Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

Cập nhật tình hình tại trại giam Xuân Lộc

Cập nhật tình hình tại trại giam Xuân Lộc 

RFA-30-06-2013
Công an trại giam Xuân Lộc thường xuyên kiểm tra ngăn chặn phạm nhân đi lao động mang vật cấm về trại.
Công an trại giam Xuân Lộc thường xuyên kiểm tra ngăn chặn phạm nhân đi lao động mang vật cấm về trại.
Nguồn Báo Công An

Gò Cỏ May - Tình hình Biển Đông đã có gì mới chưa, thưa bác Cả Trọng?

Gò Cỏ May - Tình hình Biển Đông đã có gì mới chưa, thưa bác Cả Trọng? 


Như chúng ta đã biết, từ hàng chục năm qua, mặc dù hai nước “cộng sản anh em” Việt-Trung đã bình thường hóa quan hệ và hợp tác chặt chẽ không ngừng đưa quan hệ chiến lược giữa hai đảng hai nhà nước lên ”tầm cao mới”. Nhưng thật lạ kỳ, cứ mỗi đợt gặp gỡ cấp cao như thế là Trung Quốc lại gia tăng các hoạt động gây căng thẳng trên các vùng biển mà Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền “không tranh cãi”. Phía Trung Quốc thì hành động. Còn phía Việt Nam lại chỉ cho Người phát ngôn BNG lên tiếng phản đối chứ các giới chóp bu thì đều bị cái vòng kim cô “đại cuộc” mang tên ý thức hệ kiềm tỏa, ngậm tăm. Trong đó bác Cả Trọng là một điển hình tiêu biểu.

Trung Quốc đồng ý đàm phán về biển Đông với các nước ĐNÁ

Trung Quốc đồng ý đàm phán về biển Đông với các nước ĐNÁ 

RFA-30-06-2013

Trung Quốc hôm qua đồng ý đàm phán chính thức với các nước Đông Nam Á về kế hoạch làm giảm căng thẳng tại biển Đông giữa lúc Philippines cáo giác Bắc Kinh “ngày càng quân sự hoá” vùng biển này.

Trung Quốc: Không thay đổi chính sách đối với Đạt Lai Lạt Ma

Trung Quốc: Không thay đổi chính sách đối với Đạt Lai Lạt Ma 

Chủ nhật 30 Tháng Sáu 2013
Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng.
Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng.
Reuters

Bạo động Tân Cương : Bắc Kinh cử hai ủy viên Bộ chính trị đến Urumqi

Bạo động Tân Cương : Bắc Kinh cử hai ủy viên Bộ chính trị đến Urumqi 

Chủ nhật 30 Tháng Sáu 2013      
Cảnh sát vũ trang Trung Quốc thao dược tại Urumqi, thủ phủ Tân Cương, ngày 29/06/2013.
Cảnh sát vũ trang Trung Quốc thao dược tại Urumqi, thủ phủ Tân Cương, ngày 29/06/2013.
Reuters

Trọng Thành
Các xung đột trong những ngày gần đây tại Tân Cương khiến khoảng 30 người thiệt mạng. Tiếp theo cuộc tập trận chưa từng có ngày hôm qua, 29/06/2013, tại trung tâm Urumqi, thủ phủ khu tự trị Tân Cương, hai ủy viên Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc đã được cử đến khu vực này để tăng cường đối phó với làn sóng phản kháng của người Duy Ngô Nhĩ, bị chính quyền quy là « khủng bố ».

Những người có khuôn mặt "không tuổi"

Những người có khuôn mặt "không tuổi" 


Chủ nhật, 30/06/2013, 16:00 (GMT+7)
Những người phụ nữ này có gương mặt trẻ hơn rất nhiều so với tuổi đời thực của họ.
 - 1
Một cô gái 18 tuổi người Trung Quốc đã khiến cư dân mạng choáng váng khi sở hữu gương mặt của một học sinh lớp 1.

Giỗ đầu Nguyễn Mộng Giác

Giỗ đầu Nguyễn Mộng Giác 

   at 6/30/2013 03:30:00 PM
Hôm nay, Chủ nhật 30 tháng 6, 2013, một số anh chị em bạn bè cùng gia đình của nhà văn Nguyễn Mộng Giác sẽ gặp nhau để tưởng niệm anh nhân ngày giỗ đầu.
Diễn Đàn Thế Kỷ xin đăng lại một số bài bạn hữu viết về anh sau khi anh qua đời ngày 2 tháng 7, 2012.
DĐTK


Những hình ảnh thế giới ấn tượng nhất tuần qua

Những hình ảnh thế giới ấn tượng nhất tuần qua 

Trực thăng phóng pháo sáng, cựu Thủ tướng Australia đi “xin việc”, Tổng thống Mỹ thăm nhà tù nô lệ,... là những hình ảnh thế giới ấn tượng nhất tuần qua.


Một cảnh sát chống bạo động bắn đạn hơi cay vào những người biểu tình chống chính phủ gần sân vận động Castelao ở Fortaleza, Brazil

Nguyễn Văn Huy - Một sự im lặng khó hiểu

Nguyễn Văn Huy - Một sự im lặng khó hiểu 

Nguyễn Văn Huy


Ông Tập Cận Bình và ông Trương Tấn Sang

Đinh Thế Hưng - Hiến pháp Việt Nam và quyền bình đẳng trước pháp luật

Đinh Thế Hưng - Hiến pháp Việt Nam và quyền bình đẳng trước pháp luật 

Ths. Đinh Thế Hưng – Viện Nhà nước và Pháp luật

Quyền bình đẳng trước pháp luật là một quyền con người. Đó là quyền được xác lập tư cách con người trước pháp luật; không bị pháp luật phân biệt đối xử, quyền có vị thế ngang nhau trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ như nhau.

Đỗ Quý Toàn - Nguyễn Mộng Giác và văn học hải ngoại

Đỗ Quý Toàn - Nguyễn Mộng Giác và văn học hải ngoại 

   at 6/30/2013 03:24:00 PM
Đỗ Quý Toàn

Nếu không nhờ có Nguyễn Mộng Giác thì chắc tôi chẳng bao giờ viết xong tập Tìm Thơ Trong Tiếng Nói. Đó là vào đầu thập niên 1980, tôi đang ở Montréal, với không khí sinh hoạt nghệ thuật, trí thức khích động trong tinh thần cởi mở nhất, một thành phố đẹp và đáng yêu nhất, theo kinh nghiệm tôi sống 37 năm ở Bắc Mỹ. Nhưng tôi sống và làm việc, kết bạn phần lớn với những người không nói tiếng Việt Nam.

Hoàng Nhất Phương - Man Of Steel – Người Đàn Ông Thép

Hoàng Nhất Phương - Man Of Steel – Người Đàn Ông Thép 

Trúc Chi - Thăm bạn

Trúc Chi - Thăm bạn 

   at 6/30/2013 03:15:00 PM
Trúc Chi

Dạo ấy, bệnh tật nó chưa làm phiền anh Nguyễn Mộng Giác. Con người siêng năng này lúc ấy đang dư sức để mà vừa đi làm vừa chăm chút cho nguyệt san Văn Học. Thường, khi gặp nhau hoặc lúc chuyện trò qua điện thoại mà lại đúng vào tuần lễ cuối tháng, anh hỏi nhẹ:
- Tháng này có bài không anh?

Nguyễn Xuân Hoàng - Giác & tôi

Nguyễn Xuân Hoàng - Giác & tôi 

   at 6/30/2013 03:11:00 PM
Nguyễn Xuân Hoàng

Tính đến ngày 7/7/2012 khi đứng trước một Nguyễn Mộng Giác đang nằm im lặng trong nhà quàn Peek Family ở Quận Cam, tôi nhận ra chúng tôi đã thân nhau hơn một phần tư thế kỷ trên đất Mỹ. Tôi nói hơn một phần tư thế kỷ trên đất Mỹ bởi vì từ trước năm 1975 ở Việt Nam, tôi và Giác, đã từng gặp nhau, nhiều lần trò chuyện với anh như hai người bạn cầm bút. Tháng 4, 1975 trong cái không gian u ám và ngột ngạt chúng tôi thỉnh thoảng gặp nhau, nói về những suy nghĩ trong không khí đầy hoài nghi, hoang mang và sợ hãi. Đôi khi kín đáo hơn chúng tôi nói về một chuyến vượt biên. Sau cùng Giác đã đến được Mỹ trước tôi.
Nhà văn Nguyễn Mộng Giác (Hình: Bình Hoàng)

Vụ việc tại Trịnh Nguyễn: VTV1 có biết mình đang nói gì?

Vụ việc tại Trịnh Nguyễn: VTV1 có biết mình đang nói gì? 

Thanh Tran

Bài viết của tác giả sau khi xem phóng sự của VTV1 với tiêu đề: "Dự án nhà máy xử lý nước thải Từ Sơn: gần 2 năm vẫn "dậm chân tại chỗ":


Các anh chị của VTV1 chải chuốt quá nhưng phát biểu lẫn lộn mà chẳng biết mình đang nói gì

Kỳ công nuôi quái vật nước ngọt làm cảnh

Kỳ công nuôi quái vật nước ngọt làm cảnh 


Chủ nhật, 30/06/2013, 03:00 PM (GMT+7)

Để thỏa mãn thú vui và thể hiện đẳng cấp của mình, nhiều đại gia đã mạnh tay bỏ ra khoản tiền trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng để chơi loài cá khổng lồ có nguồn gốc từ vùng Amazone.
Họ cho rằng, khi nuôi cá đúng cách, cá sẽ tạo màu đẹp, mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ. Theo chân các đại gia Sài thành, PV báo ĐS&HN đã có dịp được tìm hiểu và tận mắt chứng kiến những chú cá khổng lồ đáng giá hàng nghìn đô này.

14 bộ phận cơ thể 'khủng' nhất thế giới

14 bộ phận cơ thể 'khủng' nhất thế giới 

Tất cả những bộ phận này đều là những kỉ lục thế giới cập nhật nhất. Lưỡi 9,7cm, mũi 8,8 cm, tóc 5,7m, móng dài 8,6m, ngực 51kg, của quí dài 34cm...

