Đã có một thời lửa khói
Anh Hai của Cỏ May có một người bạn
vong niên, lớn hơn anh ấy mươi tuổi, làm Thầy chùa nhưng lại không có
chùa và cũng không có Phật tử mà chỉ có bạn tới lui thăm viếng. Lâu
ngày, bạn không tới thì Thầy quảy gói đi tới bạn. Không gặp bạn nói
chuyện, nhứt là những lúc tình hình chiến sự Việt Nam căng thẳng, dường
như ông bị ray rứt không chịu nổi. Ông cần có bạn nói chuyện, thảo luận.
Có nhiều lúc, ở Sài gòn, gần tới giờ giới nghiêm, ông còn xách gói tới
gỏ cửa nhà bạn vì ở chùa, ông không làm sao ngủ được trước những diển
biến mới của tình hình Việt Nam.
Thật ra ông là một tu sĩ phật giáo thật. Ông qui y ở
Chùa Vạn Đức, ở Gò Dưa, Thủ đức, với Huề thượng Trí Tinh. Ông sống hoàn
toàn đúng theo hạnh tu sĩ xuất gia, độc thân, đầu tròn, vai vuông, ở nhờ
tại ngôi chùa nghèo tận vùng ven đô xa xôi, hẻo lánh Phú Định của người
bạn, vai vế em, cùng qui y và cùng tu hành ở chùa Vạn Đức trước khi về ở
Phú Định. Ông quen biết thầy chùa thì ít, mà bạn với nhiều người hoạt
động chánh trị, nhứt là đảng phái từ Bắc tới Nam, thì nhiều. Trước kia,
ông đi tu vì vào lúc chiến sự Việt Nam sắp kết thúc, ở lại vùng quê thì
kẹt với Việt minh, ra thành thì mang tiếng Việt gian, có khi còn bị tây
bắt nên ông và người bạn kia đã chọn con đường vào chùa ẩn dậ . Nhưng
người bạn kia lại đi tu thiệt cho tới ngày mất.
Môt hôm, anh của Cỏ May tới thăm ông và biếu ông vài
gói thuốc Lucky «3 hàng chữ » (bên hông gói thuốc, có 3 hàng chữ tiếng
Mỹ thì ngon hơn hết, theo dân chơi sành điệu ) mua ở các bà bán thuốc
trên lề đường Bonnard, trước Passage d’Eden, tức trước trụ sở Quốc Hội
VNCH. Ông nghiền thuốc nặng tuy ông biết đó là cái nghiệp mà ông chưa
dứt được. Có lẽ ông cũng không muốn dứt vì những thao thức của ông cần
có khói thuốc hỗ trợ?
Cầm lấy mấy bao thuốc, ông xé vội một bao, rút ra một
điếu đưa lên miệng, một điếu đưa cho anh của Cỏ May. Anh ấy từ chối.
Ông vui vẻ bảo «Thời khói lửa, chú hảy tập làm quên với lửa khói. Hút
đi!» .
Từ đó, anh ấy hút thuốc hết mươi lăm năm, mới bỏ. Ông Thầy trở về chùa Vạn đức và mất ở đó, ở tuổi hơn 50.
Cỏ May phải nhắc lại chuyện này để hôm nay nói về hút
thuốc và thuốc hút. Thuốc hút có lịch sử dài, không phải bắt đầu từ
«bốc, lăn, xe» mà đi tới điếu thuốc điện tử ngày nay. Có nguồn gốc từ
thời Trung cổ và không phải ở Âu châu. Ở tận một nơi xa xôi.
Hút thuốc từ bao giờ ?
