Thứ Năm, 23 tháng 8, 2012

TIN BẦU KIÊN BỊ BẮT - THEO CÁC BÁO LỀ PHẢI

Vì sao bầu Kiên bị bắt?

- Trưa 21/8, đã có thông tin chính thức từ Cảnh sát điều tra Bộ Công an. Theo đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Đức Kiên, về tội kinh doanh trái phép theo điều 159 Bộ Luật hình sự, theo quyết định khởi tố vụ án hình sự số 08/C46 (P10).
Theo Cơ quan Cảnh sát điều tra, quyết định kể trên căn cứ vào đơn thư khiếu nại, tố cáo vi phạm pháp luật xảy ra tại ba công ty do ông Nguyễn Đức Kiên làm Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Việc bắt ông Kiên chỉ liên quan đến vi phạm của ba công ty có đơn tố cáo, gồm Công ty cổ phần đầu tư thương mại B&B; Công ty Cổ phần đầu tư ACB Hà Nội, Công ty Trách nhiệm hữu hạn đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội.

Ông Nguyễn Đức Kiên

Cơ quan Cảnh sát điều tra khẳng định ông Kiên, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB), không tham gia quản lý, điều hành ngân hàng ACB.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cũng khẳng định quyết định khởi tố vụ án hình sự; khởi tố, bắt tạm giam bị can là hoạt động bình thường của Cơ quan điều tra.

Trả lời chất vấn trước Thường vụ Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình khẳng định, ông Kiên bị bắt tạm giam do 3 công ty con do ông Kiên làm Chủ tịch kinh doanh trái pháp luật.

Ông Kiên nguyên là Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng ACB và Hội đồng này do ACB tự lập ra. Do vậy ông Kiên không có liên quan gì đến ACB nữa.

Tuy nhiên để tránh rủi ro do thông tin bắt ông Kiên gây ra, Ngân hàng Nhà nước chuẩn bị để hỗ trợ ACB nếu có những động thái xấu.

Ông Nguyễn Đức Kiên sinh năm 1964 tại Hà Nội, đăng ký hộ khẩu thường trú tại phường Cống Vị, quận Ba Đình, Hà Nội.
Trước đó, trao đổi với P.V VietNamNet sáng 21/8, một lãnh đạo Bộ Công an xác nhận, cơ quan này đã bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên (SN 1964, ngụ Q.Gia Lâm, tạm trú Q.Tây Hồ, TP. Hà Nội) - người nổi tiếng trong làng tài chính và thể thao Việt Nam, với cái tên bầu Kiên.
Nguồn tin này không nói rõ về dấu hiệu hành vi vi phạm pháp luật của bầu Kiên.
Được biết, trong đêm 20/8, lực lượng công an đã tiến hành khám xét nơi ở của ông này tại Hà Nội.
Tại đây lực lượng công an có thu giữ 1 số tài liệu để phục vụ cho công tác điều tra.

Điều 159, BLHS quy định về Tội kinh doanh trái phép:

Người nào kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật quy định phải có giấy phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm:

a) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 160, 161, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm;

b) Hàng phạm pháp có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm:

a) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
b) Mạo nhận một tổ chức không có thật;
c) Hàng phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên;
d) Thu lợi bất chính lớn.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.




Tuyết Nhung
nguồn:http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/85422/vi-sao-bau-kien-bi-bat-.html
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bầu Kiên' đã trở thành 'ông trùm' như thế nào?
Thứ ba, 21/08/2012 14:03

Sinh năm 1964 và lớn lên tại Gia Lâm, Hà Nội, ông Nguyễn Đức Kiên là nhân vật nổi tiếng từng giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Á Châu (ACB) và cương vị lãnh đạo của cả chục tổ chức tài chính, doanh nghiệp khác.


Gần đây, ông Kiên lại gây chú ý đặc biệt của dư luận với những phát ngôn và hành động liên quan tới lĩnh vực đầu tư phát triển bóng đá Việt Nam với tên thường được gọi ngắn là "Bầu Kiên".


Ông Nguyễn Đức Kiên tức "bầu Kiên"

Năm 1980, ông Kiên thi đậu vào Đại học Kỹ thuật Quân sự (nay là Học viện Kỹ thuật Quân sự), khóa 15 đạt kết quả xuất sắc và sau đó được chọn đi du học tại Trường kỹ thuật quân sự Zalka Maté, ngành thông tin liên lạc quân sự cho tới năm 1985. Về nước, ông Kiên về làm... cán bộ Tổng công ty Dệt May Việt Nam.

Năm 1994, cùng các ông Trần Mộng Hùng, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang xây dựng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB), sau đó là Phó chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) trước khi chuyển thành Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB.

Tài chính

Đến trước khi thôi làm thành viên HĐQT của ACB, vợ chồng Nguyễn Đức Kiên và ba em của ông nắm giữ 9,71% cổ phần của ACB. Trong đó, ông Kiên nắm giữ 3,75% và bà Đặng Ngọc Lan – vợ ông Kiên nắm giữ 4,11%.

Ngoài ra, ông Kiên còn có cổ phần trong các ngân hàng lớn khác như Eximbank, Kiên Long, Vietbank, Đại Á, Techcombank. Bên cạnh lĩnh vực ngân hàng và bóng đá, bầu Kiên còn đầu tư vào rất nhiều lĩnh vực khác như du lịch, may mặc…

Ông đã từng là Chủ tịch của Liên doanh dầu nhờn Caltex và Phó Chủ tịch của Liên doanh KFC Việt Nam.

Trong lĩnh vực du lịch, Nguyễn Đức Kiên Kiên có “ghế” trong hội đồng quản trị của CTCP Dịch vụ Du lịch Chợ Lớn (cùng với ông Phạm Trung Cang) và CTCP Du lịch Thiên Minh. Công ty Thiên Minh đầu năm nay được biết đến nhiều với thương vụ chi 45 triệu USD mua lại chuỗi khách sạn Victoria.

Theo báo cáo thường niên năm 2010 của Ngân hàng ACB thì hiện nay ông Kiên là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn tài chính Á Châu. Công ty này thành lập năm 2009, có trụ sở chính tại số 57B Phan Chu Trinh, phường Phan Chu Trinh – Hoàn Kiếm – Hà Nội

Bóng đá


Giai đoạn cuối năm 2011, ông Nguyễn Đức Kiên có hàng loạt những phát biểu, hành động gây cách mạng cho bóng đá Việt Nam. Ông là người khởi xướng sự thành lập của Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam.

Ông Kiên cũng được biết đến trong cuộc tranh chấp bản quyền truyền hình với Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) và Công ty Cổ phần viễn thông và truyền thông An Viên (AVG). Ông đã tự ý cho các đài truyền hình vào sân tác nghiệp tự do. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch thanh tra bản hợp đồng giữa VFF và AVG. Ngày 16/2, thanh tra Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công bố kết luận bản hợp đồng này hợp pháp, dẫn tới thất bại của VPF và ông Kiên.

Tuy vậy, ngày 20/4/2012, ông tuyên bố VPF đã có được bản quyền truyền hình từ tay AVG.

Danh tiếng

Tuy chỉ là nhân vật số 2 tại ACB, sau ông Trần Mộng Hùng, nhưng danh tiếng của ông Kiên còn nổi hơn hầu hết các thành viên khác của ACB vì các thành tích liên quan đến bóng đá VN. Ông là người có nhiều cống hiến cho bóng đá Việt Nam, là cổ đông chính của Eximbank, đơn vị tài trợ cho V-league ở giải đấu 2010-2011.

Ông là chủ tịch câu lạc bộ bóng đá Hà Nội ACB.

Mới đây nhất là bài phát biểu về cách tổ chức của Liên Đoàn Bóng Đá Việt Nam, ông Kiên nêu ra ý kiến thành lập giải bóng đá mang tên Super Liga với các câu lạc bộ hàng đầu Việt Nam. Ông cũng là người đi đầu trong việc cải tổ lại ban tổ chức và bộ máy lãnh đạo bóng đá VN, cụ thể là ở V-League với những tiêu cưc ở vị trí trọng tài. Bài phát biểu táo bạo của ông tại hội nghị tổng kết mùa giải đã đi vào lịch sử của bóng đá VN khi chưa có ông "bầu" nào dám lên tiếng phản bác lại VFF. Bài phát biểu đó đã nhận được sự đồng tình từ các lãnh đạo, chủ tịch các đội bóng tại V-League và đông đảo người hâm mộ bóng đá VN.


Theo Infonet
nguồn:http://2sao.vn/p0c1048n20120821102433280/bau-kien-da-tro-thanh-ong-trum-nhu-the-nao.vnn
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Những hình ảnh về ông bầu Nguyễn Đức Kiên
- Được biết đến là "ông trùm" của các ngân hàng Việt, là người cực kỳ giàu có, song những hình ảnh về bầu Kiên được tiết chế hết sức. Có chăng ông chỉ thực sự được nhiều người biết đến khoảng vài năm nay kể từ sau những phát ngôn sốc trong bóng đá.


Bầu Kiên với phát biểu đầy bức xúc trong buổi tổng kết mùa giải 2011 của VFF (Ảnh: Thể thao văn hóa)

 

Ánh mắt sắc lạnh thường thấy của bầu Kiên. Trong ảnh, bầu Kiên với tư cách Phó Chủ tịch HĐQT VPF trong cuộc gặp gỡ báo chí vào ngày 9/2 (Ảnh: TT&VH)

Ông Chủ CLB bóng đá Hà Nội tỏ rõ thái độ bức xúc với kết quả thanh tra hợp đồng thương quyền giữa VFF và AVG vào tháng 2 vừa qua (Ảnh: An ninh thủ đô)

Siêu xe Bentley biển đẹp của bầu Kiên (GDVN)

 

Sau những phát ngôn gây sốc trong buổi tổng kết của VFF, bầu Kiên tiếp tục là nhân vật thu hút được nhiều sự chú ý sau thương vụ ký kết hợp đồng với cầu thủ Công Vinh - (Ảnh: Dân trí)

Bầu Kiên cùng bầu Hiển - (Ảnh: Thể thao và Văn hóa)

Ông Nguyễn Đức Kiên từng được chọn là gương mặt "Doanh nhân của năm" 2011 do một tờ báo kinh tế bình chọn (Ảnh: VnEconomy)

 

Dù bận bịu với bóng đá, song "bầu" Kiên vẫn có mặt dưới hàng ghế trong đêm nhạc Tuấn Ngọc - Riêng một góc trời tại Hà Nội vào tối 2/1/2012 (Ảnh: 2Sao)

Bầu Kiên cùng vợ đi xem đêm nhạc của Mỹ Linh tại Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô tối 12/4 (Ảnh: 24h)

 

Ông cũng từng đưa vợ đi xem chương trình ca nhạc của Thanh Lam - (Ảnh: 24h)

Hình ảnh hiếm khi bầu Kiên xuất hiện cùng con trai trên sân - (Ảnh: Ngôi sao)

 

Bầu Kiên xuống tận sân chỉ đạo các cầu thủ - (Ảnh: 24h)
 

 

Khi bầu Kiên thất vọng - (Ảnh: CA TP.HCM)







Nhà bầu Kiên tại quận Tây Hồ (Hà Nội) sáng 21/8 - Ảnh: Phạm Hải


M.Anh (tổng hợp)
nguồn:http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/85399/nhung-hinh-anh-ve-ong-bau-nguyen-duc-kien.html
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
20 ngày, 3 đại gia Việt 'cộm cán'... bị 'vật' vào trại giam

Cập nhật lúc :2:58 PM, 21/08/2012
(ĐVO) Thông tin “bầu” Kiên bị bắt giữ khiến dư luận không chỉ choáng váng và xót xa cho một “mạnh thường quân”, mà còn giật mình bởi làn sóng “ngã ngựa” của các đại gia trong 20 ngày trôi qua của tháng 8.

Đại gia của những cú sốc - “Bầu” Kiên

Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết, ngày 20/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Đức Kiên, về tội kinh doanh trái phép theo điều 159 Bộ Luật hình sự, theo quyết định khởi tố vụ án hình sự số 08/C46 (P10).

Tin bài liên quan:
>> Bầu Kiên bị bắt làm 'nóng' các trang báo quốc tế
>> Choáng với khối tài sản kếch xù của bầu Kiên
>> Chứng khoán ‘rúng động’ vì bầu Kiên bị bắt
>> Bầu Kiên nắm giữ bao nhiêu cổ phần ở các ngân hàng Việt Nam?
Theo Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an  trong văn bản thông báo sáng 21/8, quyết định kể trên căn cứ vào đơn thư khiếu nại, tố cáo vi phạm pháp luật xảy ra tại ba công ty do ông Nguyễn Đức Kiên làm Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Việc bắt tạm giam ông Kiên chỉ liên quan đến vi phạm của ba công ty có đơn tố cáo, gồm Công ty cổ phần đầu tư thương mại B&B; Công ty Cổ phần đầu tư ACB Hà Nội, Công ty Trách nhiệm hữu hạn đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội.

Theo bà Yến, tổ trưởng tổ dân phố, ông Kiên bị cơ quan công an đọc lệnh bắt vào hơn 19h tối qua 20/8 trước sự chứng kiến của các cán bộ phường Quảng An cùng tổ dân phố. Vào thời điểm ông Kiên bị bắt, bà Yến cho biết, trong nhà có vợ và một mẹ già.

Thông tin ông Kiên bị bắt giữ đã làm rúng động dư luận vì ông Kiên nổi tiếng trong hoạt động kinh tế. Không giống với các ông bầu khác, Bầu Kiên được biết đến là một người đa tài, có khả năng thao lược tốt. Chính vì lẽ đó mà ông có thể xoay sở, đứng vững được trên nhiều cương vị lãnh đạo đối ngược nhau, từ Chủ tịch ngân hàng, Chủ tịch HĐQT Công ty Liên doanh nhựa đường... cho tới một ông bầu bóng đá.

Bầu Kiên cùng hàng loạt đại gia khác ngã ngựa trong tháng 8 này,

Từ năm 1994 - 2008, ông Kiên giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT của Ngân hàng TMCP Á Châu - ACB và có một thời gian giữ chức vụ Tổng giám đốc của ngân hàng này. Năm 2008, ông Kiên cùng một số sáng lập viên khác của ACB rút ra khỏi các vị trí trong HĐQT và hình thành nên “Hội đồng sáng lập” gồm 6 thành viên. Ông Trần Mộng Hùng là Chủ tịch và ông Kiên là Phó Chủ tịch.