14 bộ phận cơ thể 'khủng' nhất thế giới | Chuyện lạ 4 phương,Chuyện lạ thế giới,Phi thường,Dị nhân,Kỷ lục thế giới
Robert Pershing Wadlow, người Mỹ, sinh năm 1918 mất 1940 là người cao nhất

Huyền thoại Louis De Funès

Huyền thoại Louis De Funès 

Nếu Paris là biểu tượng của “kinh đô ánh sáng”, thì ngài Louis de Funès với khuôn mặt đầy nét biểu cảm, điệu bộ hấp tấp nôn nóng chính là một huyền thoại biểu tượng cho tiếng cười nước Pháp. (Lê Hồng Bích Loan, TP HCM)

Ý kiến về Thư của 33 học giả và chuyên gia thế giới

Ý kiến về Thư của 33 học giả và chuyên gia thế giới 

Thái Văn Cầu

Sau khi phổ biến Thư của 33 học giả và chuyên gia thế giới, người ký Thư nhận được nhiều hồi đáp, qua địa chỉ điện thư đã cung cấp [1].
Trong khi tuyệt đại đa số bày tỏ sự hậu thuẫn, thì có vài ý kiến tương tự như ý kiến sau:
“Thiết nghĩ, đã là các nhà khoa học thì bất cứ vấn đề gì đưa ra phải được họ nghiên cứu, cân nhắc kỹ lưỡng, chứ sao lại nói sai sự thật như thế được?

Nghiệm và suy qua 1200 trang “mã nghệ thuật” của GS Nguyễn Huệ Chi

Nghiệm và suy qua 1200 trang “mã nghệ thuật” của GS Nguyễn Huệ Chi 

Thế Văn

Ngày 26-6-2013 ông Thế Văn, nguyên Trưởng ban Nhân dân cuối tuần báo Nhân dân đã cho đăng trên Tuần Việt Nam bài viết “Giải mã thông điệp của tổ tiên” (http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/128346/giai-ma-thong-diep-cua-to-tien.html) nhân cuốn sách Văn học Cổ cận đại Việt Nam từ góc nhìn văn hóa đến các mã nghệ thuật của GS Nguyễn Huệ Chi mới được công bố. Vài ngày trước, tác giả có gửi đến cho chúng tôi nguyên gốc bài viết chưa lược bỏ và mang một nhan đề khác hẳn. BVN xin trân trọng đăng lên mục “Thư giãn Chủ nhật” tuần này, để bạn đọc cùng thưởng lãm.
Bauxite Việt Nam

Hội thảo Tự Lực Văn Đoàn và màu nắng quê nhà…

Hội thảo Tự Lực Văn Đoàn và màu nắng quê nhà… 

Phan Tấn Hải

Tôi có nhiều kỷ niệm về Tự Lực Văn Đoàn, từ thời còn ngồi trên các lớp trung học. Một cách chính xác, tôi không thể nhớ nổi, và do vậy không thể hình dung được chính xác về chương trình dạy văn học thời nửa thế kỷ trước như thế nào. Nhưng các cảm xúc không thể nào quên được.

Giai cấp mới

Giai cấp mới 

Milovan Djilas

Phạm Nguyên Trường dịch
Kỳ 9 – Khủng bố về mặt tinh thần
1.
Sau khi giành được chính quyền, những người cộng sản đã thực hiện việc khủng bố về mặt tinh thần với một sự khéo léo đến trơ trẽn. Chủ nghĩa duy vật cộng sản có thể là thế giới quan bất dung nhất từ trước tới nay, chỉ điều này cũng đủ để có thể buộc các tín đồ của nó tiến hành những cuộc khủng bố “những quan điểm không phù hợp”. Nhưng nếu thế giới quan ấy không liên kết với những hình thức quyền lực và sở hữu nhất định thì người ta cũng không thể nào dùng nó để biện hộ cho tính chất quái gở của việc đàn áp và tiêu diệt tư duy của con người như đã từng xảy ra.

Sáu "siêu nhân" có thật trên thế giới

Sáu "siêu nhân" có thật trên thế giới 


Chủ nhật, 30/06/2013, 10:30 AM (GMT+7)
Siêu Nhân người Thép Man Of Steel mới đây đã tấn công màn ảnh lớn. Những người có khả năng đặc biệt, phi thường tưởng chừng chỉ là hư cấu. Điểm lại sáu "siêu nhân" có thật trên trái đất có những khả năng siêu phàm.

Nelson Madela - Chữ "Nhân" lớn nhất thời đại

Nelson Madela - Chữ "Nhân" lớn nhất thời đại 

Trần Kỳ Trung 
Một con người bị kẻ thù của mình giam hãm hơn hai mươi bảy năm trời. Hai mươi bảy năm trời bị tù đày, vẫn không rời bỏ lý tưởng của mình: “Những người da đen phải được bình đẳng với người da trắng”. Bây giờ đó là một điều quá ư là bình thường, thế mà biết bao thế hệ của người da đen phải đánh đổi bằng nước mắt và máu. Như Nelson Madela, đã hy sinh hết cả sự nghiệp, hạnh phúc riêng tư… để quyết giành lại cho người da đen ở Nam Phi nói riêng, cả châu Phi nói chung điều “ bình thường” đó.
HẢI DƯƠNG: CẢ LÀNG BIỂU TÌNH SUỐT CẢ TUẦN ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 


Người dân dựng lều, bao vây lối vào Công ty Trường Khánh - Ảnh: T.Hoàng 

Vây nhà máy gây ô nhiễm: Nhiều người bị dọa giết

29/06/2013 08:19 (GMT + 7)
TT - Khoảng một tuần nay, nhiều người dân ở xã Duy Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương liên tục nhận được tin nhắn dọa giết, hành hung, khủng bố bằng “bom xăng”... vì dựng lều bao vây, phong tỏa đường, ngăn cản Công ty TNHH Trường Khánh hoạt động.

Video này được bà con đưa lên mạng:
Nguồn của Video: Mạng Youtube 

Sự việc xảy ra vì Công ty Trường Khánh không có giấy phép, chưa làm các thủ tục đánh giá tác động môi trường nhưng đã tự xây nhà máy sản xuất pro niken gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Ném “bom xăng”, đổ phân vào nhà

Ông Nguyễn Văn Hanh (44 tuổi, thôn Châu Xá) cho biết từ đầu tháng 4 người dân phát hiện Công ty Trường Khánh vận hành nhà máy sản xuất pro niken liên tục nhả khói đen vào môi trường. Mỗi lần nhà máy nhả khói, người dân trong xã ngửi được mùi hôi tanh khó chịu gây tức ngực, khó thở. Sau đó người dân kiến nghị đến các cơ quan chức năng nhưng không thấy chính quyền giải quyết. Sau khi tìm hiểu phát hiện Công ty Trường Khánh không có giấy phép hoạt động nhà máy sản xuất pro niken nên ngày 13-6, hàng trăm hộ dân trong xã đã dựng lều chặn đường vào công ty.

Ông Khoa nói pro niken là một hợp chất được làm từ vôi kết hợp với 1% than cốc, 25% bột niken, 10% đá thạch anh đưa vào lò đốt nung chảy tạo ra hợp chất sơ chế. Sau đó pro niken sơ chế này sẽ được xuất sang nước ngoài để tinh chế thành mạ crôm dùng mạ ôtô, xe máy.

Ngày 19-6, có một số người lạ mặt đến yêu cầu người dân tháo dỡ lều bạt nhưng người dân không nghe. Ông Hanh (được người dân cử ra làm đại diện gửi đơn kiến nghị) cho biết ngay hôm sau nhận được tin nhắn từ số điện thoại lạ dọa giết nếu không vận động bà con tháo lều bạt. Chiều 23-6, khi đang trên đường từ ngoài đồng về nhà thì ông Hanh bị năm thanh niên lạ mặt chặn đường, ông quay xe chạy thì những thanh niên này cầm gậy đuổi theo vụt ông. Đêm 24-6, gia đình ông Hanh đang ngủ thì nghe chó sủa và sau đó có người ném vật lạ vào nhà. Khi mở cửa ra, cả vợ chồng ông Hanh choáng váng vì thấy trên tường, trước cửa, sân nhà nhầy nhụa phân trộn với dầu nhớt và bùn được ném vào.

Ông Nguyễn Văn Hanh chỉ vào đống phân trộn lẫn bùn, dầu nhớt bị người lạ mặt ném vào nhà 

Đỉnh điểm của sự việc xảy ra đêm 25-6 khi gần chục người dân xã Duy Tân đang ngồi trông lều ở lối vào công ty thì bị khoảng 20 người lạ mặt đến đập phá, quăng “bom xăng” vào đốt lều. Ông Nguyễn Văn Tuấn (50 tuổi, thôn Châu Xá), một trong những người có mặt tại lều hôm đó, kể: “Hôm đấy có tất cả tám người đều là đàn ông ở lại trông lều. Khi chúng tôi đang đánh cờ, có khoảng 20 người đi đến đập vỡ bóng điện chúng tôi treo ngoài đường. Khi đến gần, họ quăng “bom xăng” vào lều, may mà chúng tôi còn thức nên chạy kịp”. Ông Tuấn cho biết thêm những người lạ mặt này đập phá lều, đập vỡ ba xe máy của người dân. Có người vì tiếc xe quay lại thì bị hành hung nên sợ quá phải bỏ chạy.

Nhà máy hoạt động trái phép, 3 lần đình chỉ không xong

Ông Lê Văn Kha, chủ tịch UBND xã Duy Tân, cho biết sự việc xảy ra là do Công ty Trường Khánh hoạt động không đúng mục đích, xây nhà máy sản xuất pro niken khi chưa được cấp phép. Theo đó, tháng 10-2011 UBND xã Duy Tân làm hợp đồng cho Công ty Trường Khánh thuê 11.700m2 đất xây dựng công ty sản xuất vật liệu xây dựng là vôi và xây dựng khu vui chơi giải trí, trồng cây lâu năm. Tháng 2-2013, khi phát hiện công ty hoạt động sai mục đích, UBND xã Duy Tân đã đình chỉ hoạt động và yêu cầu Công ty Trường Khánh tự tháo dỡ nhà máy xây dựng trái phép. “Trong quá trình yêu cầu, công ty vẫn cố tình hoàn thiện, xây dựng nhà máy. Công ty không tháo dỡ mà vẫn tiếp tục hoạt động nên người dân mới bức xúc” - ông Kha nói.

