Phạm Duy Nghĩa - Nếu dân chúng là cổ đông
Phạm Duy Nghĩa
Nhân kỳ họp Quốc hội, ông Bộ trưởng Bộ KHĐT tâm sự rằng nếu không cải tổ, nước ta sẽ đi xuống. Luật sư Trương Trọng Nghĩa cũng cảnh báo hậu thế sẽ đánh giá các đại biểu của QH khóa 13. TS Nguyễn Sĩ Dũng thì than “không có sự cầm tù nào thê thảm và tàn hại bằng sự cầm tù tư duy của con người”.
Lời của các ông này được người ta lắng nghe, trước hết vì thật và
thẳng, khác với làn sương lạc quan thường phủ lên dư luận mỗi khi chính
khách đăng đàn.
Nếu nhà nước là của toàn dân và dân chúng là những cổ đông, với chức năng đại diện cho cử tri, mỗi kỳ họp Quốc hội sẽ diễn ra tựa như Đại hội đồng cổ đông thường niên ở các công ty. Ở nơi ấy, Chính phủ tựa như các giám đốc sẽ báo cáo về tình hình điều hành và sử dụng tài sản của công ty. Cổ đông sẽ tham gia giám sát, những mong từng mục tiêu của công ty sẽ được thực hiện qua năm tháng. Để làm được việc giám sát ấy, người ta cần tới những báo cáo minh bạch tài chính và hoạt động của ban giám đốc, các ý kiến thẩm định của kiểm toán độc lập, sự kiểm tra quyền lực trong nội bộ công ty và sức ép giám sát của thị trường.
Muốn cải tổ công ty, người ta phải bắt tay vào đánh giá và tu chỉnh bản Điều lệ và các tập tục điều hành công ty. Thì cũng thế, muốn phân chia và giám sát quyền lực trong một nước vì mục tiêu phát triển quốc gia, Hiến pháp là bản văn quan trọng nhất cần được xem xét. Mong ước cải cách thể chế mà ông Bộ trưởng phát biểu, trước hết phải được thể hiện qua lời văn của bản Dự thảo Hiến pháp mà Quốc hội sẽ thông qua trong kỳ họp này.
Thể chế là các quy tắc hành xử, cải tổ thể chế là xác lập lại luật chơi. Các giám đốc đang giữ quyền điều hành công ty, chỉ có họ mới hiểu rõ nội tình của công ty, cuộc chơi vì thế trước hết diễn ra ở những nơi kiểm soát được quyền lực. Những cổ đông lớn thường giành quyền thảo ra và thông qua bản Điều lệ. Khi không hài lòng, cổ đông nhỏ thường chỉ có quyền “bỏ phiếu bằng chân”, tức là bán đi cổ phần của họ, mở đường cho các thế lực mới thao túng hoặc đe dọa thôn tính công ty. Thường khi đó sẽ xuất hiện những sức ép thay đổi luật chơi.
Trên thực tế dân chúng không phải cổ đông và họ cũng không có cách nào bỏ phiếu bằng chân, vì lẽ ấy cải cách thể chế tuy là mong ước thiết tha của dân chúng, song điều ấy có diễn ra được hay không lại phụ thuộc đáng kể vào ý chí của các giai tầng đang giữ quyền điều hành và quản lý quốc gia. Thêm một ví dụ nữa cho thấy cải cách thể chế nói như các nhà chính trị thì dễ, bắt tay vào thực làm mới quả là hết sức khó khăn./.
Admin gửi hôm Thứ Ba, 05/11/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20131105/pham-duy-nghia-neu-dan-chung-la-co-dong
=======================================================================
Nếu nhà nước là của toàn dân và dân chúng là những cổ đông, với chức năng đại diện cho cử tri, mỗi kỳ họp Quốc hội sẽ diễn ra tựa như Đại hội đồng cổ đông thường niên ở các công ty. Ở nơi ấy, Chính phủ tựa như các giám đốc sẽ báo cáo về tình hình điều hành và sử dụng tài sản của công ty. Cổ đông sẽ tham gia giám sát, những mong từng mục tiêu của công ty sẽ được thực hiện qua năm tháng. Để làm được việc giám sát ấy, người ta cần tới những báo cáo minh bạch tài chính và hoạt động của ban giám đốc, các ý kiến thẩm định của kiểm toán độc lập, sự kiểm tra quyền lực trong nội bộ công ty và sức ép giám sát của thị trường.
Muốn cải tổ công ty, người ta phải bắt tay vào đánh giá và tu chỉnh bản Điều lệ và các tập tục điều hành công ty. Thì cũng thế, muốn phân chia và giám sát quyền lực trong một nước vì mục tiêu phát triển quốc gia, Hiến pháp là bản văn quan trọng nhất cần được xem xét. Mong ước cải cách thể chế mà ông Bộ trưởng phát biểu, trước hết phải được thể hiện qua lời văn của bản Dự thảo Hiến pháp mà Quốc hội sẽ thông qua trong kỳ họp này.
Thể chế là các quy tắc hành xử, cải tổ thể chế là xác lập lại luật chơi. Các giám đốc đang giữ quyền điều hành công ty, chỉ có họ mới hiểu rõ nội tình của công ty, cuộc chơi vì thế trước hết diễn ra ở những nơi kiểm soát được quyền lực. Những cổ đông lớn thường giành quyền thảo ra và thông qua bản Điều lệ. Khi không hài lòng, cổ đông nhỏ thường chỉ có quyền “bỏ phiếu bằng chân”, tức là bán đi cổ phần của họ, mở đường cho các thế lực mới thao túng hoặc đe dọa thôn tính công ty. Thường khi đó sẽ xuất hiện những sức ép thay đổi luật chơi.
Trên thực tế dân chúng không phải cổ đông và họ cũng không có cách nào bỏ phiếu bằng chân, vì lẽ ấy cải cách thể chế tuy là mong ước thiết tha của dân chúng, song điều ấy có diễn ra được hay không lại phụ thuộc đáng kể vào ý chí của các giai tầng đang giữ quyền điều hành và quản lý quốc gia. Thêm một ví dụ nữa cho thấy cải cách thể chế nói như các nhà chính trị thì dễ, bắt tay vào thực làm mới quả là hết sức khó khăn./.
Admin gửi hôm Thứ Ba, 05/11/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20131105/pham-duy-nghia-neu-dan-chung-la-co-dong
=======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001