Khi nói chuyện về điếu thuốc, không biết phải đó là
điếu thuốc đầu tiên xuất hiện hay không, vì người ta thường nhắc lại một
giai thoại khá thú vị. Ở trận chiến Crimée, giữa thế kỷ XIX, giữa Nga
với khối liên minh Ottoman, Pháp, Anh, Sardaigne và Nga thua, một chú
lính người thổ (turc) đứng phì phèo ống vố ( pipe ) ngon lành, bổng hốt
hoảng vì ống vố của anh ta bị một viên đạn bắn trúng làm bay mất cái
« gù » đựng thuốc đang bốc khói. Anh đành quăng luôn cần ống vố. Còn
thuốc rời, anh bèn lấy giấy gói một nhúm thuốc và vấn lại thành điếu dài
và hút thay ống vố. Nhiều bạn lính trông thấy, bắt chước anh, lấy thuốc
vấn với giấy và hút. Ở xứ Việt nam ta, các ông hút thuốc rê Gò vấp, Gò
Dầu, Hốc môn trong Nam và Cẩm lệ ngoài Miền trung cũng đều hút kiểu đó,
tức « bốc, lăng, xe ». Ở nhà quê, xa chợ, các ông hút hết điếu thuốc,
lấy phần cuối điếu thuốc đem dán lên cột nhà để khi hết thuốc, gỡ vài
cái đuôi đó, xé ra, gom thuốc lại, vấn thành một điếu nhỏ, đủ hít vài
hơi đỡ cơn nghiền. Tuy điếu thuốc nhỏ nhưng đủ đỡ nghiền vì nhựa thuốc
tập trung lại ở phần đuôi điếu thuốc. Thuốc ngon nửa điếu! Trong tù cải
tạo của VC, tù nhân khi hết thuốc, đi kiếm lượm lại tàn thuốc gọi là đi
bắt dế. Một hôm, một sinh viên tù nhân thấy thầy mình, giáo sư Đại học
Luật khoa Sài gòn, lum khum bắt dế, anh học trò tù nhân vội tới ngăn
cản. Ông Thầy dừng lại, nhìn học trò và hai người cùng rơi nước mắt.
Nhưng thuốc hút có từ bao giờ? Và xuất hiện sớm ở
đâu? Nguồn gốc thuốc hút được biết vào cuối thế kỷ thứ XV. Năm 1492,
Chistophe Colomb, người khám phá ra Mỹ châu, trông thấy người Da đỏ hút
một loại thảo mộc tên là «petum». Qua năm sau, hột cây petum được mang
về Âu châu và trồng. Năm 1561, Jean Nicot đem là cây petum sắt chuyển
dâng lên Hoàng hậu Catherine de Médicis để bà ngậm chữa bệnh nhức đầu.
Sau đó, thuốc lá bắt đầu đưa ra thị trường tiêu thụ. Richelieu lập ra
sắc thuế trên tiêu thụ thuốc lá. Năm 1681, Colbert ban hành luật qui
định thuốc lá trở thành sản phẩm của Nhà nước độc quyền chế tạo và buôn
bán. Chất nicotine trong thuốc lá được Louis Nicolas khám phá ra năm
1809. Những điếu thuốc sản xuất đầu tiên theo phương pháp kỹ nghệ ra đời
vào năm 1830. Năm 1950, những nghiên cứu đầu tiên xác nhận tính độc hại
của thuốc lá. Sau cùng, năm 2000, Nhà nước Pháp bãi bỏ độc quyền thuốc
lá. Và năm 2006, Nhà nước pháp ra luật cấm dân chúng hút thuốc ở nơi
công cộng.
Giá bán một bao thuốc 20 điếu ngày nay phải từ 8, 50 € tới 9, 50 €. Người hút nhiều có thể hút hết 2 bao / ngày. Hay hơn nữa.
Ở Pháp, giới trẻ, học sinh Trung học, hút thuốc khá
đông, chiếm hơn phân nửa tuy chúng hãy còn xài tiền cha mẹ cho. Số nữ
sinh hút thuốc cũng xấp xỉ nam sinh. Chánh phủ tăng giá thuốc bằng cách
tăng thuế nhằm hạn chế số thanh thiếu niên hút thuốc nhưng mục đích lo
cho sức khỏe thanh thiếu niên không đạt được.
Tổ chức chống hút thuốc bảo vệ sức khỏe mở chiến dịch
tuyên truyền yêu cầu nhà sản xuất phải in trên bao thuốc «Hút thuốc là
tự sát» nhưng vẫn không làm cho giới trẻ hút thuốc sợ hãi. Khầu hiệu
«Hút thuốc là tự sát» được thay đổi nhằm đánh động lương tâm người hút
thuốc «Hút thuốc có hại sức khỏe người ở gần» xem ra có tác dụng khá
hơn.
Ảnh hưởng kinh tế khủng hoảng
Ngày xưa, ở Sài gòn, thuốc hút bán tự do. Người bán
thuốc chỉ cần có cái thùng gỗ như cái va-li, mở ra, nắp thùng là nơi bày
những bao thuốc nội hóa như Bastos xanh, đỏ, Mélia trắng, vàng. Thuốc
thơm, cũng nội hóa gồm có Ách chuồn, Cotab, Capstan, Rugby, … Thuốc
ngoại quốc nhập lậu, « gu mỹ » như Lucky, Pall Mann, Camel, Philip
Morris, … « Gu anh » như 3 số 5 (555), Con Mèo « Craven A », …Tất cả để
trên cái giá xếp hoặc trên một cái thùng khác. Người bán hàng ngồi trên
chiếc ghế đẩu hoặc chiếc ghế xếp, phia sau « gian hàng thuốc » của mình.
