Chuẩn bị bước vào năm học mới, mẹ của cu út nhà minh (tức là vợ mình) ra hiệu sách mua về cho con một bộ sách lớp 3 mới tinh, giao nhiệm vụ cho bố nó (tức là mình) : “Anh phải sắp xếp thời gian, lên kế hoạch để khẩn trương tiến hành việc bọc sách cho con. Mà anh phải bọc cho đẹp nhằm tạo điều kiện cho con chúng mình học giỏi”.
Như bao lần khác, tất nhiên là mình răm rắp tuân lệnh. Trong nhà, việc mình luôn luôn nghe lời và kính trọng vợ đã trở thành một qui luật, một tất yếu mang tính khách quan. Thấy mình nhanh chóng thi hành, vợ mình vui lắm, vừa quét nhà vừa huýt sáo và cười bảo: Anh mà không nghe lời em thì em sẽ tiến hành cưỡng chế đấy, em là em không có dọa anh đâu.
Đang thao tác ngon trớn, bọc đến quyển TIẾNG VIỆT 3 – Tập Hai thì bỗng phát hiện ra một vấn đề mình cho là quan trọng. Mình đăng lại đây để nhờ bà con cho ý kiến nha, đó là: KẺ THÙ CỦA HAI BÀ TRƯNG LÀ KẺ THÙ NÀO?
Chủ điểm đầu tiên của cuốn sách này là Bảo vệ Tổ Quốc. Bài đầu tiên của chủ điểm và cũng là của cuốn sách là bài “Hai Bà Trưng”, kể về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.
Các địa danh trong bài được nêu ra cụ thể là: Mê Linh, thành Luy Lâu.
“Phe ta” có các nhân vật:Trưng Trắc, Trưng Nhị, Thi Sách, đoàn quân khởi nghĩa.
“Phe địch” được liệt kê theo thứ tự trong bài: giặc ngoại xâm, quân xâm lược, tướng giặc Tô Định, kẻ thù, giặc, quân thù và cuối cùng lại là ngoại xâm.
Tội ác của “địch” được vạch trần, tố cáo mạnh mẽ trong đoạn đầu tiên: “Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương màu mỡ. Chúng bắt dân ta lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai, khiến bao người thiệt mạng vì hổ báo, cá sấu, thuồng luồng”, từ đó “Lòng dân oán hận ngút trời, chỉ chờ dịp vùng lên đánh đuổi quân xâm lược”.
Đọc đi đọc lại cả bài bao nhiêu lần, quên cả việc bọc sách cho thằng cu, mình cũng không thấy chỗ nào nói rõ kẻ thù của Hai Bà Trưng, cũng là kẻ thù của đất nước ta hồi đó, là kẻ thù nào. Đây là bài nằm trong chủ điểm Bảo vệ Tổ Quốc, lại không dám nêu rõ danh tính kẻ thù của Hai Bà Trưng, là làm sao?
Lẽ nào trong SGK dành cho các cháu nhi đồng, người lớn lại tiếp tục thể hiện sự né tránh, sợ hãi, hèn nhát?
Muốn tránh cũng chẳng được. Các cháu khi học bài này chắc chắn sẽ hỏi cô giáo: “thưa cô, kẻ thù của Hai Bà Trưng là giặc nào?”, và chắc chắn cô giáo phải trả lời thẳng vào câu hỏi, không thể né tránh sự thật lịch sử như SGK được. Rôi theo thời gian, chắc chắn tự các cháu cũng sẽ tìm ra được danh tính kẻ thù của Hai Bà Trưng.
Trước tâm hồn bé bỏng trong trắng của các cháu mà người lớn dám cắt xén, bưng bít sự thật lịch sử, thì đó là một cái tội không nhỏ. Cái tội này đối với tiền nhân, đối với lịch sử dân tộc còn to hơn nhiều.
Từ những năm tháng đầu tiên dưới mái trường, các thế hệ con cháu của chúng ta phải được học, được biết sự thật lịch sử này.
SGK Tiếng Việt 3 không được lươn lẹo né tránh nữa, mà phải nói cho rõ rằng: Kẻ thù của Hai Bà Trưng chính là GIẶC HÁN!
Được đăng bởi Tâm Sự Y Giáo vào lúc 07:41
nguồn:http://ygiao.blogspot.com/2012/08/sach-tieng-viet-lop-3-ke-thu-cua-hai-ba.html
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Mấy lời xin trao đổi với bác Đào Tiến Thi: Về chuyện kẻ thù của Hai Bà Trưng
Mấy lời xin trao đổi với bác Đào Tiến Thi: Về chuyện kẻ thù của Hai Bà Trưng
NTT Blog: Xung quanh vấn đề “kẻ thù của Hai Bà Trưng”,
hai tác giả Đào Tiến Thi và Tâm Sự Y Giáo có những trao đổi tuy có
những ý kiến khác biệt nhưng đều có thái độ tôn trọng nhau và cách làm
việc cẩn thận, công phu và nghiêm túc. Thiết nghĩ, những trao đổi tuy
trái chiều nhưng thân thiện như thế này mới làm sáng tỏ được vấn đề và
làm các anh hiểu và gần gũi nhau hơn.
.
Tôi có được đọc bài Về bài Hai Bà Trưng trong sách Tiếng Việt 3 của bác
Đào Tiến Thi, gửi đến bác Nguyễn Tường Thụy và độc giả. Vì tôi vừa là
một độc giả của trang Nguyễn Tường Thụy Blog, lại vừa là tác giả của bài
Sách Tiếng Việt 3: Kẻ thù của Hai Bà Trưng là kẻ thù nào? (Tâm Sự Y Giáo) nên tự thấy mình có “trách nhiệm giải trình” đôi điều với bác Thi, bác Thụy và bà con.
Trước hết tôi xin cảm ơn bác Đào Tiến Thi đã nhanh chóng có phản hồi,
cung cấp cho mọi người biết được một số thông tin xung quanh cuốn Tiếng
Việt 3. Điều này làm cho tôi cảm thấy thực sự quí mến và trân trọng bác
Đào Tiến Thi.
Bên cạnh đó, với sự chân thành và thẳng thắn trên tinh thần cầu thị và
xây dựng, tôi cũng xin được trao đổi vài điều với bác về bài phản hồi
nói trên:
1) Bài Hai Bà Trưng trong sách Tiếng Việt 3 không đơn thuần chỉ là một bài tập đọc. Ngay trang sau của bài này còn có hai phần:
1) Bài Hai Bà Trưng trong sách Tiếng Việt 3 không đơn thuần chỉ là một bài tập đọc. Ngay trang sau của bài này còn có hai phần:
- Kể chuyện: Dựa vào bốn bức tranh tương ứng với bốn đoạn văn của bài,
yêu cầu học sinh kể lại từng đoạn câu chuyện Hai Bà Trưng.
