Nhà nước pháp quyền hay nhà nước đảng quyền?
Hải Huỳnh (Danlambao)
- Trong những năm gần đây thuật ngữ “nhà nước pháp quyền” được dùng phổ
biến trong các giáo trình của đại học Luật, cũng như các văn kiện pháp
lý. Báo chí Việt Nam cũng dùng thuật ngữ này thường xuyên. Gần đây việc
sửa đổi hiến pháp cũng theo hướng xây dựng “một nhà nước pháp quyền”.
Mọi xung đột bắt đầu từ điều 4 của Hiến Pháp 1992 quy định về: “đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ”. Thực chất là quyền lực thực sự nằm ở đâu trong 3 chủ thể: đảng - nhà nước - nhân dân?
Nếu nhân dân Việt Nam thực sự có quyền lực thì chắc không có thuật ngữ
như “dân oan” ra đời mà thay vào đó là thuật ngữ “nhân dân pháp quyền”.
Chỉ thấy rõ nhất hiện nay là “công an nhân dân” và “quân đội nhân dân”
chứ không thấy “nhà tù nhân dân” và “ngân hàng nhân dân” hay “kho bạc
nhân dân”.
Trong thực tế thì các văn kiện từ quy phạm pháp luật cho đến các diễn
văn bài diễn thuyết luôn luôn là “đảng và nhà nước” chủ trương như thế
này “đảng và nhà nước” chính sách như thế nọ. Như vậy từ Hiến Pháp cho
đến các Bộ luật, nghị định, thông tư và chỉ thị thì “đảng” và “nhà nước”
là hai chủ thể khác nhau.
Thực tế thì đảng cộng sản ở Việt Nam hiện nay có các điều lệ đảng. Quy
định quyền lợi và nghĩa vụ của các đảng viên trực thuộc đảng cộng sản.
Điều lệ này không thể áp dụng cho bất cứ đảng phái khác (nếu có) ở Việt
Nam và càng không thể áp dụng những quy định này cho toàn thể nhân dân
trong cả nước. Đương nhiên nhà nước có một hệ thống pháp luật riêng được
áp dụng cho toàn thể nhân dân bao gồm luôn cả các đảng viên của một
đảng nào đó đang hoạt động tại Việt Nam.
Cho dù có nhập nhằng, có rối ren, có bất ổn có mập mờ thế nào đi nữa thì
“đảng” và “nhà nước” là hai chủ thể hoàn toàn tách biệt nhau. Đảng dù
ít hay nhiều đảng viên tham gia thì cũng có việc riêng của đảng và nhà
nước dù có dân chủ hay độc tài thì cũng có những nhiệm vụ và quyền hạn
riêng của nhà nước.
Nhân dân thì có thể lập nên một hay nhiều đảng và chính nhân dân có
quyền chọn cho mình một kiểu nhà nước nào đó để điều hành. Không bao giờ
có chuyện đảng hay nhà nước làm ra nhân dân để cai trị. Do vậy nhân dân
có quyền đồng ý hay phản đối các chính sách, chủ trương của bất cứ đảng
phái nào hay nhà nước nào đang cai trị điều hành một đất nước.
Nhân dân có thể chống đối nhà nước nhưng cũng có thể ủng hộ một đảng
phái; Nhân dân có thể chống đối một đảng phái nhưng cũng có thể ủng hộ
nhà nước; Việc một cá nhân hay tổ chức nào chống đối một đảng phái thì
không đồng nghĩa là hành động chống nhà nước.
Gần đây việc bắt giữ các cá nhân có tiếng nói không đồng tình với chủ
trương chính sách riêng của đảng cộng sản ở Việt Nam thì bị bắt giữ từ
điều 88 biến chuyển thành điều 258 của Bộ Luật Hình Sự hay ngược lại
đang gây tranh luận gay gắt về học thuật. Ở đây không bàn chuyện luật
rừng kiểu “luật là ta - ta là luật”.
Trở lại phiên tòa ở Long An ngày 16. 5. 2013. Hai sinh viên với các khẩu
hiệu chống đảng cộng sản thì bị buộc tội chống nhà nước. Việc tranh cãi
giữa các luật sư và Viện Kiểm sát xung quanh “chống đảng khác chống nhà
nước” thì kiểm sát viên Huỳnh Văn Hoàng đã buột miệng nói “đảng và nhà nước là MỘT”. Một luật sư trả lời ngay: “Nếu như viện kiểm sát nói như vậy thì không khác gì kiểu lạy ông con ở bụi này và tôi không có gì để tranh luận”.
