Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013

Thư hồi âm từ ngoài nước và trong nước gửi đến ông Đặng văn Việt

Thư hồi âm từ ngoài nước và trong nước gửi đến ông Đặng văn Việt 



1. Về Bản góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992
A. Từ Đan Mạch
         Kính thưa ông Đặng Văn Việt
Mấy hôm nay con có nghe được tin điểm qua trang Anh Ba Sàm là ông có viết một bài về hiến pháp rất hay. Con bận quá nên tối khuya nay còn về con mới có cơ hội đọc được.
Thưa ông – con đọc bài của ông – mà nước mắt con cứ tuôn ra – ngày hôm qua là ngày hai người tuổi trẻ yêu nước bị bỏ tù. Ngày hôm nay con được đọc một bài viết thật là tâm huyết và yêu nước thương nòi của ông.

Con khóc vì con sung sướng quá – ông gần trăm tuổi mà cố gắng hết sức để cống hiến cho đất nước và nhân dân ta. Ôi đất nước ta có phúc quá khi có được những người như ông.
Con phục ông quá – lý luận vững vàng – logic và rất thuyết phục và cái tầm nhìn của ông về mọi mặt xã hội và chính trị rất uyên bác – không ai bằng. Con khẳng định với ông là tất cả những người lãnh đạo đất nước Việt Nam bây giờ mà ngồi tranh luận với ông thì sẽ thua ngay.
Mấy tháng nay con rất là buồn vì con chỉ thấy vài người – chẳng hạn như bác Nguyễn Trung, cựu đại sứ và trợ lý cho thủ tướng Võ Văn Kiệt là có những bài sâu sắc mà thôi. Nay có ông nữa – con rất là sung sướng.
Thưa ông – tại sao đất nước ta lại bị thê thảm như thế này hả ông? Con sốc quá! Ở đây Đan Mạch, con sống hiên ngang, con ra ngoài đường người Đan Mạch nể con, con tự hào là con gốc con Hồng cháu Lạc. Giống nòi hào hùng, với Trưng Trắc, Trưng Nhị, Đức Thánh Trần Hưng Đạo và rất nhiều hào kiệt khác nữa. Qua bài viết của ông thì con thấy nhà văn Nguyễn Quang Lập đánh giá rất đúng – ông đúng là “CON HÙM XÁM ĐƯỜNG SỐ 4″.
Thưa ông – người sĩ quan của Việt Nam Cộng Hoà thì khi ra trường có hai bằng đại học – bằng văn và bằng võ. Vì thế người ta bảo là “văn võ song toàn”.
Qua bài viết của ông thì rõ ràng là ông “văn võ song toàn”. Lời văn hoàn toàn viết khách quan và có tính khoa học. Ở đầu bài viết thì ông viết rằng chỉ nêu một vài ý kiến. Nhưng khi đọc xong thì con “tá hoả tam tinh” luôn, vì ông viết quá hay. Nếu con là Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam thì con phải đến quỳ trước mặt ông, để còn tạ lỗi với ông là phải tốn công sức, để viết lá thư “chỉnh huấn” con.
Thưa ông, không có một chữ nào, không có một ý tưởng nào ở bài viết của ông, mà con có thể đấu lý lại được. Con cũng rất ngạc nhiên ở sự khách quan và rất là công tâm khi nhìn vào vấn đề của ông.
Tuy không cùng một chiến tuyến với ông – con thật sự là cảm phục – cái nhìn vĩ đại của ông – vì đất nước, vì nhân dân và nhất là cái ĐẠO ĐỨC TUYỆT VỜI của con người của ông. Nếu con ở Việt Nam thì con xin được đến nhà ông cho bằng được – để con được học hỏi ở ông những ý tưởng vĩ đại của một nhà khoa học như ông. Con mong lắm – đất nước ta – có những người như ông.
Con xin tạm ngừng bút và chúc ông mạnh khoẻ, TRƯỜNG THỌ để được tiếp tụ đồng hành với dân tộc đầy bất hạnh nhưng bất khuất này.
Con chắp tay kính chào ông.
Nguyễn Quốc Hưng
Địa chỉ: …  Denmark

B.     Kính gửi Cụ,
Xin được thành kính gửi Cụ lòng kính trọng, biết ơn sâu sắc. Kính chúc Cụ sống lâu trăm tuổi để cống hiến cho đời, cho dân tộc Việt Nam những ý tưởng tuyệt vời như bài viết của Cụ về góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992 vừa được đăng trên mạng Internet. Bài viết của Cụ hay quá, sâu sắc quá, thực tiễn quá và thuyết phục quá.
Cầu mong cho mọi người dân Việt đều đọc được bài viết của cụ để cùng nhau, đồng lòng ủng hộ, hưởng ứng bài viết của Cụ.

C.     Kính gửi Bác Việt,
Ngày hôm qua 17/5/2013 em đã đọc nội dung góp ý sửa đổi Hiến pháp của của Bác. Em rất cảm động về một bậc cao niên quỹ thời gian không còn nhiều nhưng vẫn tiếp tục đóng góp trí tuệ của mình cho tương lai của Tổ quốc và đồng bào. Qua nội dung bài viết em rất đồng tình với quan điểm của Bác đề xuất với Bản dự thảo Hiến pháp và mong được chấp nhận. Em chỉ là phó thường dân nên chỉ hiểu một cách đơn giản. Bác Hồ đã dựa vào dân để đánh đổ ách thống trị của bọn xâm lược Pháp và vua quan phong kiến lập nên nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Cộng hoà là không tồn tại vua quan, Dân chủ là người lãnh đạo Đất nước do dân bầu ra chứ không phải bị áp đặt. Các đảng phái hoặc tôn giáo chỉ là những tổ chức được thành lập với mục đích của mình hoạt động trong khuôn khổ pháp luật của nước đó chứ không thể đứng cao hơn Nhà nước được? Còn nếu làm khác đi sẽ không được thể được gọi là dân chủ? Cách giải thích các khái niệm trong bài viết của Bác rất dễ hiểu và chính xác nên nhờ đó em hoàn toàn đồng tình. Xin cảm ơn Bác và kính chúc Bác mạnh khoẻ để cống hiến cho thế hệ tương lai toàn bộ hiểu biết của mình.
Huyền Phong Tử
Thành phố Hoà Bình 18/5/2013


D.     Kính thưa Cụ Việt
Trước tiên xin được chúc Cụ luôn dồi dào sức khoẻ để sáng suốt dạy bảo cho con cháu những gì cần làm, nên làm và những gì cần tránh xa.
Thật tuyệt vời chỉ qua 3 trang sách Cụ đã cho những người trẻ tuổi hiểu sâu hơn, rõ hơn những gì đã qua theo dòng lịch sử từ thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ và cho đến tận hôm nay.
Một lần nữa kính chúc Cụ thật nhiều sức khoẻ, vui vẻ cùng cháu con và luôn có những sự chỉ đạo kịp thời cho thế hệ trẻ.
Xin cám ơn Cụ thật nhiều !
Ngọc Mai

E.     Kính thưa Bác Việt,
Con sinh sau đẻ muộn, lại ở trong Nam, rồi lại xa quê hương đã lâu nên con không biết bác là ai. Nhưng đọc bài của bác mới có vài dòng mà con đã thấy cảm kích, gần gũi, con phải vào Wikipedia để đọc tiểu sử của Bác, con lại càng khâm phục thêm.
Con chưa đọc xong bài nhưng vì lòng cảm kích, con phải viết vội đến bác vài dòng để tỏ lòng biết ơn của những người thế hệ sau như chúng con.
Chúng con cần những bài viết như của bác để hiểu rõ thêm vấn đề cũng như thấy chắc đường đi nước bước.
Con kính chúc bác mạnh khoẻ và sống lâu hơn 100 tuổi.
Lang
Tuy sống xa quê hương nhưng lòng chúng con luôn nhớ về đồng bào mình.

