Anh Vũ - Tại sao thanh niên Việt Nam trốn tránh nghĩa vụ quân sự?
Anh Vũ, thông tín viên RFA
Hiện nay tại Việt Nam có hiện tượng thanh niên trốn tránh nghĩa vụ
quân sự và chỉ nhau cách trốn nghĩa vụ quân sự. Phải chăng thể hiện
rằng họ không ý thức được điều mình làm và trách nhiệm công dân đối với
đất nước. Tại sao giới trẻ ở Việt nam lại sợ nghĩa vụ quân sự đến như
vậy?
Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ mà một công dân bắt buộc phải thực hiện trong quân đội hoặc các tổ chức bán vũ trang và không được quyền lựa chọn.
NVQS được thực hiện thiếu công bằng
Ở Việt nam vấn đề thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự (NVQS) chưa được xã hội nhìn nhận một cách tích cực và thiếu công bằng. Có rất nhiều gia đình luôn tìm cách né tránh cho con em mình không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Và chính tình trạng này đã dẫn tới những hành vi tiêu cực hoặc hư hỏng, suy đồi của một bộ phận thanh niên trong thời gian qua.
Đánh giá thực trạng việc thực hiện Luật NVQS ở Việt nam hiện nay, từ Quảng trị ông Lê Anh Hùng cho biết
“Trong bối cảnh chung của xã hội thì việc thi hành Luật NVQS ở Việt nam cũng không phải là ngoại lệ. Chúng ta có thể nhận ra một thực tế là hầu như không có con, cháu của một vị lãnh đạo nào đi NVQS cả. Còn đối với con em gia đình người dân bình thường thì người ta tìm đủ mọi cách để trốn tránh NVQS; thậm chí họ còn công khai trao đổi cách trốn NVQS trên mạng, hoặc là chạy chọt đủ kiểu để thoát NVQS. Những hiện tượng trên đây sẽ gây ra một hậu quả tất yếu là quân đội Việt nam ngày càng bệ rạc, sức chiến đấu giảm sút và khó lòng đảm đương được trọng trách bảo vệ tổ quốc một khi chiến sự xảy ra.”
Chúng ta có thể nhận ra một thực tế là hầu như không có con, cháu của
một vị lãnh đạo nào đi NVQS cả. Còn đối với con em gia đình người dân
bình thường thì người ta tìm đủ mọi cách để trốn tránh NVQS; thậm chí họ
còn công khai trao đổi cách trốn NVQS trên mạng, hoặc là chạy chọt...
Do khá nhiều thanh niên đang bị mất phương hướng và không coi việc đi
NVQS là cơ hội để cống hiến, qua đó họ được rèn luyện sức khỏe, đạo đức
và lòng dũng cảm trong môi trường kỉ luật quân đội. Nói về nguyên nhân
dẫn tới tình trạng đó, anh Từ Anh Tú, một thanh niên trong độ tuổi NVQS ở
Bắc giang cho biết
“Giờ họ nghĩ rằng đi 2-3 năm rồi thì vẫn đi làm công nhân hay đi học bình thường, họ nghĩ rằng họ phí mất thời gian 2-3 năm đi NVQS. Bây giờ đa số họ thích ham vui, tức là chơi bời hơn. Có nhiều gia đình nghĩ rằng cho con đi bộ đội để vào đấy rèn luyện sức khỏe, phẩm chất, đạo đức. Nhưng thực tế bây giờ theo em thấy trong quân đội có rất nhiều tệ nạn. Em ở Bắc giang, trong địa phương em có rất nhiều doanh trại bộ đội. Hiện tượng lính nghĩa vụ rượu chè, trai gái hay cờ bạc xảy ra rất nhiều; rất nhiều trường hợp thanh niên sau khi hoàn thành NVQS thì gia đình phải mang tiền lên để đền vì họ đã nợ rất nhiều tiền ở các hàng quán”
Tìm hiểu về những vấn đề trong việc thực hiện Luật NVQS, chúng tôi đã
