Phụ nữ Ba Lan gốc Việt: “Đẹp, thông minh, học vấn cao”
Đó là thông điệp hay câu chuyện mà chương trình “Điểm tâm buổi sáng”
của một trong những kênh truyền hình lớn nhất Ba Lan – TVP2 – đưa ra hôm
qua, 20/11/2013. Ba cô gái Việt Nam trong lứa tuổi đôi ba mươi đã được
mời tới trường quay để trò chuyện với 2 phóng viên đồng thời là những
người dẫn chương trình gạo cội của đài truyền hình.
Khách mời là Ania Linh Chi, Monika Phương Thảo và Tôn Vân Anh. Cả 3 người gặp nhau lần đầu tiên ở trường quay, họ chưa hề biết nhau trước đó ở ngoài đời và tất nhiên, cũng không biết sẽ được hay bị hỏi về những vấn đề gì. Linh Chi sang Ba Lan từ lúc 2 tuổi, Phương Thảo sinh tại Ba Lan, còn Vân Anh từ khi 12 tuổi.
“Điểm tâm buổi sáng” là chương trình nhẹ nhàng, nói về những vấn đề của đời sống và thường không quá dài nên những gì các cô gái trình bày không nhiều. Vân Anh tranh thủ nói đôi câu liên quan tới chính trị, 2 cô gái còn lại kể chút ít về gia đình cũng như cuộc sống hay cảm giác của các cô với tư cách là những phụ nữ “nửa Việt Nam, nửa Ba Lan”. Về cách các cô tiếp cận với vấn đề hay cách suy nghĩ, ngôn ngữ thường dùng trong gia đình. Giống như hầu hết lớp trẻ sinh trưởng ở Ba Lan, họ nói những câu giản đơn với cha mẹ bằng tiếng Việt nhưng những vấn đề lớn hơn, phức tạp hơn thường không có đủ từ ngữ và họ tư duy bằng tiếng Ba Lan!
Hình ảnh cộng đồng
Ít phút xuất hiện trên truyền hình của 3 cô gái gốc Việt đã nhanh chóng nhận được rất nhiều bình luận khen ngợi và hàng chục ngàn “like” trên trang của đài truyền hình TVP2. Có thể nói, không có gì quảng cáo cho hình ảnh cộng đồng tốt hơn là những gương mặt khả ái và những câu trả lời thông minh, dí dỏm.
Từ trước tới nay, người Việt thường được nhìn nhận như một cộng đồng khép kín với công việc chính là buôn bán hàng vải và làm quán ăn. Những hoạt động văn hóa của cộng đồng hay các buổi gặp gỡ thường mang tính nội bộ hơn là quảng bá hình ảnh cộng đồng, hay giới thiệu văn hóa tới nước sở tại.
Nhiều sắc dân nhập cư khác, tuy về số lượng có thể ít hơn người Việt nhưng sự đóng góp hay góp mặt của họ trong lĩnh vực văn hóa xã hội hay chính trị Ba Lan lại nhiều và có phần nổi trội hơn người Việt. Người Mông cổ dẫn truyền hình, mấy cô gái (lai) da đen là những gương mặt quen thuộc của nhiều chương trình ti-vi, hay đại biểu quốc hội gốc Phi… Có lẽ đã tới lúc mà những người hoạt động cộng đồng cần có cách tiếp cận khác với truyền thông nói riêng và với xã hội nước sở tại nói chung.
Gần đây, đã thấp thoáng xuất hiện một Natalia Nguyễn với những chương trình liên quan tới thiết kế và trang trí nội thất, một Lana Nguyễn với những dấu ấn nhất định trong giới thời trang.
Họ đều trẻ, đẹp và tiềm ẩn một tài năng. Những gương mặt như vậy quảng cáo tốt nhất cho hình ảnh của cộng đồng người Việt và cho xu hướng hội nhập của giới trẻ thế hệ thứ 2.
Chính họ đang và sẽ làm thay đổi hình ảnh cộng đồng người Việt- cái mà các bác đầu 2 thứ tóc, với học hàm đầy mình và tấm thẻ đảng thập thò trong túi loay hoay cả thập niên vẫn không thể làm nổi.