- Chính tả: Nghe – Viết: Hai Bà Trưng (từ Thành trì của giặc… cho đến hết)
Do đó qua bài này, các em học sinh đã được rèn luyện cả 4 kỹ năng Nghe –
Nói – Đọc – Viết trong tiếng Việt, nhất là phần Kể chuyện. Trong phần
này, các em phải chuyển hóa được các từ ngữ câu cú trong bài trở thành
kiến thức lịch sử truyền thống riêng cho mình.
Như vậy, bài Hai Bà Trưng thực sự là một bài học có tính giáo dục truyền
thống dựa trên một cốt truyện lịch sử, phù hợp với chủ điểm Bảo vệ Tổ
Quóc. Hẳn nhiên, nó phải có đầy đủ các yếu tố của một bài học về truyền
thống lịch sử của cha ông. Do vậy trong bài không thể thiếu được yếu tố
“giặc Hán”, vì đây là đối tượng đánh đuổi của Hai Bà Trưng.
2) Vấn đề then chốt nhất làm cho “độc giả xôn xao” là trong bài Hai Bà Trưng, không có hai từ “giặc Hán”.
Tôi xin trích lại nguyên văn phần bác nói về điều này:
“Khi đọc bài trên Nguyễn Tường Thụy blog, tôi đã liên hệ ngay với GS.
Nguyễn Minh Thuyết để hỏi ai soạn bài này, để từ đó tìm lại bản gốc xem
tác giả Văn Lang viết như thế nào. Việc tìm lại bản gốc đối với người
làm khoa học luôn là cần thiết, tuy nhiên trong trường hợp này, theo GS.
Nguyễn Minh Thuyết, cũng không quan trọng. Bởi vì đối với lớp 3 phải
rất hạn chế các thông tin không cần thiết. Vì nếu chỉ cần nói “giặc Hán”
thì lại phải chú thích Hán là triều đại nào, điều đó rất trừu tượng với
học sinh lớp 3”.
Thưa bác, cũng ngay trong 2 tuần đầu tiên của Học kỳ II, các cháu còn được học thêm về hai vị anh hùng đánh giặc Trung quốc nữa:
Trang 11, Nghe – Viết:
Trần Bình Trọng
Năm 1285, giặc Nguyên sang cướp nước ta. Trần Bình Trọng chỉ huy một
cánh quân, không may sa vào tay giặc. Giặc dụ dỗ ông đầu hàng, hứa phong
tước vương cho. Trần Bình Trọng khảng khái trả lời: “Ta thà làm ma nước
Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”. Giặc tức giận, giết ông. Khi ấy,
ông mới 26 tuổi.
Trang 17:
Lê Lai cứu chúa
Giặc Minh xâm chiếm nước ta. Chúng làm nhiều điều bạo ngược khiến lòng
dân vô cùng căm giận. Bấy giờ ở Lam Sơn có ông Lê Lợi phất cờ khởi
nghĩa. Trong những năm đầu nghĩa quân còn yếu, thường bị giặc vây. Có
lần giặc vây rất ngặt, quyết bắt bằng được chủ tướng Lê Lợi. Ông Lê Lai
liền đóng giả làm Lê Lợi, đem một toán quân phá vòng vây. Giặc bắt được
ông, nhờ vậy mà Lê Lợi và số quân còn lại được cứu thoát.
Trong khi đó, đoạn mở đầu của Hai Bà Trưng lại là:
Thuở xưa, nước ta bị giặc ngoại xâm đô hộ. Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương màu mỡ…
Cả hai đoạn nói về Trần Bình Trọng và Lê Lai đều nêu đích danh giặc
Nguyên, giặc Minh ngay từ câu đầu tiên, nhưng không cần có ghi chú về
giặc Nguyên, giặc Minh là ở triều đại nào.
Do đó nếu bài Hai Bà Trưng mở đầu bằng câu: “Thuở xưa, nước ta bị giặc
Hán đô hộ” thì cũng là bình thường, chẳng có gì là “trừu tượng với học
sinh lớp 3” cả.
Điều này cho thấy ý kiến nói ở trên “Bởi vì đối với lớp 3 phải rất hạn
chế các thông tin không cần thiết. Vì nếu chỉ cần nói “giặc Hán” thì lại
phải chú thích Hán là triều đại nào, điều đó rất trừu tượng với học
sinh lớp 3” là hoàn toàn không thuyết phục.
3) Tác giả bài văn là Văn Lang. Tìm hiểu qua nhiều bậc thức giả và nhiều
nguồn tài liệu, tôi cũng không thể biết được Văn Lang là ai, và đã có
những tác phẩm văn học nào. Có thể vì tôi dốt hoặc thiếu thông tin,
nhưng cũng mạnh dạn nêu câu hỏi: Liệu rằng đây là một nhóm người hay chỉ
là một người ? Nếu ‘ông’ Văn Lang là có thật thì ông có sẵn sàng lên
tiếng? Bản gốc của ông có còn giữ được hay không? Tiếng nói của ông nếu
có sẽ góp phần hé mở nhiều điều.
4) Bài Hai Bà Trưng đã tồn tại gần 10 năm mà không ai có ý kiến gì. Điều
đó không có nghĩa là nó đã hoàn hảo rồi, không còn có điều gì phải bàn
nữa. Ở Liên xô trước đây, lý thuyết dỏm về di truyền trong sinh học của
Tromin Lysenko nhờ sức ép chính trị, đã lũng đoạn toàn bộ ngành sinh học
của Liên xô trong thời gian 1930-1964, cuối cùng cũng phải dẹp bỏ đó
thôi.
5) Điều cuối cùng tôi muốn nói rằng, trong câu chuyện này, bác Đào Tiến
Thi đã làm hết phần việc của mình với tinh thần hết sức trách nhiệm, dù
bác chỉ xuất hiện với vai trò khiêm tốn là Biên tập viên 2. Những nhân
vật quan trọng hơn nhưng vẫn đang im lặng là nhóm tác giả, các hội đồng
thẩm định, có thể còn có những hội đồng cao hơn nữa… Chính những nơi này
mới là nơi quyết định nội dung cuốn sách.