Tiếp đó ngày 20-5, UBND huyện Kinh Môn có thông báo về việc dừng hoạt động sản xuất kinh doanh đối với Công ty Trường Khánh vì có vi phạm trong quá trình quản lý sử dụng đất, xây dựng công trình trái phép. Tuy nhiên, Công ty Trường Khánh vẫn không thực hiện theo thông báo này. Ngày 10-6, UBND huyện Kinh Môn tiếp tục có thông báo số 50 yêu cầu Công ty Trường Khánh triệt để chấp hành, ngừng đốt lò nung, dừng mọi hoạt động sản xuất pro niken và hoàn thiện các thủ tục pháp lý, đánh giá tác động môi trường trước khi hoạt động trở lại. Công ty Trường Khánh không những không chấp hành việc tháo dỡ nhà máy mà tiếp tục đốt lò nung nên người dân xã Duy Tân bức xúc dựng lều phong tỏa lối vào công ty.

Sáng tháo ống khói, chiều lắp lại

Ngày 28-6, ông Đỗ Long Vân - phó trưởng Công an huyện Kinh Môn - cho biết cơ quan điều tra công an huyện đang điều tra, xác minh vụ việc người dân tố bị côn đồ hành hung, khủng bố. “Chúng tôi đã cử cán bộ xuống địa bàn để ổn định tình hình trật tự và thuyết phục, vận động người dân tạm thời tháo dỡ lều bạt. Còn việc người dân tố bị hành hung, khủng bố thì chúng tôi đang tiếp tục điều tra” - ông Vân nói.

Ông Tiêu Văn Hồng, chủ tịch UBND huyện Kinh Môn, khẳng định đã lập tổ công tác giải quyết, làm báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh xử lý vụ việc. Ông Lê Văn Kha cho biết thêm: “Chúng tôi đã gọi ông Trần Văn Khoa, giám đốc Công ty Trường Khánh, đến để tìm hướng giải quyết. Công ty đã đồng ý tự tháo dỡ từ ngày 19-6, di chuyển vật liệu xây dựng ra khỏi khu vực. Chính quyền đã yêu cầu ngắt điện bắt buộc công ty ngừng sản xuất. Nhưng người dân vẫn phong tỏa đường nên công ty không đưa xe vào được. Ngày 24-6, chúng tôi đã ép buộc tháo dỡ, công ty đưa xe vào nhưng mới chỉ tháo được ống khói”. Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Hanh cho rằng người dân vẫn phong tỏa đường vào vì thấy phía công ty không thực hiện nghiêm việc tháo dỡ. “Phải tháo dỡ toàn bộ nhà máy vì đây là nhà máy xây trái phép. Công ty chỉ tháo ống khói, đến tối lại lắp vào để sản xuất, tiếp tục gây ô nhiễm thì chúng tôi không nghe” - ông Hanh nói.

Tối 28-6, trả lời Tuổi Trẻ, ông Trần Văn Khoa thừa nhận xây dựng nhà máy sản xuất pro niken khi chưa được chính quyền địa phương cho phép. “Tôi xây trên đất đã thuê, vì còn kém hiểu biết về vấn đề đất đai nên tôi làm thiếu thủ tục. Cái này sai, chịu xử lý hành chính theo luật thì tôi sẽ chấp hành” - ông Khoa nói. Ông Khoa cho biết đã đồng ý yêu cầu tháo dỡ máy móc nhưng gặp khó khăn vì đường vào công ty bị người dân bao vây hơn chục ngày nay. “Chính quyền xã yêu cầu tháo dỡ, nhưng không thể bắt chúng tôi tháo hết và di chuyển đi ngay được. Nhà máy chứ có phải cái ôtô đâu mà bắt đánh đi là lái đi được ngay” - ông Khoa nói. Về việc người dân bị dọa giết, bị người lạ đốt lều, ông Khoa khẳng định công ty không liên quan đến việc này.

THÂN HOÀNG

Không phát hiện sớm vì tin vào báo cáo của công ty

Trả lời câu hỏi về việc vì sao suốt quá trình công ty xây dựng trái phép nhà máy sản xuất pro niken mà chính quyền xã không phát hiện, ông Lê Văn Kha nói: “Khi đó chúng tôi cũng phát hiện, nhưng khi đến kiểm tra thì họ nói làm nhà máy để sản xuất vôi đưa vào miền Nam nên chúng tôi không biết họ làm để sản xuất pro niken”.

Nguồn: Tuổi Trẻ

Được đăng bởi Tễu vào lúc 08:00

Tù nhân nổi dậy ở trại giam Z30A ở Xuân Lộc, Đồng Nai 

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
30/06/2013
Các phạm nhân xếp hàng nhập trại, sau giờ lao động tại trại giam Xuân Lộc
Các phạm nhân xếp hàng nhập trại, sau giờ lao động tại trại giam Xuân Lộc (2007, ảnh minh họa)
Courtesy Vietnamnet

Nghe bài này
Một vụ nổi dậy của tù nhân chính trị tại phân trại 1, trại tù Z30A ở Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai diễn ra sáng ngày hôm nay 30 tháng 6 năm 2013.
Nổi dậy cướp điện thoại báo ra ngoài
Thông tin từ cuộc gọi của điện thoại mang số 962467908 được chuyển ra ngoài cho biết một số tù nhân chính trị đang thụ án tại phân trại 1 của trại Z30A Xuân Lộc bắt giám thị có tên Hồ Phi Thắng làm con tin. Mục đích được nói nhằm phản đối việc đánh đập tù nhân và phần ăn bị cắt xén…
Chúng tôi nhiều lần gọi điện vào số điện thoại vừa nói từ lúc 11:30 sáng đến lúc 1 giờ chiều, nội dung cuộc gọi như sau:
Gia Minh: Có phải ông Hồ Phi Thắng không?
Trả lời: đang bận ăn cơm, chốc nữa gọi lại sẽ nói; 30 phút nữa gọi lại.
Theo như hẹn đúng 30 phút sau chúng tôi gọi lại nhưng máy đã bị cắt không thể liên lạc được.
Trong số những người tù chính trị đang bị giam tại phân trại 1, trại tù Z30 A Xuân Lộc, Đồng Nai, có ông Nguyễn Ngọc Cường bị kết án về tội rải truyền đơn chống Nhà Nước.
Người con của ông là Nguyễn Ngọc Trường Thi cũng từng bị giam tại đó ba tháng, cho biết nay ông bố là Nguyễn Ngọc Cường cũng ở đó với sáu tù chính trị khác trong đó có ông Trần Huỳnh Duy Thức, nhạc sĩ Việt Khang…
Tháng vừa rồi gia đình có đi thăm và biết bố đang bị nhốt chung với các anh em tù chính trị, gồm 6 người, trong một khu khoảng 100 mét vuông. Trong đó có những người là Trần Huỳnh Duy Thức, nhạc sĩ Việt Khang…
Cựu tù nhân chính trị Lê Thăng Long, người từng bị đưa ra xét xử trong cùng vụ án với ông Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung cho biết bản thân ông nhận được thông tin từ máy điện thoại mang số 962467908 về cuộc nổi dậy vào sáng ngày 30 tháng 6 vừa như sau:
Khoảng 11 giờ 30 tôi nhận được một cuộc điện thoại từ phân trại 1, trại giam Xuân Lộc gọi ra. Anh em trong đó thông báo cho tôi biết tình hình của trại giam: lúc khoảng 7-8 giờ sáng nay, anh em tù nhân đã nổi dậy và bắt giữ ông giám thị của Z30A, Hồ Phi Thắng. Nguyên nhân là việc đối đãi trong tù không được tốt; đặc biệt là đánh đập tù nhân, cắt xén khẩu phần ăn của tù nhân, cũng như không đáp ứng những yêu cầu chính đáng của anh em tù nhân.
Khoảng 11 giờ 30 tôi nhận được một cuộc điện thoại từ phân trại 1, trại giam Xuân Lộc gọi ra. Anh em trong đó thông báo cho tôi biết tình hình của trại giam: lúc khoảng 7-8 giờ sáng nay, anh em tù nhân đã nổi dậy và bắt giữ ông giám thị của Z30A, Hồ Phi Thắng
Ông Lê Thăng Long
Phân trại 1, tức K1 của trại giam Z30A trại giam Xuân Lộc là nơi có một số tù nhân lương tâm đặc biệt như ông Trần Huỳnh Duy Thức, nhạc sĩ Việt Khang, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng…
Cho đến lúc 11:30 và sau đó anh em trong đó vẫn làm chủ tình hình và giữ ông Hồ Phi Thắng.
Khu trại có mấy lớp tường và hàng rào xung quanh, biệt lập.
Theo kinh nghiệm ở những cuộc nổi dậy tương tự ở những trại khác, nếu lực lượng bên ngoài không dùng bạo lực thường họ đàm phán để trao đổi về các yêu sách của anh em tù nhân và sau đó diễn ra các bước tiếp theo để hai bên có những thỏa thuận, đáp ứng yêu cầu anh em tù nhân.
Khắc nghiệt với tù chính trị
Ông này cũng trình bày lại tình hình điều kiện nhà tù khi ông bị giam:
Khi tôi ở trại tạm giam điều kiện tương đối khắc nghiệt hơn. Đặc biệt trong thời gian đầu tôi không được tiếp xúc gì với gia đình hết. yêu cầu gặp luật sư cũng không được. Đó là những quyền căn bản nhưng không được đáp ứng; người ta lấy lý do vì an ninh quốc gia. Nhưng theo tôi đây là việc sử dụng những điều luật về an ninh quốc gia mơ hồ để hạn chế quyền của công dân. Những tù nhân chính trị khác cũng bị trường hợp này. Trong thời gian này còn bị gây sức ép rất nhiều như mớn cung, ép cung. Như trường hợp anh Thức họ nhốt vào xà lim kín khiến anh ngộp thở và sắp nguy hiểm đến tính mạng.
Khi vào tù thì cũng có những khắc nghiệt như yêu cầu phải nhận tội thì mới được điều kiện thăm nuôi của gia đình, hay giảm án…
Ông Lê Thăng Long cũng nhắc lại một trường hợp các tù nhân nổi dậy ở Trại giam A2 của Bộ Công An tại Khánh Hòa hồi ngày 28 tháng tư năm ngoái. Một số tù nhân sau vụ nổi dậy đó bị chuyển về trại Z30 A Xuân Lộc và kể lại cho ông này.
Xin được nhắc lại tại trại giam Z30A Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai là nơi từng giam giữ những tên tuổi như blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hài, Tạ Phong Tần trước khi bị chuyển ra bắc.
nguồn:http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/rebel-prison-z30a-xl-06302013054152.html
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001