© Đàn Chim Việt
nguồn:http://www.danchimviet.info/archives/81611/phu-nu-ba-lan-goc-viet-dep-thong-minh-hoc-van-cao/2013/11
======================================================================
Khách mời là Ania Linh Chi, Monika Phương Thảo và Tôn Vân Anh. Cả 3 người gặp nhau lần đầu tiên ở trường quay, họ chưa hề biết nhau trước đó ở ngoài đời và tất nhiên, cũng không biết sẽ được hay bị hỏi về những vấn đề gì. Linh Chi sang Ba Lan từ lúc 2 tuổi, Phương Thảo sinh tại Ba Lan, còn Vân Anh từ khi 12 tuổi.
“Điểm tâm buổi sáng” là chương trình nhẹ nhàng, nói về những vấn đề của đời sống và thường không quá dài nên những gì các cô gái trình bày không nhiều. Vân Anh tranh thủ nói đôi câu liên quan tới chính trị, 2 cô gái còn lại kể chút ít về gia đình cũng như cuộc sống hay cảm giác của các cô với tư cách là những phụ nữ “nửa Việt Nam, nửa Ba Lan”. Về cách các cô tiếp cận với vấn đề hay cách suy nghĩ, ngôn ngữ thường dùng trong gia đình. Giống như hầu hết lớp trẻ sinh trưởng ở Ba Lan, họ nói những câu giản đơn với cha mẹ bằng tiếng Việt nhưng những vấn đề lớn hơn, phức tạp hơn thường không có đủ từ ngữ và họ tư duy bằng tiếng Ba Lan!
Hình ảnh cộng đồng
Ít phút xuất hiện trên truyền hình của 3 cô gái gốc Việt đã nhanh chóng nhận được rất nhiều bình luận khen ngợi và hàng chục ngàn “like” trên trang của đài truyền hình TVP2. Có thể nói, không có gì quảng cáo cho hình ảnh cộng đồng tốt hơn là những gương mặt khả ái và những câu trả lời thông minh, dí dỏm.
Từ trước tới nay, người Việt thường được nhìn nhận như một cộng đồng khép kín với công việc chính là buôn bán hàng vải và làm quán ăn. Những hoạt động văn hóa của cộng đồng hay các buổi gặp gỡ thường mang tính nội bộ hơn là quảng bá hình ảnh cộng đồng, hay giới thiệu văn hóa tới nước sở tại.
Nhiều sắc dân nhập cư khác, tuy về số lượng có thể ít hơn người Việt nhưng sự đóng góp hay góp mặt của họ trong lĩnh vực văn hóa xã hội hay chính trị Ba Lan lại nhiều và có phần nổi trội hơn người Việt. Người Mông cổ dẫn truyền hình, mấy cô gái (lai) da đen là những gương mặt quen thuộc của nhiều chương trình ti-vi, hay đại biểu quốc hội gốc Phi… Có lẽ đã tới lúc mà những người hoạt động cộng đồng cần có cách tiếp cận khác với truyền thông nói riêng và với xã hội nước sở tại nói chung.
Gần đây, đã thấp thoáng xuất hiện một Natalia Nguyễn với những chương trình liên quan tới thiết kế và trang trí nội thất, một Lana Nguyễn với những dấu ấn nhất định trong giới thời trang.
Họ đều trẻ, đẹp và tiềm ẩn một tài năng. Những gương mặt như vậy quảng cáo tốt nhất cho hình ảnh của cộng đồng người Việt và cho xu hướng hội nhập của giới trẻ thế hệ thứ 2.
Chính họ đang và sẽ làm thay đổi hình ảnh cộng đồng người Việt- cái mà các bác đầu 2 thứ tóc, với học hàm đầy mình và tấm thẻ đảng thập thò trong túi loay hoay cả thập niên vẫn không thể làm nổi.
© Đàn Chim Việt
nguồn:http://www.danchimviet.info/archives/81611/phu-nu-ba-lan-goc-viet-dep-thong-minh-hoc-van-cao/2013/11
======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001