Tôi hy vọng các nhân vật quan trọng này sẽ lên tiếng, thể hiện trách
nhiệm đối với các thế hệ tương lai, dẫu rằng điều này sẽ khó, thậm chí
vô cùng khó khăn.
Chúc bác Nguyễn Tường Thụy và bác Đào Tiến Thi mạnh khỏe. Chúc bà con ta vui vẻ.
—————————
VỀ BÀI HAI BÀ TRƯNG TRONG SÁCH TIẾNG VIỆT 3
(Giãi bày cùng độc giả Nguyễn Tường Thụy Blog)
Đào Tiến Thi
Blog Nguyễn Tường Thụy vừa có bài Sách Tiếng Việt Lớp 3: Kẻ thù của Hai Bà Trưng là kẻ thù nào? khiến độc giả xôn xao. Vì tôi có liên quan đến cuốn sách nên xin có mấy điều nói cùng bác Thụy và độc giả.
Trước hết xin quý vị độc giả lưu ý: Đây là một bài tập đọc trong sách
giáo khoa (SGK) Tiếng Việt. Hình thức của nó là một truyện kể, không
phải bài lịch sử. Tác giả của bài văn này tên là Văn Lang (chắc là một
nhà văn nào đó), chứ không phải tác giả của SGK. Trong bài này, chúng
ta quy ước gọi tác giả SGK là soạn giả, để phân biệt với tác giả của bài
văn được chọn.
Nhóm soạn giả của cuốn SGK này gồm GS. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên),
một đại biểu Quốc hội sáng giá suốt hai nhiệm kỳ mà chúng ta ai cũng
biết, cùng một số ông bà soạn giả khác: Lê Ngọc Điệp, Lê Thị Tuyết Mai,
Bùi Minh Toán, Nguyễn Trí. Biên tập nội dung lần đầu (2004) gồm Nguyễn
Thị Ngọc Bảo (biên tập 1) và tôi – Đào Tiến Thi (biên tập 2). Từ bấy đến
nay, mỗi năm một lần tái bản, qua nhiều biên tập viên khác nhau.
Một bài văn nào đó được đưa vào SGK, phải đáp ứng rất nhiều tiêu chí:
nội dung chính trị, tư tưởng, khoa học, văn hóa, văn phong (ngôn ngữ),
sư phạm (phù hợp lứa tuổi), v.v.. Khi cần thiết, soạn giả cũng có thể
sửa đôi chút về từ ngữ, diễn đạt, cắt những chỗ không cần thiết (trong
một số trường hợp, cần xin phép tác giả, nếu tác giả còn sống).
Khi đọc bài trên Nguyễn Tường Thụy blog, tôi đã liên hệ ngay với GS.
Nguyễn Minh Thuyết để hỏi ai soạn bài này, để từ đó tìm lại bản gốc xem
tác giả Văn Lang viết như thế nào. Việc tìm lại bản gốc đối với người
làm khoa học luôn là cần thiết, tuy nhiên trong trường hợp này, theo GS.
Nguyễn Minh Thuyết, cũng không quan trọng. Bởi vì đối với lớp 3 phải
rất hạn chế các thông tin không cần thiết. Vì nếu chỉ cần nói “giặc Hán”
thì lại phải chú thích Hán là triều đại nào, điều đó rất trừu tượng với
học sinh lớp 3. Chỗ này, tôi có quan điểm hơi khác GS. Nguyễn Minh
Thuyết một chút, sẽ nói ở phần sau. Tuy nhiên để như SGK hiện nay theo
tôi tuy chưa rõ lắm nhưng cũng không có hại như một số người nghĩ. Với
tên các nhân vật như Bà Trưng, Thi Sách, Tô Định, lên lớp 4, học lịch
sử, học sinh sẽ rõ; còn trong khi học, nếu học sinh có hỏi, cô giáo cũng
không khó trả lời. Ở đây theo tôi cũng không có chuyện tác giả Văn Lang
hay các soạn giả SGK phải trốn nhắc đến giặc Hán (Trung Quốc). Vì ở
thời điểm làm sách này (2003), quan hệ giữa ta và Trung Quốc không phải
như bây giờ. Tất nhiên nhiều vấn đề đã có từ thời ấy nhưng những người
như tác giả Văn Lang (có thể đã viết từ rất lâu trước đó), như GS.
Nguyễn Minh Thuyết không thể biết. Chính tôi cũng chỉ từ giữa 2009 trở
đi mới quan tâm đến quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, mới biết nhiều sự
thực mà trước đó không hề biết. Độc giả có thể kiểm tra điều này khi
thấy trong SGK Tiểu học còn có những bài chỉ đích danh các triều đại
phong kiến Trung Quốc hoặc xâm lược, hoặc có hành vi ngang ngược đã bị
ta trừng trị như thế nào. Ví dụ, bài Trí dũng song toàn (Tiếng Việt 5
tập 2, trang 25) kể về Thám hoa Giang Văn Minh đã đứng giữa triều đình
nhà Minh bác bỏ lệ cống “đầu vàng Liễu Thăng” và đối lại câu của vua
Minh Đồng trụ chí kim đài dĩ lục (Đồng trụ đến giờ rêu vẫn xanh) bằng
câu Đằng Giang tự cổ huyết do hồng (Sông Bạch Đằng từ xưa máu còn đỏ).
