Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2013

Trách nhiệm của Hoa Kỳ và đảng CSVN trong việc truy tìm hài cốt binh sĩ hy sinh trong chiến tranh (Kỳ I)

Trách nhiệm của Hoa Kỳ và đảng CSVN trong việc truy tìm hài cốt binh sĩ hy sinh trong chiến tranh (Kỳ I) 


Trần An Lộc (Danlambao) - ...về phía Hoa Kỳ, thì họ đã làm hết những gì họ có thể làm được một cách tốt nhất, khoa học nhất, đáng tin cậy nhất, để đưa thân xác các người con ưu tú của họ về với gia đình dù phải trả một cái giá rất đắt, và cũng phải chịu cúi mặt quỵ lụy, ve vãn CSVN để được phép thực hiện trách nhiệm của họ trong lúc CSVN ra rả tuyên truyền cho việc giúp tìm kiếm hài cốt lính Mỹ là “việc làm thể hiện lòng nhân đạo ” này... 

Phần I - Những số liệu

Theo những số liệu được công bố chính thức của nhà cầm quyền Việt Nam trên Tự Điển mở Wikipedia (ở đây) thì trong chiến tranh “chống Mỹ Cứu Nước” đã có “1,1 triệu quân nhân chết; trong số đó có 300.000 mất tích” và “Công tác tìm kiếm hài cốt liệt sĩ được tiến hành liên tục, nên đã giảm con số mất tích xuống còn khoảng 216 ngàn (năm 2012)”. Nghĩa là có 84,000 bộ hài cốt, được nói là của liệt sĩ, đã được tìm thấy tính đến năm 2012.

Về phía Hoa Kỳ, cũng theo tài liệu của Wikipedia (bản TiếngAnh ở đây) thì tổng cộng có 58,152 quân nhân Mỹ đã hy sinh trên chiến trường Việt Nam, trong đó 1948 người chưa tìm được xác. Theo tài liệu của Văn phòng quản trị Tù nhân chiến Tranh/nhân viên mất tích (the Defense Prisoner of War/Missing Personnel Office) thì tính đến 20 tháng 6, 2013 con số trên đã giảm còn 1645. Nghĩa là đã có 293 bộ hài cốt lính Mỹ đã được tìm thấy và đưa về Mỹ an táng.

Nếu chỉ nhìn vào những con số, người ta sẽ thấy tỷ lệ tìm hài cốt liệt sĩ của CHXHCNVN đạt 28% trong 37 năm (từ 1975 – 2012), và tỷ lệ tìm được hài cốt lính Mỹ của chính phũ Hoa Kỳ đạt 15% trong vòng 25 năm (từ 1988 – 2013). Như vậy tỷ lệ tìm được hài cốt phía Việt Nam đã hơn phía Hoa Kỳ gần gấp đôi, nếu không tính sự chênh lệch thời gian Việt Nam đã làm việc này trước Mỹ 13 năm!

Về số lượng thì như thế, còn về chất lượng và phương pháp tìm kiếm của hai quốc gia có gì khác biệt?

Phần II - Về phía Hoa Kỳ

Trước hết về phía Hoa Kỳ, cơ quan quốc gia phụ trách về vấn đề “Tù binh chiến tranh/Mất tích khi thi hành công vụ – POW/MIA” có tên là The Joint POW/MIA Accounting Command (viết tắt là JPAC). Những chi tiết sau được tóm gọn từ bài tường trình của JPAC (JPAC Review):

Sứ mạng của cơ quan này là tổ chức các cuộc nghiên cứu có tính toàn cầu, tìm kiến và làm thử nghiệm để xác định những người Mỹ được ghi nhận mất tích từ những cuộc xung đột trong quá khứ (Thế Chiến II, Chiến Tranh Triều Tiên, Chiến Tranh Việt Nam và Chiến Tranh vùng Vịnh...) để trợ giúp cho những nỗ lực của Bộ Quốc Phòng trong việc quản lý nhân sự.

Lực lượng Liên Hợp tù binh chiến tranh/người mất tích trong lúc thi hành công vụ (the Joint POW/MIA Accounting Command) trực thuộc Bộ Quốc Phòng, có khoảng 500 nhân viên gồm quân nhân thuộc đủ ngành của các quân binh chủng quân lực Hoa kỳ và nhân viên dân sự là các nhà nghiên cứu, các chuyên viên về nhân chủng học pháp y, các nhà ngôn ngữ học, bác sĩ, nhân viên hỗ trợ sống, chuyên viên bom mìn, nhiếp ảnh pháp y, nhân viên truyền thông và chuyên gia an táng.