Bạo loạn xảy ra tại trại giam Xuân Lộc, nơi giam giữ tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức 


Theo nguồn tin Dân Luận vừa nhận được, lúc 7h sáng ngày 30/6/2013 đã xảy ra bạo loạn toàn phân trại tại Phân trại 1, trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai.
Nguyên nhân vụ bạo loạn là vì những tù nhân ở đây thường xuyên bị đánh đập, chế độ ăn uống bị cắt xén, v.v...
Hiện tại các tù nhân đang giữ làm con tin là ông Hồ Phi Thắng, giám thị trại Xuân Lộc phía bên trong.
Đây cũng là nơi giam giữ nhiều tù nhân lương tâm, bao gồm Trần Huỳnh Duy Thức, Việt Khang, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Phan Ngọc Tuấn, Nguyễn Ngọc Cường...
Những người tù đã dùng số điện thoại: 0962467908 để liên lạc ra ngoài. Số điện thoại này sau đó đã bị cắt.
Sau khi bạo loạn diễn ra, các tù nhân đã làm chủ được tình hình bên trong, công an chưa xâm nhập vào được. Các blogger bên ngoài đang thúc giục truyền thông lên tiếng sớm về vụ việc để hỗ trợ và tránh cho các tù nhân bị đàn áp.
Dân Luận sẽ tiếp tục theo dõi và đưa tin về vụ việc này.
Admin gửi hôm Chủ Nhật, 30/06/2013 
nguồn:https://danluan.org/node/20832
======================================================================
Tù nhân trại Xuân Lộc nổi dậy

|
Một cảnh ở trại Xuân Lộc. Ảnh CAND (hình chỉ mang tính minh họa)
Một cảnh ở trại Xuân Lộc. Ảnh CAND (hình chỉ mang tính minh họa)
Nguồn tin từ trong nước cho hay, phân trại 1, trại giam Xuân Lộc, nơi đang giam giữ các tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức, nhạc sỹ Việt Khang, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Nguyễn Ngọc Cường, Phan Ngọc Tuấn … đồng loạt các tù nhân vừa nổi dậy từ sáng nay lúc 7-8h.
Phân trại này hiện có khoảng 1000 tù nhân nam bị án hình sự, trong đó có chỉ khoảng 10 tù nhân lương tâm. Được biết, cuộc nổi dậy bắt đầu từ tầm 8 giờ sáng và chỉ được báo ra ngoài ít giờ sau đó.
Nguyên nhân ban đầu được cho là, do anh em tù nhân bị đánh đập, chế độ ăn uống bị cắt xén, không đáp ứng các yêu cầu tối thiểu của một người tù v.v…
Điều kiện giam giữ ở Việt Nam bị đánh giá là khắc nghiệt. Thêm vào đó, tù nhân thường phải lao động quá sức, nơi ở chật chội và nóng bức. Việt Nam không có đủ nơi giam giữ tù nhân, trong một số trường hợp, tù nhân được phóng thích trước hạn không phải vì cải tạo tốt mà do nhà tù qua chật.
Hiện đang anh em tù nhân đang bắt giữ ông Hồ Phi Thắng là giám thị trại Xuân Lộc phía bên trong và ra các yêu sách đòi được đáp ứng.
Anh em tù nhân đang làm chủ tình hình bên trong, công an không thể vào được bên trong phân trại 1, trại giam Xuân Lộc.
Họ sử dụng một vài số điện thoại để liên lạc và báo tin cho bên ngoài.
Cũng trong tháng này, một đợt tuyệt thực hơn 20 ngày của tù nhân lương tâm Cù Huy Hà Vũ đã gây được sự chú ý lớn của dư luận trong và ngoài nước và khiến truyền thông quốc gia phải lên tiếng.
Thông tin sẽ tiếp tục được cập nhật.
© Đàn Chim Việt
nguồn:http://www.danchimviet.info/archives/77045/tu-nhan-trai-xuan-loc-noi-day/2013/06
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001

THƯ GIÃN CUỐI TUẦN: PHÂN BÓN THẾ NÀY CỦ NÀO CHẢ TỐT 

Phân bón thế này củ nào chả tốt 

 

Chuyện vui cuối tuần:
Trung Tran
TÍN NHIỆM
Hôm nay vợ nấu chè. Trước đây mình thích món này, gần đây sức khỏe không tốt nên món này mình rất ít dùng. Đang ăn, vợ bổng hỏi:
- Anh thấy chè ngon nhiều hay ngon ít?
- Ơ hay, phải hỏi là anh ăn thấy ngon hay dở chứ. Em hỏi thế anh trả lời sao thì nồi chè của em nấu cũng ngon cả à. Em học ở đâu cách nói chuyện khôn vậy?
- Em đọc báo. Tín nhiệm cao và tín nhiệm thấp đó anh.
- Ừ, anh cũng có nghe. Thấp hay cao rồi cũng tín nhiệm. Mà lâu nay, anh chỉ nghe tín nhiệm hay bất tín nhiệm một ai đó, chắc từ điển mới bổ sung các cụm từ này.
- Chắc rứa đó anh.
Tất Thành Phan
BÓP TRÊN - BÓP DƯỚI
Nhà tôi ở khu tập thể Nam đồng. Được xây dựng từ những năm 60 thế kỷ trước. Bếp, nhà tm và nhà vệ sinh dùng chung cho dăm hộ. Thông thoáng lắm và các câu chuyện của gia đình thì chỉ ai hiểu nhà nấy. Chuyện nhà khác nghe rồi cứ ngẩn ngơ. Ví dụ: Cặp vợ chồng trẻ cùng đánh răng rửa mặt, vợ càu nhàu với chồng " Hôm nào cũng thế, đã bảo bóp dưới rồi nhưng anh cứ đè trên mà bóp là thế nào" Chồng làm hòa xin lỗi mãi. 
Cứ sợ trẻ con nghe thấy.
Để ý mãi thì phát hiện ra rằng khi lấy thuốc đánh răng anh chồng cứ đè ngay bóp ở đoạn trên, trong khi chị vợ cẩn thận là cứ phải bóp dồn từ đáy ống thuốc.
Đường cày đảm đang. Ảnh: Internet
Tễu siu tầm
Được đăng bởi Tễu vào lúc 07:49
nguồn:http://xuandienhannom.blogspot.com/2013/06/thu-gian-cuoi-tuan-phan-bon-nay-cu-nao.html
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001