Nói riêng về tôi, như trên kia đã nói, tôi là một trong hai người biên
tập nội dung lần đầu. Sách in lần đầu vào đầu năm 2004, nhưng các khâu
biên soạn, biên tập, thẩm định chủ yếu làm từ 2003, chưa kể, đã đưa vào
dạy ở dạng thử nghiệm mấy năm trước. Tôi từ giáo viên chuyển về làm biên
tập viên Nhà xuất bản Giáo dục 5-2003, khi sách này đã xong thẩm định
vòng 1. Như nhiều người biết, biên tập viên (editer, xuất phát từ chữ
edit là sửa chữa) là người giúp tác giả hoàn thiện bản thảo. Do mới vào
nghề, tôi là biên tập 2 (hiểu như là biên tập phụ), đứng sau biên tập 1
(hiểu như biên tập chính), tuy nhiên, tôi “can thiệp” vào cuốn sách rất
tích cực, sát cánh với GS. Nguyễn Minh Thuyết trong nhiều vấn đề. Chẳng
hạn, sách Tiếng Việt 4 lúc còn thử nghiệm có chú thích “mật ong già hạn”
hiểu là “mật ong để lâu”, tôi thấy không ổn, cho nên nhân lần về quê,
tôi vào núi, hỏi những người nuôi ong sành sỏi để biết “mật ong già hạn”
là thế nào. Hỏi được rồi, tôi sung sướng điện ngay cho GS. Nguyễn Minh
Thuyết biết. Nói thế để độc giả hiểu rằng nếu tôi thấy “gợn” ở bài Hai
Bà Trưng (không nói giặc nào) thì tôi đã đề nghị sửa ngay. Nhưng quả
thực hồi đó tôi không thấy gì cả. Có thể do chuyên môn tôi còn non,
nhưng có lẽ chủ yếu do vấn đề quan hệ Việt – Trung không có gì ám ảnh
như bây giờ. Và tôi nghĩ hầu hết mọi người đều như vậy. Cho nên bài Hai
Bà Trưng đã tồn tại như thế trong SGK gần 10 năm nay mà chưa thấy ai
thắc mắc gì. (Nên biết là mỗi năm chúng tôi nhận được khá nhiều góp ý từ
thiên la địa võng người học, người dạy và bạn đọc). Nhưng với tình hình
rất cảnh giác của một bộ phận “không nhỏ” nhân dân ta trong vấn đề
Trung Quốc, thì tôi thấy tác giả nào đó nêu vấn đề như trên là điều dễ
hiểu.
Sự thực thì năm ngoái, khi tôi được mời viết cuốn Rèn kỹ năng cảm thụ
văn học qua các bài tập đọc lớp 3 (là sách tham khảo giúp học sinh hiểu
thêm, không phải SGK) và chính phần tôi viết có bài này, tôi cũng đã
nhận thấy để văn bản như hiện giờ không ổn lắm. Tôi không có quyền sửa
văn bản nhưng tôi đã cố gắng cho học sinh thấy đây là sự kiện chống giặc
Hán. Tôi viết phần Ghi nhớ (đóng khung): “Dưới ách đô hộ của nhà Hán…”.
Và ở phần Gợi ý cảm thụ, cũng có ngay câu đầu: “Những năm đầu công
nguyên, nước ta bị nhà Hán đô hộ. Dưới ách tham tàn của chúng…”. Tôi còn
trích một đoạn trong Đại Nam quốc sử diễn ca để nhấn mạnh sự nghiệp
oanh liệt của Hai Bà Trưng (xem ảnh chụp trang sách).
Cuối cùng tôi nghĩ rằng trong tình hình hiện nay, để chúng ta không bị
hớ trong quan hệ với Trung Quốc, để chống lại tư tưởng đầu hàng khiếp
nhược, việc nêu vấn đề như bài báo trên là cần thiết, đáng hoan nghênh.
Tuy nhiên cũng cần bình tĩnh xem xét, chứ kết luận vội vàng rằng SGK
“lươn lẹo né tránh” thì rất oan uổng và gây tổn thương không đáng có cho
những người cùng một chiến hào chống xâm lược. (Theo Anh Ba Sàm)
Tâm Sự Y Giáo gửi cho NTT blog
Mời xem lại:
nguồn:http://www.letrai.net/2012/08/may-loi-xin-trao-oi-voi-bac-ao-tien-thi.html
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
BÂY GIỜ LÀ ĐÔI CO VỚI ÔNG “TÂM SỰ Y GIÁO”
Xin lỗi các độc giả của trang Nguyễn Tường Thụy blog, tôi buộc phải dùng cái tiêu đề trên, vì tôi đã cảm thấy bực mình với ông/bà “Tâm Sự Y Giáo” (TSYG) – một người giấu tên nào đó – qua bài Mấy lời xin trao đổi với bác Đào Tiến Thi. Tôi sẽ nói điều đó ở phần thứ hai của bài, còn bây giờ tôi cố bình tĩnh để trả lời những nội dung mà ông TSYG đặt ra.
I- VỀ NHỮNG ĐIỀU BẮT BẺ CỦA ÔNG TSYG
1. Ông TSYG không hiểu cấu trúc cuốn sách Tiếng Việt 3
Văn bản bài Tập đọc trong sách Tiếng Việt 3 có thể ở nhiều dạng (truyện đọc, bài văn miêu tả, bài thơ, văn bản hành chính – sự vụ), khi nó đứng ở đầu tuần, thì đó là một bài Tập đọc – Kể chuyện, nghĩa là tiết Kể chuyện của phân môn Kể chuyện sẽ dùng ngay văn bản Tập đọc đó. Văn bản bài Tập đọc do đó bao giờ cũng phải là một truyện kể. Tiết Chính tả thứ nhất của phân môn Chính tả, nếu không có gì đặc biệt thì cũng dùng ngay một đoạn trong bài Tập đọc– Kể chuyện đó cho học sinh viết. (Còn tiết chính tả thứ hai của tuần sẽ dùng một đoạn văn tùy chọn). Chủ đích của người thiết kế cấu trúc chương trình và sách giáo khoa (SGK) là như thế, chẳng phải chờ ông TSYG giảng giải chúng tôi mới được biết “Bài Hai Bà Trưng trong sách Tiếng Việt 3 không đơn thuần chỉ là một bài tập đọc” đâu, thưa ông. Ông xem lại tất cả các bài Tập đọc đầu tuần đều “không đơn thuần chỉ là một bài tập đọc” chứ đâu một mình bài Hai Bà Trưng.
2. Do không hiểu cấu trúc nói trên, ông TSYG quy kết sai
Ông TSYG đặt bài Tập đọc ở đầu tuần ngang hàng với các đoạn văn dùng cho tiết chính tả thứ hai của tuần, xin thưa, như thế là sai. Bài TẬP ĐỌC Hai Bà Trưng không cùng cấp độ với ĐOẠN CHÍNH TẢ Trần Bình Trọng, Lê Lai cứu chúa. Các đoạn văn dùng để chép chính tả như Trần Bình Trọng, Lê Lai cứu chúa chỉ dùng mỗi cho việc chép chính tả của bài Chính tả (bài thứ hai của tuần), chứ không có chức năng như bài Tập đọc đầu tuần (kiêm cho cả 3 phân môn Tập đọc – Kể chuyện – Chính tả). Chỉ nhìn cách trình bày tiêu đề và trang sách cũng có thể thấy điều này: bài Tập đọc dùng co chữ đứng, to và bao giờ cũng phải có tranh minh họa, còn đoạn Chính tả thì dùng chữ nghiêng, co chữ nhỏ hơn và ít khi có minh họa.