liên lạc với một người có thẩm quyền phụ trách vấn đề động viên ở Ban
Chỉ huy Quân sự Huyện Bình xuyên, Vĩnh phú thì được cho biết:
“Theo tôi cho rằng môi trường quân đội là một đội ngũ có kỷ luật, các em được đào tạo để có tư chất và ngày càng trưởng thành hơn. Theo quan điểm của tôi thì, có thể là bản thân các em có thể thực hiện thi và học, và quân đội vẫn tạo điều kiện. Ví dụ như tôi là một trong những người học hết cấp ba trong quân đội. Nghĩa là có thể học ở trong quân đội, và thậm chí để phục vụ ngay trong quân đội “
Theo tôi cho rằng môi trường quân đội là một đội ngũ có kỷ luật, các
em được đào tạo để có tư chất và ngày càng trưởng thành hơn. Theo quan
điểm của tôi thì, có thể là bản thân các em có thể thực hiện thi và học,
và quân đội vẫn tạo điều kiện
Do chịu tác động ảnh hưởng của xã hội cũng là nguyên nhân khiến nhiều
thanh niên trẻ không còn khát khao cống hiến cho tổ quốc, cho lý tưởng
cao đẹp; mà thay vào đó là tư tưởng thực dụng, lựa chọn những cái có lợi
cho bản thân mình. Nói về nguyên nhân ông Lê Anh Hùng cho biết
”Xã hội đang ngày càng thực dụng và nó cũng ảnh hưởng tới suy nghĩ và hành động của thanh niên. Thay vì khao khát cống hiến cho lý tưởng cao đẹp, thì thanh niên bây giờ có xu hướng cân đo, đong đếm rất cụ thể; đi NVQS bây giờ được gì, mất gì? Cái mất thì đã quá rõ ràng, đấy là 18-24 tháng tuổi trẻ để đổi lấy những ngày tháng gò bó, tù túng trong môi trường quân đội. Còn cái được là lý tưởng cống hiến cho tổ quốc, cho đất nước, thì lý tưởng cao đẹp nào có thể sống nổi trong môi trường xã hội đang bi ô nhiễm trầm trọng như hiện nay. Còn mục đích để rèn luyện tác phong và nhân cách thì cũng rất khó, bởi vì hiện tượng tiêu cực tham nhũng đang xảy ra tràn lan trong quân đội. ”
Giới trẻ mà bị thiếu thông tin vế đất nước
Bình luận về ý kiến cho rằng, hiện nay do thế hệ trẻ bị đặt ra ngoài những lo lắng cho vận mệnh quốc gia, cho công việc chung của đất nước, nên đã khiến thanh niên sẽ ngày càng thiếu trách nhiệm, thậm chí trở nên vô cảm với những vấn đề chung của đất nước. Ông Phạm Chí Tuyến một cựu chiến binh, từ Hà nội cho rằng
Khi mà các anh em thanh niên trẻ mà bị thiếu thông tin về những vấn
đề hiện tại đang xảy ra đối với đất nước; thì họ sẽ dành sự quan tâm của
họ cho những đề khác, cho các vấn đề khác và họ sẽ ít quan tâm đến vấn
đề vận mệnh quốc gia
“Về cái này tôi nghĩ rằng cũng đúng, khi mà các anh em thanh niên
trẻ mà bị thiếu thông tin về những vấn đề hiện tại đang xảy ra đối với
đất nước; thì họ sẽ dành sự quan tâm của họ cho những đề khác, cho các
vấn đề khác và họ sẽ ít quan tâm đến vấn đề vận mệnh quốc gia. Ví dụ năm
2011, khi nhân dân đi biểu tình chống Trung quốc trong đó có rất nhiều
anh em trẻ trong lứa tuổi đôi mươi. Các em đã bị đe dọa, phía nhà trường
và An ninh o ép các em ấy. An ninh khi làm việc với các em thì họ cũng
nói rằng “Những việc lớn, những việc quốc gia đại sự đã có đảng và nhà
nước lo” Như vậy thì làm sao có thể trách các anh em thanh niên trẻ, về