Không chỉ là một đại gia ngân hàng, bầu Kiên còn được biết đến với tư cách là một trong những doanh nhân tiên phong khi đầu tư vào bóng đá. Ông đang giữ chức chủ tịch Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội ACB, tuy nhiên ACB chưa gặt hái được thành tích nào đáng kể. Ông cũng là người khởi xướng sự thành lập của Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam và hiện đang là Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF). Thời điểm cuối năm 2011, bầu Kiên đã có hàng loạt những phát biểu và hành động gây ra một cuộc "cách mạng" cho bóng đá Việt Nam.

Bên cạnh lĩnh vực ngân hàng và bóng đá, bầu Kiên còn đầu tư vào rất nhiều lĩnh vực khác như du lịch, may mặc… Ông Kiên từng là Chủ tịch của Liên doanh dầu nhờn Caltex và Phó Chủ tịch của Liên doanh KFC Việt Nam. Trong lĩnh vực du lịch, bầu Kiên có “ghế” trong hội đồng quản trị của CTCP Dịch vụ Du lịch Chợ Lớn (cùng với ông Phạm Trung Cang) và CTCP Du lịch Thiên Minh.

Đại gia nức tiếng Hải phòng - Tổng Giám đốc công ty Thái Sơn

Trước “bầu” Kiên không lâu, dư luận cũng được phen choáng váng trước vụ bắt giữ hai cha con đại gia nức tiếng ở Hải Phòng Phạm Văn Thụ, bởi lâu nay vị địa gia này được tiếng là “làm ăn đàng hoàng”.

Từ một đại gia có tiếng trên thị trường sắt thép, cả hai cha con ông Phạm Văn Thụ, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Thái Sơn đều bị khởi tố, bắt giam. Cụ thể, vào ngày 8/8, Cơ quan cảnh sát điều tra - Bộ Công an bắt giam ông Phạm Văn Thụ, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty Thái Sơn về hành vi “lừa đảo, chiếm đoạt tài sản” liên quan đến các khoản vay ngân hàng. Ông Phạm Hải Thanh, nguyên Tổng Giám đốc Công ty Thép Thái Sơn, là con trai ông Thụ và ông Dương Hoàng Sơn, nguyên giám đốc Công ty TNHH một thành viên Sắt thép Thanh Sơn cũng bị khởi tố cùng tội danh.

Năm 1995, ông Thụ thành lập Công ty Thái Sơn chuyên kinh doanh sắt thép phế liệu, phá dỡ tàu cũ và nhanh chóng phất lên. Năm 2007, ông Thụ mở rộng đầu tư vào đóng tàu, sản xuất phôi thép, bất động sản… Sản lượng bán hàng của công ty khoảng 10.000 – 20.000 tấn/tháng, doanh thu hơn 4.000 tỷ đồng/năm.

Năm 2011, Công ty Thái Sơn lọt vào Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam và là doanh nghiệp xuất nhập khẩu sắt thép lớn nhất Hải Phòng.

Ở cái thời hoàng kim đó, Công ty Thái Sơn được nhiều ngân hàng “săn đón” cấp lượng vốn lớn. Năm 2008, do kinh tế khủng hoảng, giá sắt thép giảm mạnh tới 50% cùng với việc không bán được hàng, Công ty Thái Sơn lâm vào khó khăn. Lượng hàng tồn kho lớn, luôn tồn khoảng 70.000 – 80.000 tấn, nên năm đó công ty lỗ khoảng 250 tỷ đồng.

Trong thời gian này, Công ty Thái Sơn đã bán vật tư cho công ty công nghiệp tàu thủy Thái Sơn (công ty con) với trị giá hơn 110 tỷ đồng để thực hiện hợp đồng đóng mới 3 con tàu đã ký với công ty cho thuê tài chính II (ALCII). Năm 2009, ALCII mới giải ngân được 60 tỷ đồng thì bị vỡ nợ và ngừng giải ngân. Đến tháng 5/2010, công ty Thái Sơn chỉ thu hồi được 85% tiền gốc và mất lãi.

Đến năm 2011, tín dụng càng bị thắt chặt, lãi vay tới 24% (chưa kể các chi phí), Công ty Thái Sơn bắt đầu mất cân đối tài chính, không thể trả nợ đúng hạn và ngừng trả lãi. Tính đến tháng 2/2012, dư nợ vay của công ty Thái Sơn tại 13 tổ chức tín dụng (12 ngân hàng và 1 công ty tài chính) là hơn 752 tỷ đồng.

Trong đó, nhiều ngân hàng tại Hà Nội và Hải Phòng có dư nợ lớn, từ 70 đến 100 tỷ đồng. Đến thời điểm này, 100% khoản nợ của công ty Thái Sơn đã thành nợ quá hạn.

Ngoài ra, Công ty Thái Sơn còn nợ 7 công ty khác hơn 180 tỷ đồng. Công ty TNHH Thép Minh Thanh (trụ sở tại TP HCM), do ông Phạm Hải Thanh (con trai ông Thụ) là giám đốc, hiện có dư nợ 380 tỷ đồng. Như vậy, tổng số nợ của hai doanh nghiệp của bố con ông Thụ là trên 1.300 tỷ đồng.

Mặc dù hình thức “vay đảo nợ” bị Ngân hàng Nhà nước cấm, nhưng Công ty Thái Sơn vẫn tìm được “cửa” để lách. Khi công ty Thái Sơn gặp khó khăn do khủng hoảng kinh tế, giá sắt thép giảm mạnh và không bán được hàng, dư nợ vay ngày càng lớn nên công ty không thể trả nợ đúng hạn. Áp lực trả nợ gốc và lãi ngày càng lớn.

Công ty Thái Sơn đã dùng vốn vay ngân hàng để trả nợ cho chính ngân hàng chủ nợ (đảo nợ) và các ngân hàng khác. Bằng cách bán hàng cho các công ty trong nhóm và dùng lô hàng này thế chấp vay vốn tại nhiều ngân hàng, công ty Thái Sơn đã có được vốn để trang trải nợ nần. Song thực chất, dòng tiền chỉ chạy vòng quanh giữa các ngân hàng chủ nợ. Và công ty Thái Sơn chết cũng vì được ngân hàng “ưu ái” cho vay đảo nợ.
Chủ tịch Chứng khoán SME
Chung cảnh ngộ với hai “đại gia” trên, ngày 2/8, cơ quan công an khởi tố và bắt giam ông Phan Huy Chí - Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán SME - về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Ngoài ông Chí, ông Phạm Minh Tuấn, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị SME cũng bị bắt.
Theo nhiều nguồn tin, năm 2010, ông Phạm Minh Tuấn chỉ đạo giả mạo giấy tờ của một cá nhân để ký hợp đồng cùng tham gia góp vốn đầu tư lô chứng khoán và đã nhận 107 tỷ đồng của một công ty bảo hiểm. Tuy nhiên, SME mới trả được một phần tiền để khắc phục hậu quả, nhưng không thể trả hết gần 60 tỷ đồng còn lại.
Theo giới thiệu của SME, ông Phan Huy Chí là thạc sĩ chuyên ngành luật Kinh tế, Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý - Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam...
Trong khi đó, ông Phạm Minh Tuấn đã từng giữ vị trí Trưởng phòng Quản lý tài chính của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Ông Tuấn tốt nghiệp ĐH Tài chính - Kế toán Hà Nội, ĐH Ngoại ngữ và Thạc sĩ Kinh tế ĐH Libre de Bruxelles (Solvay Business School - Bỉ).
Báo cáo tài chính mà SME công bố gần nhất là quý 3/2011. Mặc dù SME đã xin gia hạn nộp báo cáo tài chính quý 4/2011 nhưng đã không được Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội chấp thuận.
Theo báo cáo tài chính quý 3/2011, SME lỗ 6 tỷ đồng và lỗ lũy kế gần 23 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đến cuối quý 3 còn 203,5 tỷ đồng, trong đó vốn góp của chủ sở hữu là 225 tỷ đồng.
Cũng tính đến cuối quý 3/2011, các khoản phải thu ngắn hạn của SME là gần 667 tỷ đồng.
Việc SME không công bố báo cáo tài chính đầy đủ cùng với việc công ty chứng khoán này gần như ngừng hoạt động khiến có những phỏng đoán cho rằng, còn nhiều chủ nợ vẫn chưa đòi được tiền từ SME, bởi báo cáo tài chính quý 3/2011 cho thấy công ty này vẫn nợ gần 600 tỷ đồng.
Trên đây chỉ là ba vụ bắt giữ điển hình trong hàng loạt phi vụ “ngã ngựa” của các “đại gia” từ lớn đến bé và trong bối cảnh kinh tế ngày một rối ren này, không “ông lớn” nào có thể dám vỗ ngực quả quyết rằng mình sẽ không "xộ khám".
Các tin bài khác:>> Bầu Kiên nắm giữ bao nhiêu cổ phần ở các ngân hàng Việt Nam?
>> Trở thành 'đại gia' nhờ... rắn ri voi
>> Trương Đình Anh than về mức lương 'không đủ sống' ở FPT
>> Có nên mua Honda Civic 2012?
>> Dịch vụ thuê trực thăng ở VN: ‘Đắt xắt ra miếng’
>> Sự thật về viên thuốc gần 1 triệu đồng phòng xuất huyết não
>> Nghịch cảnh ở VN: Hết 'vươn'... lại 'chui' lòng đất
>> DN định giá xăng dầu: Tập dượt để cạnh tranh?
>> Buốt ruột cho tỷ phú ‘qua đêm’… mất tiền tấn 
>> Máy bay Vietnam Airlines bốc mùi khét khi đang bay
>> Ô tô Trung Quốc bị nhiễm chất gây ung thư
>> Quái chiêu săn 'người tình' của dân nhà giàu Trung Quốc
>> Khi đại gia cũng sướng... 'show hàng' 
>> Nguyên nhân nào khiến nhiều đại gia Việt bỗng chốc... dính vòng lao lý?
>> Siêu tỷ phú gây sốc với đám cưới ở tuổi 82
>> Toyota Camry giá rẻ hoàn toàn mới ra mắt tại Việt Nam

Kim Anh (tổng hợp)
nguồn:http://baodatviet.vn/Home/kinhte/daigiabonphuong/20-ngay-3-dai-gia-Viet-com-can-bi-vat-vao-trai-giam/20128/229460.datviet
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bầu Kiên – người ‘thích’ gây sốc của bóng đá Việt

Không lâu sau niềm vui CLB Hà Nội trụ hạng, bầu Kiên bị bắt về hành vi kinh doanh trái phép.

Bầu Kiên - người thích gây sốc của bóng đá Việt
Bầu Kiên là doanh nhân đầu tiên làm bóng đá. Ảnh: Hoàng Hà.
Năm 2000, bầu Kiên đi đầu trong phong trào doanh nhân đầu tư vào bóng đá khi Ngân hàng Á châu tiếp quản đội bóng Đường sắt Việt Nam để cho ra đời CLB ACB. Là ông trùm ngành ngân hàng cùng lượng tài sản khổng lồ nhưng ông Kiên bỏ tiền cho bóng đá rất căn cơ và "tiết kiệm". Cũng vì thế, tên tuổi của ông không nổi bằng bầu Thắng hay bầu Đức.
Trên sân cỏ, đội bóng của bầu Kiên cũng thi đấu thất thường. Sau hai năm đầu tư, CLB ACB góp mặt ở giải vô địch quốc gia năm 2002 nhưng chỉ một năm sau đó, đội bóng rơi xuống hạng nhất. Tuy vậy, nhờ lấy lại suất của Hàng không Việt Nam – đơn vị vừa tiếp quản đội bóng Công an Hà Nội, CLB của bầu Kiên tiếp tục dự giải vô địch quốc gia mùa giải 2004. Đến năm 2008, đội bóng của ông Kiên xuống hạng lần thứ hai và phải đợi tới hết năm 2011 để lên chơi V-League bằng cách mua lại suất của Hòa Phát.
Hơn 10 năm miệt mài làm bóng đá, dấu ấn lớn nhất của bầu Kiên lại là bài phát biểu tạo dư luận mạnh mẽ ở Lễ tổng kết V-League 2011 của VFF. Trong lần cướp diễn đàn ngoạn mục này, bầu Kiên đã phanh phui những điều tồi tệ của bộ máy VFF, BTC V-League, đội ngũ trọng tài…
Vụ “tung bom” khiến các ung nhọt của bóng đá Việt Nam bị phơi bày. Cũng từ đây, nền bóng đá nước nhà có hướng đi hứa hẹn sự đột phá với sự ra đời của VFP – công ty do các ông bầu thành lập. VFP cũng đánh dấu sự thay đổi quyền lực trong làng bóng đá Việt Nam. Các ông bầu từ chỗ không có tiếng nói và quyền lực đã trở thành những người làm chủ cuộc chơi.
VPF ra đời chưa lâu, bầu Kiên tiếp tục gây xôn xao dư luận khi lao vào cuộc chiến bản quyền truyền hình với VFF và AVG. Cuộc chiến tốn nhiều giấy mực của báo chí chỉ kết thúc sau sự nhượng bộ của AVG cùng thỏa thuận ngầm giữa các bên với nhau.
Gây tiếng vang trên chính trường, bầu Kiên cũng quyết tâm xây dựng lại đội bóng với nhiều tiền đầu tư và nhiều tham vọng hơn. Sau khi mua lại suất chơi V-League của Hòa Phát, vị Chủ tịch CLB còn tăng cường sức mạnh với bản hợp đồng bom tấn, mua Công Vinh với giá hơn 10 tỷ đồng. CLB Hà Nội với cái tên mới cùng lực lượng có chất lượng cao nhất từ trước tới nay nuôi mộng lớn ở V-League. Tuy nhiên, mùa giải 2012, đội bóng với sự góp mặt của nhiều ngôi sao như Công Vinh, Thành Lương, Timothy… thi đấu bết bát và chỉ giành quyền trụ hạng ở vòng đấu cuối cùng.
Không lâu sau nhận niềm vui CLB Hà Nội trụ hạng V-League, bầu Kiên bị bắt để làm rõ hành vi kinh doanh trái phép.
Theo Bưu Điện Việt Nam
nguồn:http://www.vietgiaitri.com/the-thao/2012/08/bau-kien-nguoi-thich-gay-soc-cua-bong-da-viet/
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
“Ngân hàng nhà nước có lỗi khi để Hội đồng sáng lập ACB tồn tại”

Việc ông Nguyễn Đức Kiên bị khởi tố, bắt tạm giam về tội “Kinh doanh trái phép” đã khiến phiên chất vấn Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình chiều nay 21/8 trở nên “nóng” hơn.

Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chiều nay 21/8, đại biểu Đỗ Văn Đương hỏi: “Tôi thấy một trong những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của các tổ chức tín dụng hiện nay, có biểu hiện thao túng thị trường tín dụng, vi phạm pháp luật với một số hành vi như cố ý làm trái pháp luật, kinh doanh trái phép.
Ông Nguyễn Đức Kiên còn là một trong những cổ đông chính của nhiều ngân hàng thương mại lớn như ACB, Eximbank, DaiABank và Kiên Long. Việc này gây ra hệ quả rất xấu. Việc thao túng thị trường tín dụng của một số ngân hàng cổ phần trong thời gian qua, cố ý làm trái như vậy, Thống đốc nắm được không? Nếu nắm được có biện pháp gì xử lý?”.
Trả lời câu hỏi này, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết: NHNN chỉ nhận được công văn nói rằng việc bắt ông Kiên là do thành lập ra 3 công ty con và các công ty này đã kinh doanh trái phép.
“Ông Nguyễn Đức Kiên là nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng thành viên sáng lập ACB. Đây là hội đồng do ngân hàng tự thành lập, còn theo Luật các TCTD Việt Nam thì trong cơ cấu tổ chức của NHTM cổ phần không có tổ chức này. Luật các TCTD Việt Nam cho phép các TCTD có Hội đồng quản trị và Ban điều hành. Đến giờ phút này, ông Kiên không tham gia vào Hội đông quản trị cũng như Ban điều hành của NH này. Do vậy, với địa vị công tác của ông Kiên thì không liên quan gì đến ACB”, Thống đốc nói.
Đồng thời, cũng theo thông tin mới nhất từ NHNN, cơ quan này đã chỉ đạo NHNN các cấp có biện pháp sẵn sàng hỗ trợ để đảm bảo thanh khoản của ACB và các tổ chức tín dụng khác, nếu như có hiện tượng rút tiền hàng loạt.
Mặc dù vậy, theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, NHNN cũng có lỗi khi để Hội đồng thành viên sáng lập tại ACB tồn tại lâu như vậy mà không có trong quy định của luật pháp.
Trước đó, ngay sau khi có tin ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt, nhiều ngân hàng thương mại, trong đó có các ngân hàng được nhắc đến trong câu hỏi của đại biểu Đỗ Văn Đương, đã lên tiếng khẳng định ông Kiên chỉ nắm tỷ lệ cổ phần nhỏ, hoặc không có cổ phần tại các ngân hàng này. Ông Kiên cũng không có tên trong danh sách HĐQT hay Ban Tổng giám đốc của ngân hàng nào.
nguồn:http://www.yeutretho.com/baiviet/2012/ngan-hang-nha-nuoc-co-loi-khi-de-hoi-dong-sang-lap-acb-ton-tai.html
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bầu Kiên: Giàu từ ngân hàng, nổi danh nhờ bóng đá

Ngoài số cổ phiếu tại Ngân hàng ACB, ông Kiên còn nắm giữ cổ phiếu của một số ngân hàng khác là Kiên Long, Đại Á (được cho là cổ đông lớn nhất). Bên cạnh đó, có tin cho biết bầu Kiên còn sở hữu cổ phần của VietBank, Eximbank và Sacombank.

Cho ra đời CLB bóng đá Hà Nội với cả tá ngôi sao, “đánh” VFF tơi bời, lập ra VPF, đấu tay đôi với AVG về bản quyền truyền hình, bầu Kiên trở thành tâm điểm của bóng đá Việt Nam trong năm qua.

Cướp diễn đàn, đánh tơi tả VFF

Là doanh nhân đầu tiên nhảy vào làm bóng đá, nhưng tên tuổi của bầu Kiên khá “chìm” so với bầu Thắng hay bầu Đức. Sở dĩ có điều trên là bởi ông trùm ngân hàng này có đặc tính không thích lên tiếng trên các phương tiện thông tin đại chúng và làm bóng đá một cách khá căn cơ chứ không vung tiền quảng bá thương hiệu rầm rộ.

Tuy nhiên, tất cả đã thay đổi kẻ từ sau buổi hội nghị tổng kết mùa giải 2011 của VFF. Trong buổi hội nghị ấy, chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ quyết định “cấm cửa” giới truyền thông, thế nhưng bất ngờ bầu Kiên thông qua chánh văn phòng VFF Lê Hoài Anh đã gửi cho ông Hỷ một mẩu giấy với nội dung bằng mọi giá phải cho giới truyền thông vào tác nghiệp.

Khi giới truyền thông được tham dự hội nghị, bầu Kiên bất ngờ “cướp diễn đàn”, nói sa sả về những điều tồi tệ của bộ máy VFF, của BTC V-League, của đội ngũ trọng tài. Vụ “tung bom” trên đã giúp ông chủ của CLB Hà Nội ACB nổi danh như cồn, trở thành tâm điểm của các trang báo thể thao.

Sau cú ra đòn bất ngờ trên, bầu Kiên tiếp tục tấn công dồn dập, đẩy VFF rơi vào cảnh thất thế. Bầu Kiên đòi phải thành lập một công ty cổ phần bóng đá để thay VFF điều hành các giải đấu trong nước. Nói là làm, bầu Kiên bắt tay cùng các đối tác hùng mạnh khác như bầu Thắng, bầu Đức, bầu Trường…, buộc VFF phải xuống nước, cho ra đời công ty VPF.
Bầu Kiên - tâm điểm của bóng đá Việt Nam trong năm 2011

Sự ra đời của VFP thực sự đã mở ra một bước ngoặt mới cho bóng đá Việt Nam. Đặc biệt, trong công ty này bầu Thắng là người giữ ghế CT HĐQT nhưng thực tế quyền lực của bầu Kiên mới là nhất. Kể từ ngày thành lập cho tới nay, đa phần các phát ngôn hay công văn của VPF đều xuất phát từ ông bầu tóc bạc này.

VPF được thành lập chưa lâu, bầu Kiên tiếp tục gây xôn xao dư luận khi lao vào cuộc chiến bản quyền truyền hình. PCT HĐQT VPF bất ngờ bỏ qua AVG – đơn vị đã ký hợp đồng bản quyền truyền hình có thời hạn 20 năm với VFF – để bắt tay hợp tác với VTV và VTC. "Ác liệt" hơn, ông còn làm công văn gửi lên các Bộ và thủ tướng, đề nghị xem xét lại tính hợp pháp của bản hợp đồng mà VFF và AVG đã ký.

Cho ra đời CLB bóng đá Hà Nội, nuôi mộng vô địch
Siêu xe bầu Kiên thường dùng để tới sân Hàng Đẫy

Bầu Kiên thuộc hàng đại gia giàu nứt đố đổ vách, nhưng khi bước chân vào làm bóng đá, ông khá căn cơ. Không thiếu tiền nhưng ông bầu tóc bạc này không đổ tiền thực hiện những hợp đồng bom tấn gây xôn xao dư luận, không tung tiền thưởng hàng tỷ đồng cho mỗi trận thắng như bầu Đức, bầu Hiển hay bầu Trường. Thế mới có chuyện Hà Nội ACB cứ lẹt đẹt, luôn lo trụ hạng chứ chẳng mơ gì tới ngôi vô địch.

Tuy nhiên, mọi chuyện đã rẽ sang một trang khác khi Hà Nội ACB phải xuống hạng vào cuối mùa giải 2011. Bầu Kiên bất ngờ mua lại Hòa Phát Hà Nội, sát nhập hai đội lại để cho ra đời CLB bóng đá Hà Nội. Tiếp theo, ông trùm ngân hàng gây chấn động dư luận khi chiêu mộ thành công ngôi sao sáng nhất của bóng đá Việt Nam - Công Vinh. Bầu Kiên luôn miệng khẳng định ông không phá giá, nhưng ai cũng hiểu, không phải ngẫu nhiên mà Công Vinh lật kèo Hà Nội T&T để về đầu quân cho CLB bóng đá Hà Nội.

Với những cầu thủ chất lượng như Công Vinh, Thành Lương, Timothy…CLB Hà Nội sở hữu lực lượng hùng hậu thuộc hàng số một Việt Nam. Có lẽ đây cũng là lần đầu tiên đội bóng mà bầu Kiên nắm được liệt vào danh sách ứng cử viên sáng giá cho ngôi vô địch.
Bầu Kiên: Bí ẩn đại gia đầu bạc

Khác với bầu Đức (ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai), hay bầu Hiển (ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch Ngân hàng SHB và Tập đoàn T&T), bầu Kiên không làm chủ tịch một tập đoàn nào.

Việc điều hành các doanh nghiệp tư nhân trong nước và liên doanh không phải là mục tiêu của bầu Kiên. Xu hướng đầu tư của ông cho thấy ông thích nắm cổ phần lớn trong ngân hàng và doanh nghiệp hơn là ngồi ghế lãnh đạo.

Nói chính xác, bầu Kiên là dạng nhà đầu tư thầm lặng phục vụ bản thân và một số cổ đông lớn có tiềm lực tài chính, có thể can thiệp vào các doanh nghiệp khi cần thiết để doanh nghiệp đó làm ăn tốt hơn. Tại các thị trường phát triển trên thế giới, đó là một nghề. Tuy vậy, nghề này đòi hỏi nhà đầu tư phải hội đủ nhiều yếu tố như tầm vóc và tầm nhìn, năng lực tài chính, kiến thức và uy tín.

Từng học Đại học Kỹ thuật Quân sự thuộc Bộ Quốc phòng, sau đó sang Hungary học Trường Kỹ thuật Quân sự Zalkamate (từ năm 1981-1985), ông Kiên tham gia sáng lập ACB vào năm 1994 cùng với các cổ đông khác. Từ năm 1994-2008, ông Kiên đảm nhiệm cương vị Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị ACB. Theo thông tin của giới ngân hàng, cho tới trước khi từ bỏ chức vụ thành viên Hội đồng Quản trị ACB vào năm 2008, ông Kiên và vợ là bà Đặng Ngọc Lan đã cùng các thành viên gia đình nắm giữ khoảng 10% cổ phần của ACB. Trong đó, riêng ông được cho là sở hữu 3,75% cổ phần.

Giá trị tài sản tính theo số cổ phiếu ACB ông Kiên nắm giữ năm 2011 vào khoảng 759,6 tỉ đồng (đứng thứ 14 trong top 100 nhà đầu tư giàu nhất trên sàn chứng khoán), trong khi năm 2010 là gần 805,9 tỉ đồng.

Ngoài số cổ phiếu đang nắm giữ tại Ngân hàng ACB, ông Kiên còn nắm giữ cổ phiếu của một số ngân hàng khác. Nhà đầu tư này được cho là cổ đông lớn nhất, chi phối 2 ngân hàng Kiên Long và Đại Á. Việc ông Kiên sở hữu cổ phần tại 2 ngân hàng nhỏ này có thể cấu trúc qua Ngân hàng ACB hoặc một số cá nhân, tổ chức được ủy thác. Ngoài Kiên Long, Đại Á, có tin cho biết bầu Kiên còn sở hữu cổ phần của Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (VietBank), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).

Trong lễ tổng kết của VFF, ông cho biết mình là “cổ đông chính của Eximbank”. Ông cũng tuân thủ quy định, theo đó mỗi ông bầu chỉ được phép sở hữu một đội bóng tại một giải đấu, thông qua một phát ngôn khác: sẽ bán cổ phần tại Ngân hàng Kiên Long bởi câu lạc bộ bóng đá Kiên Long Bank Kiên Giang được lên chơi ở giải vô địch quốc gia, còn Ngân hàng Kiên Long lại là nhà tài trợ chính cho đội bóng. Thậm chí, lại xuất hiện tin đồn trong giới đầu tư rằng bầu Kiên là nhân vật chính đã đứng ra dàn xếp việc một số cổ đông nước ngoài lẫn trong nước mua được hơn 45% cổ phần của Ngân hàng Sacombank.

Về khả năng lãnh đạo, thông tin về công việc điều hành của doanh nhân này càng mù mờ hơn. Mặc dù ông Kiên có cổ phần trong các ngân hàng, từng tham gia Hội đồng Quản trị Công ty Liên doanh dầu nhờn Caltex (Mỹ), Công ty Liên doanh KFC Việt Nam, rồi có chân trong Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Chợ Lớn và Công ty Cổ phần Du lịch Thiên Minh, chưa có thông tin nào cho thấy ông là nhà quản trị doanh nghiệp trực tiếp. Thậm chí, với thương vụ đình đám đầu năm 2011 khi Thiên Minh bỏ ra 45 triệu USD, trong đó Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) rót khoảng 12 triệu USD, để mua lại chuỗi resort Victoria, thì cũng không ai nhắc đến vai trò lãnh đạo của ông.

Một chuyên gia tư vấn chiến lược doanh nghiệp (giấu tên) cũng lắc đầu trước đặt câu hỏi này. Tuy nhiên, theo vị chuyên gia này, bất chấp khả năng lãnh đạo vẫn là dấu hỏi lớn, rõ ràng kỹ năng đánh giá cơ hội và khả năng thay đổi (kể cả một hệ thống lớn và rất phức tạp như VFF) của bầu Kiên cho thấy ông là một doanh nhân có nhiều phẩm chất và xảo thuật.

Đằng sau doanh nhân này còn nhiều câu hỏi khác, như cách hành xử ở ông hay khả năng điều hành doanh nghiệp, nhưng không thể phủ nhận thuật lãnh đạo của nhà đầu tư thầm lặng này được biểu hiện khá rõ thông qua sự nể trọng và e dè của các nhà lãnh đạo khác dành cho ông.