F. Hồi âm từ nước Pháp
Việt Nam: GÓP Ý SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 -  MỘT BÀI HỌC QUA 6 ĐIỂM CỦA ĐẶNG VĂN VIỆT.
- Xuất bản của Võ Trung Dung, ngày 30/5/2013.
- Bình luận bởi Francois Guillenmot ngày 18/5/2013, ở trang: “Ký ức Đông Dương”.
Đặng Văn Việt (1920), người lính già nổi tiếng của Mặt trận Đường số 4 năm xưa, đã qua mạng Bauxite Việt Nam, công bố những quan điểm của ông trong việc bổ sung sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Chúng tôi xin tóm tắt dưới đây những nét chính của một đóng góp rất quan trọng bằng 6 điểm theo hình thức thư ngỏ đề ngày 8/5/2013, với một lời văn giản dị, dễ hiểu nhưng đầy sức thuyết phục, bài viết của Đặng Văn Việt là một đòn tấn công vào sự bất công tàn bạo của chế độ hiện hành. Bài được gửi lên Ban Thu thập ý kiến về sửa đổi Hiến pháp.
Sau mấy dòng vắn tắt về thân thế, sự nghiệp, ông đi ngay vào cuộc của câu chuyện:

1. Ông đòi chấm dứt với quan điểm và tư tưởng Marx-Lenin
Điểm đầu tiên mà ông Việt nêu lên thuộc về lý luận tư tưởng Marx-Lenin. Tác giả đặt câu hỏi đầu tiên về công dụng của thứ lý luận này, có nên tiếp tục dùng nó và tôn sùng tư tưởng Marx-Lenin ở Việt Nam nữa hay không? Mở rộng ra, ông bàn luận về những tác dụng mà tư tưởng ấy nó đã có tác dụng trong cuộc chiến tranh chống phe trục của Đại chiến lần 2, trong cuộc chiến tranh giành độc lập thống nhất của nước ông. Ông kết luận về chủ nghĩa Marx-Lenin đối với lịch sử nhân loại bằng mấy câu: “Trong khoảng thời gian gần một thế kỷ, chủ nghĩa Marx đã bộc lộ có nhiều yếu kém, nhiều trắc trở, thiếu thực tế, không thúc đẩy xã hội tiến lên, có khi còn kìm hãm sự phát triển của xã hội, của nhân loại”!
Đối với tác giả, sự thất bại của tư tưởng Marx là một hiển nhiên trên toàn cầu, ngay cả ở nước Đức – nơi quê hương của Karl-Marx. Ở Việt Nam, đã qua bốn lần vận dụng quan điểm, tư tưởng của Marx vào thực tế, đã bị thất bại nghiêm trọng đó là:
1. Trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930).
2. Trong phong trào cải cách ruộng đất (CCRĐ) (1954).
3. Trong cải tạo Công thương (1975).
4. Trong việc đối xử với bà con người Việt dưới chế độ cũ, hàng triệu người đã bỏ nước ra đi (1975), một số lớn đã chết vì tai nạn ngoài biển.
Sau những kết quả của những thất bại thảm hại trên, nhà cầm quyền Cộng sản phải áp dụng chính sách đổi mới (1986) để phục hưng lại đất nước trong đám tro tàn.      
Ông đánh dấu sự đổi mới bắt đầu từ 1995, có thể là sau 1 năm sự cấm vận của Mỹ. Sự đảo lộn thực tế ấy gần như 180o đã cho phép thực hiện những điều mà trước đây chủ nghĩa Marx cấm chỉ ở Việt Nam (như cho làm giàu, cho mở rộng buôn bán, cho tập trung tài sản, v.v.) đã đem lại hơi thở cho một xã hội kiệt sức. Sự đổi mới đã giúp cho dân tộc Việt Nam rút ngắn sự tụt hậu về kinh tế, nhưng sự đổi mới ấy bị một cản trở lớn:
Bởi lẽ: Nếu về mặt kinh tế, những nguyên tắc chính của đường lối kinh tế theo quan điểm Marx – Lenin bị huỷ bỏ thì về mặt chính trị vẫn giữ nguyên, tác giả nhắc lại điều thực tế này bằng những dẫn chứng:
Không có tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do bầu cử, tự do biểu tình, bộ máy đàn áp bị tăng cường (quân đội, công an). Tổ chức Nhà nước có nhiều bộ, nhiều ngành nhưng ở trên tất cả là Bộ Chính trị – là một tổ chức có quyền can thiệp vào tất cả mọi vấn đề, đứng trên cả Chính phủ, trên cả Quốc hội, trên cả Toà án tối cao. Bộ Chính trị (BCT) làm việc theo nguyên tắc “Thiểu số phục tùng đa số”.
Sự tố giác trên nói lên vai trò đứng đầu và lộng quyền của BCT, một thiểu số tự phong. Đặng Văn Việt đã nêu lên muôn vàn sự sai trái do Tổ chức này gây nên. Ông nhắc lại sự vô hiệu hoá Hồ Chí Minh của Đảng Cộng sản trong thời kỳ CCRĐ. Ông đã tố giác những hành động tham nhũng mà không bị trừng phạt của một số đảng viên, những chiếm đoạt của công thành của tư. Tình trạng đó đã đem lại một nguy cơ gây nên sự sụp đổ của chế độ. Ông kết thúc bài bằng mấy lời kêu gọi:
“Hỡi ai là người yêu nước, yêu dân, ai quan tâm đến vận mệnh đất nước, ai quan tâm đến sự tồn vong của chế độ hãy lên tiếng đề nghị Nhà nước hãy từ bỏ cái chủ nghĩa Marx-Lenin, một đường lối chính trị chỉ bảo vệ quyền lợi và đặc quyền đặc lợi của một thiểu số, đang đưa đất nước Việt Nam đi từ thất bại này đến thất bại khác”.
Bài thuốc mà Đặng Quốc Việt đề ra là: Hãy trở lại với tư tưởng đoàn kết, thống nhất dân tộc của Bác Hồ, với sự gắn bó giữa người Việt trong nước và người Việt ở hải ngoại…

2. Vấn đề đa đảng hay đơn đảng
Điều thứ hai mà vị “Tiểu tướng Napoléon” nêu lên không một chút đắn đo là một vấn đề rất nhạy cảm: Đơn nguyên hay đa nguyên. Sau khi nhắc lại vắn tắt những khuyết nhược điểm chính của chế độ đơn đảng (sự độc đoán, độc tài, sự bất công, sự tự phê bình hình thức), ông nhấn mạnh đến sự bất lực của chế độ, nó làm cản trở mọi sự đổi mới thực sự, tệ tham nhũng được phát hiện liên tục nhưng không bị trừng phạt, việc báo chí bị kiểm duyệt chặt chẽ và phải phát biểu theo một chiều, những sai lầm về chính trị không được phê phán bởi một tiếng nói ngược chiều, luật công khai tài sản của những quan chức chính trị được bỏ phiếu nhưng không được ai thi hành. Tóm lại, một loạt những sai trái nêu lên làm mất uy tín của Đảng và đưa đến nguy cơ sụp đổ của chế độ.
Phần kết luận trong vấn đề này của Đặng Văn Việt được bỏ ngỏ: “Chế độ một đảng được duy trì, nếu những quyền cơ bản của con người về công bằng, về tự do, về an ninh được bảo đảm. Nếu trái ngược lại, như tình hình hiện nay thì nhân dân có quyền yêu cầu phải có 2 – 3 đảng chính trị, để tạo điều kiện cho một sự tranh cử lành mạnh, thúc đẩy lịch sử của dân tộc tiến lên không ngừng”.

