Đỗ Kim Thêm - Thất vọng về bản Hiến pháp mới của Việt Nam
Đỗ Kim Thêm
Tác giả: Đỗ Kim Thêm
Người dịch: BT
Những hậu quả của tình trạng quản lý yếu kém ở Việt Nam đã đến mức chế độ cai trị và cấu trúc của bản hiến pháp cần phải được thay đổi về cơ bản. Nhiều cuộc thảo luận đã tập trung vào một lộ trình dẫn đến dân chủ, cơ chế thị trường định hướng dẫn xã hội chủ nghĩa, nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự. Thách thức là rất lớn, và bất cứ chuyển biến nào cũng sẽ phải tùy thuộc hoàn toàn vào ý chí chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN). Các nhà quan sát đã và đang chờ đợi để xem liệu có hay không bất cứ sự thay đổi nào trong giới tinh hoa của đảng.
Trong bản báo cáo mới nhất của mình vào tháng 10 năm 2013, ĐCSVN đã bóp chết mọi hy vọng lạc quan. Đảng vẫn khăng khăng rằng địa vị lãnh đạo đất nước của mình không thể bị thay đổi; bất kỳ cải cách nào về hiến pháp mà không giữ nguyên vai trò cầm quyền của Đảng thì đều là không thể tưởng tượng được.
Những hy vọng của công chúng về bất cứ sự tái sinh nào cho bản hiến pháp đều là một giấc mơ không thể có trên thực tế. Quốc hội sẽ phê chuẩn bản hiến pháp mới vào tháng 11 năm 2013, và nó sẽ là một bản hiến pháp do ĐCSVN áp đặt.
Cuộc thảo luận về hiến pháp mới đã được thực hiện theo kiểu từ trên xuống dưới. Kết quả chắc chắn sẽ là nỗi thất vọng trong công chúng trước sự tồn tại dai dẳng của mô hình cũ, đặc biệt là Điều 4, là thứ đem tới quyền lãnh đạo tối cao quyệt đổi của ĐCSVN. Hiến pháp mới cũng sẽ cung cấp cho ĐCSVN những lỗ hổng rộng lớn về pháp lý để từ đó tùy tiện diễn giải theo ý mình. Có quá nhiều niềm phấn khích cho buổi bình minh của một thời đại mới.
Trong khi đó, đối với các nhà kinh tế, những mối nghi ngại là: hiến pháp mới có thể giải cứu được tình hình kinh tế hiện tại hay không? Và đặc biệt là các nhà kinh tế làm thế nào để cho điều đó xảy ra?
Nhìn chung ta có thể đồng ý rằng kinh tế vĩ mô của Việt Nam sau những cải cách bắt đầu vào năm 1989 là rất ấn tượng. Cho đến năm 2009, đã có một số thành công nổi bật. Không giống như các nền kinh tế đi tiên phong cải cách ở các nước Đông Á, Việt Nam có lợi thế của một kẻ đến sau, giúp tăng tốc tiến trình đổi mới và cho phép nước này tiếp nhận các bí quyết của nước khác và thuận lợi trong huy động vốn. Các nhà tài trợ và đầu tư quốc tế cũng đã giúp sức.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng đã chậm lại đáng kể từ năm 2011, và xem ra sẽ còn chậm hơn nữa. Việt Nam đã và đang phải vật lộn với những thách thức của tiến trình rất cần thiết, đó là buộc phải tái cân bằng cấu trúc nền kinh tế. Giống như Trung Quốc, nền kinh tế nước này đang gặp phải khó khăn do bất ổn, mất cân bằng và thiếu tính bền vững, được thể hiện trên tất cả những cái giá phải trả về xã hội và môi trường. Xuất khẩu và sản xuất hàng hóa cũng đang suy giảm.
Tầng lớp tinh hoa của đảng cần phải đáp ứng được trước tình hình đó bằng tầm nhìn định hướng lại nền kinh tế, giữa bối cảnh bất ổn toàn cầu. Tất nhiên, việc đầu tư vẫn phải được tiếp tục là động lực chính cho sự phát triển và đổi mới công nghệ, để có vốn giúp phát triển công nghiệp. Thế nhưng các nhà hoạch định chính sách cũng cần phải xử lý tình trạng xơ cứng, hậu quả của không chỉ từ các yếu tố bên ngoài và mang tính chu kỳ, mà còn bởi sự mất cân bằng cấu trúc nội tại.
Về phần mình, chính phủ phải trấn an nhà đầu tư rằng các quy định của pháp luật sẽ được nghiêm túc thực hiện. Cũng còn cần phải nâng cao chất lượng và hiệu quả của giáo dục, chế độ chăm sóc sức khỏe và an sinh xã hội, giúp nền kinh tế hướng tới tạo lên chuỗi giá trị riêng của mình. Việc đánh giá chất lượng của tiến trình đổi mới, của các cơ quan tổ chức và ý thức ganh đua sẽ đóng một vai trò quan trọng trong vấn đề này.