Ông Kiên ít khi thất bại một khi đã theo đuổi một mục tiêu nào đó. Hoặc những thất bại của ông thường bị vầng hào quang thành công của ông che khuất. Tuy nhiên, đây chính là điểm yếu của bầu Kiên. Quá tự tin có thể dẫn đến thất bại, ví dụ như những rắc rối hiện nay trong cuộc chiến bản quyền với Công ty Cổ phần Viễn thông và Truyền thông An Viên. Bầu Kiên đã quá vội vàng và chủ quan, nhất là ngay sau khi nắm ghế Phó Chủ tịch VPF, cho nên sẽ có khả năng thất bại trong vụ việc này.

Nếu điều này xảy ra, lần đầu tiên chúng ta sẽ có dịp thẩm định một cách chính xác năng lực điều hành của ông Nguyễn Đức Kiên, bất chấp lớp màn bí mật ông đã phủ lên nghiệp kinh doanh của mình.
(Theo Nhịp cầu Đầu tư)

nguồn:http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/vef/85368/bau-kien--giau-tu-ngan-hang--noi-danh-nho-bong-da.html
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thống đốc Nguyễn Văn Bình trả lời về vụ bầu Kiên bị bắt
Thống đốc NHNN VN Nguyễn Văn Bình trả lời chất vấn trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- Ảnh: Quang Khánh

(TNO) Chiều 21.8, trong phiên trả lời chất vấn trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN Nguyễn Văn Bình đã nói về vụ việc ông Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó chủ tịch hội đồng sáng lập Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB) bị bắt.

>> Ngân hàng Nhà nước VN: Ông Nguyễn Đức Kiên bị khởi tố tội “kinh doanh trái phép”
>> Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trả lời chất vấn
>> Chỉ số VN-Index giảm 
>> Giá vàng SJC tăng mạnh
>> Chủ tịch HĐQT VPF: Ông Kiên bị bắt không ảnh hưởng đến VPF
>> "Bầu" Kiên bị bắt, lo cho CLB Bóng đá Hà Nội

Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết:
TNO
nguồn:http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120821/thong-doc-nguyen-van-binh-tra-loi-ve-vu-bau-kien-bi-bat.aspx
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
VPF, VFF hội ý khẩn về việc bầu Kiên bị bắt

TTO - Trao đổi với Tuổi Trẻ sáng 21-8, ông Nguyễn Trọng Hỷ, chủ tịch VFF, cho biết rất bất ngờ trước thông tin ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt.
Theo ông Hỷ ngay trong hôm nay 21-8, thường trực VFF sẽ có cuộc hội ý khẩn với một số thành viên HĐQT VPF để tìm hướng giải quyết.




Vì ông Kiên đang là phó chủ tịch HĐQT Công ty VPF, chủ tịch hai CLB bóng đá tại V-League và hạng nhất nên theo ông Hỷ ngay trong hôm nay 21-8, thường trực VFF sẽ có cuộc hội ý khẩn với một số thành viên HĐQT VPF để tìm hướng giải quyết.
Ông Hỷ cho biết do hiện nay ông đang có mặt tại TP.HCM nên cuộc gặp sẽ được diễn ra tại TP.HCM hoặc qua điện thoại.
“VFF, VPF sẽ đưa ra thông tin chính thức và các giải pháp liên quan đến vị trí của anh Kiên tại VPF và đặc biệt là tương lai của hai CLB bóng đá là: CLB bóng đá Hà Nội, CLB bóng đá Hà Nội trẻ. VFF, VPF sẽ nỗ lực hết sức và tìm giải pháp để việc anh Kiên gặp sự cố không gây xáo trộn quá nhiều đến các công việc đang diễn ra với bóng đá VN”, ông Hỷ cho biết.
Mặc dù mùa giải 2012 đã kết thúc, các cầu thủ, HLV của hai đội bóng do bầu Kiên sở hữu đang có một tháng nghỉ ngơi nhưng thông tin về việc bầu Kiên bị bắt đã khiến cầu thủ, HLV các đội hết sức hoang mang.
HLV trưởng CLB bóng đá Hà Nội Hoa Mạnh Hưng nói: “Chúng tôi mới đọc thông tin trên báo, không biết tình hình cụ thể ra sao nhưng lo lắng quá. Các cầu thủ từ sáng đến giờ điện thoại liên tục cho tôi cũng với tâm trạng đó”.
Tiền vệ đội trưởng CLB bóng đá Hà Nội Thành Lương cho biết anh rất sốc trước thông tin bầu Kiên bị bắt. Thành Lương là một trong số ít cầu thủ gắn bó với CLB bóng đá của bầu Kiên từ gần 10 năm nay và được bầu Kiên rất yêu mến.
K.XUÂN
nguồn:http://thethao.tuoitre.vn/The-thao/507762/VPF-VFF-hoi-y-khan-ve-viec-bau-Kien-bi-bat.html
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngân Hàng Nhà Nước lên tiếng vụ bầu Kiên bị bắt

Ngân hàng Nhà nước đã chính thức có văn bản thông báo thể hiện quan điểm về việc ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt sáng nay và cho biết những động thái hỗ trợ ACB trong thời điểm này.



Thông báo cho biết, căn cứ đơn khiếu nại, tố cáo vi phạm pháp luật xảy ra tại ba công ty: Công ty cổ phần Đầu tư thương mại B&B; Công ty Cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội; Công ty TNHH Đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội do ông Nguyễn Đức Kiên làm Chủ tịch HĐQT, ngày 20/8/2012, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố, bắt tạm giam bị can đối với ông Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT, Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng TMCP Á Châu.
Ngân hàng Nhà nước khẳng định, hiện nay, ông Nguyễn Đức Kiên không tham gia quản lý điều hành Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB). 
Theo Ngân hàng Nhà nước, cơ quan cảnh sát điều tra (Bộ Công an), ông Nguyễn Đức Kiên bị khởi tố về tội Kinh doanh trái phép theo Điều 159 - Bộ Luật hình sự Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Bước đầu điều tra sai phạm chỉ liên quan đến ba  công ty trên do ông Nguyễn Đức Kiên làm chủ tịch HĐQT.

Việc khởi tố bắt tạm giam ông Nguyễn Đức Kiên về tội kinh doanh trái phép là hoạt động bình thường của Cơ quan Cảnh sát điều tra.

Do đó, người gửi tiền tại Ngân hàng TMCP Á Châu hoàn toàn yên tâm. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang theo dõi sát diễn biến thị trường tiền tệ. Trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản để ổn định và bảo đảm an toàn hệ thống.
Sáng nay, do lo ngại về thanh khoản, ACB đã yêu cầu các chi nhánh, PGD tạm ngưng giải ngân cho vay do lo ngại những tác động về việc ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt và ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc của ACB đến làm việc với cơ quan điều tra.
Theo đó, hội đồng quản trị yêu cầu tất cả các đơn vị tạm ngưng giải ngân cho vay và chờ thông báo mới của Ban điều hành. Các đơn vị cần theo dõi chặt chẽ thanh khoản, báo cáo lập tức các dấu hiệu bất thường về kinh doanh về cho Phó TGĐ thường trực. Ngoài ra, lãnh đạo ACB cũng yêu cầu các trưởng, phó đơn vị không được rời khỏi nhiệm sở.
Tuy nhiên, sau khi xem xét lại tình hình, ACB đã quyết định giải ngân bình thường cho các khoản vay dưới 2 tỷ đồng. Còn các khoản vay trên 2 tỷ đồng thì chi nhánh và PGD phải đăng ký về Hội sở để kiểm tra.

Phước Hà

nguồn:http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/vef/85451/nhnn-len-tieng-vu-bau-kien-bi-bat.html
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Báo chí nước ngoài nói gì về vụ bắt giữ “bầu” Kiên?


AN HUY
21/08/2012 19:15 (GMT+7)
picture 
Ông Nguyễn Đức Kiên trong một trận đấu bóng đá ở Hà Nội hồi giữa tháng 7 - Ảnh: Reuters. 

Vụ bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên, thường gọi là “bầu” Kiên, ngay lập tức đã thu hút sự chú ý lớn của các tờ báo và hãng tin quốc tế. Các báo nước ngoài bày tỏ lo ngại về ảnh hưởng của vụ bắt giữ này đối với nền kinh tế và hệ thống ngân hàng của Việt Nam.
Một loạt tờ báo và hãng tin quốc tế tên tuổi như Bloomberg BusinessWeek, Reuters, AP, Financial Times, Straits Times… hôm nay đều đăng tin về vụ “bầu” Kiên bị bắt.

Báo Financial Times chạy dòng tít “Arrest of Vietnam tycoon unnerves markets” (tạm dịch: “Vụ bắt giữ doanh nhân Việt Nam gây hoảng hốt cho thị trường”), trong khi hãng tin AFP giật tít: “Vietnam arrests high-flying banking mogul” (tạm dịch: “Việt Nam bắt giữ ‘đại gia’ giàu có ngành ngân hàng”), dòng tít trên Reuters thông báo: “Vietnam arrests banking tycoon, bank shares fall” (tạm dịch: “Việt Nam bắt giữ ‘đại gia’ ngân hàng, giá cổ phiếu ngân hàng sụt giảm”)…

Hầu hết các bản tin đều ghi nhận vị thế đáng nể của ông Nguyễn Đức Kiên trong lĩnh vực kinh doanh và thể thao tại Việt Nam như “một trong những doanh nhân giàu có nhất trong ngành ngân hàng ở Việt Nam”, “đại gia” ngân hàng hàng đầu ở Việt Nam, “nhân vật hàng đầu trong lĩnh vực bóng đá ở Việt Nam”...

“Cảnh sát Việt Nam đã bắt giữ một trong những ‘đại gia’ ngân hàng giàu có nhất về những sai phạm trong hoạt động kinh tế chưa được nêu rõ, khiến thị trường chứng khoán Việt Nam sụt giảm giữa lúc nước này đang gặp nhiều khó khăn kinh tế”, hãng tin AP cho biết.

Tờ Financial Times thì viết: “Vụ bắt giữ một trong những doanh nhân nổi bật nhất ở Việt Nam đã gây rúng động trên thị trường chứng khoán của Việt Nam”.

Tương tự như thái độ lo ngại của Financial Times, các tờ báo và hãng thông tấn nước ngoài có đưa tin về vụ việc đều đặt vụ bắt giữ trong bối cảnh những khó khăn kinh tế hiện nay ở Việt Nam.

Vụ bắt giữ ông Kiên “châm ngòi trở lại cho những lo ngại về ngành ngân hàng của Việt Nam”, bản tin của Reuters có đoạn viết.

“Tin tức về vụ việc một lần nữa làm dấy lên quan ngại về một hệ thống ngân hàng đã chịu ảnh hưởng tiêu cực của 4 năm lạm phát cao, giá tài sản sụt giảm mạnh và những mối liên hệ tới khu vực kinh tế quốc doanh”, Reuters nhận xét.

Hãng tin AP nhấn mạnh: “Thông tin về vụ bắt giữ đăng tải trên các báo vào ngày thứ Ba đã khiến thị trường chứng khoán Việt Nam giảm điểm mạnh, với chỉ số VN-Index giảm khoảng 5% vào buổi trưa”.

Hãng tin này còn nói thêm rằng: “Việt Nam từng được xem là một nền kinh tế ‘con hổ’ mới ở khu vực châu Á, tương tự như Đài Loan và Hàn Quốc, nhưng những lo lắng về sức khỏe của hệ thống ngân hàng, quan ngại về lạm phát, sự mất giá đồng nội tệ, sự suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu và sự sa sút của lượng vốn đầu tư nước ngoài là những nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế”.

Trong một bài viết dài và chi tiết về vụ bắt giữ ông Kiên, báo Financial Times nhấn mạnh rằng: “Vụ bắt giữ ông Kiên là động thái đầu tiên thuộc thể loại này đối với một người thuộc thế hệ doanh nhân cỡ bự mới phất lên sau khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa kinh tế”.

Năm nay 49 tuổi, ông Nguyễn Đức Kiên là người trong nhóm sáng lập Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB), một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất ở Việt Nam. Ngoài ra, ông còn là Chủ tịch của Câu lạc bộ Bóng đá Hà Nội.

Dù không còn giữ chức vụ gì ở ACB và đã giảm cổ phần nắm giữ trong ngân hàng này xuống dưới mức 5%, ông Kiên được cho là còn nắm cổ phần ở nhiều ngân hàng khác của Việt Nam. Ngân hàng Standard Chartered của Anh hiện đang nắm cổ phần 15% tại ACB.

Theo cơ quan cảnh sát điều tra, ông Kiên bị khởi tố về tội "kinh doanh trái phép" theo điều 159 Bộ luật Hình sự. Bước đầu điều tra sai phạm chỉ liên quan đến ba công ty là Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại B&B; Công ty Cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội; Công ty TNHH Đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội do ông Kiên làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Vụ bắt giữ ông Kiên diễn ra vào ngày hôm qua, 20/8.
nguồn:http://vneconomy.vn/20120821070738884P0C5/bao-chi-nuoc-ngoai-noi-gi-ve-vu-bat-giu-bau-kien.htm 
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chân dung ông 'trùm' Nguyễn Đức Kiên

Con nhà giáo, học quân sự, khởi nghiệp với nghề dệt may nhưng ông Nguyễn Đức Kiên thành danh với nghiệp ngân hàng và càng trở nên nổi tiếng khi liên tục phát ngôn gây sốc về bóng đá.