3. Vấn đề bỏ Điều 4 Hiến pháp
Vấn đề thứ 3 trở lại với một việc rất nhạy cảm hiện nay, đó là: Có bỏ Điều 4 của Hiến pháp hay không? Điều 4 đã tạo một chỗ đứng chính trị rất quan trọng của Đảng Cộng sản trong vai trò điều hành đất nước. Đặng Văn Việt đi thẳng vào vấn đề: “Phải bỏ Điều 4″. Trong phần trình bày ông nhấn mạnh sự bất công của một nhóm 13 – 14 người nằm trong Bộ Chính trị, nhóm này bảo vệ quyền lợi của họ, có dính líu đến nhiều vụ tham nhũng lớn, sự bất công nghiêm trọng của chế độ là đặt Đảng lên trên các cơ quan Nhà nước, trên cả Quốc hội, trên cả pháp luật, đây là một vấn đề bị lên án nghiêm trọng, được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Ông trình bày bằng nhiều lý giải giản dị, sự bất hợp lý trong việc đưa một đảng phái dù là to – nhỏ, mạnh – yếu vào trong một hiến pháp. Nếu các nước trên thế giới mà đều học cách làm của Việt Nam thì sẽ gây ra một sự hỗn loạn thường xuyên toàn cầu vì lẽ tình hình chính trị luôn biến động trong các nước.
Dựa trên kinh nghiệm của các triều đại vua chúa, ông nhắc đến không có triều đại nào là vĩnh cửu, tất nhiên chế độ Cộng sản hiện hành sẽ có lúc phải bị tàn lụi và bị thay đổi (Ông dùng từ Việt Minh Cộng Sản để nói đến chế độ bắt đầu từ 1945).
Ông nhấn mạnh, dưới thời đại Hồ Chí Minh (tức Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà từ 1945 – 1976) không có Điều 4. Vào thời ấy, Đảng và dân là một. Điều 4 được đưa vào Hiến pháp sau này, sau khi Đất nước đã được thống nhất trong Hiến pháp 1980, điều này chứng tỏ tính ưu thế của Đảng Cộng sản trên tất cả các lực lượng đảng chính trị cho đến thời bấy giờ ở Việt Nam, như dưới thời Bảo Đại, với chế độ Cộng Hoà Quốc Gia (1948 -1955) hay chế độ Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam (1955 – 1975). Thực tế là cái lẫn lộn Dân – Đảng, có nhiều những thực tế dưới thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, nhưng ông Việt một cách tự nhiên không biết là dưới chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà không có tí gì là dân chủ. Mặc dù chữ dân chủ nằm ngay trong tên gọi chính thức của cái chế độ này.
Ông lấy Trần Hưng Đạo làm một cái gương mẫu mực của một chính phủ biết dựa vào dân, tiếp theo ông nêu Hồ Chí Minh – một học trò của Đại vương Trần Quốc Tuấn, người đã ba lần đại thắng Mông – Nguyên ở thế kỷ thứ XIII, Đặng Văn Việt đã tấn công vỗ mặt Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng. Nguyễn Phú Trọng không dựa vào dân, không lấy dân làm gốc để đối phó với bao thử thách mà Việt Nam đang phải đương đầu, ông dựa vào tư tưởng Marx-Lenin, dựa vào đấu tranh giai cấp, vào Bộ Chính trị, là ba bầu vú sữa đang nuôi dưỡng bọn cơ hội, bọn tham nhũng, đang nhanh chóng đẩy chế độ hiện hành đi vào sụp đổ. Kết thúc phần này, ông khẳng định: Phải bỏ Điều 4, là nguồn gốc của sự sụp đổ của chế độ. Phải có một đầu óc thông minh và sáng suốt mới dám hủy bỏ Điều 4, từ bỏ chủ nghĩa Marx làm tư tưởng chủ đạo, để nhổ tận gốc căn bệnh ung thư tham nhũng. Với cách ấy, Đảng mới tự cứu mình và giữ được vai trò và vị trí lãnh đạo của Đảng hiện nay. Với Đặng Văn Việt, huỷ bỏ Điều 4 là một đối sách cần thiết để chặn đứng được con đường lao xuống dốc của Đảng Cộng sản.
Có một điều làm cho ông Việt mâu thuẫn với lời kêu gọi của ông là: Một bên, ông kêu gọi chấm dứt vai trò độc tôn của chế độ Cộng sản trong quản lý đất nước, tức là từ bỏ một lý tưởng làm tổn hại cho đất nước, trong khi đó ông vẫn muốn duy trì sự tồn tại của Đảng Cộng sản.
Với ai biết suy nghĩ giữa hai dòng, đều có thể hiểu là ông Việt muốn duy trì một chế độ Cộng sản khác với chế độ hiện hành. Chúng ta có thể hiểu lập luận của ông qua đọc phần 4.

4. Tên gọi
Câu thứ 4 nói về tên gọi của Đảng cầm quyền và tên gọi của chế độ.
Phải thay đổi tên của Đảng và đồng thời đổi lại tên của chế độ.
Theo ông Việt, hai cái tên này đã được đưa ra bàn luận qua nhiều năm nhưng cho đến nay vẫn chưa đi đến kết luận, đã đến lúc phải giải quyết vấn đề.
Ông Việt bắt đầu bàn về tên nước: Ông nhận thức tên nước là nói lên cái mục đích tiến lên của nước, ông phản đối tính không thực tế của chữ: “Xã Hội Chủ Nghĩa”, ông liên hệ đến ở Việt Nam, mô hình Xô Viết – một biểu tượng đã được thử thách qua thực tế, đã bị thất bại ở Liên Xô, ở các nước theo phe XHCN và cả ở Việt Nam. Ông đề nghị: “Hiện nay, thực tế lịch sử đòi hỏi phải từ bỏ cái tên không tưởng XHCN theo mô hình Xô Viết, mà thay bằng cái tên Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà để cho phù hợp với tình hình kinh tế thực tế của Việt Nam, với tình hình thực tế chính trị trong nước và ngoài nước, trước mắt và lâu dài”.
Về tên Đảng, theo ông bỏ cái tên Cộng sản là một đương nhiên vì nó mang tính một ảo tưởng không thực tế và cái tên Cộng sản đã gây nhiều tai hoạ cho Đất nước. Dựa vào ý kiến đề nghị của nhiều người, ông đề nghị đổi lại với cái tên Đảng Lao Động (Đảng của những người lao động), sát với thực tế hiện nay và tương lai.
Sự thay đổi tên có hai lợi ích: Một là, để thể hiện bộ mặt thực tế của dân tộc và của đất nước, tránh nêu lên một ảo tưởng để lừa dối quần chúng và cả thế giới; Hai là, để lấy lại uy tín của dân tộc Việt Nam trên trường Quốc tế. Ông nói: “Đổi cái tên Cộng sản, có nghĩa là bỏ cái tên nó nhắc lại những giai đoạn đau thương mà nhân loại đã phải trải qua. Nói đến cái tên Cộng sản, làm mọi người nhớ đến Stalin, đến Mao Trạch Đông – hai nhà độc tài cộng sản, đã giết hại dưới hai bàn chân mình hàng chục triệu sinh mệnh con người, chỉ vì để bảo vệ quyền lực của mình. Hai chữ Cộng sản làm người ta phải nhớ đến chế độ diệt chủng của Polpot ở Campuchia. Polpot đã mang danh cộng sản giết hại hàng triệu dân Campuchia (máu chảy thành sông, xương chất thành núi). Nói đến hai chữ Cộng sản là nhắc lại cuộc Cải cách ruộng đất (1954), nhắc lại công cuộc cải tạo công thương đã gây nên hàng triệu người miền Nam phải bỏ nước ra đi (sau 1975) và hàng triệu người đã bị chết oan vì tai nạn biển (1975) – nói đến hai chữ Cộng sản, làm mọi người nhớ đến một chế độ tôn sùng sự bất công, đưa lên thành một quốc sách, đưa đến tôn sùng sự ngu dốt hơn là sự thông minh, sáng tạo. Bỏ hai chữ cộng sản có lợi về chính trị trước tiên cho trong nước, tiếp theo có lợi về ngoại giao trên phương diện quốc tế.
Sự tố giác của ông Đặng Văn Việt về sự tàn ác với nhân loại của chế độ Cộng sản quốc gia, đã đẩy ông nhắc đến một cách không bình thường tên ông Trần Phú (1904 – 1931) người Tổng Bí thư Cộng sản đầu tiên – người mà chế độ Cộng sản hiện hành đang tôn vinh. Theo ông Việt là may mắn thay cho dân tộc Việt Nam, ông Trần Phú đã không được trời phù hộ, không gặp may, nếu ông mà gặp may thì tất cả những người trí thức Việt Nam, những người theo Khổng Mạnh Việt Nam, đã phải chịu  đựng những tai họa như của cả 3 nhà độc tài Cộng sản đẫm máu đã nói trên.