Tổng hành dinh của JPAC đặt tại Peal Harbor-Hickam tại Hawaii.

Có 3 phân đội thường trực ở nước ngoài, một ở Bangkok, TháiLand – Một ở Hà Nội, Việt Nam – và một ở Viên Chăn, Lào.

Phòng thí nghiệm của JPAC là phòng thí nghiệm pháp y lớn nhất thế giới, gọi tắt là CIL.

Mọi thông tin liên quan đền mỗi cá nhân bị mất tích đều được các chuyên viên và nhà phân tích tổng hợp thành một “Hồ sơ nạn nhân mất tích”. Hồ sơ bao gồm bối cảnh lịch sử, bệnh án, lý lịch, quân vụ, đơn vị phục vụ, thư từ, bản đồ, hình ảnh,báo cáo tình báo và tất cả các bằng chứng liên hệ có được. Hồ sơ này là nền tảng cho phép bắt đầu cho cuộc tìm kiếm một quân nhân mất tích.

Mỗi đội JPAC có 15 người, tùy mỗi trường hợp, các chuyên gia của JPAC như đã nói trên sẽ được huy động đến địa điểm tìm kiếm.

Địa điểm tìm kiến có thể ở bất cứ ngõ gách nào trên thế giới, có thể trong rừng sâu núi thẳm, mà cũng có thể nơi sa mạc hay giữa biển cà. Ngân khoản dành cho mỗi đội sẽ vào khoảng 10,000 bảng Anh cho việc sinh hoạt và nhu yếu phẩm cần thiết trong khi hành sự.

Bước đầu tiên của việc khai quật là sau các thủ tục ngoại giao, trưởng toán sẽ ấn định khu vực khai quật, sau đó một hệ thống lưới điện cùng bộ phận cọc, dây chăng sẽ được thiết lập quanh khu khai quật và họ cẩn thận khai quật từng inch đất, mỗi inch đất lấy ra đều được kiểm tra hết sức nghiêm cẩn xem có tang vật nào không. JPAC có thể thuê hàng trăm công nhân địa phương để giúp khai quật các địa điểm rộng lớn.

Sau đó các mẫu tang vật được đưa về phòng thí nghiệm CIL để xác định. CIL là phòng thí nghiệm thứ hai của Mỹ đạt chuẩn quốc tế, qua sự công nhận của Hiệp hội các phòng thí nghiệm tôi phạm năm 2008. Tại đây có hơn 60 nhà nhân chủng học pháp y, các nha sĩ và nhà khảo cổ làm việc.

Tất cả các hài cốt và tang vật thu hồi được sẽ được niêm phong và lưu trữ tại một kho an toàn.

Nhà nhân chủng học pháp y sẽ chịu trách nhiệm việc phân tích hài cốt và các tang vật như quân phục, thẻ nhận dạng, vật dụng phụ thuộc...

Tất cả xương cốt sẽ được kiểm tra để hoàn chỉnh hồ sơ gồm: Giới tính, chủng tộc, tuổi khi chết, tầm vóc, phân tích chấn thương lúc chết hoặc gần chết, tình trạng bệnh lý của xương...

Các chuyên viện sẽ không được biết bất cứ chi tiết nào về mẫu phân tích (gọi là phân tích mù). Việc này nhằm đề phòng những thiên kiến do tiềm thức ảnh hưởng đến kết quả phân tích.

Nhiều kỹ thuật chuyên môn tân tiến nhất được áp dụng như phân tích xương và răng, lấy mẫu DNA ti thể, phân tích tài liệu, vật dụng cá nhân để xác định quân nhân Mỹ mất tích. Những bằng chứng chồng chéo được giám đốc khoa học JPAC đánh giá là cơ sở hữu hiệu để xác định việc nhận dạng cá nhân. Cách tốt nhất để xác định hài cốt là căn cứ vào hồ sơ nha khoa vì răng thường khó bị phân hủy, có những đặc điểm riêng của từng cá nhân và có thể chứa những ti thể còn sót. Thi thể được truyền từ mẹ sang con. Những người cùng mẹ sẽ có chung trình tự ti thể. Đây chính là những bằng chứng để nhận dạng. Các chuyên viên sẽ dùng ti thể để so sánh khoảng ¾ các mẫu vật. Những mẫu lấy từ răng và xương sẽ giúp xác định được ADN, trình tự gen của người mất tích. Trình tự mẫu của mẹ quân nhân mất tích sẽ được dùng để đối chứng với trình tự được tìm thấy nơi xương và răng của người mất tích này.