> Bầu Kiên bị bắt

> Thống đốc giải trình vụ bầu Kiên bị bắt

> Bầu Kiên bị bắt vì sai phạm tại 3 công ty

Hơn 10 năm trước khi người hâm mộ thể thao trong nước biết tới một ông bầu bóng đá bạo ngôn, giới tài chính ngân hàng đã nhắc đến cái tên "Kiên đầu bạc" với sự kiềng nể. Những lời đồn đại về uy lực của nhân vật này trong lĩnh vực ngân hàng tăng lên cùng với độ nóng của quá trình mua bán, sáp nhập và tái cơ cấu ngân hàng.
Ông Nguyễn Đức Kiên từng được xem là hình mẫu doanh nhân thành đạt. Ảnh: PV
Trước khi bị bắt, ông Nguyễn Đức Kiên từng được xem là mẫu doanh nhân thành đạt. Ảnh: Kỳ Lân
Mới bước qua tuổi 48 nhưng từ lâu ông Nguyễn Đức Kiên đã sở hữu mái đầu bạc trắng, nên trông vẻ ngoài già hơn tuổi. Sinh năm 1964 trong một gia đình nhà giáo mẫu mực, cậu thanh niên 16 tuổi Nguyễn Đức Kiên lại chọn thi vào Đại học Kỹ thuật Quân sự (Bộ Quốc phòng), sau đó đi tu nghiệp Trường Kỹ thuật Quân sự Zalkamatê ở Hunggary (1981-1985).
Thế nhưng về nước, ông không hoạt động trong quân ngũ mà vào làm việc tại Tổng công ty Dệt may. 8 năm trong ngành dệt may không mấy tiếng tăm, Nguyễn Đức Kiên dấn thân sang lĩnh vực ngân hàng với bước ngoặt đầu tiên là trở thành Phó chủ tịch Hội đồng quản trị ACB khi vừa tròn 30 tuổi.
Người ta không có nhiều thông tin về bầu Kiên từ lúc ACB phôi thai thành lập (năm 1993), chỉ biết rằng ông có chân trong Hội đồng quản trị từ 1994 và đến 17/10/2006 đã nắm giữ hơn 4,1 triệu cổ phiếu ACB trong tổng khối lượng lưu hành hơn 110 triệu đơn vị (tương đương hơn 1.100 tỷ đồng vốn điều lệ). Bà vợ Đặng Ngọc Lan còn nắm giữ nhiều cổ phiếu ACB hơn chồng (hơn 4,5 triệu) và nếu tính cả 3 người em, gia đình ông Kiên sở hữu hơn 10,7 triệu cổ phiếu ACB. Nếu tính theo giá đóng cửa phiên giao dịch cuối năm 2006, số cổ phiếu này tương đương hơn 1.600 tỷ đồng, khiến gia đình ông Kiên lọt vào diện giàu nhất nhì trên thị trường chứng khoán.
So sánh tương quan với các thành viên khác trong Hội đồng Quản trị ACB, số cổ phiếu của bầu Kiên và gia đình thời điểm cuối 2006 cũng rất đáng nể. Chủ tịch Hội đồng quản trị Trần Mộng Hùng và 5 thành viên khác trong gia đình nắm giữ hơn 12 triệu cổ phiếu. Phó chủ tịch Phạm Trung Cang (cũng là thành viên sáng lập ACB như ông Hùng) và gia đình nắm giữ chưa đầy 3 triệu cổ phiếu.
Mặc dù là người đến sau (không có tên trong danh sách sáng lập ngân hàng), nhưng hễ nhắc tới Nguyễn Đức Kiên là người ta nghĩ ngay tới Kiên ACB.
ACB lúc thành lập chỉ có vốn điều lệ 20 tỷ đồng. Một năm sau, trùng thời gian ông Nguyễn Đức Kiên lên làm Phó chủ tịch, vốn của ngân hàng tăng gấp 3,5 lần và lên đến hơn 1.100 tỷ đồng vào năm 2006, khi ACB bắt đầu niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Ngày nay, vốn điều lệ của ACB đã trên 9.000 tỷ đồng, chỉ kém ngân hàng tư nhân lớn nhất - Sacombank vài trăm tỷ.
Bầu Kiên 48 tuổi với mái tóc bạc trắng làm nên thương hiệu Kiên đầu bạc. Ảnh: PV
Suốt 14 năm đảm nhiệm cương vị Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị ACB, đến năm 2008, ông Nguyễn Đức Kiên rút khỏi vai trò quản trị để làm Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập. Tuy nhiên, đến năm 2010 thì Hội đồng này bị giải tán vì không được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước.
Theo thông tin của giới ngân hàng, cho tới trước khi từ bỏ chức vụ thành viên Hội đồng Quản trị ACB vào năm 2008, ông Kiên và vợ là bà Đặng Ngọc Lan đã cùng các thành viên gia đình nắm giữ khoảng 10% cổ phần của ACB. Trong đó, riêng ông được cho là sở hữu 3,75% cổ phần.
Đến thời điểm hiện tại, lãnh đạo ACB xác nhận ông Kiên đã bán gần hết số cổ phiếu và gần như không còn vai trò gì tại ngân hàng.
Theo thông tin lan truyền trên thị trường, sau khi rời khỏi ACB, bóng dáng Nguyễn Đức Kiên bắt đầu thấp thoáng đằng sau nhiều ngân hàng khác như Kiên Long, Đại Á, Việt Nam Thương Tín (VietBank), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)... Bản thân bầu Kiên khi giới thiệu mình với giới hâm mộ thể thao cũng xác nhận có cổ phần ở Kiên Long, là cổ đông chính ở Eximbank. Và cứ những trận đấu bóng nào có đội của bầu Kiên tài trợ, thì trên sân cỏ đều xuất hiện quảng cáo của một số ngân hàng nói trên.
Sáng 21/8, khi tin bắt giữ được lan truyền, những ngân hàng này đồng loạt lên tiếng phủ nhận sự liên quan cũng như vai trò của bầu Kiên. Và trên thực tế, từ cáo bạch, báo cáo tài chính cho tới các công bố thông tin của những ngân hàng này, không nơi nào ghi nhận Nguyễn Đức Kiên là cổ đông lớn.
Trước đó, vụ Sacombank bị thâu tóm từng là tâm điểm của thị trường và bầu Kiên cũng là một trong những cái tên được nhắc đến đầu tiên. Nhưng khi mọi việc đã kết thúc, giới tài chính không thấy tên bầu Kiên xuất hiện trong hội đồng quản trị hay ban điều hành Sacombank.
Trong cáo bạch năm 2006 của ACB, Nguyễn Đức Kiên tham gia vào nhiều lĩnh vực khác ngoài ngành ngân hàng, như Chủ tịch HĐQT Công ty May thời trang MTT; Chủ tịch HĐQT Công ty Thiên Nam; Chủ tịch HĐQT Công ty Liên doanh nhựa đường Caltex; Chủ tịch HĐQT Công ty Thể thao ACB; Phó Chủ tịch/Chủ tịch Công ty liên doanh KFC Việt Nam. Tuy nhiên, xu hướng đầu tư những năm qua cho thấy Nguyễn Đức Kiên thiên về việc sở hữu ngân hàng và doanh nghiệp hơn là ngồi ghế lãnh đạo.
Không chỉ chen chân vào lĩnh vực ngân hàng, du lịch... bầu Kiên còn tham gia vào lĩnh vực thể thao và gắn tên tuổi với câu lạc bộ bóng đá Hà Nội ACB. Tuy nhiên, CLB này chưa gặt hái được nhiều thành tích đáng kể dưới thời bầu Kiên và 2 lần rớt hạng trong những mùa gần đây. Sau đó, bầu Kiên bất ngờ mua lại Hòa Phát Hà Nội, sát nhập hai đội lại để cho ra đời câu lạc bộ bóng đá Hà Nội.
Suốt một năm qua, cái tên Nguyễn Đức Kiên được nhắc tới nhiều hơn với chiến dịch làm sạch bóng đá chuyên nghiệp và cho ra đời Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam - VPF.
Một ông bầu bụi bặm và bạo chi trên sân cỏ. Ảnh: PV
Một ông bầu bạo ngôn và bạo chi trên sân cỏ. Ảnh: Kỳ Lân
Nổi tiếng là một tay đầu tư tài chính cỡ bự, một ông bầu bạo ngôn và bạo chi, nhưng Nguyễn Đức Kiên lại là mẫu đàn ông vị gia đình. Thỉnh thoảng người ta vẫn thấy "gã đầu bạc" tay trong tay với vợ đến Nhà hát lớn (Hà Nội) nghe nhạc. Cưỡi xe máy ăn đồ trên phố cùng vợ cũng là sở thích bình dị của ông trùm. Vài ngày trước khi bị bắt, bầu Kiên còn được nhìn thấy trên sân cỏ với cậu con trai bé bỏng của mình.
"Muốn viết gì về tôi thì viết, nhưng đừng động chạm tới vợ con tôi", bầu Kiên từng lớn tiếng khi báo chí đăng tin liên quan tới gia đình mình.
Tuy nhiên, mọi chuyện có thể đã rẽ sang một trang khác khi ông bị Tổng cục cảnh sát Phòng chống tội phạm (Bộ Công an) bắt giam tối 20/8 để điều tra về hành vi "cố ý làm trái" liên quan đến các hoạt động kinh tế.
Trong văn bản phát đi trưa 21/8, Cơ quan Cảnh sát Điều tra cho biết Nguyễn Đức Kiên có liên quan tới sai phạm của 3 công ty con do ông này làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, và trước mắt chưa liên quan tới hoạt động ngân hàng.
Lệ Chi - Song Linh
nguồn:http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/kinh-nghiem/2012/08/chan-dung-ong-trum-nguyen-duc-kien/ 
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
"Bầu" Kiên - "ông trùm" của các Ngân hàng Việt Nam

Ngoài số cổ phiếu tại Ngân hàng ACB, ông Kiên còn nắm giữ cổ phiếu của một số ngân hàng khác là Kiên Long, Đại Á (được cho là cổ đông lớn nhất). Bên cạnh đó, có tin cho biết bầu Kiên còn sở hữu cổ phần của VietBank, Eximbank và Sacombank.

Cho ra đời CLB bóng đá Hà Nội với cả tá ngôi sao, “đánh” VFF tơi bời, lập ra VPF, đấu tay đôi với AVG về bản quyền truyền hình, bầu Kiên trở thành tâm điểm của bóng đá Việt Nam trong năm qua.
`Bầu` Kiên - `ông trùm` của các Ngân hàng Việt Nam
Bầu Kiên - tâm điểm cúa bóng đá Việt Nam trong năm 2011
Cướp diễn đàn, đánh tơi tả VFF
Là doanh nhân đầu tiên nhảy vào làm bóng đá, nhưng tên tuổi của bầu Kiên khá “chìm” so với bầu Thắng hay bầu Đức. Sở dĩ có điều trên là bởi ông trùm ngân hàng này có đặc tính không thích lên tiếng trên các phương tiện thông tin đại chúng và làm bóng đá một cách khá căn cơ chứ không vung tiền quảng bá thương hiệu rầm rộ.
Tuy nhiên, tất cả đã thay đổi kẻ từ sau buổi hội nghị tổng kết mùa giải 2011 của VFF. Trong buổi hội nghị ấy, chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ quyết định “cấm cửa” giới truyền thông, thế nhưng bất ngờ bầu Kiên thông qua chánh văn phòng VFF Lê Hoài Anh đã gửi cho ông Hỷ một mẩu giấy với nội dung bằng mọi giá phải cho giới truyền thông vào tác nghiệp.
Khi giới truyền thông được tham dự hội nghị, bầu Kiên bất ngờ “cướp diễn đàn”, nói sa sả về những điều tồi tệ của bộ máy VFF, của BTC V-League, của đội ngũ trọng tài. Vụ “tung bom” trên đã giúp ông chủ của CLB Hà Nội ACB nổi danh như cồn, trở thành tâm điểm của các trang báo thể thao.
Sau cú ra đòn bất ngờ trên, bầu Kiên tiếp tục tấn công dồn dập, đẩy VFF rơi vào cảnh thất thế. Bầu Kiên đòi phải thành lập một công ty cổ phần bóng đá để thay VFF điều hành các giải đấu trong nước. Nói là làm, bầu Kiên bắt tay cùng các đối tác hùng mạnh khác như bầu Thắng, bầu Đức, bầu Trường…, buộc VFF phải xuống nước, cho ra đời công ty VPF.
Sự ra đời của VFP thực sự đã mở ra một bước ngoặt mới cho bóng đá Việt Nam. Đặc biệt, trong công ty này bầu Thắng là người giữ ghế CT HĐQT nhưng thực tế quyền lực của bầu Kiên mới là nhất. Kể từ ngày thành lập cho tới nay, đa phần các phát ngôn hay công văn của VPF đều xuất phát từ ông bầu tóc bạc này.
VPF được thành lập chưa lâu, bầu Kiên tiếp tục gây xôn xao dư luận khi lao vào cuộc chiến bản quyền truyền hình. PCT HĐQT VPF bất ngờ bỏ qua AVG – đơn vị đã ký hợp đồng bản quyền truyền hình có thời hạn 20 năm với VFF – để bắt tay hợp tác với VTV và VTC. "Ác liệt" hơn, ông còn làm công văn gửi lên các Bộ và thủ tướng, đề nghị xem xét lại tính hợp pháp của bản hợp đồng mà VFF và AVG đã ký.
Cho ra đời CLB bóng đá Hà Nội, nuôi mộng vô địch
`Bầu` Kiên - `ông trùm` của các Ngân hàng Việt Nam
Siêu xe bầu Kiên thường dùng để tới sân Hàng Đẫy
Bầu Kiên thuộc hàng đại gia giàu nứt đố đổ vách, nhưng khi bước chân vào làm bóng đá, ông khá căn cơ. Không thiếu tiền nhưng ông bầu tóc bạc này không đổ tiền thực hiện những hợp đồng bom tấn gây xôn xao dư luận, không tung tiền thưởng hàng tỷ đồng cho mỗi trận thắng như bầu Đức, bầu Hiển hay bầu Trường. Thế mới có chuyện Hà Nội ACB cứ lẹt đẹt, luôn lo trụ hạng chứ chẳng mơ gì tới ngôi vô địch.
Tuy nhiên, mọi chuyện đã rẽ sang một trang khác khi Hà Nội ACB phải xuống hạng vào cuối mùa giải 2011. Bầu Kiên bất ngờ mua lại Hòa Phát Hà Nội, sát nhập hai đội lại để cho ra đời CLB bóng đá Hà Nội. Tiếp theo, ông trùm ngân hàng gây chấn động dư luận khi chiêu mộ thành công ngôi sao sáng nhất của bóng đá Việt Nam - Công Vinh. Bầu Kiên luôn miệng khẳng định ông không phá giá, nhưng ai cũng hiểu, không phải ngẫu nhiên mà Công Vinh lật kèo Hà Nội T&T để về đầu quân cho CLB bóng đá Hà Nội.
Với những cầu thủ chất lượng như Công Vinh, Thành Lương, Timothy…CLB Hà Nội sở hữu lực lượng hùng hậu thuộc hàng số một Việt Nam. Có lẽ đây cũng là lần đầu tiên đội bóng mà bầu Kiên nắm được liệt vào danh sách ứng cử viên sáng giá cho ngôi vô địch.
Bầu Kiên: Bí ẩn đại gia đầu bạc
Khác với bầu Đức (ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai), hay bầu Hiển (ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch Ngân hàng SHB và Tập đoàn T&T), bầu Kiên không làm chủ tịch một tập đoàn nào.