5. Tổ quốc trên tất cả
Vấn đề thứ 5, trở lại với chuyên đề là Quân đội phải trung thành trước tiên với đất nước hay trước tiên với Đảng là một vấn đề rất được tranh cãi trong việc làm phong phú thêm cho Hiến pháp. Ý kiến chung của ông Việt là trước tiên về nguyên tắc: Quân đội trước tiên phải trung với nước, sau mới hiếu với dân, không thể là trung với Đảng, sau hiếu với dân được. Ông bảo vệ việc đặt lên hàng đầu là đất nước, trên cả bộ máy Nhà nước. Vậy thì Quân đội nhân dân Việt Nam phải trung thành với ai? Với Đảng hay với đất nước – Câu trả lời có nguồn gốc của nó: Trước tiên là phải trung với nước, như đã nói từ ngày thành lập Quân đội nhân dân như dòng chữ trên lá cờ mà Bác Hồ tặng ngày khai giảng Trường Sĩ quan võ bị Trần Quốc Tuấn – Sơn Tây (1946): “Trung với nước, hiếu với dân”. Theo ông Việt: Đất nước là vĩnh cửu, còn những đảng phái luôn thay đổi theo dòng thời gian và lịch sử. Ông đã ghi lại một nguyên lý quốc gia: bề  ngoài có vẻ giản dị nhưng bên trong nó mang một dấu ấn in đậm vào lòng dân.

6. Tam quyền phân lập
Vấn đề thứ 6, nói đến việc tam quyền phân lập, ông đứng về phía phái Tam quyền phân lập cổ điển (Lập pháp, hành pháp, tư pháp).
Nói về tình hình hiện tại, ông Việt nói đến tính hỗn loạn của 3 quyền lực dưới sự điều hành của Đảng Cộng sản Việt Nam – với cách nói hùng biện như trong phần đầu của bài này, ông tố giác sự can thiệp của Đảng Cộng sản với tất cả 3 quyền lực quốc gia.
Để bảo đảm sự độc quyền lãnh đạo, Đảng Cộng sản Việt Nam ghi vào Hiến pháp điều 4, Đảng được đặt trên Chính phủ, trên cả Quốc hội và trên cả nhân dân. Đảng đặt quyền lập pháp dưới sự điều hành của Đảng, cơ quan lập pháp phải làm việc ăn khớp với các quy chế xây dựng CNXH theo mô hình Marxism Leninism của Đảng.
Những nhận xét tương tự cũng đến với quyền hành pháp và quyền tư pháp, tiếp theo ông kêu gọi bằng một dòng chữ đậm nét và chữ to: “Nhân dân yêu cầu Đảng và Nhà nước Việt Nam tôn trọng tam quyền phân lập, quyền tự do dân chủ, để giữ được sự bình đẳng giữa con người, giữ được trật tự, luật pháp của một nước văn minh, của một quốc gia văn minh”.
6 điểm trên với những lý lẽ xác đáng, tác giả kết thúc bằng một kết luận, một lời ôn tổng hợp, khá dài như một bài tổng bình luận với chủ đề Cộng sản Việt Nam và với sự điều hành của Đảng Cộng sản Việt Nam.