Mong manh và Trường cửu 


|
Hoa anh đào
Hoa anh đào
Trong cõi nhân sinh, nếu muốn nói đến một sức sống mãnh liệt trường tồn thì đó chính là những thế hệ sinh sôi cuộc sống con người. Nó lặng lẽ như mạch nước ngầm nhưng mãnh liệt và tung cao bọt sóng giữa đại dương vô tận. Không chói sáng hào quang hiển hách mà khiêm nhường trong bóng tối bao la. Thế nhưng cái thân phận tưởng chừng mong manh nhỏ bé đó lại có sức sống trường cửu vượt thời gian, xuyên qua mọi triều đại và đế chế hùng cường. Tựa như hoa Anh Đào mong manh trong gió, nhưng sánh vai cùng ngọn núi Phú Sĩ mà trở thành biểu tượng của đất nước mặt trời mọc vậy.
Những triều đại hùng cường được dựng nên từ chính sức mạnh của nhân dân, nhờ sự sáng tạo và sức lao động không mệt mỏi của họ. Sự vận động không ngừng đó tạo nên dòng lịch sử nhân loại với những nền văn minh rực rỡ. Mỗi quốc gia, vùng đất đều được đánh dấu bởi những nền văn hóa khác nhau, đó chính là những phong tục tập quán do con người tạo nên. Bản sắc văn hóa nhiều khi vượt qua biên giới quốc gia lãnh thổ mà gây nên sự ảnh hưởng của nền văn minh. Tất cả những giá trị tinh thần và vật chất tuyệt vời đó cũng được tạo nên từ chính bản thân con người, hay gọi một cách giản dị hơn là nhân dân.
Chính vì lẽ đó mà những triều đại tốt đẹp thì tôn trọng và đề cao các giá trị nhân bản của con người, coi nhân dân là gốc của mọi quyền lực. Mọi hoạt động từ phía nhà nước đều nhằm nỗ lực phục vụ cuộc sống con người. Tư tưởng đó vốn đã có trong các nhà văn hóa – chính trị Việt Nam ta xưa, nó được tóm lược trong mấy từ ngắn gọn: “Lấy dân làm gốc”. Sự quan niệm đúng đắn và nhân bản đó tạo nên sự gắn bó hữu cơ giữa nhà nước với nhân dân, hợp thành sức mạnh không có gì lay chuyển nổi. Nhờ vậy mà ngoại xâm bị đánh đuổi, đất nước được dựng xây hùng cường, cuộc sống con người hạnh phúc phồn vinh. Nhà vua hay chính quyền mà vì dân phục vụ, thì nhân dân cũng vì thế mà lao động và sáng tạo không ngừng để vươn tới sự cường thịnh của quốc gia. Nhân dân sẽ bảo vệ những chế độ xã hội tốt đẹp coi trọng con người và các giá trị nhân bản.
Vượt qua biến thiên mọi thời đại, sức sống mãnh liệt của nhân sinh tượng trưng cho quy luật vận động thế gian. Như cây cỏ bốn mùa sinh sôi nảy nở, lặng lẽ khô héo khi đông về, nẩy mầm tươi tốt lúc xuân sang. Tuy có khi ẩn mình nơi khô cằn lạnh lẽo, nhưng cuối cùng vẫn hé nở mầm xanh và nở hoa rực rỡ dâng đời.
Lịch sử loài người trãi qua bao thăng trầm biến đổi. Có nhiều khi khắc nghiệt đến tưởng chừng không thể chịu nổi, nhưng sức sống của nhân dân vẫn mạnh mẽ vươn lên để giành thắng lợi cuối cùng. Để rồi xây dựng nên những chế độ xã hội dân chủ, tốt đẹp và hạnh phúc hơn cho xã hội loài người.
Ở nhiều vùng đất và quốc gia, loài người đã phải sống trong những chế độ độc tài tồi tệ và hà khắc nhất. Ở đó, quyền con người bị cấm đoán, các giá trị nhân bản bị cướp đi một cách thô bạo. Họ phải sống trong sự sợ hãi và lừa dối ngập tràn bởi những chế độ độc tài phi nhân. Niềm tin về một cuộc sống tốt đẹp của con người bị khủng hoảng nghiêm trọng bởi sự đàn áp của súng đạn, quyền lực và nhà tù. Tại nơi này, người dân bị ép buộc phải theo đuổi những thứ chủ nghĩa độc ác và hoang tưởng, các giá trị dân chủ chỉ tồn tại trên những khẩu hiệu lừa bịp. Người dân bị giám sát và chia rẽ, họ chưa thể đoàn kết để nói lên tiếng nói của mình và lật đổ bạo quyền. Sinh mạng và giá trị nhân bản của con người đã bị các chế độ độc tài coi không đáng một đồng xu. Nhân dân ngập chìm trong sự lừa dối, bóc lột và đàn áp của những chế độ cầm quyền.
Nhưng chúng ta hãy tin rằng, nhân dân chính là sức mạnh và chiến tuyến cuối cùng để lật đổ các chế độ độc tài và những tên bạo chúa. Mọi sức mạnh yêu ma cuối cùng cũng sẽ bị đền tội trước nhân dân. Vì rằng nhân dân là vô địch và trường cửu, là nơi mà chân lý được sinh ra và bảo tồn.
Nhân dân đang ẩn mình trước sự đàn áp và kìm kẹp của chế độ độc tài, nhưng họ sẽ vùng lên bột khởi tựa sóng triều dâng. Đến khi đó thì bất kỳ súng đạn, bất công, cường quyền nào cũng sẽ bị cuốn trôi. Và rồi lịch sử sẽ chôn vùi những thể chế độc tài cùng những tên bạo chúa, chỉ có nhân dân là ngự trên đài thắng lợi vinh quang. Các giá trị tự do dân chủ sẽ thuộc về nhân dân, trở về với chủ nhân đích thực của nó.
Nhân dân là cội nguồn của sức mạnh và các cuộc cách mạng xã hội. Họ sẽ tạo nên cho mình một xã hội xứng đáng để sống, để dựng xây và bảo lưu các giá trị văn hóa rực rỡ mà mình sáng tạo ra. Họ sẽ vượt qua mọi sự đàn áp và kìm kẹp của chế độ độc tài (vốn là kẻ thù của xã hội dân chủ) để mà giành lấy tự do và công lý. Chúng ta luôn khẳng định và tin tưởng như vậy.
30/6/2013
© Minh Văn
© Đàn Chim Việt
nguồn:http://www.danchimviet.info/archives/77049/mong-manh-va-truong-cuu/2013/06
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001

Quân đội của ai? 


|
QDND_06302013
Tử Cống hỏi Khổng Tử về chính trị. Khổng Tử đáp:
- Đủ ăn, đủ binh và được dân tin cậy.
Tử Cống nói:
- Nếu phải bỏ đi một điều thì trong ba điều ấy điều nào có thể bỏ được?
Khổng Tử trả lời:
- Bỏ binh.
Tử Cống lại hỏi:
- Nếu còn phải bỏ đi điều nữa trong hai điều còn lại, điều nào có thể bỏ được?
Khổng Tử đáp:
- “Khứ thực, tự cổ nhân giai hữu tử, dân vô tín bất lập”, bỏ ăn, từ xưa ai cũng phải chết, nhưng nếu dân bất tín thì chính trị không đứng vững.
Đó là đoạn đối thoại giữa hai nhà minh triết Trung hoa về nghệ thuật chính trị, nghệ thuật lãnh đạo. Qua đó chúng ta thấy rằng lòng dân là một yếu tố căn bản trong một thể chế chính trị, có được sức mạnh quân sự- kinh tế chưa hẳn có được lòng dân, nhưng một thể chế chính trị có được lòng dân thì sẽ có được quân đội hùng mạnh và kinh tế phát triển
“Cái thực tế của chính trị là no đủ . Túc thực, túc binh. Nói rằng có thể bỏ binh bỏ thực là phủ nhận thực tế sao? Cái nghĩa không phải vậy. Bỏ binh đây có nghĩa là chớ đem binh đội biến thành móng vuốt của thống trị”.
 Đó là chính trị của Trung hoa, còn chính trị theo triết lý Việt thì sao?
Chính trị Việt thiên về văn tự, khi nói đến võ chỉ dùng hai chữ võ công. Võ để chống xâm lược, để thực thi quốc phòng chính sách, không để dùng làm qua nha. (Những quy luật trong chính trị Việt- Vũ tài Lục).
Vậy mà vừa qua trên BBC đưa tin:
“Đảng Cộng sản Việt Nam vừa chỉ đạo cho Quân đội phải nâng cao năng lực điều hành và chỉ huy nhằm “xử lý các tình huống về an ninh chính trị ở các địa phương đồng bộ và có hiệu quả hơn”.
Lãnh đạo ngành tuyên giáo của Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị Đinh Thế Huynh đã phát biểu như vậy trong bối cảnh các địa phương tại Việt Nam tiếp tục bắt giữ những người viết bài phê phán chính quyền trên mạng Internet”.
Từ cổ chí kim quân đội của bất cứ quốc gia nào cũng từ nhân dân mà ra, được sự nuôi dưỡng của nhân dân và một lẽ tất nhiên là phục vụ nhân dân.
Thời đại ngày nay ở các nước dân chủ văn minh, quân đội phải đứng ngoài chính trị hay có thể gọi là “phi chính trị” .
Được đặt dưới sự lãnh đạo của một chính phủ dân sự do người dân bầu ra, quân đội không thiên về một đảng chính trị nào và tuyệt đối trung thành với quốc gia và dân tộc, phục vụ quốc gia và dân tộc.
Vậy mà dưới thời đại Hồ chí Minh quân đội trở thành công cụ của đảng CS, trung thành và phục vụ cho đảng CS, để một khi quyền lợi của đảng CS và quốc gia mâu thuẫn người dân bất phục tùng nổi lên chống lại cái đảng cầm quyền phản quốc hại dân thì quân đội lại được đảng sử dụng như một công cụ để đàn áp nhân dân, bảo vệ đảng.
Như vậy đảng CS đã biến quân đội thành gia nô của mình.
Nhưng ý đồ của đảng có thành hiện thực hay không còn tùy thuộc vào quân đội, nếu quân đội ý thức được vị trí, giá trị và sứ mệnh cao quý của mình là bảo vệ tổ quốc và nhân dân thì họ sẽ biết phải làm gì.
Những vị lãnh đạo của quân đội cũng vậy nếu họ ý thức được họ là những người con của dân tộc Việt, trong con người họ còn lưu chuyển dòng máu anh hùng của Bà Trưng bà Triệu, của Ngô Quyền, Lý thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung thì tất họ sẽ biết phải làm gì, biết chọn cho mình chỗ đứng nào trong lòng dân tộc và lịch sử Việt nam.
Tôi luôn hy vọng rằng trong quân đội hiện nay vẫn còn nhiều người có tầm nhìn viễn đại, trong hàng ngũ bộ đội, sĩ quan và tướng lĩnh vẫn còn rất nhiều  người ý thức được họ là con em của dân từ nhân dân mà ra, phục vụ nhân dân và tổ quốc là sứ mệnh và lý tưởng thiêng liêng của quân đội.
Trong hàng ngũ tướng lĩnh quân đội nhân dân VN, chúng ta đã từng thấy sự dấn thân của tướng Trần Độ và hiện nay là tướng Nguyễn trọng Vĩnh, hai vị tướng này đã chọn lựa đứng về phía dân tộc để hành xử tư cách làm tướng của mình.
Trong chế độ độc tài đảng trị hiện nay việc chọn lựa đứng về phía nhân dân không phải là một sự chọn lựa dễ dàng vì cho dù là tướng trong quân đội họ vẫn còn có gia đình vợ con, sự an nguy của những người thân của họ là một sự trói buộc phải cân nhắc.
Nhưng một khi thời cuộc biến động đặt ra những yêu cầu bức thiết thì những con người này sẽ có cơ hội để vùng thoát khỏi sự chi phối của đảng CS, họ sẽ đứng về phía nhân dân bằng cách hợp tác với những người đại diện của dân để tìm được sự chính danh trong hành động.
Đảng CSVN ngày hôm nay đang bế tắc với những tranh giành quyền lực nội bộ nên việc họ muốn kiểm soát và chi phối quân đội một cách toàn diện là điều kiện sinh tử để đảng CS ngăn ngừa những cuộc binh biến có thể xảy ra và sẵn sàng đàn áp và vô hiệu hóa sự nổi dậy của người dân cũng là những mục tiêu mà đảng CS nhắm tới.
Nhưng việc dùng quân đội như vũ khí và nanh vúôt của chế độ để đàn áp nhân dân là biểu hiện sự khốn cùng của đảng CS.
Quân đội nhân dân VN hãy so sánh mình với quân đội các nước trong khu vực và thế giới để biết thực trạng của mình chỉ là con tốt trong tay đảng CS.
- Quân đội Thái Lan sẵn sàng can thiệp vào chính trị mỗi khi họ nhận thấy một chính phủ dù là do dân bầu có xu hướng đi chệch với mục tiêu dân chủ và đi ngược lại với quyền lợi quốc gia, nhưng họ không lợi dụng sức mạnh và ưu thế của mình để biến thành quân phiệt như ta đã thấy.
Chỉ có một quân đội và một quốc gia luôn luôn vận động để trưởng thành về chính trị mới làm được như vậy.
- Còn quân đội Philippin đã có cách hành xử hoàn toàn khác với cách hành xử thụ động và nhu nhược của quân đội VN trong việc bảo vệ chủ quyền của đất nước trước tham vọng của Bắc kinh, mặc dù quân đội nước này đang phải chật vật đối đầu với một cuộc nội chiến gây ra từ những phần tử Hồi giáo và Cộng sản cực đoan.
Quân đội nhân dân VN không phải là bất tài và vô trách nhiệm, nhưng họ đang bị bịt mắt  để phục vụ cho chính sách nhu nhược của đảng CSVN trong quan hệ với Trung cộng, bằng chứng là hai cuộc chiến tranh với Trung cộng  (1979 trên biên giới Việt –Trung và 1988 tại quần đảo Trường sa) đã chứng minh điều đó.
Quân đội nhân dân VN đang bị đảng CS trói tay và biến thành công cụ đàn áp nhân dân, có nghĩa là quân đội đã bị đảng CS sĩ nhục.
Việc ông Trương tấn Sang công du Trung quốc lần này với những cam kết về một sự “hợp tác chiến lược toàn diện” trên tinh thần “đồng chí anh em” chỉ đẩy đất nước lún sâu hơn vào hiểm họa lệ thuộc ngày càng nhiều hơn vào Trung cộng mà thôi.
Để bảo vệ đất nước chúng ta cần một chiến lược ngoại giao hợp thời và khôn khéo cộng với một quân đội hùng mạnh, độc lập và chuyên nghiệp.
Muốn làm được điều đó Việt nam phải “thoát xác” như Miến Điện để phá vỡ thế cô lập chính trị hiện nay và thoát khỏi quỹ đạo của Trung cộng.
-         Dân chủ hóa đất nước để tháo bỏ những rào cản hội nhập thế giới.
-         Nâng mối quan hệ Việt – Mỹ lên tầm “ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN” để làm đối trọng với Trung quốc.
Vai trò của quân đội VN ngày hôm nay là góp phần định hình cho tiến trình dân chủ hóa VN.
Tóm lại quân đội muốn giữ được vị trí tôn quý của mình trong dòng sinh mệnh dân tộc và thực hiện được sứ mệnh trọng đại của mình là phục vụ Tổ quốc và nhân dân thì quân đội phải độc lập.
Quân đội muốn được tôn quý và độc lập thì phải ủng hộ việc xây dựng một chế độ dân chủ đa đảng, để không phải lệ thuộc vào bất cứ một đảng cầm quyền nào.
Quân đội chỉ làm nhiệm vụ quốc phòng và là một động lực để cân bằng chính trị.
© Huỳnh Ngọc Tuấn
© Đàn Chim Việt
nguồn:http://www.danchimviet.info/archives/77038/quan-doi-cua-ai/2013/06
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001