Việc điều hành các doanh nghiệp tư nhân trong nước và liên doanh không phải là mục tiêu của bầu Kiên. Xu hướng đầu tư của ông cho thấy ông thích nắm cổ phần lớn trong ngân hàng và doanh nghiệp hơn là ngồi ghế lãnh đạo.

Nói chính xác, bầu Kiên là dạng nhà đầu tư thầm lặng phục vụ bản thân và một số cổ đông lớn có tiềm lực tài chính, có thể can thiệp vào các doanh nghiệp khi cần thiết để doanh nghiệp đó làm ăn tốt hơn. Tại các thị trường phát triển trên thế giới, đó là một nghề. Tuy vậy, nghề này đòi hỏi nhà đầu tư phải hội đủ nhiều yếu tố như tầm vóc và tầm nhìn, năng lực tài chính, kiến thức và uy tín.

Từng học Đại học Kỹ thuật Quân sự thuộc Bộ Quốc phòng, sau đó sang Hungary học Trường Kỹ thuật Quân sự Zalkamate (từ năm 1981-1985), ông Kiên tham gia sáng lập ACB vào năm 1994 cùng với các cổ đông khác. Từ năm 1994-2008, ông Kiên đảm nhiệm cương vị Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị ACB. Theo thông tin của giới ngân hàng, cho tới trước khi từ bỏ chức vụ thành viên Hội đồng Quản trị ACB vào năm 2008, ông Kiên và vợ là bà Đặng Ngọc Lan đã cùng các thành viên gia đình nắm giữ khoảng 10% cổ phần của ACB. Trong đó, riêng ông được cho là sở hữu 3,75% cổ phần.

Giá trị tài sản tính theo số cổ phiếu ACB ông Kiên nắm giữ năm 2011 vào khoảng 759,6 tỉ đồng (đứng thứ 14 trong top 100 nhà đầu tư giàu nhất trên sàn chứng khoán), trong khi năm 2010 là gần 805,9 tỉ đồng.

Ngoài số cổ phiếu đang nắm giữ tại Ngân hàng ACB, ông Kiên còn nắm giữ cổ phiếu của một số ngân hàng khác. Nhà đầu tư này được cho là cổ đông lớn nhất, chi phối 2 ngân hàng Kiên Long và Đại Á. Việc ông Kiên sở hữu cổ phần tại 2 ngân hàng nhỏ này có thể cấu trúc qua Ngân hàng ACB hoặc một số cá nhân, tổ chức được ủy thác. Ngoài Kiên Long, Đại Á, có tin cho biết bầu Kiên còn sở hữu cổ phần của Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (VietBank), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).

Trong lễ tổng kết của VFF, ông cho biết mình là “cổ đông chính của Eximbank”. Ông cũng tuân thủ quy định, theo đó mỗi ông bầu chỉ được phép sở hữu một đội bóng tại một giải đấu, thông qua một phát ngôn khác: sẽ bán cổ phần tại Ngân hàng Kiên Long bởi câu lạc bộ bóng đá Kiên Long Bank Kiên Giang được lên chơi ở giải vô địch quốc gia, còn Ngân hàng Kiên Long lại là nhà tài trợ chính cho đội bóng. Thậm chí, lại xuất hiện tin đồn trong giới đầu tư rằng bầu Kiên là nhân vật chính đã đứng ra dàn xếp việc một số cổ đông nước ngoài lẫn trong nước mua được hơn 45% cổ phần của Ngân hàng Sacombank.
Về khả năng lãnh đạo, thông tin về công việc điều hành của doanh nhân này càng mù mờ hơn. Mặc dù ông Kiên có cổ phần trong các ngân hàng, từng tham gia Hội đồng Quản trị Công ty Liên doanh dầu nhờn Caltex (Mỹ), Công ty Liên doanh KFC Việt Nam, rồi có chân trong Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Chợ Lớn và Công ty Cổ phần Du lịch Thiên Minh, chưa có thông tin nào cho thấy ông là nhà quản trị doanh nghiệp trực tiếp. Thậm chí, với thương vụ đình đám đầu năm 2011 khi Thiên Minh bỏ ra 45 triệu USD, trong đó Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) rót khoảng 12 triệu USD, để mua lại chuỗi resort Victoria, thì cũng không ai nhắc đến vai trò lãnh đạo của ông.

Một chuyên gia tư vấn chiến lược doanh nghiệp (giấu tên) cũng lắc đầu trước đặt câu hỏi này. Tuy nhiên, theo vị chuyên gia này, bất chấp khả năng lãnh đạo vẫn là dấu hỏi lớn, rõ ràng kỹ năng đánh giá cơ hội và khả năng thay đổi (kể cả một hệ thống lớn và rất phức tạp như VFF) của bầu Kiên cho thấy ông là một doanh nhân có nhiều phẩm chất và xảo thuật.

Đằng sau doanh nhân này còn nhiều câu hỏi khác, như cách hành xử ở ông hay khả năng điều hành doanh nghiệp, nhưng không thể phủ nhận thuật lãnh đạo của nhà đầu tư thầm lặng này được biểu hiện khá rõ thông qua sự nể trọng và e dè của các nhà lãnh đạo khác dành cho ông.

Ông Kiên ít khi thất bại một khi đã theo đuổi một mục tiêu nào đó. Hoặc những thất bại của ông thường bị vầng hào quang thành công của ông che khuất. Tuy nhiên, đây chính là điểm yếu của bầu Kiên. Quá tự tin có thể dẫn đến thất bại, ví dụ như những rắc rối hiện nay trong cuộc chiến bản quyền với Công ty Cổ phần Viễn thông và Truyền thông An Viên. Bầu Kiên đã quá vội vàng và chủ quan, nhất là ngay sau khi nắm ghế Phó Chủ tịch VPF, cho nên sẽ có khả năng thất bại trong vụ việc này.

Nếu điều này xảy ra, lần đầu tiên chúng ta sẽ có dịp thẩm định một cách chính xác năng lực điều hành của ông Nguyễn Đức Kiên, bất chấp lớp màn bí mật ông đã phủ lên nghiệp kinh doanh của mình

Theo Nhịp cầu Đầu tư

nguồn:http://www.baomoi.com/Home/TaiChinh/infonet.vn/Bau-Kien--ong-trum-cua-cac-Ngan-hang-Viet-Nam/9150026.epi
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Diễn biến ở biệt thự bầu Kiên chiều 21/8

Cập nhật lúc :7:10 PM, 21/08/2012
(ĐVO) Theo quan sát của Đất Việt, khác với không khí im lìm buổi sáng, biệt thự của bầu Kiên bên bờ hồ Tây (ở ngõ 27, đường Xuân Diệu) khá nhiều người ra vào chiều nay.


>> Thống đốc NHNN bị chất vấn vì 'vụ bầu Kiên'
>> Choáng với khối tài sản kếch xù của bầu Kiên
>> Bầu Kiên nắm giữ bao nhiêu cổ phần ở các ngân hàng Việt Nam?
>> Bầu Kiên bị bắt làm 'nóng' các trang báo quốc tế
>> Thống đốc NHNN bị chất vấn vì 'vụ bầu Kiên'
>> 20 ngày, 3 đại gia Việt 'cộm cán'... bị 'vật' vào trại giam

Cứ khoảng 15 phút, lại có 1 - 2 người đi xe máy, ô tô riêng, taxi tới nhà, bảo vệ ra mở cổng và sau đó cẩn thận khóa lại. Những người này giống với họ hàng, anh em của bầu Kiên tới hỏi thăm gia đình. Có bà cụ khoảng 70 tuổi, đi taxi tới, khi về, mẹ bầu Kiên tiễn ra tận cổng. Trong khu vực trồng cây cảnh, vẫn có người giống như công nhân đang cắt tỉa, chăm sóc vườn cây.

Hàng xóm sống gần khu biệt thự của bầu Kiên cho biết, trước khi có công an tới khám xét nhà chỉ vài giờ đồng hồ, khoảng 15h, bầu Kiên vẫn còn đứng trước nhà chỉ đạo xe cẩu, cẩu cây cảnh vào trồng trong vườn nhà. "Tôi ngồi uống nước ngay đối diện biệt thự nhà ông Kiên, khoảng 3h chiều qua, tôi vẫn còn nhìn thấy ông Kiên đứng ngắm nghía, chỉ đạo xe cẩu, cẩu cây tùng vào trồng trong vườn", một người hàng xóm của bầu Kiên quả quyết.

Cứ khoảng 15 phút, lại có người tới biệt thự nhà bầu Kiên. Ảnh: Minh Tùng


Trao đổi với Đất Việt, bà Ngô Thị Bạch Yến, Tổ trưởng tổ dân phố 25, phường Quảng An, quận Tây Hồ cho biết việc khám xét nhà của bầu Kiên diễn ra trong khoảng hơn một giờ đồng hồ, từ 19h tới hơn 20h tối qua. Kết thúc việc khám xét, công an thu giữ một số giấy tờ đựng trong một thùng catton và một vật giống như cây máy tính để bàn.

"Tôi là tổ trưởng nên được mời đến làm người chứng kiến vụ việc. Có khoảng 10 người là công an mặc quân phục tại nhà ông Kiên. Tôi không biết họ tới vào lúc nào nhưng khoảng 19h, khi tôi có mặt thì công an bắt đầu đọc lệnh khám nhà với lý do để điều tra việc kinh doanh trái phép của ông Kiên. Lúc thực hiện lệnh khám xét, ngoài bảo vệ và người giúp việc, có 3 người trong gia đình ở nhà là mẹ, vợ và con trai lớn của ông Kiên. Mẹ ông Kiên đang ăn cơm dưới nhà, còn vợ ông Kiên ngồi ở phòng khách. Thái độ mọi người trong gia đình khá bình tĩnh. Tôi đoán việc này giấu mẹ ông Kiên vì bà bị bệnh huyết áp cao", bà Yến nói.

Bà Yến cũng cho hay, khi được gọi tới chứng kiến việc khám nhà, bà khá bất ngờ khi biết "bầu" Kiên sống cùng khu phố với mình: "Tôi có đọc báo, xem tivi và biết ông Kiên nhưng chỉ đến tối qua tôi mới biết, ông Kiên sống cùng khu phố mặc dù từ nhà tôi tới nhà ông Kiên chỉ cách vài bước chân".
Theo bà Yến, gia đình ông Kiên sống khá khép kín, mặc dù đã sống tại khu phố này 5 - 6 năm nhưng không bao giờ tham gia hoạt động tập thể. Duy chỉ có mẹ ông Kiên thỉnh thoảng sinh hoạt Đảng cùng mọi người.
Bà Phố, hàng xóm nhà bầu Kiên cho biết, gia đình bầu Kiên sống rất khép kín, hầu như không tiếp xúc với ai. Ảnh: Minh Tùng

Bà Phố, là hàng xóm sống đối diện với nhà bầu Kiên, cũng cho biết gia đình ông Kiên hầu như không giao lưu, tiếp xúc với ai. "Họ sống ở đây gần 6 năm rồi nhưng không nói chuyện với ai bao giờ. Vợ ông Kiên còn khá trẻ, đẹp, có khi chỉ khoảng gần 40 tuổi. Ông Kiên có 3 cậu con trai. Thi thoảng vợ ông Kiên có đưa con trai út khoảng 2 tuổi đi dạo ngoài bờ hồ, tập xe đạp nhưng đều có người giúp việc và vệ sĩ đi kèm; gặp mọi người họ không bắt chuyện hay chào hỏi nên chúng tôi cũng chẳng biết họ là ai. Gia đình họ cũng rất khó tính, nếu hàng xóm có để xe gần vỉa hè nhà họ, họ cũng cho bảo vệ ra đuổi", bà Phố cho biết.
Về việc khám xét nhà bầu Kiên tối qua, bà Phố cho hay từ lúc 18h đã thấy 6 - 7 xe ô tô biển xanh đỗ quanh khu vực nhà ông Kiên và có công an mặc quân phục xuất hiện, khoảng 21h thì tất cả đều rút đi.
nguồn:http://baodatviet.vn/Home/kinhte/Dien-bien-o-biet-thu-bau-Kien-chieu-218/20128/229534.datviet
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bầu Kiên lúc bị bắt: 'Tôi luôn chấp hành pháp luật'
Sự kiện: 
Từ khi nghe lệnh khởi tố bị can, chứng kiến khám xét nhà và nơi làm việc đến lúc bị đưa về trại tạm giam, tỷ phú đầu bạc Nguyễn Đức Kiên luôn bình tĩnh, nói: "Tôi luôn chấp hành pháp luật".


Bầu Kiên lúc bị bắt: 'Tôi luôn chấp hành pháp luật'
Ông Nguyễn Đức Kiên

Đó là cảm nhận của một trong số những cán bộ chứng kiến việc CQĐT thi hành lệnh bắt, khám xét đối với ông Nguyễn Đức Kiên trong suốt buổi chiều và tối 20-8. Chiều 20-8, ông Kiên còn đi dự và trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan đến tổng kết mùa giải 2012 của bóng đá Việt Nam.

Khoảng 17h30, CQĐT tống đạt quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh khám xét nơi ở đối với ông Kiên tại nhà riêng là căn biệt thự thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ.

Ngay sau đó, CQĐT tiếp tục thực hiện lệnh khám xét một căn phòng tại trụ sở Ngân hàng TMCP Á Châu, địa chỉ 184 - 186 Bà Triệu, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng; nơi ông Kiên từng là Phó Chủ tịch HĐQT, Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập. Chứng kiến quá trình khám xét có đại diện lãnh đạo của Ngân hàng TMCP Á Châu.

Khoảng 20h, lệnh khám xét được thực hiện xong. Suốt quá trình, ông Kiên tỏ ra khá bình tĩnh và có nói: “Tôi luôn chấp hành pháp luật…”. Kết thúc quá trình khám xét tại trụ sở Ngân hàng TMCP Á Châu, ông Kiên được đưa lên xe ô tô về trại tạm giam của Bộ Công an.