7. Kể một câu chuyện yêu nước
Ông tuyên bố thẳng thắn về những lời bình luận của ông đứng về phía 72 thân sĩ dân chủ đã trình bày đầu năm nay. Thêm nữa ông tự nguyện đứng bên cạnh hàng ngàn “người công dân tự do”, bên cạnh bản tuyên bố của Giáo hội, của Hòa Thượng Thích Minh Ch….., đại diện cho hàng triệu tín đồ công giáo và phật tử. Làm những việc trên ông đã củng cố thêm hàng ngũ của những người có đầu óc xây dựng, luôn đặt lên hàng đầu quyền lợi của dân tộc, của đất nước trong việc sửa đổi Hiến pháp. Cũng như nhiều người khác, ông cho rằng đây là một thời cơ lịch sử hiếm có để Đảng Cộng sản cho thiết lập một nền dân chủ thực sự nước Việt Nam. Với danh nghĩa là một lão thành cách mạng, ông nhắc đến một cách hùng hồn anh hùng Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo), người đã chiến thắng quân Mông Nguyên ở thế kỷ XIII, đến Lê Lợi, Nguyễn Trãi và cả Hồ Chí Minh, những người đã đẩy lùi quân xâm lược ngoại bang ra khỏi bờ cõi nhờ vào việc biết dựa vào dân, lấy dân làm gốc, làm chỗ dựa cho các cuộc chiến đấu. Một tia chớp ánh sáng lấy từ góc độ lịch sử của dân tộc, đã đưa ông đến đối mặt với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay, Đảng không lấy dân làm gốc để điều hành đất nước, mà lấy đấu tranh giai cấp làm gốc, lấy Bộ Chính trị làm gốc. Một đường lối chính trị đang đưa đất nước vào một ngõ cụt, tạo nên những suy thoái về mọi mặt về phong tục, về đạo đức, về nhân cách quốc gia.
Ông nhắc đến nhà văn hào nổi tiếng Lê Quý Đôn, người đã nêu lên 5 biểu hiện của nguy cơ mất nước của quốc gia. Có thể kể là sự suy thoái trong quan hệ  giữa người trẻ và người già, giữa trò và thầy, giữa lính và quan. Sự tham nhũng triền miên. Thêm nữa sự coi thường trí thức. Tất cả những diễn biến trên, theo ông Việt, đang là những hiện thực đầy đủ ở Việt Nam. Vai trò của những lão thành cách mạng mà ông là thành viên, đã trở nên vô nghĩa – Ông kêu gọi:
“Hỡi những người đang nắm quyền hành của đất nước, phải sáng suốt, minh mẫn, nhạy cảm, tiếp thu những lời căn dặn của các lão thành cách mạng, các nhà trí thức, họ là đại diện cho trí tuệ của đất nước, để thay đổi đường lối chính trị, để xây dựng một chế độ mới phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, đưa đất nước thoát khỏi một giai đoạn tối tăm của lịch sử, để cứu vãn Đảng Cộng sản Việt Nam thoát khỏi sự sụp đổ – tránh thái độ hốt hoảng, dọa nạt, răn đe khủng bố thấp kém.
Đặng Văn Việt là một người hiểu biết sâu về Đảng, ông lo lắng âm thầm cho một làn sóng khủng bố có thể xảy đến khi những lời khuyên răn của những lão thành cách mạng không được nghe theo, không được tôn trọng.
Để diễn tả thế nào là quyền lợi chung, bên cạnh quyền lợi riêng, quyền lợi của một số cốt cán lớn lên từ Đảng, ông kể lại một câu chuyện mà ông được chứng kiến từ 1952 trong một lớp chính đảng đầu tiên ở Tân Trào.
Trả lời cho một học viên thắc mắc về làm thế nào là đúng, là không sai lập trường cách mạng, Bác Hồ đã trả lời:
“Mỗi khi các chú làm một việc gì, các chú hãy nghĩ: làm việc này có lợi cho mọi người, cho đất nước, cho Đảng thì các chú cứ làm, không sợ sai. Nếu việc trên, không lợi cho nhân dân, cho đất nước, cho Đảng, mà chỉ lợi cho một cá nhân, một tập thể nhỏ, hãy dừng lại, cương quyết không làm!”.
Một lần nữa, sự hùng biện trên dựa vào câu chuyện của Bác Hồ, đã giúp cho ông Việt phê bình một cách thẳng thắn đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, một đường lối sai lầm tính từ thời ông Lê Duẩn (1907-1986), nói một cách chính xác, từ cách đây 50 năm. Ông kết thúc cuộc phản công cách mạng bằng một liên hệ đến giáo lý Phật. Tuổi đã quá cao, ông Việt cũng giống như nhiều cụ cao niên khác thường gần gũi với những lời dạy của Đức Phật và với những truyền thống dân tộc. Ông thay đổi cung đàn, ông rời bỏ cung đàn nói về Hồ Chí Minh, sang cung đàn giáo lý Phật nói về luật “nhân quả” của Kinh A Di Đà. Hễ có nhân là có quả, có hành động nào thì có hậu quả ấy. Ông Việt đã nhắc lại, nhắn nhủ lại cho ai đó đã phạm vào những sai lầm nghiêm trọng, phải chờ đón những hậu quả mà họ đã gây ra. Ông làm một đối chiếu về luật nhân từ, bác ái của Đức Phật với Luật đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác. Luật thứ nhất thuộc dòng phái của chữ Thiện; Luật thứ hai thuộc dòng phái của chữ Ác.
Ông kết thúc câu chuyện bằng một tối hậu thư đầy tính triết lý: Hãy tiễn biệt các vị thánh Marx – Lênin về với các cụ bà, về với châu Âu. Tiền nhân từ ngàn xưa đã dạy: Phải lấy dân làm gốc và hãy cương quyết không được lấy chủ nghĩa Marx – Lênin làm gốc”.

8. Từ nhân dân – bởi nhân dân – vì nhân dân
Bức thư dài của ông Đặng Văn Việt đã nhiều lần nhắc đến Bác Hồ trong một thời gian lý tưởng và được ngừng lại lúc vị Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đạt được một sự thăng bằng chính trị quốc gia, sự thống nhất đất nước, sự liên kết có thể của các đảng phái khác nhau. Nhưng những điển hình trên coi như mẫu mực lại chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Trước hết, Đặng Văn Việt trên lĩnh vực chính trị, tuyên bố không thừa nhận cái CNXH không tưởng, một thứ mô hình chính trị đã bị thất bại khắp nơi trên thế giới. Nhưng thực tế thời VNDCCH của Hồ Chí Minh đã chìm ngập trong một chế độ không tưởng hoàn toàn.
Dù sao, bài diễn văn của ông mang tính chất là một bài bình luận quyết liệt chống chế độ cộng sản, vẫn có những điểm mới: Trước hết, phải công nhận tính phức tạp của lịch sử Việt Nam cận đại qua lời nhắc lại của những kẻ đã rời bỏ đất nước ra đi sau 1975. Đó là sự thừa nhận cuộc chiến tranh thống nhất đất nước là một cuộc nội chiến (mặc dù cái tên này chưa bao giờ dược dùng đến). Đó là sự công nhận, sự mong muốn khẩn khoản của Tôn giáo để đưa đến những tiến triển của dân chủ, điều này trong lịch sử hiện đại của Việt Nam thường là điều đối kháng với chủ nghĩa Cộng sản.
Nhưng liên kết nói đến giáo lý Phật cũng nhắc lại vì sao Tướng Giáp lại trở lại cuộc đời với những sự thông minh của thứ tôn giáo này.
Cuối cùng, có liên quan đến phần cá nhân Đặng Văn Việt có vẻ quan tâm đến quan điểm về đấu tranh giai cấp. Điều này dễ hiểu khi liên hệ đến cuộc đời của ông: Ông sinh trưởng trong một gia đình quan lớn triều đình. Gia đình ông bị đụng chạm mạnh trong CCRĐ. Bố ông bị chết trong một cuộc đấu tố và gia đình ông bị ly tán. Bản thân ông trực tiếp bị liên quan, vì lẽ ông là con quan, ông buộc phải rời khỏi vị trí chỉ huy quân đội. Cũng vì vậy mà ông đã phải cho ghi chú vào trang cuối lời nhận xét của Tướng Giáp với ông.
Ở điểm 5, ông nói đến phải trả lại danh dự cho Bố ông là cụ Đặng Văn Hướng, bị ám hại trong CCRĐ như đã nói trên.
Việc cho bài phát biểu của ông Việt lên mạng Bauxite Việt Nam, chứng tỏ một lần nữa là những lão thành cách mạng không đồng tình với Nhà nước Việt Nam: Tư bản, cá nhân, độc quyền và đặc biệt bất công hiện nay.
Với Đặng Văn Việt câu châm ngôn của thế giới Cộng sản hay thế giới thứ ba là “Từ nhân dân, bởi nhân dân và vì nhân dân” thì nay thay bằng “Từ Đảng, bởi Đảng và vì Đảng“.
Lời nói của người lính già yêu nước ở tuổi 93 có được nghe chăng?

