếp)
Bài liên quan:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001