Từ ngõ Phất Lộc tới Weimar [4] 


|
Tiếp theo các phần I, IIIII
Cúp 78- Ảnh mang tính minh họa
Cúp 78- Ảnh mang tính minh họa
Một hôm tôi về nhà, cưỡi trên cái xe Cup 78 màu mắm tôm lượn phành phạch quanh ngõ. Nhà tôi hỏi xe của ai, tôi nói xe của tôi. Bố tôi để ý dò xét, tôi đi vài hôm đành phải bán, lấy tiền đi Sài Gòn chơi đã đời rồi về. Cái xe ấy là công của một vụ đánh thuê cho một ông nửa trí thức nửa lưu manh. Vợ ông ta trẻ hơn ông ta nhiều tuổi, cặp kè với một thằng cùng làm. Ông dọa thằng đó thì thằng đó chửi ông ta. Đấy là ông kể với tôi thế lúc ông nằm hút thuốc phiện ở cái gác xép trên cao nhà ông. Còn tôi nằm bên cạnh đọc truyện, tôi vẫn nhớ đó là cuốn Ông Già Và Biển Cả . Ông hút đủ cơn phê, xong nằm than thở là ông nhục quá, nó đi với vợ mình còn dọa đánh cả mình. Ông cứ ngậm ngùi làm tôi não ruột. Tôi gấp sách lại hỏi nhà thằng đó ở đâu. Ông nói tên và chỗ làm. Tôi bảo nhà ông có con dao nào lấy cho tôi. Ông ta vùng ngay dậy , tỉnh táo bảo.
- Không dùng dao, phải dùng cái này mới thấu.
Ông tìm một đoạn tuýp sắt ống nước của Nga dày 5ly, đường kính gần 5cm, dài cỡ 60cm. Ông lấy săm cao su quấn quanh ông tuýp rồi đưa tôi nói.
- Vụt cái này vào chân nó hay người nó, không chết mà nó đau nhớ đời.
Tôi hỏi tên tuổi, chỗ làm đầy đủ, ông còn cho tôi xem cả ảnh thằng đó với vợ ông đi tắm biển.
Tôi cầm cái ống tuýp về nhà, chọn cái áo sơ mi màu xanh da trời, cái quần âu mầu đen ống thẳng. Dép xăng đan da, tóc chải rẽ ngôi lệch. Áo bỏ trong quần nghiêm chỉnh, cuốn cái ông tuýp vào tờ báo gọn gàng như một cuộn giấy tìm đến cơ quan thằng kia. Vào tận cơ quan, hỏi phòng nó làm việc, người ta bảo nó nghỉ ở nhà.
Tôi quay lại nhà ông, bảo ông chở tôi đến nhà thằng đó. Ông ta chở đến nơi, đứng ngoài ngõ. Tôi đi vào, nhà thằng đó ở trong ngõ sâu, nhà lại chung trong một số nhà có nhiều hộ. Phải đi qua mấy nhà, qua cái sân mới đến nhà nó. Tôi đến nơi lúc trưa vắng vẻ, nhà nó mở cửa. Tôi vào thấy hai anh em nhà nó đang nằm. Tôi ngắm nhìn xem ai là thằng cần đánh, thấy đúng tôi vụt thẳng một nhát vào đầu nghe đến ” cốp ” cái to. Thằng đó giật nảy người ú ớ ôm đầu vật ra một bên. Thằng kia là anh nó thì phải, vùng dậy mở mắt định la toáng , tôi phang luôn cái vào lưng. Nó ngã dúi dụi nhưng vớ được cái ghế ném đúng người tôi. Tôi nhảy lại gần nện thẳng vào đầu nó một cái, nó ngã lắn quay. Thằng em nó ăn nhát vào đầu đã tỉnh, nó chửi tôi là thằng nào. Nó vừa gượng dậy vừa chửi hỏi, tôi cúi người lia cái ống tuýp vào ống chân nó nghe thành tiếng ” kịch ” khô khốc, khiến nó gào rống ” ối trời ơi ” rồi nằm vật ra.
Hai anh em nhà đấy nằm lăn lộn rên, tôi gằn giọng chửi nhỏ.
- Đm cho mày chết vì đi với vợ người ta còn dọa người ta nhé.
Hai thằng nằm đau đớn, nhìn thấy gương mặt tôi và cái ống tuýp. Chúng chỉ hộc lên trong miệng, không chửi lại câu nào. Tôi đi ra sân, mấy nhà chung quanh có người ngó ra xem. Tôi cười toe toét nói.
- Bán thì bán không bán thì thôi, dền dữ mất thì giờ, đấy xem ai trả cao được hơn.
Mấy người hàng xóm ngơ ngác chưa hiểu cái gì, tôi đã đi qua và ra đầu ngõ, leo lên xe ông bạn già chuồn êm. Về đến nhà ông ta mới biết cái ghế nó ném làm tay bị sưng bầm. Ông bạn già nửa trí thức, nửa lưu manh xoa thuốc cho tôi. Miêng ông lại lẩm nhẩm.
- Khổ, chả đánh được nó lại bị nó đánh cho, phải cẩn thận chứ. Thấy khó ăn thì thôi mình đợi dịp khác, vội làm gì. Cứ giả vờ hỏi nó bán nhà hay bán xe gì đó rồi lui ra. Thanh niên chúng mày là hay nóng vội lắm. Chẹp chẹp.
Ông bê bàn đèn ra, nằm hút, mùi thuốc phiện thơm lừng, cái mùi ngầy ngậy rất thích. Ông bảo tôi làm một điếu cho đỡ đau. Tôi lắc đầu từ chối, đợi ông hút dăm điếu đủ dừng cơn vật vã thuốc. Tôi nói.
- Cháu phang cho hai anh em vào đầu, khéo vỡ sọ. Chú chuồn đi.
Ông già giật nảy mình, ông hoảng hốt trách.
- Sao không vụt vào chân hay vào người.?
Tôi trả lời.
- Tưởng nó có một thằng thì thế, hai thằng phải đánh gục thôi, đánh vào đầu nó còn cho mình như thế này, vụt vào người nó hay chân nó có khi nó cho mình nằm lại.
Ông già hối hả đánh thuốc, rít lấy rít để thêm vài điếu, bảo tôi ở lại để ông đi nghe ngóng. Tiếng đồng hồ sau về mặt xám ngoét nói hai thằng nhà nó đi cấp cứu, năm viện rồi. Nhưng không ai biết mày đâu, chúng nó điều tra cùng lắm nghi tao. Mày cầm cái xe tao mà đi, tao đi xa vào Nam kiếm cửa sống, lúc nào yên tao gọi mày.
Vậy là tôi có con xe máy, ước mơ của bao nhiêu gia đình lúc đó. Vì gia đình để ý chuyện cái xe, tôi bán đi vào Nam ăn chơi hết tiền rồi về.
Bố tôi đang bệnh, ông yếu lắm. Ông gọi tôi vào bảo.
- Nếu con thương bố, con về quê ở, đừng ở đây, con sẽ không thành người được đâu. Bố đã nói chuyện với cô chú rồi. Mai con về đó, hàng tháng bố sẽ gửi tiền cơm và cho con tiêu vặt. Con cố học được nghề trạm trổ điêu khắc gường tủ ở quê. Sau này giỏi nghề, con về nhà mở cửa hàng làm đồ gỗ cũng làm ăn được. Con thương bố thì nghe bố, bố chẳng sống bao lâu nữa.
Tôi khăn gói về quê , học nghề chạm trổ và khảm xà cừ. Ngồi gò lưng cầm cái kéo nhỏ tí cắt mẩu trai theo hình vẽ, ngón tay đau nhức nhối. Sáng ăn cơm nguội với ít lạc, trưa ăn cơm với đậu phụ, rau muống luộc, tối lại lạc rang, cà, dưa, rau luộc, nấu.
Tôi học đủ ngón nghề để làm cái tủ chè, sập. Từ lúc bắt đầu chọn gỗ, xẻ, bào, cưa , làm mộng cái này gọi riêng là thợ ”ngang ‘ Rồi đến thợ đục, chạm, trổ, chuốt bóng. Kế đến là khảm trai, khảm trai trông thế mà chia thành 3 loại thợ. Loại thợ cắt mảnh trai thành hình người, hình cây..rồi một loại thợ đục cái hình ấy trên mặt gỗ, sao cho khi trám keo xong để miếng trai hình thù gì đó vào là vừa khít. Miếng trai ăn trên mặt gỗ chắc chắn rồi đến thay thợ tỉa. Thợ tỉa cần com dao nhọn lưỡi bén khắc những nét mắt mũi, lá cây, mái nhà lên trên miếng trai. Công đoạn cuối cùng xong cái tủ, sập, bàn ghế là người đánh bóng. Thường thì người làm ngành ” ngang” là chủ một cơ sở sản xuất như vậy. Cả gia đình cùng làm, có gia đình con trai lớn lấy vợ sinh con, vẫn ở chung nhà bố mẹ và cùng làm. Mọi khoản thu chi ông bà nắm cả, người con trai lớn đã có vợ con ấy cần gì phải xin bố mẹ. Tại ở quê cứ lấy vợ chồng sớm, ông nội 45 tuổi còn cường tráng, khỏe mạnh đủ sức quán xuyến mọi việc, chuyện bà nội có bầu, con dâu có bầu cùng một năm là chuyện bình thường ở quê. Cậu con trai ngấp nghé 18 là tìm chỗ, 20 là lấy vợ rồi sinh con, cắm cúi cả hai vợ chồng cùng làm cho bố mẹ, ăn ở mua bán thế nào do bố mẹ quyết định từ cái quần, cái áo trên người.