* * *
NGUYÊN BẢN TIẾNG PHÁP PHẦN F

Vietnam: Contribution à la refonte de la constitution de 1992 – la leçon en six points de Đặng Văn Việt
Publié le 30 mai 2013 par Vo Trung Dung
par François Guillemot, publié le 18/05/2013 sur le site “Mémoires d’Indochine”.
Publié sur le site Bauxite Viêt Nam, Dang Van Viet (1920-), le célèbre vétéran de la Route coloniale n°4, a fait dernièrement publiquement connaître  son avis sur les modifications nécessaires à apporter à la constitution de 1992. Nous résumons ci-dessous dans les grandes lignes cette contribution majeure présentées en six points sous la forme d’une lettre ouverte datée du 8 mai 2013. Rédigée dans une langue simple, dans un style clair et très efficace, la lettre de Dang Van Viet est une charge contre l’iniquité du régime actuel. Elle est adressée au Comité chargé de recueillir les avis sur la refonte de la constitution.
Après une brève présentation rappelant ses états de service pour le régime, le “vieux soldat” (Người Lính Già) entre dans le vif du sujet.
En finir avec le marxisme-léninisme
Le premier point soulevé par M. Viet concerne l’idéologie marxiste-léniniste. L’auteur pose la question de la pertinence de cette idéologie. Faut-il poursuivre la promotion et l’application d’une pensée marxiste officielle au Viêt-Nam ? Plus largement, il conteste ainsi en creux un cadre idéologique dépassé, contraignant et imposé de force à la population et aux cadres de l’Etat. S’il souligne les apports indéniables de cette pensée lors de la lutte contre les pays de l’Axe pendant la seconde guerre mondiale puis pendant la guerre de réunification du pays, il interroge le lourd passif du communisme dans le monde en ces termes :
“Sur une période de près d’un siècle, le marxisme a révélé plusieurs de ses faiblesses, de nombreuses lacunes, un déficit de réalité – celui de n’avoir pas favorisé le progrès social, et même d’avoir freiné l’évolution de l’humanité”.
Pour l’auteur, l’échec de cette idéologie est patent sur toute la planète et, citant l’exemple de l’Allemagne, même dans le pays de Karl Marx. Au Viêt-Nam, quatre événements majeurs initiés par cette idéologie se sont révelés être de cuisants échecs. Il précise : (1) la lutte des Soviets du Nghe Tinh de 1930 ; (2) la réforme agraire des années cinquante en RDVN ; (3) la réforme du commerce en 1975 ; (4) une attitude erronée envers le peuple après la réunification forçant des millions de gens à fuir à l’étranger. Le résultat de ce fiasco obligea le pouvoir communiste a engager la politique de Renouveau depuis 1986 pour qu’enfin la société vietnamienne renaisse de ces cendres. Il situe cette renaissance à partir de 1995 soit environ un an après la levée de l’embargo américain. Ce revirement pragmatique à 180 degrés qui autorisait désormais tout ce qui était autrefois condamné par le marxisme à la vietnamienne (s’enrichir, faire du commerce, accumuler des biens, etc.) redonna du souffle à une société à bout de forces. Il permit au Viêt-Nam de réduire son grand retard sur le plan économique. Mais cette renaissance possède son revers. Car si sur le plan économique, les principes directeurs du marxisme-léninisme ont été abandonnés, il n’en est rien sur le plan politique. Au contraire, l’auteur rappelle cette réalité, en ce qui concerne :
“la liberté d’expression, liberté de la presse, les élections libres, les manifestations – l’appareil répressif a été renforcé (armée – police). L’organisation de l’État possède de nombreux ministères et branches, mais au-dessous de tout trône le Politburo, l’organisme qui a le droit de trancher sur toutes les questions, au-dessus même du gouvernement, de l’Assemblée nationale, de la Cour suprême. Le Politburo oeuvre selon le principe d’une minorité soumettant la majorité.”
Cette dénonciation faite du rôle prépondérant et abusif du Politburo et d’une minorité autoproclamée, Dang Van Viet expose les multiples dérives liées à cette situation. Il évoque par le passé la neutralisation par le Parti des avis divergents de Ho Chi Minh au moment de la réforme agraire, il dénonce les faits de corruption restés impunis pour les membres du Parti ou l’accaparement de biens nationaux à titre privé. Le système s’est au fil du temps dévoyé jusqu’à provoquer un risque d’effondrement du régime selon lui. Il termine cette première salve par l’appel suivant :
“Ceux qui sont patriotes, qui aiment le peuple, qui se soucient du sort du pays, qui s’intéressent à la survie du régime, tous doivent élever la voix pour proposer à l’Etat d’abandonner le marxisme-léninisme, une voie politique qui, en préservant les intérêts et les priviléges d’une “minorité”, a mené le Viêt-Nam d’échecs en échecs.”
Le remède de Dang Van Viet : revenir à l’esprit d’unité, à la concordance nationale prônée par l’Oncle Hô [?], à l’union de tous les Vietnamiens de l’intérieur comme de l’extérieur du pays.
Vers le multipartisme
Le second point soulevé par le “petit Napoléon” de la RC4 aborde sans fioritures la question ultra sensible du multipartisme. Après avoir rappelé succinctement les défauts majeurs du parti unique (autoritarisme, injustice, autocritique de façade), il souligne particulièrement l’inefficacité de ce système qui interdit toute véritable remise en cause. La corruption est constamment dénoncée mais reste largement impunie, la presse est muselée et sévèrement orientée dans un sens, les erreurs politiques ne sont pas rectifiées par une voix alternative, la divulgation du patrimoine personnel des politiques a été officiellement votée mais nullement respectée. Bref, toute une série de dérives qui selon M. Viet discrédite le Parti et mène tout le système à une impasse politique.
La conclusion de Dang Van Viet sur ce point reste ouverte : le parti unique peut-être maintenu si les droits élémentaires de justice, de liberté et de sécurité sont respectées pour le peuple mais dans le cas contraire – ce qui est la situation actuelle – le peuple est en droit d’exiger l’existence de 2, 3 partis politiques (voire un nombre plus important) pour engendrer une saine concurrence et “promouvoir une histoire nationale continue”.
Supprimer l’Article 4
Le troisième point revient sur la question elle aussi très sensible de l’article 4 de la constitution qui rappelons-le donne un rôle prépondérant au Parti communiste vietnamien (PCV) dans la direction politique du pays. Dang Van Viet pose directement la question : “Faut-il abandonner l’article 4 ?” Dans cet exposé, il souligne l’injustice d’un système dirigé par une clique de 13 ou 14 hommes du Poliburo qui protègent les “leurs”, touchés par les grandes affaires de corruption. L’iniquité du régime qui place le Parti au-dessus des organes de l’Etat, de l’Assemblée nationale et donc des lois, est sévèrement condamnée. Elle est d’ailleurs plusieurs fois énoncée dans le texte. Il démontre également par des arguments simples l’absurdité parfaite d’inscrire le rôle d’un parti quelqu’il soit dans une constitution. Si tel était le cas dans les constitutions des autres pays du monde, cela aboutirait à une instabilité politique chronique lors des fréquents changements de pouvoirs. S’appuyant sur la longue durée des règnes dynastiques des empereurs vietnamiens, il rappelle qu’aucun d’entre eux n’a été éternel et qu’il en sera de même pour le Viêt-Nam communiste (il emploie le terme “Viêt Minh communiste” pour signifier cette ère qui débute en 1945).
Il souligne en gras quà l’époque de Ho Chi Minh (soit en RDVN, 1945-1976), il n’y avait pas d’article 4 dans la constitution et que le Parti et le peuple ne faisait qu’un. Il est vrai que l’article 4 a été introduit relativement tardivement après la réunification du pays dans la constitution de 1980. Ceci sans doute pour marquer la suprématie du PCV sur toutes les autres forces politiques ayant existé auparavant au Viêt-Nam, notamment sous les régimes nationalistes de l’Etat associé  de Bao Dai (1948-1955) puis de la République du Viêt-Nam au Sud (1955-1975). Cependant, si cette osmose Parti/Peuple recouvrait une certaine réalité à l’époque de la RDVN, Dang Van Viet oublie sciemment que le régime en place en RDVN n’avait rien de “démocratique” (dan chu) malgré le fait que ce terme soit présent dans son appellation officielle.
