Giỗ đầu Nguyễn Mộng Giác
at 6/30/2013 03:30:00 PM
Hôm nay, Chủ nhật 30 tháng 6, 2013, một số anh chị em bạn bè cùng gia đình của nhà văn Nguyễn Mộng Giác sẽ gặp nhau để tưởng niệm anh nhân ngày giỗ đầu.
Diễn Đàn Thế Kỷ xin đăng lại một số bài bạn hữu viết về anh sau khi anh qua đời ngày 2 tháng 7, 2012.
DĐTK
Tiểu sử và các tác phẩm của Nguyễn Mộng Giác
I. Vài dòng tiểu sử:
- Sinh năm 1940 tại Bình Định, miền Trung Việt Nam.
- Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Huế năm 1963.
- Dạy học tại Huế, Quy Nhơn và làm chuyên viên nghiên cứu giáo dục Bộ Giáo Dục, Sài Gòn.
- Bắt đầu viết văn năm 1971, đã cộng tác với các tạp chí Bách Khoa, Văn, Thời Tập, Ý Thức.
- Vượt biển tị nạn năm 1981 qua ngả Nam Dương, đến định cư tại Hoa Kỳ cuối năm 1982.
- Cộng tác với các báo Đồng Nai, Việt Nam Tự Do, Người Việt, Văn, Văn Học Nghệ Thuật.
- Chủ bút tạp chí Văn Học, California, Hoa Kỳ, từ 1986 đến tháng Tám/2004.
- Định cư tại thành phố Westminster thuộc quận Orange, California, cùng với gia đình.
- Mất ngày 2 tháng 7 năm 2012 tại Westminster, California, Hoa Kỳ
II. Tác phẩm
1. Tác phẩm xuất bản tại miền Nam trước năm 1975: . .
- Nỗi băn khoăn của Kim Dung (tiểu luận, nxb Văn Mới, Sài Gòn 1972)
- Bão rớt (tập truyện ngắn, nxb Trí Đăng, Sài Gòn 1973)
- Tiếng chim vườn cũ (truyện dài, nxb Trí Đăng, Sài Gòn 1973)
- Qua cầu gió bay (truyện dài, đăng trên tạp chí Bách Khoa từ số 350 đến số 357, nxb Văn Mới, Sài Gòn, in thành tập năm 1974)
- Đường một chiều (truyện dài, Giải thưởng Trung tâm Văn bút Việt Nam, 1974, nxb Nam Giao, Sài Gòn 1974)
2. Tác phẩm xuất bản ở hải ngoại:
- Ngựa nản chân bon (truyện ngắn, nxb Người Việt, Hoa Kỳ 1984)
- Xuôi dòng (tập truyện ngắn, nxb Văn Nghệ, Hoa Kỳ 1987)
- Mùa biển động (trường thiên tiểu thuyết, nxb Văn Nghệ, Hoa Kỳ, xuất bản từ 1982-1989) gồm tất cả 5 tập:
- Những đợt sóng ngầm, 1984
- Bão nổi, 1985
- Mùa biển động, 1986
- Bèo giạt, 1988
- Tha hương, 1989
Tái bản lần thứ 6 năm 2001.
- Sông Côn mùa lũ (trường thiên tiểu thuyết, 4 tập, viết từ năm 1977-1981)
Nhà xuất bản An Tiêm (Hoa Kỳ) xuất bản những năm 1990,1991
Nhà xuất bản Văn Học (Hà Nội) và Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Học tái bản lần thứ nhất năm 1998
Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Học, nhà xuất bản Văn Học và nhà sách Văn Lang (Sài Gòn) tái bản lần thứ nhì năm 2003
Nhà xuất bản Văn Học và Nhà sách Thanh Nghĩa tái bản lần thứ ba năm 2007
- Nghĩ về văn học hải ngoại (tiểu luận, nxb Văn Mới, Hoa Kỳ 2003)
- Bạn văn, một thuở…(tạp luận, nxb Văn Mới, Hoa Kỳ 2005
3. Tác phẩm chưa xuất bản:
- Tình và Đạo trong thơ Hàn Mặc Tử (tiểu luận)
- Vào đời (truyện dài), đã đăng một phần trên tạp chí Bách Khoa (Sài Gòn, 1973-1974)
- Đêm hoang (truyện dài), đã đăng trên tuần báo Đồng Nai (Hoa Kỳ)
- Mây bay về đâu (truyện dài)
4. Những bài viết trên tạp chí Văn Học (California, Hoa Kỳ):
- Thư gửi một người bạn trẻ (VH 11)
- Thư mùa xuân gửi người bạn trẻ (VH 12-13)
- Đàm thoại với nhóm Thế Hệ ở Houston (VH 15)
- Tìm hiểu thế giới nhân vật của Võ Phiến (VH 19)
- Tạ ơn đời, tạ ơn anh (VH 21)
- Doãn Quốc Sỹ, người anh khả kính (VH 31)
- Những ý nghĩ về một bài báo đăng trên Đoàn Kết (VH 38)
- Lời cuối cho một bộ trường thiên (VH 42)
- Nhìn lại một chặng đường (VH 45)
- Đôi điều suy nghĩ (VH 49)
- Phan Huy Ích ở Phú Xuân (VH 55)
- Chaka (VH 70-71)
- Lại bàn một chuyện cũ (VH 74)
- Bệnh hoang tưởng. Câu chuyện văn học (VH 76)
- Mùa Vu lan, nghĩ về mẹ (VH 77)
- Cơn khủng hoảng của truyện ngắn (VH 79)
-Nhìn lại một năm sinh hoạt văn học và xuất bản hải ngoại (VH 80-81)
- Văn học lưu vong hay văn học di dân (VH 99)
- Triển vọng của văn học hải ngoại (VH 103)
- Chúc Tết (VH 105-106)
- Trời xanh bên kia sông (VH 108)
- Hai mươi năm văn xuôi hải ngoại (VH 109)
- Viết về chiến tranh Việt Nam (VH 115)
- Nhìn lại một năm văn chương (VH 117-118)
- Hoạt cảnh của ngày xuân (VH 129-130)
- “Đi với về cùng một nghĩa như nhau” (VH 133)
- Đi vào cõi thơ Khoa Hữu (VH 141-142)
- Vĩnh biệt nhà văn Mai Thảo (VH 143)
- Kho tàng của quá khứ (VH 149)
- Tình trạng lão hóa trong sinh hoạt văn học (VH 153-154)
- Đọc “Thiên nga giữa cõi người” (VH 159)
- Đọc “Chân mang giày số 6” (VH 160)
- Đọc Miêng (VH 161)
- Hai con đường vào đời, vào thơ (VH 162)
- Đọc “Tùy bút” của Trúc Chi (VH 164)
- Đọc “Về với biển cả” (VH 177-178)
- Mười sáu năm nhìn lại (VH 181)
- Thực chất và huyền thoại (VH 183)
nguồn:http://www.diendantheky.net/2013/06/gio-au-nguyen-mong-giac.html
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001