Sau khi nhận dạng thành công, thông tin sẽ được chuyển giao cho Phòng Tang Lễ của Văn Phòng Nội Vụ và thông báo về gia đình cùng các di vật để cùng thực hiện nghi thức an táng.

Tại Việt Nam, JPAC và phía Việt Nam, đã hợp tác và hoàn thành được hơn 100 đợt, trong 25 năm qua. Có 4,241 lượt vụ đã được điều tra (42 lươt vụ ngoài biển), 685 lượt vụ khai quật (8 vụ ngoài biển), 53 đợt điều tra địa phương (gồm 818 lượt vụ)... cùng nhiều vụ được hợp tác với Lào, Kampuchia.

Đã có 945 bộ hài cốt được trao trả cho Hoa Kỳ và giúp họ nhận dạng 700 trường hợp...


Tóm lại về phía Hoa Kỳ, thì họ đã làm hết những gì họ có thể làm được một cách tốt nhất, khoa học nhất, đáng tin cậy nhất, để đưa thân xác các người con ưu tú của họ về với gia đình dù phải trả một cái giá rất đắt, và cũng phải chịu cúi mặt quỵ lụy, ve vãn CSVN để được phép thực hiện trách nhiệm của họ trong lúc CSVN ra rả tuyên truyền cho việc giúp tìm kiếm hài cốt lính Mỹ là “việc làm thể hiện lòng nhân đạo” này.

Có thể nói chính phủ Hoa Kỳ đã làm hết nghĩa vụ của họ với người đã chết và gia đình của họ. Đó chính là điều ông bà ta thường nói: "Nghĩa Tử Là Nghĩa Tận" vậy.

(Còn Tiếp)



nguồn:http://danlambaovn.blogspot.de/2013/11/trach-nhiem-cua-hoa-ky-va-ang-csvn.html#.Un-MXCeAWRA
======================================================================
Trách nhiệm của Chính Phủ Hoa Kỳ và đảng CSVN trong việc truy tìm hài cốt binh sĩ chết trong chiến tranh Việt Nam - Kỳ II

Phần III - Về phía Việt Nam Cộng Sản

Vấn đề qui tập và tìm kiếm hài cốt của các chiền binh cộng sản (kể cả quân chính qui Bắc việt lẫn các giải phóng quân của MTGPMN) đã được thực hiện rất sớm, chỉ vài tháng sau ngày 30/4/1975 khi Miền Nam hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của đảng cộng sản. Tuy nhiên không có một cơ quan cấp quốc gia nào để phụ trách vấn đề hệ trọng và lớn lao này (?). Thí dụ trong tài liệu về Nghĩa Trang Liệt Sĩ quốc Gia Trường Sơn, người ta chỉ thấy viết tổng quát như sau: “ Sau ngày đất nước thống nhất, Trung ương Đảng và Bộ Quốc phòng đã phê chuẩn dự án xây dựng nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn..". Nghĩa là trung ương đảng và bộ quốc phòng chỉ phê duyệt dự án thôi, còn việc lập dự án, việc thi công và ngân sách thì không thấy có một cơ quan cấp quốc gia nào phụ trách.

Phương pháp qui tập, tìm kiếm, thử nghiệm, xác định hài cốt những chiến binh mất tích của nhà nước cộng sản VN cũng hoàn toàn khác với phía Hoa Kỳ.

Như đã nói trên, các cuộc truy tập hài cốt từ các chiến địa hay từ các căn cứ địa, mật khu, để đưa về chôn cất tại các nghĩa trang liệt sĩ trên toàn quốc đã được thực hiện rất sớm, và rất qui mô. Chỉ tính riêng tỉnh Quảng trị đã có tới 72 nghĩa trang. Trong đó có hai nghĩa trang lớn nhất cấp quốc gia được gọi là Nghĩa Trang Liệt Sĩ Trường Sơn và Nghĩa Trang Liệt sĩ Đường 9.

“Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn là nơi quy tụ 10.333 phần mộ của các liệt sỹ; có tổng diện tích 140.000m2” - “Nghĩa trang được khởi công xây dựng vào ngày 24/10/1975 và hoàn thành vào ngày 10/4/1977” và “Nghĩa trang liệt sỹ đường 9 có tổng diện tích là 13 ha với quy tụ gần 9.500 mộ liệt sỹ (con số tương đối vì có những ngôi mộ tập thể). Trong đó có 3.227 mộ liệt sỹ được xác định đầy đủ tên tuổi quê quán, được mai táng theo từng tỉnh thành; có 785 mộ xác định chưa đầy đủ; còn lại chưa rõ tên tuổi”. Từ hai đoạn trích trên, người ta có thể thấy một công trình lớn lao và đại qui mô như Nghĩa Trang Quốc GiaTrường Sơn mà chỉ mất thời gian một năm rưỡi, vừa xây dựng vừa qui tập, vừa thử nghiệm, đối chứng ti thể ADN, để xác minh lý lịch đến 10.333 phần mộ, thì thử hỏi làm sao có thể có sự nghiêm cẩn trong đó, và tỷ lệ chính xác để râu ông nọ khỏi cắm cằm bà kia (không kể trường hợp hài cốt không phải xương người) đạt được bao nhiêu? 

Vì thế ở thời điểm đó đã có nhiều chỉ trích trong công luận về việc làm cẩu thả và tắc trách này. Có nhiều cấp chỉ huy quân đội đã vạch rõ những bất cập của việc nhận dạng, do đó không thể không có sự lầm lẫn, như những mộ chôn tạm tại các chiến khu thường chôn chung 2,3 xác một hố để giảm số tổn thất của một trận đánh, thí dụ trận đánh có 300 chiến binh chết, thì chỉ có 100 nấm mô (3 xác chung 1 mộ – mà không có một ghi chép nào để xác minh lý lịch) làm như vậy để người ngoài thấy số thương vong nhỏ đi, những cán binh còn sống không bị mất tinh thần và bộ máy tuyên truyền cũng dễ ăn nói!

Thứ hai, tại Nghĩa trang đường 9, trong tổng số 9500 mộ thì có “ 3227 mộ liệt sĩ được xác định đầy đủ tên tuổi quê quán, được mai táng theo từng tỉnh thành”. Chiếm tỷ lệ 34%. Điều này có nghĩa 66% mộ liệt sĩ chôn cất tại nghĩa trang này chưa được nhận dạng, chưa rõ lý lịch, nguồn gốc. Nói cách khác 66% những hài cốt được đưa về chôn tại đây chưa hẳn là xác bộ đội, có thể đó là xác dân thường hoặc thậm chí đó chỉ là xương thú rừng cũng bị chết bởi bom đạn trong khu rừng núi này.

Chỉ với hai thí dụ nhỏ trên, cũng đủ cho người ta thấy mức độ cẩu thả của việc truy cập và chôn cất hài cốt các “liệt sĩ” là không thể tưởng tượng nổi!

Đó là nói về việc truy cập các hài cốt đã được chôn tạm đâu đó trong mật khu, hay ngay tại trân địa đèo heo hút gió.

Bây giờ nói đến chuyện tìm kiếm người mất tích rộng khắp mọi hang cùng ngõ hẻm, rừng núi, sông biển trên mọi vùng đất nước. Công việc còn khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều lần.

Theo tài liệu Wikipeadia nói trên, trong tổng số 1.1 triệu bộ đội tử trận được công bố bởi nhà nước VN, thì có 300,000 được ghi nhận mất tích, trong số này 84,000 bộ hài cốt đã được tìm thấy tính đến năm 2012. Đạt tỷ lệ 28% trong 37 năm, vượt xa tỷ lệ của phía Hoa kỳ là 15% trong 25 năm!

Trong việc tìm kiến hài cốt những liệt sĩ mất tích này, cũng không có một cơ quan cấp quốc gia nào chủ quản. Do thế nên mới có chuyện nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng giải thích là việc tìm đầu ông tướng liệt sĩ Phùng Chí Kiên là do yêu cầu của “Đại Tướng Võ Nguyên Giáp và đồng đội toán võ trang Tân Trào” hay vụ Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội VN tự đứng ra mướn “Cậu Thủy” tìm mộ liệt sĩ” vân vân và vân vân...

Về phương pháp tìm kiếm thì như mọi người đều biết, ở giai đoạn đầu, người ta tìm kiếm hài cốt dựa vào trí nhớ của những đồng đội còn sống, hoặc do sự chỉ điểm của các nhân chứng trong nhân dân, hoặc do chính những chiến sĩ VNCH chỉ dẫn. Số hài cốt tìm được vì thế không được nhiều và không thể xác định nguồn gốc, lý lịch quê quán người chết một cách khoa học. Trong khi ấy nỗi khát khao đoàn tụ của những bà mẹ mất con, vợ mất chồng, con mất cha lên cao trên toàn quốc, đặc biệt tại miền Bắc, không gia đình nào không có vài ba liệt sĩ, đã tạo thành cơn sóng thần buộc đảng CSVN phải làm một việc gì đấy để trấn an sự đòi hỏi vô cùng cấp thiết và cũng vô cùng chính đáng này.