Chính vì khác nhau cấp độ nói trên, cho nên một từ ngữ khó nào đó trong bài Tập đọc sẽ bắt buộc phải có chú thích, còn ở các đoạn văn dùng cho việc khác (đoạn chép Chính tả, đoạn dùng cho bài tập Luyện từ và câu,…), nhìn chung không cần chú thích, trừ trường hợp đặc biệt. Vì vậy ông TSYG so sánh tại sao hai bài kia nói giặc Nguyên, giặc Minh mà bài Hai Bà Trưng không nói giặc nào là so sánh khập khiễng. Chưa kể ở đây do các yếu tố nội tại cụ thể của văn bản quy định mà cần phải nói ra tên “giặc nào” hay không cần nói ra. Giống như khi ta nói Tôi đi Hà Nội thì không nhất thiết cứ phải nói đi bằng gì, đi bao giờ, đi bao lâu, đi với ai,…
3. Ông TSYG nhầm lẫn (hay cố ý nhầm lẫn) để thành ra “ông nói gà bà nói vịt”
Cái ý “nếu chỉ cần nói “giặc Hán” thì lại phải chú thích Hán là triều đại nào…” là tôi kể lại ý kiến của GS. Nguyễn Minh Thuyết, chứ không phải ý kiến của tôi; còn tôi, tôi đồng tình về cơ bản ý kiến ấy (“tuy chưa rõ lắm nhưng cũng không có hại như một số người nghĩ”), nhưng không phải là đòng tình tất cả, cho nên mới viết: “Chỗ này, tôi có quan điểm hơi khác GS. Nguyễn Minh Thuyết một chút, sẽ nói ở phần sau”. Và ở bài trước tôi đã nói rất rành mạch, giá như chỗ này ông TSYG trao đổi thẳng với GS. Nguyễn Minh Thuyết và Nhà xuất bản Giáo dục qua con đường chính thức chứ không phải đặt ở bài Mấy lời xin trao đổi với bác Đào Tiến Thi….
Việc tìm tác phẩm của ông Văn Lang chắc là không khó. Ông có thể liên hệ trực tiếp với GS. Nguyễn Minh Thuyết. Còn việc tác giả Văn Lang là ai thì không liên quan gì đến vấn đề đang bàn. Lại càng không phải đặt vấn đề “liệu đây là một nhóm người hay chỉ một người”. Ông TSYG viết “Tiếng nói của ông (Văn Lang) nếu có sẽ góp phần hé mở nhiều điều” nghe úp úp mở nở như chuyện không minh bạch, chắc chỉ muốn gieo mối hoài nghi mà thôi.
Tôi nói những điều trên không phải để bảo rằng văn bản bài Hai Bà Trưng trong sách Tiếng Việt 3 tập 2 hiện nay là hoàn hảo. Ở bài trước, tôi cũng nói là chính tôi năm ngoái khi viết bài này ở sách Rèn kỹ năng cảm thụ văn học qua các bài tập đọc lớp 3, đã nói rõ cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng chống lại ách đô hộ của nhà Hán. Tuy nhiên tôi không coi việc không chỉ rõ “giặc Hán” trong SGK là thiếu sót trầm trọng, càng không tán thành việc quy chụp tác giả SGK “lươn lẹo né tránh” như ông TSYG nghĩ. Tìm mọi cách để bóp méo, vu vạ người khác mới là lươn lẹo.
Ông hồn nhiên hay cố ý xuyên tạc ý của tôi mà viết:
“Bài Hai Bà Trưng đã tồn tại gần 10 năm mà không ai có ý kiến gì. Điều đó không có nghĩa là nó đã hoàn hảo rồi, không còn có điều gì phải bàn nữa. Ở Liên xô trước đây, lý thuyết dỏm về di truyền trong sinh học của Tromin Lysenko nhờ sức ép chính trị, đã lũng đoạn toàn bộ ngành sinh học của Liên xô trong thời gian 1930-1964, cuối cùng cũng phải dẹp bỏ đó thôi”.
Tôi đâu có lấy thời gian tồn tại gần 10 năm để đảm bảo cho sách không có sai sót. 10 năm chứ 100 năm, 1000 năm,… cũng không có gì đảm bảo cả. Ở đây, tôi chỉ nói cái ý: trong bối cảnh bình thường thì không ai nghĩ không ghi “giặc nào” là có ý né tránh; chỉ khi quan hệ với Trung Quốc trở thành vấn đề nhạy cảm (nhạy cảm thật, chứ không phải theo nghĩa người ta hay hù dọa hiện nay), thì tinh thần cảnh giác mới khiến một bộ phận người Việt Nam (trong đó có tôi) cảm thấy ở bài này, cần nói rõ giặc ngoại xâm là giặc nào. Ông lại dẫn vụ án Lưsenko thì thật dùng dao mổ trâu để làm thịt chim sẻ!
II- SAO CỨ LÀM KHỔ NHAU NHỮNG ĐIỀU KHÔNG ĐÁNG CÓ?
Tất cả những điều trên thực ra không quan trọng lắm. Chuyện học thuật, chuyện câu chữ thực ra không ai có thể hoàn hảo. Một cuốn sách dù làm cẩn thận đến đâu cũng vẫn có sai sót, đó là chuyện thường. Điều tôi khó chịu với ông TSYG là cái giọng khiêu khích của ông, dù chỗ này ông không nhắm vào tôi:
“Điều cuối cùng tôi muốn nói rằng, trong câu chuyện này, bác Đào Tiến Thi đã làm hết phần việc của mình với tinh thần hết sức trách nhiệm, dù bác chỉ xuất hiện với vai trò khiêm tốn là Biên tập viên 2. Những nhân vật quan trọng hơn nhưng vẫn đang im lặng là nhóm tác giả, các hội đồng thẩm định, có thể còn có những hội đồng cao hơn nữa… Chính những nơi này mới là nơi quyết định nội dung cuốn sách” (Chữ đậm là nhấn mạnh của ông TSYG).
