Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

Trung Quốc: Không thay đổi chính sách đối với Đạt Lai Lạt Ma

Trung Quốc: Không thay đổi chính sách đối với Đạt Lai Lạt Ma 

Chủ nhật 30 Tháng Sáu 2013
Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng.
Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng.
Reuters

Trọng Thành
Trong những ngày gần đây, đài RFA và tổ chức Tây Tạng Tự do loan tin về một số thay đổi trong chính sách của Trung Quốc đối với Đại Lai Lạt Ma, với viêc một số tu viện ở Tây Tạng và Tứ Xuyên được phép treo ảnh lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng. Hôm qua, 29/06/2013, Bắc Kinh ra thông báo chính thức bác bỏ điều này. Theo AFP, hiện không có phương tiện để kiểm chứng các thông tin về chính sách của Trung Quốc tại các khu vực Tây Tạng.


Ban Tôn giáo chính phủ Trung Quốc đã gửi một fax đến AFP, khẳng định : « Chính sách của chúng tôi đối với Đạt Lai Lạt Ma là rõ ràng, nhất quán và không thay đổi ». Trong tờ fax, có đoạn : « Nếu Đạt Lai Lạt Ma muốn cải thiện quan hệ với chính quyền Trung Quốc, thì ông ấy phải từ bỏ lập trường ly khai và ngừng đưa ra các tuyên bố gây phương hại tiến trình hòa bình ở Tây Tạng ».
Trước đó, theo đài phát thanh Á Châu tự do, chính quyền đã cho phép cử hành trở lại nghi thức tôn thờ Đức Đạt Lai Lạt Ma, « chỉ với tư cách lãnh đạo tôn giáo, chứ không phải chính trị », tại khu tự trị Tây Tạng và tỉnh Tứ Xuyên. Còn theo tổ chức phi chính phủ Free Tibet, các nhà sư ở Lhassa, thủ phủ của Tây Tạng, được phép treo ảnh Đức Đạt Lai Lạt Ma, 17 năm sau lệnh cấm.
Bên cạnh đó, lần đầu tiên kể từ tháng 09/2010, Bắc Kinh đã để cho một đại sứ Hoa Kỳ tới thăm vùng tự trị Tây Tạng cách đây vài ngày.
Cho đến nay, Bắc Kinh thường xuyên lên án lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng -, một biểu tượng lớn về tâm linh trên thế giới – là « người chủ trương ly khai » chống Trung Quốc. Chính quyền Trung Quốc cũng liên tục chỉ trích việc các lãnh đạo nhiều quốc gia gặp gỡ Đạt Lai Lạt Ma và đe dọa trừng phạt họ.
Theo AFP, khó kiểm chứng được các thông tin về chính sách của Trung Quốc tại Tây Tạng, vì rất ít nhà báo có thể lọt được vào khu vực này, mà không có các hướng dẫn viên của Nhà nước đi kèm, trong khi đó, các thông tin từ những khu vực tự trị khác của người Tây Tạng thường bị công an Trung Quốc ngăn chận.
nguồn:http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130630-trung-quoc-khong-thay-doi-chinh-sach-doi-voi-dat-lai-lat-ma
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001