Mấy lần tôi chán quê lắm cuộc sống tẻ nhạt, mọi người suốt ngày chỉ làm và làm. Tối đi ngủ sớm, sáng dậy tiếng cưa bào, đục đẽo vang khắp nơi. Nhà ai cũng cắm đầu miệt mài làm, cả con gái lẫn con trai. Bé cũng làm việc bé, đi học về nhà là tự động lấy chạm lấy ” đất ” để khảm trai hoặc đánh bóng, chuốt gỗ. Tôi ở nhà cô con chú con bác với bố tôi, chồng cô tôi hay say rượu. Lúc không rượu vào ông ấy bình thường, rượu xong mắt đỏ ngầu. Gặp ai cũng chửi, ông đánh con, chửi vợ. Cởi áo phanh ngực đòi đấu tay đôi với tôi. Những lúc ấy tôi phải tránh đi, lang thang hết xóm Trung, Thượng, xóm Đình, xóm Giếng khi nào ông ấy ngủ mới dám về.
Tôi bỏ về nhà, bố tôi nằm trên giường , ông bị lao phổi, bệnh đã nặng. Ông ho sù sụ, mắt nhìn tôi buồn rười rượi. Ông hỏi như trách ” con lại về đấy à”. Tôi vào nhà ngó nhà một tí rồi lại trở lại quê. Cô ruột tôi ở Hà Nội về thăm , dúi cho mấy chục nghìn và mắng xa xả vì không chịu học hành làm ăn tử tế, bố mẹ già rồi mà còn ăn bám. Cô cứ chửi thế từ lúc tôi bé đến giờ, nhưng cô tốt lắm. Hồi tôi 5 tuổi bố tôi cho tôi ở nhà cô. Được mấy hôm tôi bỏ về, đi bộ từ đầu Khâm Thiên về đến Phất Lộc. Về đến nhà thấy cả nhà đứng trước cửa, nghe cô vừa kể vừa khóc, tôi lách qua chân người lớn vào thấy cô đang nói về tôi. Ngẩng đầu lên tôi bảo ” cháu đây mà”. Lúc thằng Tí Hớn con tôi 5 tuổi, cô thỉnh thoảng lại nhắc lại chuyện đó.
Cô biết chuyện ông chú chồng em gái họ mình say rượu, tôi kể cho cô nghe tôi phải nhiều đêm bỏ đi lang thang ra ngoài đình , ngoài bờ mương ngồi vạ vật qua đêm. Cô tôi bảo tôi lấy quần áo cô chở sang nhà ông em ruột bà nội tôi ở.
Nhà ông ở cách đó chục cây số làm nghề mổ lợn. Chú lớn nhất trong nhà chuyên đi mua lợn, chú thứ hai mổ. Dậy giết lợn lúc trời còn chưa sáng, đun nước bằng rơm, rồi vào chuồng kéo lợn ra, vật đổ , giữ chân cho chú chọc tiết, rồi cạo lông, mổ bụng, pha thịt. Mấy cái trò dao dựa này tôi học lại nhanh thuần thục. Pha thịt xong thì cô và bà mang chợ bán, tôi đi ngủ đến trưa dậy ăn cơm, ăn xong theo chú đi các làng xa gần mua lợn. Vừa đi vừa rao ai bán lợn không ông ổng khắp các làng.
Người bán lợn hay cho lợn ăn no, để cân được dôi ra. Chú tôi giao nhiệm vụ khi chú tôi khi bắt lợn phải làm sao để nó xổng đuổi càng nhiều vòng càng tốt, cho nó thở hồng hộc, phun cứt ra, hao cân mới bắt. Tôi mở chuồng lôi lợn ra, tuột tay lợn chạy, tôi quýnh quáng đuổi theo tóm tai, tóm đuôi, lợn chạy mấy vòng cả tôi và lợn đều thở hồng hộc. Chú đứng nhìn cứ cười khành khạch phân bua với chủ nhà ” đúng là trai Hà Nội chả làm được việc đéo gì, bắt con lợn không xong, kệ cho mày rèn luyện.”. Khi nào thấy chừng đủ rồi , chú tôi nháy mắt tôi mới giả bộ mừng rỡ tóm được con lợn và vật nó ra trói lại để cân. Đến khi cân lợn lại phải dùng thủ thuật ăn gian cân. Nhưng ăn gian cũng phải vừa phải, đầu tiên nhìn bằng mắt con lợn áng chừng bao nhiêu cân, sau đó tùy mặt chủ nhà để ăn gian. Con lợn người ta 100 cân mà ăn gian 20 thì sao qua được. Cứ ăn gian tầm 10 cân đổ lại là an toàn nhất. Chú tôi thường gian ở mức từ 5 đến 6 cân. Có lần chú tôi đứng cho tôi thử tay nghề, tôi làm một phát 15 cân. Chủ nhà không biết, hai chú cháu khiêng lợn ra cái xe Babeta buộc đẳng yên sau, tôi ngồi xổm ở gióng trước, chú tôi cầm lái vừa đi vừa nghêu ngao ca hát hoặc trêu gái đi đường. Về đến nhà chú tôi khoe loạn lên ” thằng này giỏi, thằng này sau khá lắm, mới thử tay nghề đã được những 15 cân, sau này có khi con lợn người ta 100 cân ,mày cân chỉ còn 30 cân , lúc đó tha hồ mà giàu cháu ạ, tháng chỉ cần mua một con như thế là ấm, mua nhiều đi lại mệt chứ báu bở gì ”. Ông tôi biết chuyện chửi cho hai chú cháu một trận, ông chửi chú tôi để tôi đứng cân như thế có ngày người ta giết mất cháu, người ta nuôi con lợn cả năm mới được, như là tích kiệm chứ lời lãi gì mà chúng mày ăn gian người ta như thế.
Chú tôi ăn gian như vậy để lấy tiền đánh bạc và chơi gái. Chú mê xóc đĩa và mê gái nạ dòng, quá lứa. Làng nào chú tôi cũng có một phụ nữ. Chú mồm năm miệng mười vào nhà người ta như nhà mình, miệng nói tay cứ sờ mông người ta, có người cáu gắt quát chú, nhưng chú vẫn nhăn nhở cười như không có gì. Tôi hỏi người ta đã đồng ý đâu chú đã sờ thế. Chú tôi bảo tôi ngu lắm, bọn nó mình nói không ăn thua gì , cứ phải sờ thế. Hôm nay nó chưa thích, nhưng đêm về nó mới nhớ lúc mình sờ, nó mới thèm. Kể ra thực tế thì chú nói cũng gần đúng, cứ ba người kiểu thế thì chú cũng ngủ với họ được hai. Chú cưởi hể hả bảo mình cưa gái như đi đặt lờ, đó ý mà. Cứ thả vài chỗ được chỗ nào thì được.
Tôi đã thành một tay lái lợn và đồ tể, cuộc sống ở quê đã quen. Tôi về thăm bố. Bố tôi ốm lắm, ông ho nhiều, có lúc ho cả ra máu. Lúc khoảng ngừng giữa cơn ho, bố nói.
- Bố muốn con về quê, lấy vợ và sống ở đó.
Tôi hỏi tại sao bố cứ muốn con phải ở quê, thành người ở quê. Bố tôi nhìn tôi từ đầu đến chân, nói khó khăn.
- Người như con không nên sống ở đây, bố sinh ra con bố biết tính con. Con về quê, lấy vợ, sống yên ở đó. Sau này quê mình phát triển thiếu gì việc làm con ạ.
Quê tôi cách trung tâm Hà Nội 15 cây số, đúng như bố tôi nói, chỉ mươi năm sau không kém gì Hà Nội về sự phát triển. Tôi ấm ức trở lại quê.
Mùa đông năm ấy lạnh, nửa đêm anh rể tôi về quê. Báo tin bố mất. Anh chở tôi về nhà, tôi vào buồng thấy bố đang nằm. Lúc chạm vào người bố thấy lạnh và cứng nhắc tôi mới bật khóc òa.
(Còn nữa)
© Người Buôn Gió
© Đàn Chim Việt
nguồn:http://www.danchimviet.info/archives/77005/tu-ngo-phat-loc-toi-weimar-4/2013/06
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001

Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

Việt Nam có nên duy trì án tử hình? 