Có gì đâu mà ông TSYG phải làm to chuyện đến như thế? Cứ như ở đây có một âm mưu gì đó kinh khủng lắm. Tôi tuy chỉ là một biên tập viên phụ của cuốn sách, nhưng tôi chứng kiến về cơ bản quá trình làm cuốn sách này, tôi biết. Làm SGK đúng là có rất nhiều thứ phải tránh. Tôi ví dụ, bài Ngày hôm qua đâu rồi? (Tiếng Việt 2 tập 1, tr.10), theo lời kể của GS. Nguyễn Minh Thuyết, tên bài thơ của Bế Kiến Quốc vốn là Bóc lịch, nhưng khi đưa ra hội đồng thẩm định thì rất nhiều ý kiến cho rằng tên bài thơ dễ gợi đến cái điều không hay: “bóc lịch” là từ thường dùng để chỉ việc ngồi tù. Thế là giáo sư chủ biên lại phải gọi điện xin phép tác giả đổi tên bài thơ. Hay bài Mít làm thơ (sách trên, tr.18), tên nhân vật Mít trong bản dịch là Mít Đặc nhưng khi đưa đọc góp ý, các thầy cô dạy Tiểu học ở phía Nam bảo để thế “mắc cười lắm”, vì đó là từ nói lái trong tiếng Nam để chỉ hiện tượng “cho hơi trong ruột thoát ra ngoài qua đường hậu môn” (Từ điển tiếng Việt).
Tuy nhiên ở bài Hai Bà Trưng thì theo tôi biết, không có vấn đề gì phải tránh và trong cả quá trình làm sách, cũng không ai yêu cầu soạn giả phải tránh. Công việc của người biên tập thường được gọi là “nhặt sạn” trong bản thảo. Tôi vào loại người chăm chỉ nhặt sạn. Tôi cũng là người hay phản biện, từ lâu đã đầy “tai tiếng” vì hay cãi lại các giáo sư trong các vấn đề khoa học. Dù chỉ là một biên tập viên, tôi không bao giờ “khuất phục” tác giả khi thấy mình đúng, chỉ khi nào “tâm phục khẩu phục” thông qua chân lý khoa học tôi mới đồng ý. Cái việc ghi “giặc nào” ở bài Hai Bà Trưng, quả thực chỉ từ khi căng thẳng với Trung Quốc, tôi mới thấy lẽ ra nên ghi đích danh hơn. (Nhưng nếu không ghi “giặc nào” thì cũng không có hại gì. Đây là một truyện kể trong sách Tiếng Việt, chứ không phải bài học của môn Lịch sử về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Là một chủ thể tích cực của hoạt động học tập, nếu muốn tìm hiểu sâu hơn, học sinh hoàn toàn có thể tìm đọc trong sách Lịch sử, tra trên mạng hoặc hỏi cha mẹ, cô giáo). Cái tâm thức cảnh giác của ông TSYG trước “âm mưu diễn biến hòa bình” của Trung Quốc là đáng quý và tôi đã rất hoan nghênh ông ở bài trước, nhưng đến bài này tôi thấy ông đã không bình thường nữa. Ông cố thổi phồng vấn đề nếu không phải nhằm một mục đích không trong sáng thì cũng là một kiểu thích chọc ngoáy chơi. Tôi thấy ông đã xúc phạm GS. Nguyễn Minh Thuyết. Tôi biết ông TSYG còn muốn nhắm cả những đối tượng cao hơn chủ biên sách. Nhưng nếu ông TSYG muốn “đánh” Bộ Giáo dục và Đào tạo hay cấp cao hơn nữa thì cần gì phải bóp méo mãi một chữ trong một bài Tập đọc ở sách lớp 3? Chắc ông cũng thừa hiểu, Bộ là người duyệt nhưng Bộ không thể can thiệp sâu các vấn đề chuyên môn. GS. Nguyễn Minh Thuyết mới người chịu trách nhiệm chính nội dung cuốn sách. Vả lại GS. Nguyễn Minh Thuyết là người có bản lĩnh, không dễ gì bẻ cong ngòi bút trước quyền lực. Tôi cho ông biết một chi tiết: Khi duyệt SGK Tiếng Việt 2, Thứ trưởng Giáo dục, TS. Đặng Huỳnh Mai đề nghị sửa 11 chỗ nhưng GS. Nguyễn Minh Thuyết bác bỏ tất cả, vì thấy ý kiến đó sai.
Điều tôi khó chịu và buồn nhất là trong lúc đất nước điêu linh như lúc này, đặc biệt là trên Biển Đông, nhà cầm quyền Trung Cộng tha hồ tác oai tác quái mà bên ta thì tôi có cảm giác là bỏ mặc. Chỉ riêng trên lĩnh vực dư luận, các bậc học giả, văn nhân, thi sỹ đâu cả, mà chỉ lẻ tẻ đôi ba người lên tiếng một cách rời rạc? Ông TSYG đã xuống đường biểu tình chống Trung Cộng xâm lược lần nào chưa? Đã viết được bài nào về lịch sử, văn học, văn hóa để góp phần thức tỉnh lòng yêu nước chưa? Chỉ một bài trao đổi thông thường mà ông phải giấu tên thì đủ thấy ông là người thế nào rồi, làm gì có chuyện dám đi biểu tình hay viết bài trái ý nhà cầm quyền.
Thưa độc giả của Nguyễn Tường Thụy blog, có thể quý vị nhận thấy giọng bực tức của tôi trong bài này. Quả có thế. Và xin quý vị lượng thứ cho tôi được chừng nào tôi biết ơn chừng ấy. Nếu quý vị nào chăm đọc mấy blog cá nhân quan tâm đến đất nước (Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Xuân Diện,…) sẽ thấy chỉ từ đầu năm đến nay, vì tình hình thúc bách, tôi đã phải mấy lần chuyển hướng đề tài viết: hồi đầu năm là các bài về lịch sử, văn hóa có liên quan trực tiếp đến hôm nay nhằm khơi lại tinh thần yêu nước và chống xâm lược, kế đến là các bài bênh vực dân oan mất đất như vụ anh Vươn, vụ Văn Giang, và từ khi Trung Cộng gây hấn trắng trợn là các bài nóng hổi chống xâm lược, chống tư tưởng đầu hàng. Nhưng gần đây, tôi cũng không còn theo được đề tài ấy nữa. Chút thời gian và sức lực còn lại sau lao động mưu sinh, tôi phải dành để bảo vệ con tôi (vì nó đi biểu tình mà gặp rắc rối), sau đó phần nào bảo vệ những người yêu nước mà tôi yêu quý (cụ Lê Hiền Đức, TS. Nguyễn Xuân Diện,…), và tất nhiên là bảo vệ tôi nữa. Sau ngày 5-8, tôi liên tiếp phải làm việc với các sếp to sếp nhỏ của tôi và với công an. Anh em họ mạc tôi ở quê thì liên tiếp gây sức ép với tôi, khiến tôi trong khi “thanh minh” với anh em, có lúc hét lên những tiếng tuyệt vọng như một con thú bị thương. Cách đây hơn tuần, khi làm việc với hai anh công an ở Bộ Công an, có lúc tôi cáu tiết chìa cả hai tay trước mặt các anh, bảo: “Các anh có đem theo còng số 8 thì bắt luôn tôi đi, nó còn dễ chịu hơn việc các anh cứ đem “thế lực thù địch” ra dọa tôi mãi! Chả lẽ dân tộc này lên cơn đại tự sát hay sao mà giặc thì để mặc cho nó hoành hành còn nội bộ thì truy bức, cắn xé nhau quyết liệt thế này?”.