Prenant l’exemple de Tran Hung Dao pour signifier la justesse d’un gouvernement s’appuyant sur le peuple, puis sur Ho Chi Minh, disciple, selon lui, du généralissime qui vainquit les Mongols au XIIIe siècle, Dang Van Viet attaque frontalement l’actuel secrétaire général du PCV, Nguyen Phu Trong. Celui-ci ne s’appuierait plus sur le peuple pour faire face aux défis auxquels le Viêt-Nam est actuellement confronté mais il fonderait son action sur la doctrine marxiste-léniniste, sur la lutte des classes [?] et sur le Politburo, les trois mamelles qui nourrissent les opportunistes et les corrupteurs qui finiront par précipiter la chute du régime. La conclusion de ce point est sans appel : il faut abandonner l’article 4, source d’une dégradation continue du régime en place :
“Il faut suffisamment d’esprits intelligents et perspicaces pour que l’on ose abandonner l’article 4. Supprimer le marxisme comme base idéologique, afin d’endiguer le cancer de la corruption à la source – alors seulement on pourra sauver et de maintenir le rôle directeur et la position du Parti communiste aujourd’hui.”
L’abandon de l’article 4 reste donc pour Dang Van Viet une réponse satisfaisante pour arrêter le déclin du Parti. Mais son appel est ambigu car d’une part M. Viet voudrait mettre fin au rôle directeur de la doctrine communiste dans les affaires du pays et donc se débarasser de cette idéologie néfaste au développement et d’autre part, maintenir tant bien que mal le Parti. Une lecture entre les lignes laisse à penser que le Parti communiste que Dang Van Viet veut préserver sera en fait bien autre chose. On comprend mieux sa logique dans le quatrième point.
Le sens des mots
En effet, le quatrième point questionne les appellations actuelles du parti au pouvoir et du régime lui-même. Faut-il changer le nom du Parti et en conséquence l’appellation du pays ? Selon lui, ces deux appellations ont été contestées depuis plusieurs années sans qu’on y apporte de réponse. Il est donc grand temps de résoudre cette question. Il commence par évoquer le sujet de l’appellation nationale. Considérant que l’appellation nationale doit refléter la coloration du pays, il réfute la pertinence du terme “socialisme”, une référence explicite (dans le cas vietnamien) au modèle soviétique, un modèle qui a démontré ses limites et qui s’est révélé synonyme d’échec que ce soit en URSS, dans les anciens “pays frères”, qu’au Viêt-Nam lui même. Il propose :
“Actuellement, la réalité historique l’exige, il faut se débarasser du nom utopique de socialisme (XHCN) pour le replacer par celui de République démocratique afin d’être en phase avec la situation économique, avec la réalité politique intérieure et extérieure du Viêt-Nam actuel et de façon durable.”
Pour l’appellation du Parti, l’abandon du mot “communisme” lui paraît évidente parce qu’il incarne cette utopie irréaliste qui s’est révélée désastreuse pour son pays. Il s’appuie sur la demande de nombreux citoyens pour proposer de revenir à l’appellation plus concrète de “Parti des travailleurs du Viêt-Nam” (Đảng Lao động Việt Nam), conforme à la réalité du moment et de demain. Ce changement d’appellation aurait ainsi deux avantages. Celui d’offrir un visage réaliste au pays et peuple sur le plan intérieur, une façon d’éviter la duperie, et celui de revigorer l’image du Viêt-Nam sur le plan international, car dit-il :
Changer le nom de “communisme”, revêt aussi la signification d’abandonner un nom qui évoque les périodes douloureuses que l’histoire de l’humanité a dû traverser. L’évocation du mot “communisme” rappelle à tous Staline, Mao Zedong, deux dictateurs communistes responsables de la mort des dizaines de millions d’êtres humains pour protéger leur pouvoir ; ce mot rappelle le régime génocidaire de Pol Pot au Cambodge (Pol Pot au nom du communisme, a tué des millions de Cambodgiens [...]), il rappelle la Réforme agraire [des années 1950], la réforme du commerce jusqu’aux millions de compatriotes qui ont quitté le pays après 1975, il rappelle une politique qui a fait de l’injustice une politique nationale, prôné le culte de l’ignorance sur l’intelligence créatrice. Abandonner le mot “communisme” a des avantages tout autant sur le plan de la politique intérieure que sur le plan diplomatique au niveau international.
Sa dénonciation en règle des désastres humains du communisme d’Etat l’amène a offrir au lecteur une charge peu courante sur Tran Phu (1904-1931), le premier secrétaire général du PCV, une figure vénérée par le régime. Selon Dang Van Viet, si le programme politique de ce sinistre personnage vis-à-vis des intellectuels et du confucianisme avait été appliqué au Viêt-Nam, il n’aurait rien eu à envier à ceux des trois dirigeants sanguinaires évoqués plus haut.
La patrie avant tout
Le cinquième point revient sur la question de l’armée et de son rôle vis-à-vis du peuple et du Parti, une question très controversée du projet d’amendement de la constitution. L’idée générale de Dang Van Viet est que le principe de fidélité doit revenir au pays et au peuple plutôt qu’au Parti et au peuple (“Trung với nước hiếu với dân” hay “Trung với Đảng hiếu với dân”). Il défend ainsi la suprématie de la nation sur l’appareil politique. A qui doit être fidèle l’armée populaire ? Au Parti ou à la patrie ? La réponse coule de source. La Patrie avant tout comme le rappelle la propre histoire de la fondation de l’armée populaire et comme l’avait enseigné Ho Chi Minh en 1946 à l’école des officiers Tran Quoc Tuan. Selon lui, le pays est éternel, les partis politiques changent au cours de l’histoire. Il affiche ainsi son credo nationaliste qui, à défaut d’être simpliste, résonne aujourd’hui de façon efficace chez la population.
Séparation et indépendance des pouvoirs
Le sixième point aborde la question de la séparation des pouvoirs. Son plaidoyer est en faveur de la séparation classique des trois pouvoirs (législatif, exécutif et judiciaire) et de la garantie de leur indépendance. Décrivant la situation actuelle, Dang Van Viet rappelle le caractère confiscatoire de ces trois pouvoirs par le PCV. Même rhétorique que dans le premier point de sa lettre, il dénonce la mainmise du Parti sur tous les droits nationaux :
“Pour assurer sa domination, le Parti communiste a introduit l’article 4 dans la Constitution, le Parti s’est positionné au-dessus du gouvernement, de l’Assemblée nationale et du peuple. Il a placé le pouvoir législatif sous la direction du Parti, une direction du pouvoir législatif organisée de concert avec les règles de construction socialiste dans une perspective marxiste-léniniste.”
La même remarque est faite pour les pouvoirs exécutifs et judiciaires, suivie d’une admonestation soulignée en caractères gras :
“Le peuple exige que le Parti et l’Etat vietnamien respectent la séparation des pouvoirs et la souveraineté populaire, afin de maintenir l’égalité sociale, l’ordre et les lois d’un état civilisé, d’une nation civilisée.”
Ces six points dûment argumentés, l’auteur termine par une partie conclusive, voire récapitulative, assez longue sous la forme d’un règlement de compte avec le communisme vietnamien et la direction actuelle du PCV.
Une histoire patriotique