Khách hàng loại sang thì mua nguyên bao, giai cấp
« nhân dân », thì mua thuốc lè, mua từ 1 điếu tới vài điếu hoặc, nhiều
lắm, là nửa bao. Có khi người bán cho luôn bao giấy. Nếu không, vì bao
còn nhiều thuốc, người bán chỉ đưa cho cái bao bằng giấy kiềng trong
suốt đựng tạm mấy điếu thuốc lẻ, còn hơn là phải vắt trên mép tai.
Ở xứ nghèo, dân nghiền chơi theo phong cách riêng của mình. Ở xứ Pháp ngày nay, dân nghiền lớn, nhỏ, cũng bắt đầu mua thuốc lẻ.
Tuy Nhà nước đã không còn giữ độc quyền thuốc lá
nhưng thuốc lá ở Pháp vẫn chưa được dân chủ hóa phổ quát như ở các nước
khác cùng ở Âu châu. Ở Pháp vẫn còn những « Văn phòng » bán riêng thuốc
lá (Bureau de Tabac và người bán thuốc lá ở đây được gọi là Buraliste).
Nhưng có vài nhà hàng ăn có quyền bán rượu có bán luôn thuốc lá cho
khách hàng. Cũng có vài tiệm tạp hóa bán lén thuốc lá cho khách hàng
quen thuộc trong khu phố. Chính những nơi đây nay bắt đầu trở lại bán
thuốc lá lẻ. Một sự trở lại kín đáo, e dè, thận trọng. Chỉ với khách
hàng thật sự quen thuộc trong khu phố. Bởi vì bán thuốc lá lẻ từng điếu
bị luật pháp cấm. Chủ yếu nhằm bảo vệ sức khỏe thanh thiếu niên. Luật
cấm bán rượu, thuốc hút cho thiếu niên dưới 16 tuổi.
Thương người nghiền thuốc
Hay kế hoạch giải nạn nhằm giúp dân nghiền qua cơn
thiếu thuốc khỏi ngáp vắn, ngáp dài, nước mắt tuôn trào? Không làm ăn gì
được nữa!
Ở những thành phố đông dân như Paris hay Marseille,
nhiều tiệm tạp hóa bán lén thuốc lá. Bán từng bao hay chỉ từng điếu lẻ
giữa đêm khuya. Giá bán 1 điếu từ 40 cents euro. Sanh hoạt kín đáo này
thường chỉ diển ra ngoài giờ mở cửa của các Văn phòng bán thuốc chánh
thức. Tấp nập nhứt là ở khu 13 nơi có nhiều tiệm tàu buôn bán. Với Ba
tàu, bán 1 điếu thuốc 40, 55 cents vẫn là cách lượm bạc cắc trong triết
lý kinh tế muôn đời của họ. Nhờ biết lượm bạc cắc, Ba tàu sẽ mua Tháp
Eiffel chỉ trong vài thập niên nữa mà thôi vì cho tới ngày nay, dân Tây
vẫn còn mải lo cãi nhau phó-mác nào ngon, đi với thứ Bordeaux nào mới
đúng điệu. Tây thiệt thì phải cãi nhau vì sản phẩm văn hóa ẩm thực của
họ có hơn ba trăm thứ phô-mác và hơn ba ngàn thứ rượu nho. Không cãi
nhau, không phải Tây thiệt. Trong lúc Ba tàu tới lậu, tới chánh thức, âm
thầm lo lượm bạc cắc. Khi có tiền, họ sẽ mua lại hãng xưởng, ruộng vườn
của Tây. Ba tàu đã mua lại 30% hãng xe Peugeaot, sau khi đã mua hơn 30
vườn nho và nhiều thứ khác nữa . Chợ, tiệm ăn, may mặc, …chỉ là những
thứ làm kinh tế lẻ tẻ. Còn Rệp (người Ả Rập) lo đẻ con thật nhiều vì một
đàn ông Rệp có ít nhứt 4 vợ hợp lệ, 20 đứa con. Họ nhằm từng bước, thay
thế dân tây bằng dân rệp vì Tây không chịu đẻ, hồi giáo hóa Âu châu,
thay thế nền văn minh công giáo bằng nền văn minh A-la.