vấn đề họ thờ ơ với những chuyện lớn như thế được”
Theo báo chí cho biết, ông Nguyễn Văn Chiến - Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh không đồng ý về việc có thể sửa Luật để có thể cho phép đóng tiền để thực hiện “nghĩa vụ thay thế” và không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Theo ông, điều đó trái với Hiến pháp quy định và đây là một nghịch lý. Về vấn đề này, ông Phạm Chí Tuyến cho rằng
“Tôi thấy cái đó tạo ra sự bất bình đẳng, nó tạo ra sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội và về tâm lý thì người ta cảm thấy rằng đối xử phân biệt. Việc dùng tiền để đóng thay cho việc đi NVQS sẽ làm cho người ta trong xã hội càng đề cao vai trò của đồng tiền. Nhất là trong một xã hội kim tiền như Việt nam hiện nay thì nó lại càng khiến người ta củng cố quan điểm có tiền mua tiên cũng được. Và xét về một khía cạnh nào đó thì cái điều dùng tiền để thay cho cái nghĩa vụ ấy nó sẽ gây ra bất ổn xã hội về mặt tâm lý. Con em của các gia đình nghèo không có tiền thì người ta cảm thấy bất công và cái điều đó có thể dẫn đến tâm lý bất mãn trong xã hội.”
Giữa lúc chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc đang đứng trước thử thách của hiểm họa bành trướng phương bắc, thì những biểu hiện trốn tránh NVQS của một bộ phận lớn thanh niên là dấu hiệu đáng lo ngại. Chưa có giặc mà thanh niên đã hèn nhát như thế, thì khi có giặc tổ quốc sẽ ra sao?
Thuốc Lá gửi hôm Thứ Hai, 11/11/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20131111/anh-vu-tai-sao-thanh-nien-viet-nam-tron-tranh-nghia-vu-quan-su
======================================================================
Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ mà một công dân bắt buộc phải thực hiện trong quân đội hoặc các tổ chức bán vũ trang và không được quyền lựa chọn.
NVQS được thực hiện thiếu công bằng
Ở Việt nam vấn đề thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự (NVQS) chưa được xã hội nhìn nhận một cách tích cực và thiếu công bằng. Có rất nhiều gia đình luôn tìm cách né tránh cho con em mình không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Và chính tình trạng này đã dẫn tới những hành vi tiêu cực hoặc hư hỏng, suy đồi của một bộ phận thanh niên trong thời gian qua.
Đánh giá thực trạng việc thực hiện Luật NVQS ở Việt nam hiện nay, từ Quảng trị ông Lê Anh Hùng cho biết
“Trong bối cảnh chung của xã hội thì việc thi hành Luật NVQS ở Việt nam cũng không phải là ngoại lệ. Chúng ta có thể nhận ra một thực tế là hầu như không có con, cháu của một vị lãnh đạo nào đi NVQS cả. Còn đối với con em gia đình người dân bình thường thì người ta tìm đủ mọi cách để trốn tránh NVQS; thậm chí họ còn công khai trao đổi cách trốn NVQS trên mạng, hoặc là chạy chọt đủ kiểu để thoát NVQS. Những hiện tượng trên đây sẽ gây ra một hậu quả tất yếu là quân đội Việt nam ngày càng bệ rạc, sức chiến đấu giảm sút và khó lòng đảm đương được trọng trách bảo vệ tổ quốc một khi chiến sự xảy ra.”