Ngoài ra, có một thực tế được lặp đi lặp lại như một điệp khúc là: Việt Nam không thể tái cân bằng chỉ trong một đêm. Có một điều rõ ràng là doanh nghiệp nhà nước làm tăng thêm những rủi ro mang tính hệ thống và sẽ không thoát khỏi quy luật của thị trường khi ngày càng tham gia vào việc cản trở tiến trình cải cách. Đây có lẽ là ví dụ tốt nhất về tình trạng trì độn của các công cụ chính sách, và chừng nào mà ĐCSVN vẫn tỏ ra bất lực trong việc đối phó với tình trạng đó, thì tiến trình tăng trưởng vẫn sẽ tiếp tục chậm chạp ở mức dưới 5%. Các ảnh hưởng lâu dài sẽ khó dự đoán hơn.
Nói rộng ra hơn, thì mô hình của chủ nghĩa tư bản nhà nước cộng với thể chế độc đảng cầm quyền có những giới hạn của nó, khi mà chính phủ đang tỏ ra không sẵn sàng chấp nhận việc cải cách chính trị. Bộ Chính trị của đảng đã dùng những nỗ lực mạnh mẽ của mình để duy trì nguyên trạng quyền lãnh đạo.
Và xã hội dân sự ở Việt Nam thì sao? Liệu nó có thể giành được những gì mà giới chính trị và thị trường có được hay không? Đến lúc này thì chưa thể biết được, thế nhưng những gì xã hội dân sự có thể làm được là giúp cho người dân Việt Nam trong việc có được tiếng nói riêng của mình, và bắt đầu cho một không khí thảo luận mạnh mẽ hơn trong công chúng.
Sự cai trị của ĐCSVN sẽ không thể kéo dài mãi mãi, và việc nhiều người dân tham gia vào công việc của đất nước có thể giúp tạo điều kiện cho tiến trình chuyển đổi xã hội một cách ôn hòa.
Đỗ Kim Thêm là tác giả của cuốn The Buddhist Viewpoint on Contemporary Issues – Quan điểm của Phật giáo về Các vấn đề hiện đại (NXB Hồng Đức, Việt Nam, 2012).
Bản tiếng Việt © Diễn đàn Xã hội Dân sự 2013
Thuốc Lá gửi hôm Thứ Hai, 11/11/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20131111/do-kim-them-that-vong-ve-ban-hien-phap-moi-cua-viet-nam
======================================================================
Người dịch: BT
Những hậu quả của tình trạng quản lý yếu kém ở Việt Nam đã đến mức chế độ cai trị và cấu trúc của bản hiến pháp cần phải được thay đổi về cơ bản. Nhiều cuộc thảo luận đã tập trung vào một lộ trình dẫn đến dân chủ, cơ chế thị trường định hướng dẫn xã hội chủ nghĩa, nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự. Thách thức là rất lớn, và bất cứ chuyển biến nào cũng sẽ phải tùy thuộc hoàn toàn vào ý chí chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN). Các nhà quan sát đã và đang chờ đợi để xem liệu có hay không bất cứ sự thay đổi nào trong giới tinh hoa của đảng.
Trong bản báo cáo mới nhất của mình vào tháng 10 năm 2013, ĐCSVN đã bóp chết mọi hy vọng lạc quan. Đảng vẫn khăng khăng rằng địa vị lãnh đạo đất nước của mình không thể bị thay đổi; bất kỳ cải cách nào về hiến pháp mà không giữ nguyên vai trò cầm quyền của Đảng thì đều là không thể tưởng tượng được.
Những hy vọng của công chúng về bất cứ sự tái sinh nào cho bản hiến pháp đều là một giấc mơ không thể có trên thực tế. Quốc hội sẽ phê chuẩn bản hiến pháp mới vào tháng 11 năm 2013, và nó sẽ là một bản hiến pháp do ĐCSVN áp đặt.
Cuộc thảo luận về hiến pháp mới đã được thực hiện theo kiểu từ trên xuống dưới. Kết quả chắc chắn sẽ là nỗi thất vọng trong công chúng trước sự tồn tại dai dẳng của mô hình cũ, đặc biệt là Điều 4, là thứ đem tới quyền lãnh đạo tối cao quyệt đổi của ĐCSVN. Hiến pháp mới cũng sẽ cung cấp cho ĐCSVN những lỗ hổng rộng lớn về pháp lý để từ đó tùy tiện diễn giải theo ý mình. Có quá nhiều niềm phấn khích cho buổi bình minh của một thời đại mới.
Trong khi đó, đối với các nhà kinh tế, những mối nghi ngại là: hiến pháp mới có thể giải cứu được tình hình kinh tế hiện tại hay không? Và đặc biệt là các nhà kinh tế làm thế nào để cho điều đó xảy ra?