Thế đấy, tôi đang có rất nhiều việc phải làm, không có thời gian tranh luận với những người phát ngôn tùy tiện. Đây là bài cuối cùng để trả lời “Hai Bà Trưng đánh giặc nào?” Mong ông TSYG “thể hiện trách nhiệm” của mình vào bọn giặc thật đang nghênh ngang ngoài Biển Đông, chứ không phải núp tên thật để vặn vẹo mấy chữ trong SGK.
Đào Tiến Thi:
Tâm Sự Y Giáo:
BÂY GIỜ LÀ ĐÔI CO VỚI ÔNG “TÂM SỰ Y GIÁO”
Đào Tiến Thi
.Xin lỗi các độc giả của trang Nguyễn Tường Thụy blog, tôi buộc phải dùng cái tiêu đề trên, vì tôi đã cảm thấy bực mình với ông/bà “Tâm Sự Y Giáo” (TSYG) – một người giấu tên nào đó – qua bài Mấy lời xin trao đổi với bác Đào Tiến Thi. Tôi sẽ nói điều đó ở phần thứ hai của bài, còn bây giờ tôi cố bình tĩnh để trả lời những nội dung mà ông TSYG đặt ra.
I- VỀ NHỮNG ĐIỀU BẮT BẺ CỦA ÔNG TSYG
1. Ông TSYG không hiểu cấu trúc cuốn sách Tiếng Việt 3
Văn bản bài Tập đọc trong sách Tiếng Việt 3 có thể ở nhiều dạng (truyện đọc, bài văn miêu tả, bài thơ, văn bản hành chính – sự vụ), khi nó đứng ở đầu tuần, thì đó là một bài Tập đọc – Kể chuyện, nghĩa là tiết Kể chuyện của phân môn Kể chuyện sẽ dùng ngay văn bản Tập đọc đó. Văn bản bài Tập đọc do đó bao giờ cũng phải là một truyện kể. Tiết Chính tả thứ nhất của phân môn Chính tả, nếu không có gì đặc biệt thì cũng dùng ngay một đoạn trong bài Tập đọc– Kể chuyện đó cho học sinh viết. (Còn tiết chính tả thứ hai của tuần sẽ dùng một đoạn văn tùy chọn). Chủ đích của người thiết kế cấu trúc chương trình và sách giáo khoa (SGK) là như thế, chẳng phải chờ ông TSYG giảng giải chúng tôi mới được biết “Bài Hai Bà Trưng trong sách Tiếng Việt 3 không đơn thuần chỉ là một bài tập đọc” đâu, thưa ông. Ông xem lại tất cả các bài Tập đọc đầu tuần đều “không đơn thuần chỉ là một bài tập đọc” chứ đâu một mình bài Hai Bà Trưng.
2. Do không hiểu cấu trúc nói trên, ông TSYG quy kết sai
Ông TSYG đặt bài Tập đọc ở đầu tuần ngang hàng với các đoạn văn dùng cho tiết chính tả thứ hai của tuần, xin thưa, như thế là sai. Bài TẬP ĐỌC Hai Bà Trưng không cùng cấp độ với ĐOẠN CHÍNH TẢ Trần Bình Trọng, Lê Lai cứu chúa. Các đoạn văn dùng để chép chính tả như Trần Bình Trọng, Lê Lai cứu chúa chỉ dùng mỗi cho việc chép chính tả của bài Chính tả (bài thứ hai của tuần), chứ không có chức năng như bài Tập đọc đầu tuần (kiêm cho cả 3 phân môn Tập đọc – Kể chuyện – Chính tả). Chỉ nhìn cách trình bày tiêu đề và trang sách cũng có thể thấy điều này: bài Tập đọc dùng co chữ đứng, to và bao giờ cũng phải có tranh minh họa, còn đoạn Chính tả thì dùng chữ nghiêng, co chữ nhỏ hơn và ít khi có minh họa.
Chính vì khác nhau cấp độ nói trên, cho nên một từ ngữ khó nào đó trong bài Tập đọc sẽ bắt buộc phải có chú thích, còn ở các đoạn văn dùng cho việc khác (đoạn chép Chính tả, đoạn dùng cho bài tập Luyện từ và câu,…), nhìn chung không cần chú thích, trừ trường hợp đặc biệt. Vì vậy ông TSYG so sánh tại sao hai bài kia nói giặc Nguyên, giặc Minh mà bài Hai Bà Trưng không nói giặc nào là so sánh khập khiễng. Chưa kể ở đây do các yếu tố nội tại cụ thể của văn bản quy định mà cần phải nói ra tên “giặc nào” hay không cần nói ra. Giống như khi ta nói Tôi đi Hà Nội thì không nhất thiết cứ phải nói đi bằng gì, đi bao giờ, đi bao lâu, đi với ai,…
3. Ông TSYG nhầm lẫn (hay cố ý nhầm lẫn) để thành ra “ông nói gà bà nói vịt”
Cái ý “nếu chỉ cần nói “giặc Hán” thì lại phải chú thích Hán là triều đại nào…” là tôi kể lại ý kiến của GS. Nguyễn Minh Thuyết, chứ không phải ý kiến của tôi; còn tôi, tôi đồng tình về cơ bản ý kiến ấy (“tuy chưa rõ lắm nhưng cũng không có hại như một số người nghĩ”), nhưng không phải là đòng tình tất cả, cho nên mới viết: “Chỗ này, tôi có quan điểm hơi khác GS. Nguyễn Minh Thuyết một chút, sẽ nói ở phần sau”. Và ở bài trước tôi đã nói rất rành mạch, giá như chỗ này ông TSYG trao đổi thẳng với GS. Nguyễn Minh Thuyết và Nhà xuất bản Giáo dục qua con đường chính thức chứ không phải đặt ở bài Mấy lời xin trao đổi với bác Đào Tiến Thi….