Ngày 21/8, Phó thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Nguyễn Đức Thịnh thông báo, tỷ phú Kiên bị điều tra sai phạm tại 3 công ty do ông làm Chủ tịch HĐQT, không liên quan tới ngân hàng vì từ lâu "ông Kiên không còn tham gia quản lý, điều hành ACB".


Tin liên quan


Theo ANTĐ
nguồn:http://vtc.vn/7-345647/phap-luat/bau-kien-luc-bi-bat-toi-luon-chap-hanh-phap-luat.htm
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Những doanh nhân Việt "ngã ngựa" năm Nhâm Thìn

Năm 2012 không chỉ là một năm gian nan khó lường đối với nền kinh tế mà cũng là một năm đầy cam go, bất trắc đối với những doanh nhân lăn lộn trên thương trường.

 >> “Bầu” Kiên bị bắt để điều tra hoạt động kinh tế
 >> Chủ tịch công ty chứng khoán cao su bị bắt
 >> Chủ tịch Chứng khoán SME bị bắt

Năm Nhâm Thìn, vốn được coi là một năm đẹp theo văn hóa truyền thống, dù mới trôi qua hơn một nửa cũng đã ghi nhận nhiều doanh nhân tiếng tăm bậc nhất “ngã ngựa” giữa đường.

Đại gia thủy sản vỡ nợ

Ngay sau Tết Nhâm Thìn 2012, việc hàng trăm nông dân đến đòi nợ tại nhà riêng của nữ đại gia trong ngành thủy sản Phạm Thị Diệu Hiền đã gây bất ngờ cho dư luận. Báo chí và các cơ quan chức năng vào cuộc đã phát hiện công ty CP thủy sản Bình An và bản thân bà Diệu Hiền đã nợ nần chồng chất và mất khả năng thanh toán với số tiền lên đến cả nghìn tỷ.

Khởi nghiệp cách đây 16 năm tại Sóc Trăng với nghề kinh doanh gỗ, bà Phạm Thị Diệu Hiền, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản Bình An (Bianfishco), nhanh chóng trở thành một trong những “đại gia” hàng đầu ở ĐBSCL và cũng nhanh chóng trở thành một trong những con nợ lớn nhất vùng này.

Đến khi khả năng thanh toán không còn, bị đòi nợ ráo riết, bà Diệu Hiền đã lẳng lặng sang Mỹ với lý do chữa bệnh. Ông Trần Văn Trí, chồng bà Diệu Hiền và là người được bà làm tổng giám đốc Bianfishco, đã liên tục vòng vo, hứa hẹn trả nợ, công bố các biện pháp cứu Bianfishco như bán nợ cho DATC, bán nhà máy cho đối tác nước ngoài. Tuy nhiên, ngày qua ngày, số tiền trả nợ không là bao trong khi số nợ phải trả ngày càng phình to, bộc lộ những “mánh lới” mà bà Diệu Hiền đã sử dụng để vay nợ khắp các cá nhân và ngân hàng.

Có vẻ như các cơ quan chức năng cũng như tổ chức tài chính đã vào cuộc tích cực nhưng những chủ nợ của bà Hiền vẫn chưa thấy hy vọng tìm lại số tiền mình. Trong khi đó, theo nguồn tin báo chí, bà Hiền hiện đang điều hành công ty thủy sản do bà đầu tư cách đây nhiều năm tại Mỹ.

Ông trùm “thép” vào tù

Ngay đầu tháng 8 vừa qua, cơ quan cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã bắt giam ông Phạm Văn Thụ, chủ tịch kiêm TGĐ Công ty Thái Sơn về hành vi “lừa đảo, chiếm đoạt tài sản” liên quan đến các khoản vay ngân hàng. Con trai ông Thụ là Phạm Hải Thanh, nguyên TGĐ Công ty Thép Thái Sơn, cũng bị khởi tố cùng tội danh.

Từ một đại gia có tiếng trên thị trường sắt thép, nay cả hai cha con ông vướng vào vòng lao lý. Thông tin này khiến nhiều đại gia làng sắt thép Hải Phòng thấy buồn. Bởi lâu nay ông được tiếng là “làm ăn đàng hoàng”.

Năm 1995, ông Thụ thành lập Cty Thái Sơn chuyên kinh doanh sắt thép phế liệu, phá dỡ tàu cũ và nhanh chóng phất lên. Năm 2007, ông Thụ mở rộng đầu tư vào đóng tàu, sản xuất phôi thép, bất động sản… Sản lượng bán hàng của công ty khoảng 10-20 nghìn tấn/tháng, doanh thu hơn 4.000 tỷ đồng/năm.

Cty Thái Sơn từng lọt vào Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, và là doanh nghiệp xuất nhập khẩu sắt thép lớn nhất Hải Phòng. Ở cái thời hoàng kim đó, Cty Thái Sơn được nhiều ngân hàng “săn đón” cấp lượng vốn lớn. Năm 2008, do kinh tế khủng hoảng, giá sắt thép giảm mạnh tới 50% cùng với việc không bán được hàng, Cty Thái Sơn lâm vào khó khăn.

Đến năm 2011, tín dụng càng bị thắt chặt, lãi vay tới 24% (chưa kể các chi phí), Cty Thái Sơn bắt đầu mất cân đối tài chính, không thể trả nợ đúng hạn và ngừng trả lãi. Kể từ đó, số nợ của công ty Thái Sơn không ngừng tăng lên. Tính đến trước khi bị bắt, tổng số nợ của hai doanh nghiệp của bố con ông Thụ là trên 1.300 tỷ đồng.

Câu chuyện của cha con ông Thụ là bài học đắt giá với doanh nghiệp phải vay quá nhiều tiền ngân hàng để kinh doanh, trong khi lãi vay quá cao...

Năm hạn của bầu Kiên

Mới đây nhất, giới kinh doanh và dân thể thao trong nước bất ngờ trước thông tin ông Nguyễn Đức Kiên, doanh nhân nổi tiếng với biệt danh “bầu Kiên” đã bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tạm giữ để điều tra về những sai phạm liên quan đến hoạt động kinh tế.

Ông Kiên là người sáng lập Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) năm 1994, cùng các ông Trần Mộng Hùng, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang. Ông có cổ phần tại ít nhất 6 ngân hàng là ACB, Eximbank, Kiên Long, Vietbank, Đại Á, Techcombank.

Mặc dù có cổ phần trong nhiều ngân hàng, doanh nghiệp lớn nhưng ông không nắm một vị trí đứng đầu nào. Việc điều hành các doanh nghiệp và ngân hàng không phải là mục tiêu của bầu Kiên. Xu hướng đầu tư của ông cho thấy ông thích nắm cổ phần lớn trong ngân hàng và doanh nghiệp hơn là ngồi ghế lãnh đạo. Nói chính xác, bầu Kiên là dạng nhà đầu tư thầm lặng phục vụ bản thân và một số cổ đông lớn có tiềm lực tài chính, có thể can thiệp vào các doanh nghiệp khi cần thiết để doanh nghiệp đó làm ăn tốt hơn.

Là một doanh nhân quyền lực, nhưng ông Kiên chỉ thực sự gây chú ý cho dư luận khi có hàng loạt những phát biểu, hành động gây cách mạng cho bóng đá Việt Nam từ giai đoạn cuối năm 2011. Ông Kiên là người khởi xướng sự thành lập của Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam.

Ông Kiên bị bắt ngày 20/8 với tội danh kinh doanh trái phép theo điều 159 của Bộ Luật hình sự. Hiện những sai phạm cụ thể của ông Kiên với tội danh này chưa được công bố. Được biết, ông Kiên sinh năm 1964, năm Giáp Thìn. Nhiều người bình luận năm nay là năm tuổi của ông và cũng là năm ông 49 tuổi (tính theo lịch âm), một năm được coi là "hạn".

Nửa cuối năm "hồi hộp"

Ngoài 3 tên tuổi kể trên, thời gian qua cũng có một loạt lãnh đạo doanh nghiệp, công ty chứng khoán đã bị vướng vào vòng pháp luật. Đầu tháng 8, ông Phan Minh Anh Ngọc - Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán Cao Su (RUBSE), nguyên Tổng Giám đốc Công ty Tài chính TNHH Một thành viên Cao Su Việt Nam (RFC) đã bị bắt tạm giam vì hành vi “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” khi còn là Tổng giám đốc RFC.

Trước đó, ông Hoàng Xuân Quyến, nguyên Tổng giám đốc Chứng khoán Liên Việt, ông Phan Huy Chí, Chủ tịch Chứng khoán SME, cũng đã bị bắt tạm giam liên quan đến những hành vi sai phạm về tài chính.

Với triển vọng kinh tế vẫn u ám, tình trạng nợ xấu đang làm tắc nghẽn hoạt động kinh doanh, nửa cuối còn lại của năm Nhâm Thìn là sẽ là một thử thách lớn đối với giới doanh nhân. Hy vọng sẽ không còn sự bất ngờ đáng thất vọng nào bởi bất kỳ thông tin tiêu cực nào cũng sẽ gây tác động không nhỏ đối với thị trường cũng như niềm tin của nhà đầu tư trong bối cảnh hiện nay.

Theo Hoàng Yến
VnMedia
nguồn:http://dantri.com.vn/c76/s76-632819/nhung-doanh-nhan-viet-nga-ngua-nam-nham-thin.htm
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bầu Kiên đã nói gì khi bị bắt tạm giam?

Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ tư, ngày 22 tháng tám năm 2012

Ông trùm Kiên tỏ ra khá bình tĩnh - Đó là cảm nhận của một trong số những cán bộ chứng kiến việc CQĐT thi hành lệnh bắt, khám xét đối với ông trùm Nguyễn Đức Kiên trong suốt buổi chiều và tối 20.8 tại Hà Nội. 

Chiều 20.8, Cục CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Bộ Công an đã thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với Nguyễn Đức Kiên, 48 tuổi, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF). Việc bắt giữ, khám xét được cơ quan điều tra tiến hành từ cuối giờ chiều đến khoảng 20h ngày 20.8.

Các anh đòi bằng chứng à? Bằng chứng trong tay các anh cả đấy.
Trước đó, vào chiều cùng ngày, ông trùm Kiên còn trả lời phỏng vấn của một số tờ báo về các nội dung liên quan đến tổng kết mùa giải 2012 của bóng đá Việt Nam.

Khoảng 17h30, CQĐT tống đạt quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh khám xét nơi ở đối với ông Kiên tại nhà riêng là căn biệt thự thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội. Ngay sau đó, CQĐT tiếp tục thực hiện lệnh khám xét một căn phòng tại trụ sở ACB trên đường Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng. Chứng kiến quá trình khám xét có đại diện lãnh đạo của ACB.

Khoảng 20h, lệnh khám xét được thực hiện xong. Suốt quá trình, ông trùm Kiên tỏ ra khá bình tĩnh và có nói: “Tôi luôn chấp hành pháp luật, nếu các anh có đủ bằng chứng xin cứ bắt tôi… Các anh đòi bằng chứng à? Bằng chứng trong tay các anh cả đấy. Nhưng nên nhớ bắt tôi đã khó mà khi muốn trả lại tự do cho tôi chắc còn khó hơn”.

Kết thúc quá trình khám xét tại trụ sở Ngân hàng TMCP Á Châu, ông Kiên vẫn mỉm cười khi được đưa lên xe ô tô về trại tạm giam của Bộ Công an.

Theo CQĐT Bộ Công an, quyết định khởi tố bị can, tạm giam đối với ông Nguyễn Đức Kiên xuất phát từ đơn thư khiếu nại, tố cáo vi phạm pháp luật xảy ra tại ba Công ty gồm: Công ty CP Đầu tư thương mại B&B; Công ty CP Đầu tư ACB Hà Nội; và Công ty TNHH Đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội. Cả ba công ty này đều do ông Kiên làm Chủ tịch HĐQT.

Theo: Dân Việt 
nguồn:http://www.tintuchangngay.org/2012/08/bau-kien-noi-gi-khi-bi-bat-tam-giam.html
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Vụ án "trùm Kiên": Không ai biết 240.000 tỷ đồng của Ngân hàng Nhà nước "chảy" đến địa chỉ nào ?

Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ tư, ngày 22 tháng tám năm 2012

Thử "lục" vào báo cáo tài chính của một số ngân hàng (NH) lớn hiện nay để tìm hiểu đường đi của vốn sẽ thấy một bức tranh rất chua chát. Đó là các NH, với chức năng cho vay nhưng thực tế, lại đi gửi tiền với số lượng lớn. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến vốn không thể chảy vào sản xuất.

Còn nhớ đầu tháng 6, tại phiên họp Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình công bố, đã bơm ra thị trường một lượng tiền "lớn khủng khiếp", lên tới 180.000 tỉ đồng. Trước đó trong tháng 2, NHNN cũng "bơm" 60.000 tỉ đồng cho nông nghiệp, nông thôn. Nhiều người không khỏi kinh ngạc và giật mình trước con số trên bởi bơm lúc nào, bơm vào đâu, lãi suất bao nhiêu, lượng tiền này "chảy" đến địa chỉ nào... hầu hết không ai biết.
Thị trường 2 được buông lỏng hoàn toàn


Ông Nguyễn Trí Hiếu phân tích: “Trong khi thị trường 1 (huy động vốn trong dân cư) bị quản lý rất chặt thì thị trường 2 (thị trường liên NH - nơi các NH vay vốn của nhau) lại được buông lỏng hoàn toàn. Dù có quy định về phân loại nợ theo nhóm giống như thị trường 1 nhưng không NH nào thực hiện, không hề có số liệu về nợ xấu từ chính các khoản vay của NH. NH có tiền, gửi vào NH thiếu thanh khoản. Tới hạn không trả được thì gia hạn, thực ra là đảo nợ. Nên nợ trên thị trường liên NH không chỉ lớn mà còn rất xấu. Con số nợ xấu mà NHNN công bố 202.000 tỉ đồng chỉ là nợ xấu của DN chứ chưa hề tính đến nợ xấu của NH. Đây chính là quả bom nổ chậm mà chúng ta cần phải minh bạch để tìm cách gỡ bom”.
Càng ngạc nhiên hơn khi tiền được bơm ra thì theo nguyên tắc, lãi suất sẽ phải giảm, sản xuất, kinh tế phải được kích hoạt. Nhưng thực tế cho thấy, cho đến tận lúc này, lãi suất vẫn cao, DN vẫn không tiếp cận được vốn, hàng tồn kho tăng cao, sản xuất đình đốn...