“Giờ họ nghĩ rằng đi 2-3 năm rồi thì vẫn đi làm công nhân hay đi học bình thường, họ nghĩ rằng họ phí mất thời gian 2-3 năm đi NVQS. Bây giờ đa số họ thích ham vui, tức là chơi bời hơn. Có nhiều gia đình nghĩ rằng cho con đi bộ đội để vào đấy rèn luyện sức khỏe, phẩm chất, đạo đức. Nhưng thực tế bây giờ theo em thấy trong quân đội có rất nhiều tệ nạn. Em ở Bắc giang, trong địa phương em có rất nhiều doanh trại bộ đội. Hiện tượng lính nghĩa vụ rượu chè, trai gái hay cờ bạc xảy ra rất nhiều; rất nhiều trường hợp thanh niên sau khi hoàn thành NVQS thì gia đình phải mang tiền lên để đền vì họ đã nợ rất nhiều tiền ở các hàng quán”
Các thanh niên trúng tuyển nghĩa vụ quân sự lên đường (Infonet)
“Theo tôi cho rằng môi trường quân đội là một đội ngũ có kỷ luật, các em được đào tạo để có tư chất và ngày càng trưởng thành hơn. Theo quan điểm của tôi thì, có thể là bản thân các em có thể thực hiện thi và học, và quân đội vẫn tạo điều kiện. Ví dụ như tôi là một trong những người học hết cấp ba trong quân đội. Nghĩa là có thể học ở trong quân đội, và thậm chí để phục vụ ngay trong quân đội “
”Xã hội đang ngày càng thực dụng và nó cũng ảnh hưởng tới suy nghĩ và hành động của thanh niên. Thay vì khao khát cống hiến cho lý tưởng cao đẹp, thì thanh niên bây giờ có xu hướng cân đo, đong đếm rất cụ thể; đi NVQS bây giờ được gì, mất gì? Cái mất thì đã quá rõ ràng, đấy là 18-24 tháng tuổi trẻ để đổi lấy những ngày tháng gò bó, tù túng trong môi trường quân đội. Còn cái được là lý tưởng cống hiến cho tổ quốc, cho đất nước, thì lý tưởng cao đẹp nào có thể sống nổi trong môi trường xã hội đang bi ô nhiễm trầm trọng như hiện nay. Còn mục đích để rèn luyện tác phong và nhân cách thì cũng rất khó, bởi vì hiện tượng tiêu cực tham nhũng đang xảy ra tràn lan trong quân đội. ”
Giới trẻ mà bị thiếu thông tin vế đất nước
Bình luận về ý kiến cho rằng, hiện nay do thế hệ trẻ bị đặt ra ngoài những lo lắng cho vận mệnh quốc gia, cho công việc chung của đất nước, nên đã khiến thanh niên sẽ ngày càng thiếu trách nhiệm, thậm chí trở nên vô cảm với những vấn đề chung của đất nước. Ông Phạm Chí Tuyến một cựu chiến binh, từ Hà nội cho rằng
Theo báo chí cho biết, ông Nguyễn Văn Chiến - Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh không đồng ý về việc có thể sửa Luật để có thể cho phép đóng tiền để thực hiện “nghĩa vụ thay thế” và không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Theo ông, điều đó trái với Hiến pháp quy định và đây là một nghịch lý. Về vấn đề này, ông Phạm Chí Tuyến cho rằng
“Tôi thấy cái đó tạo ra sự bất bình đẳng, nó tạo ra sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội và về tâm lý thì người ta cảm thấy rằng đối xử phân biệt. Việc dùng tiền để đóng thay cho việc đi NVQS sẽ làm cho người ta trong xã hội càng đề cao vai trò của đồng tiền. Nhất là trong một xã hội kim tiền như Việt nam hiện nay thì nó lại càng khiến người ta củng cố quan điểm có tiền mua tiên cũng được. Và xét về một khía cạnh nào đó thì cái điều dùng tiền để thay cho cái nghĩa vụ ấy nó sẽ gây ra bất ổn xã hội về mặt tâm lý. Con em của các gia đình nghèo không có tiền thì người ta cảm thấy bất công và cái điều đó có thể dẫn đến tâm lý bất mãn trong xã hội.”
Giữa lúc chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc đang đứng trước thử thách của hiểm họa bành trướng phương bắc, thì những biểu hiện trốn tránh NVQS của một bộ phận lớn thanh niên là dấu hiệu đáng lo ngại. Chưa có giặc mà thanh niên đã hèn nhát như thế, thì khi có giặc tổ quốc sẽ ra sao?
Thuốc Lá gửi hôm Thứ Hai, 11/11/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20131111/anh-vu-tai-sao-thanh-nien-viet-nam-tron-tranh-nghia-vu-quan-su
======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001