Trở lại câu chuyện bán thuốc điếu lẻ bị cấm. Trước
đây, có bán những bao thuốc chỉ có 10 điếu, tục gọi là «bao trẻ con» hay
bao 4 điếu – P4 . Đó là những «bao thuốc bình dân» xuất hiện vào những
năm 60. Sau này, tất cả đều bị cấm theo luật bảo vệ sức khỏe.
Các tiệm tạp hóa bán thuốc lá, nhứt là bán lẻ từng
điếu, hiện chưa biết có bao nhiêu tiêm, đều vi phạm luật pháp. Nhưng
hiện tượng này, tuy đã xuất hiện trước đây rồi, nay đang trên đà lan
rộng. Do tình hình kinh tế khó khăn?
Xì hơi, không phải xì khói
Hôm 9 tháng 12 năm rồi, người bán thuốc hút điện tử
bị người bán thuốc lá truyền thống đưa ra Tòa vì làm thiệt hại quyền lợi
của giới này do cạnh tranh bất chánh. Nhưng người bán thuốc hút điện tử
phản biện trước Tòa là họ không bán thuốc hút vì người hút điện tử «xì
hơi chớ không xì khói» như người hút thuốc lá truyền thống. Trong «Điều
thuốc điện tử» không có thuốc lá, chỉ có hơi nước mà thôi. Thế là cửa
hàng bán thuốc hút điện tử mở thêm ở nhiều nơi nữa.
Điếu thuốc điện tử do một nhà khoa học người tàu tên
Hon Lik phát minh vào đầu năm 2000 nhưng sản phẩm này mãi tới năm 2007
mới du nhập vào Pháp. Điếu thuốc và chất liệu để hút đều do Tàu sản xuất
nên ngày nay, gần như hầu hết sản phẩm đều ghi « Made in China . Thật
ra, sản phẩm đang bày bán ở Pháp được làm ở Pháp. Những hợp chất nạp vào
để hút được chế tạo ở nhiều nơi khác.
Giá bán một điếu thuốc điện tử (cái vỏ) từ 40 € tới
90 €. Phần nạp vào để hút (cái ruột), giá từ 6 € tới 10 €. Nếu một người
hút mỗi ngày 1 bao thuốc lá truyền thống, tức thuốc lá thiệt, một năm
sẽ đốt cháy 2400 €, thì hút điện tử sẽ tiết kiệm cho họ được ít nhứt 50
%.
Về mặt kinh tế, hiện có tới từ 100 triêu tới 200
triêu người hút điện tử. Riêng ở Pháp, hiện có hơn 150 tiêm bán «dụng cụ
hút điện tử» và phụ tùng. Con số này đang trên đà tăng trưởng mau.
Người hút thuốc điện tử được đỡ tốn tiền hơn đồng
thời lại có cảm tưởng không bị nhiểm độc như thuốc lá truyền thống vì
không có thuốc và giấy, tức không có chất độc như nicotine và goudron
(dầu hắc tráng đường – xa lộ). Nhưng hợp chất trong điếu thuốc điện tử
(cái ruột) lại chứa 18mg/ml nicotine, glycérol, nickel, chrome,
formol,…tùy theo loại hợp chất khác nhau (Theo kết quả khảo sát của Viện
Quốc gia Tiêu thụ pháp). Nghĩa là điếu thuốc điện tử vẫn chứa đầy đủ
những chất độc hại, cả chất gây ra bệnh ung thư … .
Những nhà sản xuất và buôn bán thuốc điện tử tuyên
truyền rằng sự ra đời thuốc hút điện tử là nhằm giúp những người nghiền
thuốc lá có điều kiện bỏ hút. Có ý kiến đồng ý hút điện tử quả thật có
lợi, nhưng chỉ cho những người đang hút mỗi ngày hai ba bao thuốc lá.
Về mặt có hại cho sức khỏe hay không, đó chỉ là vấn đề thay đổi cái hại hay mức độ hại mà thôi.
Nếu bỏ hút hoàn toàn thì cũng chỉ tránh được cái hại
do hút gây ra. Ít ai nghĩ và biết sợ cái hại do chính mình gây ra cho
mình và cho người!
© Đàn Chim Việt
nguồn:http://www.danchimviet.info/archives/81624/da-co-mot-thoi-lua-khoi/2013/11
======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001