Nhìn chung ta có thể đồng ý rằng kinh tế vĩ mô của Việt Nam sau những cải cách bắt đầu vào năm 1989 là rất ấn tượng. Cho đến năm 2009, đã có một số thành công nổi bật. Không giống như các nền kinh tế đi tiên phong cải cách ở các nước Đông Á, Việt Nam có lợi thế của một kẻ đến sau, giúp tăng tốc tiến trình đổi mới và cho phép nước này tiếp nhận các bí quyết của nước khác và thuận lợi trong huy động vốn. Các nhà tài trợ và đầu tư quốc tế cũng đã giúp sức.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng đã chậm lại đáng kể từ năm 2011, và xem ra sẽ còn chậm hơn nữa. Việt Nam đã và đang phải vật lộn với những thách thức của tiến trình rất cần thiết, đó là buộc phải tái cân bằng cấu trúc nền kinh tế. Giống như Trung Quốc, nền kinh tế nước này đang gặp phải khó khăn do bất ổn, mất cân bằng và thiếu tính bền vững, được thể hiện trên tất cả những cái giá phải trả về xã hội và môi trường. Xuất khẩu và sản xuất hàng hóa cũng đang suy giảm.
Tầng lớp tinh hoa của đảng cần phải đáp ứng được trước tình hình đó bằng tầm nhìn định hướng lại nền kinh tế, giữa bối cảnh bất ổn toàn cầu. Tất nhiên, việc đầu tư vẫn phải được tiếp tục là động lực chính cho sự phát triển và đổi mới công nghệ, để có vốn giúp phát triển công nghiệp. Thế nhưng các nhà hoạch định chính sách cũng cần phải xử lý tình trạng xơ cứng, hậu quả của không chỉ từ các yếu tố bên ngoài và mang tính chu kỳ, mà còn bởi sự mất cân bằng cấu trúc nội tại.
Về phần mình, chính phủ phải trấn an nhà đầu tư rằng các quy định của pháp luật sẽ được nghiêm túc thực hiện. Cũng còn cần phải nâng cao chất lượng và hiệu quả của giáo dục, chế độ chăm sóc sức khỏe và an sinh xã hội, giúp nền kinh tế hướng tới tạo lên chuỗi giá trị riêng của mình. Việc đánh giá chất lượng của tiến trình đổi mới, của các cơ quan tổ chức và ý thức ganh đua sẽ đóng một vai trò quan trọng trong vấn đề này.
Ngoài ra, có một thực tế được lặp đi lặp lại như một điệp khúc là: Việt Nam không thể tái cân bằng chỉ trong một đêm. Có một điều rõ ràng là doanh nghiệp nhà nước làm tăng thêm những rủi ro mang tính hệ thống và sẽ không thoát khỏi quy luật của thị trường khi ngày càng tham gia vào việc cản trở tiến trình cải cách. Đây có lẽ là ví dụ tốt nhất về tình trạng trì độn của các công cụ chính sách, và chừng nào mà ĐCSVN vẫn tỏ ra bất lực trong việc đối phó với tình trạng đó, thì tiến trình tăng trưởng vẫn sẽ tiếp tục chậm chạp ở mức dưới 5%. Các ảnh hưởng lâu dài sẽ khó dự đoán hơn.
Nói rộng ra hơn, thì mô hình của chủ nghĩa tư bản nhà nước cộng với thể chế độc đảng cầm quyền có những giới hạn của nó, khi mà chính phủ đang tỏ ra không sẵn sàng chấp nhận việc cải cách chính trị. Bộ Chính trị của đảng đã dùng những nỗ lực mạnh mẽ của mình để duy trì nguyên trạng quyền lãnh đạo.
Và xã hội dân sự ở Việt Nam thì sao? Liệu nó có thể giành được những gì mà giới chính trị và thị trường có được hay không? Đến lúc này thì chưa thể biết được, thế nhưng những gì xã hội dân sự có thể làm được là giúp cho người dân Việt Nam trong việc có được tiếng nói riêng của mình, và bắt đầu cho một không khí thảo luận mạnh mẽ hơn trong công chúng.
Sự cai trị của ĐCSVN sẽ không thể kéo dài mãi mãi, và việc nhiều người dân tham gia vào công việc của đất nước có thể giúp tạo điều kiện cho tiến trình chuyển đổi xã hội một cách ôn hòa.
Đỗ Kim Thêm là tác giả của cuốn The Buddhist Viewpoint on Contemporary Issues – Quan điểm của Phật giáo về Các vấn đề hiện đại (NXB Hồng Đức, Việt Nam, 2012).
Bản tiếng Việt © Diễn đàn Xã hội Dân sự 2013
Thuốc Lá gửi hôm Thứ Hai, 11/11/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20131111/do-kim-them-that-vong-ve-ban-hien-phap-moi-cua-viet-nam
======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001