Il inscrit d’emblée son argumentation du côté de la Déclaration pro-démocratique des 72 présentée en début d’année. Mais plus encore, il souscrit à la Déclaration de milliers de «citoyens libres», à la Déclaration de la Conférence épiscopale, celle du Vénérable Thich Chi H., représentant des millions de catholiques et bouddhistes. En faisant cela, il renforce les rangs d’une dissidence constructive qui met en avant l’intérêt suprême de la nation et du peuple pour refonder la constitution. Comme beaucoup d’autres, il pense que c’est une occasion historique pour le Parti de favoriser une véritable démocratie au Viêt-Nam. En vieux militant nationaliste, il invoque avec emphase Tran Quoc Tuan (Tran Hung Dao) le vainqueur des Mongols au XIIIe siècle, Le Loi, Nguyen Trai ou encore Ho Chi Minh qui ont su repousser les agressions étrangères grâce à l’appui du peuple, en faisant du peuple le socle et la raison de leur combat. Cette rapide mise en perspective historique lui permet d’attaquer le secrétaire général actuel du PCV qui ne s’appuie plus sur le peuple pour diriger le pays mais sur le Politburo et “la lutte des classes”. Une façon de faire de la politique qui mène le pays à une impasse et engendre une dégradation générale des moeurs, de la culture, du sentiment national.
Il invoque le célèbre lettré Le Quy Don pour dénoncer les cinq grandes menaces qui peuvent mener à la “perte d’une nation”. Parmi elles, la dégradation des rapports de hiérarchie entre le cadet et l’ainé, l’élève et le maître, le soldat et le général ; la corruption endémique ou encore le mépris des élites intellectuelles. Toutes ces menaces sont présentes selon lui actuellement au Viêt-Nam. Le rôle assigné aux vieilles élites révolutionnaires dont il fait partie est devenu insignifiant. Or, dit-il :
“Ceux qui dirigent, ceux qui sont aux responsabilités se doivent d’être perspicaces, éclairés, réceptifs aux recommandations des vieux révolutionnaires, des intellectuels, qui incarnent l’intelligence de la nation, pour changer de ligne politique, construire un nouveau régime en phase avec la tendance du développement de l’époque pour sortir le pays d’une période sombre de son histoire, pour sauver le Parti communiste de l’effondrement, lui éviter la panique engendrant des attitudes menaçantes et terroristes triviales.”
En clair, Dang Van Viet, qui connaît bien le Parti, s’inquiète à demi mots d’une probable vague de répression si la parole des anciens n’est pas entendue et respectée. Pour tenter l’illustrer l’intérêt général sur le particulier, l’intérêt du peuple sur une élite issue du Parti, il se remémore une anecdote marquante de 1952 au début de la campagne de rectification des cadres du Parti. En réponse à un cadre soucieux d’être dans la bonne direction, Ho Chi Minh aurait précisé :
“A chaque fois que vous avez un travail à faire, il faut y penser : si ce travail est bénéfique pour les gens, pour le pays, pour le Parti, alors faite-le, sans craintes. Si ce travail n’est ni dans l’intérêt du peuple, ni celui du pays ou du Parti, mais seulement dans celui d’un individu, d’un petit nombre, alors soyez déterminés à ne pas l’accomplir.”
De nouveau, cette rhétorique appuyée sur Ho Chi Minh permet à M. Viet de critiquer ouvertement la politique du PCV, une politique erronée depuis l’époque de Le Duan (1907-1986), soit, précise-t-il, depuis cinquante ans ! Il termine cette charge révolutionnaire – car lui se pose en révolutionnaire intègre – par une allusion à la doctrine bouddhiste. D’un grand âge, Dang Van Viet, comme beaucoup de personnes âgées, se rapproche des préceptes de Bouddha et des valeurs traditionnelles. Il change le curseur de ses références, abandonnant un instant l’Oncle Ho, pour invoquer le concept bouddhique de “causalité” (“thuyết nhân quả”) prescrite par le Karma. Telle cause provoque tel effet, telle action, telle conséquence, rappelle Dang Van Viet, soulignant ainsi que ceux qui ont commis des désastres devront répondre de leurs actes. Il oppose ainsi la loi de la compassion bouddhique à celle de la lutte des classes prônée par le marxisme, la première loi incarnant le Bien, la seconde le Mal. Il termine sur une ultime note nationaliste en renvoyant les dieux marxistes chez eux, vers l’Europe. “Les ancêtres nous ont enseigné qu’il faut prendre le peuple comme fondement. Soyons résolus à ne plus nous appuyez sur le marxisme-léninisme”, conclut-il.
“Du peuple, par le peuple, pour le peuple”
La longue lettre de Dang Van Viet fait de nombreuses fois référence à l’Oncle Ho (Bac Ho) à travers un temps idéalisé et arrêté à l’époque où le président de la RDVN incarnait une forme d’équilibre national, une unité territoriale et une possible alliance de partis différents. Mais cet exemple porté comme un modèle présente de fait de nombreuses contradictions. Tout d’abord, sur le plan politique, Dang Van Viet affiche son refus de l’utopie socialiste, une destinée politique vouée à l’échec partout dans le monde. Or, la RDVN de Ho Chi Minh nageait justement en pleine utopie. Ce rapprochement est-il donc si pertinent ? Il reproche aussi l’abandon de l’attitude révolutionnaire pour l’intérêt général. Mais qu’est-ce qu’un bon révolutionnaire, n’est-ce pas là une nouvelle utopie ? Enfin, la RDVN n’incarnait qu’une partie de la nation déchirée par la guerre civile et divisée en deux Etats antagonistes pendant deux décennies mais rien n’est dit sur cet autre Viêt-Nam.
Cependant son discours, qui s’apparente à une diatribe anticommuniste, comprend des aspects nouveaux. Tout d’abord, la reconnaissance de complexité de l’histoire contemporaine du Viêt-Nam à travers l’évocation de ceux qui ont fui le pays après 1975. C’est reconnaître que la guerre de réunification fut aussi une guerre civile (même si le mot n’est jamais prononcé). C’est aussi la reconnaissance d’instances religieuses qui se sont ouvertement prononcées pour une évolution démocratique et qui dans l’histoire contemporaine du Viêt-Nam se sont souvent opposées au communisme. Ces allusions à la doctrine bouddhique ne sont pas sans rappeler le retour du général Vo Nguyen Giap vers la sagesse de cette religion à la fin de sa vie.
Enfin, sur un plan plus personnel, Dang Van Viet semble particulièrement préoccupé par la “lutte des classes”. Ceci trouve son explication dans son parcours personnel car sa famille, issue d’une lignée mandarinale, fut rudement touchée par la réforme agraire. Son père fut tué lors d’une campagne de dénonciation et sa famille dispersée. Lui-même fut directement concerné car, jugé “de lignée réactionnaire”, il fut écarté de la direction de l’armée populaire. C’est également la raison pour laquelle il se permet d’afficher le soutien en cinq points du général Vo Nguyen Giap en annexe de sa lettre. Le cinquième point demande justement la réhabilitation du père de Dang Van Viet, Dang Van Huong, assassiné pendant la réforme agraire comme nous venons de le signaler. La publication de ce texte avec l’accord de son auteur sur Bauxite Viêt-Nam, un blog dissident, démontre une fois de plus que les “anciens” ne sont plus en phase avec le Viêt-Nam capitaliste, individualiste, autoritaire et foncièrement injuste d’aujourd’hui. Pour Dang Van Viet, il n’y a aucun doute, le vieil adage national-communiste ou tiers-mondiste “Du peuple, par le peuple, pour le peuple” est aujourd’hui dévoyé en “Du parti, par le parti, pour le parti”. La voix de ce “vieux soldat” nationaliste de 93 ans sera-t-elle entendue ?
_________
Notes : pour des raisons pratiques, je reproduis ici le texte intégral de François Guillemot, chercheur au CNRS (France) qui commente avec justesse la lettre de Dang Van Viet et donne des éclairages pertinents sur la situation politique actuelle du Vietnam. Je vous apporterai d’ici quelques jours d’autres éléments, plus vécus

––––––––––––––––––––
Ông Đặng Văn Việt gửi trực tiếp cho BVN
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/17514
=======================================================================

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001