Vốn chạy lòng vòng trong hệ thống

Theo báo cáo tài chính quý 2/2012 của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng là 105.746 tỉ đồng; Ngân hàng TMCP Á Châu là 56.568 tỉ đồng; Ngân hàng Quân đội là 36.627 tỉ đồng; Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là 21.308 tỉ đồng....

Tiền gửi này không chỉ để đáp ứng thanh toán lẫn nhau mà còn cả tiền gửi có kỳ hạn dài. Điều này cho thấy, các NHTM lớn không nỗ lực đẩy tín dụng ra nền kinh tế mà chỉ chăm chăm mang tiền đi gửi ở các tổ chức tín dụng khác để kiếm lời. Cách gửi và cho vay kiểu này thường mang danh nghĩa cứu thanh khoản, hỗ trợ thanh khoản nhưng thực ra là để hưởng lãi suất cao. Có nghĩa là, vốn chạy từ NH này sang NH khác, từ NH thừa vốn sang NH thiếu vốn. Vốn chạy lòng vòng trong hệ thống NH chứ không hề chạy vào sản xuất, chạy vào nền kinh tế như mục tiêu của Chính phủ. Đó cũng là nguyên nhân của nghịch lý, tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm vẫn âm dù tiền bơm ra “ngập” hệ thống như nói trên.

Con số trên cũng lý giải cho tình trạng các nhà băng kêu ứ vốn, không cho vay được nhưng lợi nhuận vẫn tốt. Nên nhớ, với khoảng 90% doanh thu, lợi nhuận có được từ tín dụng, nếu NH không cho vay được, lợi nhuận phải thấp, hoặc âm. Nhưng kết quả kinh doanh của nhiều tổ chức tín dụng thì ngược lại. Đó là nhờ "xiết" DN với lãi suất cao và như phân tích trên, họ còn tự "xiết" nhau trên thị trường liên NH (nơi các NH có thể vay vốn của nhau). Chẳng thế mà có lúc, lãi suất trên thị trường này “nóng hơn lửa” khi bị đẩy lên tới 30 - 35% trong năm 2011.

Câu hỏi là tiền gửi đó lấy từ đâu? Đó có phải là những NH được bơm vốn hay không? Nếu có, thì điều kiện, tiêu chí, giá trị tiền, lãi suất bao nhiêu? NHNN có giám sát số vốn bơm qua các NH xem thực sự chảy đi đâu hay không ? Dư luận cần một câu trả lời cụ thể, minh bạch.

Sao phải đi đường vòng ?

Theo ông Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính, người sáng lập NH Việt đầu tiên ở Mỹ (First Vietnamese - American Bank) thị trường liên NH hiện nay hoàn toàn bị bỏ ngỏ, việc cho vay rất dễ dãi nên các NH cho vay lẫn nhau rất nhiều.

Ngân hàng đi... gửi tiền
Vốn gửi và cho vay của NH này với NH kia rất lớn

Theo thông lệ, NH trung ương sẽ trực tiếp bơm vốn xuống các NH hụt thanh khoản với những điều kiện cụ thể. Nhưng ở ta, việc này lại được thực hiện thông qua các NH trung gian. Các NH hụt thanh khoản, do không tiếp cận được vốn từ NHNN một cách công bằng đành phải chạy lên thị trường liên NH cầu cứu các NH có tiền và chấp nhận lãi suất cao. Tất nhiên, các NH có tiền, chẳng dại gì từ chối miếng ngon này. Nên mới dẫn đến nghịch lý, NH thay vì cho DN, người dân vay vốn đúng chức năng, nhiệm vụ của mình thì lại lao vào gửi tiền, cho vay tiền các tổ chức tín dụng khác kiếm lời. Thanh khoản tiếp tục thiếu hụt, các NH không có tiền trả cho nhau. Dẫn tới chuyện ngược đời, NH cho nhau vay vốn cũng đòi tài sản thế chấp. Trong khi nguyên tắc của thị trường này là hoạt động dựa trên chữ tín. Các NH vay/gửi qua đêm, gửi thời hạn ngắn để đáp ứng thanh khoản nhau đều dựa vào tín chấp, dưới sự giám sát của NHNN. Khi chữ tín trên hệ thống không còn, lãi suất "trục lợi" nhau càng cao. Bức tranh liên NH méo mó, NH mạnh sống trên cơ thể của NH yếu.

Tại sao NHNN không bơm vốn trực tiếp xuống các NH hụt thanh khoản mà lại đi đường vòng, bơm gián tiếp qua một NH khác? Bơm qua NH trung gian, đương nhiên phải có chênh lệch lãi suất, chênh lệch này là bao nhiêu? Trong khi nếu làm trực tiếp, NHNN có thể hạn chế nhiều vấn đề để giúp NH hụt thanh khoản tự chỉnh đốn mình. Đơn cử như hạn chế, thậm chí không cho tăng trưởng tín dụng mới, tiền thu về để trả nợ....

Việc thiếu minh bạch trong tái cấp vốn của NHNN là nguyên nhân chính khiến các NH không có động cơ bơm vốn ra nền kinh tế, gây rối loạn thị trường liên NH. Nếu không “vá” được lỗ rò này, vốn khó có thể chảy vào nền kinh tế và lãi suất cũng rất khó có đường để hạ theo mục tiêu của Chính phủ.

Nguyên Khanh

(Báo Thanh niên)
nguồn:http://www.tintuchangngay.org/2012/08/vu-trum-kien-khong-ai-biet-240000-ty_22.html
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bầu Kiên: Quyền uy giấu sau vẻ lầm lũi, kín tiếng

Về cơ bản, ông Kiên vẫn là một người kín tiếng về kinh doanh và đời tư; đời thường ông có một dáng vẻ lầm lũi và đơn giản trong phong cách giao tiếp… Tuy nhiên, mọi người vẫn nhận ra và nể trọng ‘bầu Kiên” bởi những quyền uy ẩn phía sau.
Dù không còn giữ “ghế” trong Hội đồng quản trị ngân hàng ACB nhưng bầu Kiên vẫn được biết đến và xuất hiện với là doanh nhân rất quyền uy trong ngành ngân hàng. Ông là Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF), Chủ tịch Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội và là cổ đông sáng lập tại nhiều ngân hàng thương mại như ACB, Kiên Long…
Khởi nghiệp kinh doanh thuận lợi
Ông Nguyễn Đức Kiên sinh năm 1964, năm nay mới 48 tuổi nhưng sự nổi tiếng của ông chắc không mấy người trong số các “đại gia” tại Việt Nam có thể địch nổi. Với mái đầu bạc trắng, sự nhận diện của ông đã khác biệt hẳn so với đại đa số những người khác. Tuy nhiên, đó không phải là cái làm ông nổi bật.
Điều mà nhiều người biết đến ông nhiều nhất có lẽ là những phát ngôn cực sốc và đầy quyền lực trong lĩnh vực bóng đá và những quan hệ kinh doanh, đầu tư của ông liên quan đến các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam.
Với sự thành công trong lĩnh vực ngân hàng ở độ tuổi vẫn còn khá trẻ như vậy, nhiều người nghĩ rằng ông được sinh ra và lớn lên trong một gia đình cực kỳ giàu có trong chính lĩnh vực này. Nhưng thực tế hoàn toàn khác, ông xuất thân từ gia đình khá bình thường. Thời trẻ, bầu Kiên học tại Đại học Kỹ thuật quân sự - Bộ Quốc phòng (từ 1980-1981) và sau đó học tại Trường Kỹ thuật quân sự Zalkamatê, Hunggary (1981-1985). Sau đó, trong khoảng thời gian gần một thập kỷ, ông là cán bộ của Tổng
Công ty Dệt - May.

Tới năm 1994, ông Kiên cùng với các ông Trần Mộng Hùng, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang… sáng lập ra Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB). Ông Kiên nắm giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT từ 1994 - 2008 và có 1 thời gian giữ chức vụ tổng giám đốc của ngân hàng này.
Năm 2008, ông Kiên cùng một số sáng lập viên khác của ACB rút ra khỏi các vị trí trong HĐQT và hình thành nên “Hội đồng sáng lập” gồm 6 thành viên. Ông Trần Mộng Hùng là Chủ tịch và ông Kiên là Phó chủ tịch. Mặc dù không trực tiếp đứng trong HĐQT nhưng Hội đồng sáng lập vẫn có ảnh hưởng lớn tới hoạt động của ACB. Ngoài ra, ông Kiên còn giữ chức danh Chủ tịch Hội đồng đầu tư Ngân hàng Á châu.
Sau khi một số tờ báo thông tin rằng, ông Nguyễn Đức Kiên đã từng là Chủ tịch của Liên doanh dầu nhờn Caltex, ông Lê Văn Khải, Tổng giám đốc công ty Dầu nhờn Chevron Việt Nam đã có công văn phủ nhận thông tin này. Ông Khải cho biết đó là thông tin không chính xác vì bầu Kiêny chưa bao giờ là một nhân viên của dầu nhờn Chevron hay dầu nhờn Caltex ở Việt Nam.
Sự ít nói đáng gờm
Được bạn bè và giới đầu tư mệnh danh là “ông trùm” trong ngành ngân hàng nhưng trên thực tế không mấy ai biết bầu Kiên nắm bao nhiêu cổ phiếu tại các ngân hàng, kể cả ngân hàng ACB. Ông được nhắc đến là một người ít nói và cũng chỉ thực sự nổi danh đình đám sau phát bài phát biểu gây sốc tại lễ tổng kết của VFF năm 2011.
Trước đó, khá nhiều người biết đến ông Kiên với vai trò là chủ tịch CLB Bóng đá Hà Nội ACB nhưng thực sự thông tin về người đàn ông này khá ít ỏi và tên tuổi của bầu Kiên khá “chìm” so với bầu Thắng hay bầu Đức cho dù ông là doanh nhân đầu tiên nhảy vào làm bóng đá.
Sở dĩ như vậy là do ông này không thích lên tiếng nhiều trên các phương tiện đại chúng và cũng không “làm” bóng đá một cách rầm rộ.
Giới đầu tư và người hâm mộ bóng đá thực sự biết đến cái tên Nguyễn Đức Kiên, hay bầu Kiên kể từ sau buổi nghị tổng kết mùa giải 2011 của VFF sau khi bầu Kiên bất ngờ “cướp diễn đàn” và nói toạc những về bộ máy VFF, của ban tổ chức giải V-League, của đội ngũ trọng tài…
Cú “đánh” VFF tơi bời và được báo chí giật lên trang nhất cả tháng trời và sau đó là vụ đấu tay đôi với AVG về bản quyền truyền hình, ông chủ của CLB Hà Nội ACB trở thành tâm điểm của bóng đá Việt Nam trong năm qua.
VFF sau đó xuống nước, buộc phải xuống nước và sau đó là sự ra đời của Công ty cổ phần bóng đá Việt Nam (VPF). Sự ra đời của VFP thực sự đã mở ra một bước ngoặt mới cho bóng đá Việt Nam. Đặc biệt, trong công ty này bầu Thắng là người giữ ghế CT HĐQT nhưng thực tế quyền lực của bầu Kiên mới là nhất. Kể từ ngày thành lập cho tới nay, đa phần các phát ngôn hay công văn của VPF đều xuất phát từ ông bầu tóc bạc này.
Đầu tư gì và đang nắm giữ gì?
Không chỉ nổi danh với vụ “đả” VFF và “chiến” với AVG, bầu Kiên còn được giới đầu tư bàn tán xôn xao trong vụ thâu tóm ngân hàng Sacombank. Thực tế đằng sau vụ việc này là gì thì chưa rõ bởi các cơ quan chức năng mới vào cuộc gần đây, nhưng nó cũng cho thấy rằng sự nổi tiếng của ông bầu này ở mức độ như thế nào.
Thực sự, tới thời điểm hiện tại thì bầu Kiên không còn giữ “ghế” nào tại các ngân hàng nhưng đến trước khi thôi làm thành viên HĐQT của ACB, bầu Kiên và những người có liên quan nắm giữ gần 10% cổ phần của ngân hàng này. Trong đó, ông Kiên nắm giữ 3,75% và bà Đặng Ngọc Lan, vợ ông Kiên nắm giữ 4,11%.
Giả sử tỷ lệ này vẫn giữ nguyên đến hiện tại thì số cổ phiếu ACB mà vợ chồng ông Kiên nắm giữ có trị giá khoảng gần 2.500 tỷ đồng và mỗi người đều đứng trong tốp 20 người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Ngoài số cổ phiếu tại ngân hàng ACB, ông Kiên còn nắm giữ cổ phiếu của một số ngân hàng khác là Kiên Long, Đại Á (được cho là cổ đông lớn nhất). Bên cạnh đó, có tin cho biết bầu Kiên còn sở hữu cổ phần của VietBank, Eximbank và Sacombank.
Cũng tại buổi tổng kết của VFF, chính bầu Kiên đã nhấn mạnh tầm ảnh hưởng đến ngân hàng Eximbank: “Với tư cách là cổ đông chính của Eximbank, tôi đề nghị Eximbank yêu cầu Liên đoán bóng đá Việt Nam xem xét, chấn chỉnh giải bóng đá vô địch quốc gia… ”.
Còn khi Kiên Long Bank Kiên Giang lên chơi ở giải vô địch quốc gia, bầu Kiên đã tuyên bố bán sẽ bán cổ phần tại Ngân hàng Kiên Long (nhà tài trợ chính cho đội bóng này) để tuân thủ quy chế một ông bầu chỉ có một đội bóng tại một giải đấu.
Bên cạnh 2 lĩnh vực chủ chốt là ngân hàng và bóng đá, bầu Kiên còn đầu tư vào rất nhiều lĩnh vực khác như du lịch, may mặc… Trước đây, ông Kiên đã từng là Chủ tịch của Liên doanh dầu nhờn Caltex, Phó Chủ tịch của Liên doanh KFC Việt Nam, có “ghế” trong HĐQT của CTCP Dịch vụ Du lịch Chợ Lớn và CTCP Du lịch Thiên Minh (doanh nghiệp từng chi 45 triệu USD mua lại chuỗi khách sạn Victoria).
nguồn:http://www.yeutretho.com/baiviet/2012/bau-kien-quyen-uy-giau-sau-ve-lam-lui-kin-tien.html
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001