Hòa Ái, phóng viên RFA
2013-06-29
img_3231-d525c-3c7ff-305.jpg
Họp báo trước khi diễn ra Hội nghị Quốc tế lần thứ 5 về Chống Án tử hình vừa diễn ra tại Madrid, Tây Ban Nha từ ngày 12-15/6/2013.
Courtesy congres.abolition.fr



Hội nghị Quốc tế lần thứ 5 về Chống Án tử hình vừa diễn ra tại Madrid, Tây Ban Nha từ ngày 12-15/6/2013. Xu hướng chung của thế giới ngày càng có nhiều quốc gia xóa bỏ án tử hình. Liệu VN nằm trong danh sách các quốc gia tiến bộ không áp dụng án lệnh bị cho là vô nhân đạo này hay không?

Hy vọng cho các tử tù

Hội nghị Thế giới lần thứ 5 về Chống Án tử hình tại Madrid, Tây Ban Nha kết thúc với niềm hy vọng cho các tử tù khắp nơi trên thế giới khi ngày càng có nhiều quốc gia bãi bỏ án tử hình. Trong năm 2012, Mông Cổ, Cộng hòa Honuras và Dominican cùng 2 tiểu bang Illinois và Connecticut của Hòa Kỳ bãi bỏ án lệnh này.
Riêng VN được Tổ chức Ân xá Quốc tế, Amnesty International, ghi nhận là không có trường hợp tử hình nào trong năm qua. Có phải VN không thi hình hành án tử hình trong năm 2012 nhằm để chứng minh với quốc tế đang có những bước cải thiện về nhân quyền cũng như đang trong quá trình cải cách không áp dụng án lệnh tử hình đối với tử tội?
Ngay sau khi bản phúc trình nhân quyền thường niên năm 2013 được công bố, Đại diện của tổ chức Ân xá Quốc tế, ông Rupert Abbott nói với đài ACTD vì sao VN không có trường hợp tử hình nào trong thời gian qua:
Theo số liệu chính thức của chính phủ VN thì từ tháng 11 năm ngoái thì có trên 500 tù nhân bị kêu án tử hình, trong đó 100 người sắp bị xử tử.
-Ông Rupert Abbott
“Mối quan tâm khác là án tử hình mà VN đang áp dụng. Theo số liệu chính thức của chính phủ VN thì từ tháng 11 năm ngoái thì có trên 500 tù nhân bị kêu án tử hình, trong đó 100 người sắp bị xử tử. Tin tức gần đây cho thấy VN chưa thể áp dụng việc tiêm thuốc đối với tử tội vì các nước EU cấm xuất khẩu độc chất tiêm trên người bị xử tử. Đó là lý do ở VN không có vụ xử tử nào từ tháng 7/2011 đến giờ”.
Trước quyết định của EU không bán thuốc độc dùng để tiêm cho tử tù, VN tuyên bố tự sản xuất loại thuốc gây chết người này. Chính phủ VN vừa ban hành nghị định mới quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc. Theo nghị định mới thì thuốc sử dụng để tiêm cho tử tù gồm 3 loại: thuốc làm mất trí giác, thuốc làm tê liệt hệ vận động và thuốc làm ngưng hoạt động của tim. 5 nhà thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc được xây dựng và lắp đặt đầy đủ các thiết bị cho việc thi hành án.
Trả lời phiên chất vấn tại Quốc hội hôm 14 tháng Sáu, Bộ trưởng Bộ Công an, ông Trần Đại Quang cho hay là Nghị định 47 của Chính phủ sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 27/6. Sau đó sẽ cho tiến hành ngay việc thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc.
Với chủ trương tiêm thuốc độc cho tử tù mang tính nhân đạo hơn được các đại biểu Quốc hội quan tâm. Thế nhưng vẫn còn đó nhiều nghi ngại về khả năng VN tự bào chế thuốc. Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, Viện nghiên cứu y khoa Garvan, Australia, cho biết quy trình sản xuất ra loại độc dược này không hề đơn giản. Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn nhận xét VN có thể sản xuất ra thành phẩm của những loại thuốc này hay không thì vẫn có nhiều vấn đề cần được cân nhắc. Giáo sư Tuấn đặt ra 3 vấn đề:

arton372-d23fa-250.jpg
Hội nghị Quốc tế lần thứ 5 về Chống Án tử hình vừa diễn ra tại Madrid, Tây Ban Nha từ ngày 12-15/6/2013. Photo courtesy of congres.abolition.fr

“Tôi nghĩ đến 3 vấn đề: thứ nhất là thuốc có được thí nghiệm trên động vật trước khi đưa vào sử dụng hay không? Giả sử tiêm thuốc vào cho một tử tù mà tử tù không chết thì làm sao? Thành ra phải thử nghiệm trước mới được. Và ai sẽ là người dùng thí nghiệm đó?
Vấn đề thứ hai là có đạt y đức không? Y đức ở đây tôi muốn nói là nếu thuốc có hiệu quả tối thiểu hóa đau đớn và sự đau khổ của tử tù thì làm sao biết được? Còn nếu VN sản xuất ra thuốc làm cho tử tù đau đớn trước khi chết thì điều đó tôi nghĩ rằng cũng vi phạm y đức.
Vấn đề thứ ba, ai sẽ là người tiêm thuốc cho tử tù? Bác sĩ, y sĩ, y tá tiêm thuốc thì sẽ vi phạm y đức. Bởi vì những người này đã tuyên thệ là sẽ không gây hại cho người ta. Nhưng nếu người ngoài ngành y mà tiêm thuốc thì họ không có tư cách để làm việc này”. 

Hơn 500 tử tội ở VN

Dù nghị định 47 có hiệu lực từ ngày 27/6/2013, dù Bộ trưởng Công An tuyên bố cho tiến hành ngay tiêm thuốc độc cho tử tù thì hơn 500 tử tội ở VN vẫn đang chờ đợi thời điểm hành quyết. Tử tù Joaquin Matinez được phóng thích ở Hoa Kỳ chia sẻ với đài RFA khi tham dự Hội nghị Quốc tế Chống Án tử hình ở Tây Ban Nha về tâm trạng sống của tử tù mỗi ngày trôi qua trong sự tra tấn dã man về tinh thần và tâm lý. Nhiều tù nhân không chịu nỗi cảnh sống này nên làm đơn xin được chết sớm hơn. Tử tù ở VN cũng thế. Họ cho biết họ sợ cảm giác chờ chết trong mỗi giây phút qua đi.
Câu hỏi đặt ra là VN có nên tiếp tục duy trì bản án tử hình trong tình thế “tiến thoái lưỡng nan” hay không? TS Xã hội học Trịnh Hòa Bình nhận định:
Tôi cho rằng thì sớm hay muộn thì VN cũng sẽ theo xu hướng chung là càng ngày càng nhân đạo hơn trong biện pháp trừng phạt.
-TS Trịnh Hòa Bình
Tôi cho rằng thì sớm hay muộn thì VN cũng sẽ theo xu hướng chung là càng ngày càng nhân đạo hơn trong biện pháp trừng phạt. Có nghĩa là trong tương lai các tội danh chịu mức phạt tử hình tính về lâu dài cũng sẽ bỏ thôi nhưng chắc chắn không phải ngay lập tức được. Tôi nghĩ rằng là ngay bây giờ VN chưa bỏ những án tù mức cao như vậy. Chắc chắn trong tương lai sẽ bỏ thôi. Điều đó phụ thuộc vào… nói chung phụ thuộc vào lịch sử nghe có vẻ buồn cười nhưng phụ thuộc vào cả dân trí, phụ thuộc vào quá trình nâng cao ý thức luật pháp với lại sự biến đổi nói chung của xã hội”.
Trong bối cảnh xã hội VN hiện nay, nếu những bản án tử hình không bãi bỏ được thì đặt ngược vấn đề là việc áp dụng các bản án này có tác động gì đến xã hội? Một thanh niên ở TP. Hồ Chí Minh nêu lên cảm nghĩ của mình:
“Theo mình, với luật pháp VN những bản án rất là nghiêm khắc, đúng người đúng tội nhưng mình nghĩ văn hóa, lối sống, môi trường sống, và đặc thù tính cách dân tộc VN thì thật sự bản án tử hình không răn đe được người ta nhiều đâu. Theo mình nghĩ thì không cải thiện được cũng như không làm thức tỉnh những người khác tránh được chuyện vi phạm pháp luật”.
Đối với tổ chức Ân xá Quốc tế thì việc tử hình là xâm phạm quyền sống của người khác. Xét về án tử hình không còn hợp thời, Amnesty International đã và đang yêu cầu VN chấm dứt áp dụng án lệnh này. 532 tử tội ở VN đang chờ ngày hành quyết không có chút hy vọng nào được giảm án thành chung thân. Và câu hỏi khi nào VN thành công trong việc tự bào chế độc dược cho tử tù vẫn chưa có lời đáp.
nguồn:http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/should-vn-remain-death-penalty-ha-06292013111037.html
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001