Riêng bà Nguyễn Thị Nhung mẹ của sinh viên Nguyễn Phương Uyên thì nói
rằng đây là lời nói thật nhất nói về bản chất của phiên tòa.
Chưa có một điều luật nào từ hiến pháp cho đến các bộ luật, văn bản dưới
luật quy định rằng “đảng và nhà nước là một” mà rõ ràng luôn quy định:
đảng- nhà nước- nhân dân. Tòa án muốn buộc tội ai thì phải căn cứ vào
điều luật X của Bộ Luật Y nào đó chứ không thể buộc tội cách mơ hồ và
theo cảm tính.
Sự lạm quyền của đảng quyền lên nhà nước không chỉ trong quốc nội mà thể
hiện ra ngoài dư luận thế giới. Cụ thể là chuyến đi của ông Tổng bí thư
đảng cộng sản Nguyễn Phú Trọng thăm Vương quốc Thái Lan vào cuối tháng 6
năm 2013. Ông tổng bí thư đi thăm Vương Quốc Thái Lan với tư cách là
người đứng đầu một đảng phái chứ không phải là nguyên thủ quốc gia hay
người đứng đầu một nhà nước. Ông tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam chỉ
được quyền ký kết các văn kiện với một lãnh đạo của đảng phái nào đó
đang hoạt động ở Thái Lan. Mọi hiệp ước, công hàm ký kết giữa chính phủ
Thái Lan với ông Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam về hành pháp, lập
pháp, tư pháp coi như vô hiệu. Điều này thể hiện trong các công ước quốc
tế và ngay trong Pháp lệnh về ngoại giao của nhà nước Việt Nam ban hành
từ năm 1995 đã thể hiện.
Việc bắt bớ người tùy tiện trong nước và việc đi ngược lại các ký kết
công ước quốc tế chứng tỏ hiện nay ở Việt Nam đang tồn tại một nhà nước
đảng quyền chứ không phải là nhà nước pháp quyền. Đảng cộng sản không
cần lừa bịp mị dân bằng việc kêu gọi góp ý sửa đổi Hiến Pháp mà chỉ cần
tập trung vào sửa đổi điều lệ đảng. Không cần các bộ luật hay chính phủ
nhà nước và các cơ cấu bộ máy từ chính phủ, các bộ, các sở, quận, huyện
đến xã phường mà nâng cấp các chi bộ đảng từ cơ sở đến trung ương. Để
khỏi mất công tồn tại hai hệ thống nhà nước trong cùng một quốc gia,
thiết thực và đỡ tốn thì giờ và tiền bạc là không cần tiến hành cải cách
tư pháp với việc xây dựng hệ thống viện kiểm sát, tòa án bù nhìn mà nên
tập trung hết quyền lực vào tay công an. Công an bắt người, công an
đánh người, công an giết người, công an tra khảo, công an xét xử, công
an truy tố, công an tổ chức phiên tòa, công an điều hành trại giam, công
an muốn là bắt, công muốn đánh là đánh, công an muốn giết là giết công
an muốn khép tội ai vì điều 88 hay điều 258 là quyền của công an.
Không cần nhà nước pháp quyền mà chỉ cần có nhà nước đảng quyền và hệ
thống công an trị là đảm bảo nhân dân Việt Nam tôn thờ lãnh tụ y như nhà
nước Bắc Triều Tiên. Khi lãnh tụ xuất hiện ở đâu với bộ mặt tươi tắn
như hoa thì dân chúng bu theo khóc lóc thảm thiết. Cho dù ngày nay đảng
và công an có chặn internet hay phá sóng điện thoại thì cũng không thể
nào lừa bịp được dân chúng trong nước thêm được nữa. Khi niềm tin đã hết
và sự sợ hãi biến thành cơn cuồng nộ thì hơn 3 triệu đảng viên cộng sản
so với gần 90 triệu dân chỉ là số nhỏ mong manh.
Nỗi đau của ngàn năm Bắc thuộc hiện rõ hơn khi chính sách của nhà nước
Trung Quốc dành cho dân Tây Tạng và Tân Cương làm cho nhân dân Việt Nam
bừng tỉnh. Một đảng cầm quyền phi nghĩa nói một đàng làm một nẻo đã và
đang bán nước cho kẻ thù truyền kiếp của dân tộc sẽ sớm bị diệt vong.
Làm gì có chuyện “quang vinh muôn năm” mà phải là đời đời nhơ nhuốc.
nguồn:http://danlambaovn.blogspot.ca/2013/07/nha-nuoc-phap-quyen-hay-nha-nuoc-ang.html
======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001