Và một phương pháp mới được ra đời. Không biết bộ óc “siêu việt” nào trong BCT đảng CSVN đã nghĩ ra phương thức siêu việt để giải bài toán vô cùng hóc búa này! Đó là phương pháp dùng các thầy gọi hồn, những nhà lên đồng, nhập xác chỉ dẫn tìm xương cốt liệt sĩ.

“Sáng Kiến” này thật “ưu việt” trăm bề vì nó khai thác sự mê tín dị đoan sẵn có trong bất cứ người Việt nào. Nó lại dựa vào cõi âm nên không một ai dám đặt câu hỏi đúng sai, do đó việc xét nghiệm DNA trở nên không cần thiết. Nó vừa giải tỏa được cơn bức xúc trong quần chúng vừa khiến người dân an tâm tin tưởng vào sự chu đáo của đảng và nhà nước qua những lễ nghi tưởng niệm và mỹ từ “liệt sĩ” được phong tặng cho cái gọi là hài cốt được tìm thấy. Rõ ràng “công” thì đảng hưởng mà nói dại nếu có trường hợp nào đổ bể thì mọi sự sẽ đổ lên đầu các nhà ngoại cảm! “quít làm cam chịu”, ông bà ta nói quả thiệt không sai! Thế là cụm từ “nhà ngoại cảm” ra đời (tuyệt chiêu là ở chỗ này: Nếu nói là đồng bóng gọi hồn thì người ta có thể nghi ngờ, nhưng dùng từ “nhà ngoại cảm” thì không còn hồ nghi gì nữa, khoa học quá mà!!!)

Đây quả thật là “đỉnh cao trí tuệ loài người”. Nghĩ mà xem, trong khi Hoa Kỳ phải thành lập nguyên một cơ quan cấp quốc gia, phải lập phòng thí nghiệm cỡ thế giới, phải có nào “chuyên viên về nhân chủng học pháp y, các nhà ngôn ngữ học, bác sĩ, nhân viên hỗ trợ sống, chuyên viên bom mìn, nhiếp ảnh pháp y, nhân viên truyền thông và chuyên gia an táng”, phải cân đo đong đếm, xét nghiệm tỷ mỉ từng mẫu tang vật, thì CSVN chỉ cần mướn một “nhà ngoại cảm” là xong. Nhà ngoại cảm phán ra thì không thể sai, mà cũng không dám hồ nghi nữa vì vong liệt sĩ sẽ quở và gia đình sẽ gặp hoạn nạn! Do đó người dân mang cả xương thú về để thờ và nhà nước ta cũng cho phép những thứ uế tạp ấy vào nằm chung trong nghĩa trang liệt sĩ!

Rõ ràng những thứ rờm rà thử nghiệm tốn kém của bọn tư bản dẫy chết bỗng nhiên trở thành “nố bịch”!

Không phải như thế là đủ, nếu ta không xét đến “công lao” góp phần của các “nhà tham nhũng” và của các con sâu chúa trong đảng cộng sản. Lẽ dĩ nhiên bọn này không thể bỏ qua cơ hội để “mượn gió bẻ măng”. Hàng tỷ mỹ kim từ ngân sách nhà nước đã chiu vào túi bọn tham nhũng và các con sâu chúa của đảng cộng sản, trong việc bật đèn xanh, đỡ đầu, tạo điều kiện, móc nối với các “nhà ngoại cảm”!

Bọn xâu chúa này cũng không sợ gì hậu quả bởi chúng đã có con đường rút an toàn, nếu bị đổ bể thì cứ đổ thừa cho bọn ngoại cảm lừa bịp, cho vong hồn người chết chỉ sai, cùng lắm thì đã có sẵn mấy chục “nhà ngoại cảm” làm con dê tế thần, ra tòa lãnh án hưởng sự khoan hồng của đảng vì biết ăn năn hối lỗi!!! Thật là tuyệt chiêu!

Cái “siêu việt” hơn nữa là tỷ lệ tìm kiếm còn vượt xa cả Hoa kỳ! Thế mới tài. Rõ ràng trí tuệ của đảng ta “ưu việt” hơn trí tuệ của các ông trong Lầu Năm Góc cả triệu lần!

(Còn Tiếp)


nguồn:http://danlambaovn.blogspot.de/2013/11/trach-nhiem-cua-chinh-phu-hoa-ky-va-ang.html#.Un-OeieAWRA
======================================================================

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001