Việc tìm tác phẩm của ông Văn Lang chắc là không khó. Ông có thể liên hệ trực tiếp với GS. Nguyễn Minh Thuyết. Còn việc tác giả Văn Lang là ai thì không liên quan gì đến vấn đề đang bàn. Lại càng không phải đặt vấn đề “liệu đây là một nhóm người hay chỉ một người”. Ông TSYG viết “Tiếng nói của ông (Văn Lang) nếu có sẽ góp phần hé mở nhiều điều” nghe úp úp mở nở như chuyện không minh bạch, chắc chỉ muốn gieo mối hoài nghi mà thôi.
Tôi nói những điều trên không phải để bảo rằng văn bản bài Hai Bà Trưng trong sách Tiếng Việt 3 tập 2 hiện nay là hoàn hảo. Ở bài trước, tôi cũng nói là chính tôi năm ngoái khi viết bài này ở sách Rèn kỹ năng cảm thụ văn học qua các bài tập đọc lớp 3, đã nói rõ cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng chống lại ách đô hộ của nhà Hán. Tuy nhiên tôi không coi việc không chỉ rõ “giặc Hán” trong SGK là thiếu sót trầm trọng, càng không tán thành việc quy chụp tác giả SGK “lươn lẹo né tránh” như ông TSYG nghĩ. Tìm mọi cách để bóp méo, vu vạ người khác mới là lươn lẹo.
Ông hồn nhiên hay cố ý xuyên tạc ý của tôi mà viết:
“Bài Hai Bà Trưng đã tồn tại gần 10 năm mà không ai có ý kiến gì. Điều đó không có nghĩa là nó đã hoàn hảo rồi, không còn có điều gì phải bàn nữa. Ở Liên xô trước đây, lý thuyết dỏm về di truyền trong sinh học của Tromin Lysenko nhờ sức ép chính trị, đã lũng đoạn toàn bộ ngành sinh học của Liên xô trong thời gian 1930-1964, cuối cùng cũng phải dẹp bỏ đó thôi”.
Tôi đâu có lấy thời gian tồn tại gần 10 năm để đảm bảo cho sách không có sai sót. 10 năm chứ 100 năm, 1000 năm,… cũng không có gì đảm bảo cả. Ở đây, tôi chỉ nói cái ý: trong bối cảnh bình thường thì không ai nghĩ không ghi “giặc nào” là có ý né tránh; chỉ khi quan hệ với Trung Quốc trở thành vấn đề nhạy cảm (nhạy cảm thật, chứ không phải theo nghĩa người ta hay hù dọa hiện nay), thì tinh thần cảnh giác mới khiến một bộ phận người Việt Nam (trong đó có tôi) cảm thấy ở bài này, cần nói rõ giặc ngoại xâm là giặc nào. Ông lại dẫn vụ án Lưsenko thì thật dùng dao mổ trâu để làm thịt chim sẻ!
II- SAO CỨ LÀM KHỔ NHAU NHỮNG ĐIỀU KHÔNG ĐÁNG CÓ?
Tất cả những điều trên thực ra không quan trọng lắm. Chuyện học thuật, chuyện câu chữ thực ra không ai có thể hoàn hảo. Một cuốn sách dù làm cẩn thận đến đâu cũng vẫn có sai sót, đó là chuyện thường. Điều tôi khó chịu với ông TSYG là cái giọng khiêu khích của ông, dù chỗ này ông không nhắm vào tôi:
“Điều cuối cùng tôi muốn nói rằng, trong câu chuyện này, bác Đào Tiến Thi đã làm hết phần việc của mình với tinh thần hết sức trách nhiệm, dù bác chỉ xuất hiện với vai trò khiêm tốn là Biên tập viên 2. Những nhân vật quan trọng hơn nhưng vẫn đang im lặng là nhóm tác giả, các hội đồng thẩm định, có thể còn có những hội đồng cao hơn nữa… Chính những nơi này mới là nơi quyết định nội dung cuốn sách” (Chữ đậm là nhấn mạnh của ông TSYG).
Có gì đâu mà ông TSYG phải làm to chuyện đến như thế? Cứ như ở đây có một âm mưu gì đó kinh khủng lắm. Tôi tuy chỉ là một biên tập viên phụ của cuốn sách, nhưng tôi chứng kiến về cơ bản quá trình làm cuốn sách này, tôi biết. Làm SGK đúng là có rất nhiều thứ phải tránh. Tôi ví dụ, bài Ngày hôm qua đâu rồi? (Tiếng Việt 2 tập 1, tr.10), theo lời kể của GS. Nguyễn Minh Thuyết, tên bài thơ của Bế Kiến Quốc vốn là Bóc lịch, nhưng khi đưa ra hội đồng thẩm định thì rất nhiều ý kiến cho rằng tên bài thơ dễ gợi đến cái điều không hay: “bóc lịch” là từ thường dùng để chỉ việc ngồi tù. Thế là giáo sư chủ biên lại phải gọi điện xin phép tác giả đổi tên bài thơ. Hay bài Mít làm thơ (sách trên, tr.18), tên nhân vật Mít trong bản dịch là Mít Đặc nhưng khi đưa đọc góp ý, các thầy cô dạy Tiểu học ở phía Nam bảo để thế “mắc cười lắm”, vì đó là từ nói lái trong tiếng Nam để chỉ hiện tượng “cho hơi trong ruột thoát ra ngoài qua đường hậu môn” (Từ điển tiếng Việt).
Tuy nhiên ở bài Hai Bà Trưng thì theo tôi biết, không có vấn đề gì phải tránh và trong cả quá trình làm sách, cũng không ai yêu cầu soạn giả phải tránh. Công việc của người biên tập thường được gọi là “nhặt sạn” trong bản thảo. Tôi vào loại người chăm chỉ nhặt sạn. Tôi cũng là người hay phản biện, từ lâu đã đầy “tai tiếng” vì hay cãi lại các giáo sư trong các vấn đề khoa học. Dù chỉ là một biên tập viên, tôi không bao giờ “khuất phục” tác giả khi thấy mình đúng, chỉ khi nào “tâm phục khẩu phục” thông qua chân lý khoa học tôi mới đồng ý. Cái việc ghi “giặc nào” ở bài Hai Bà Trưng, quả thực chỉ từ khi căng thẳng với Trung Quốc, tôi mới thấy lẽ ra nên ghi đích danh hơn. (Nhưng nếu không ghi “giặc nào” thì cũng không có hại gì. Đây là một truyện kể trong sách Tiếng Việt, chứ không phải bài học của môn Lịch sử về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Là một chủ thể tích cực của hoạt động học tập, nếu muốn tìm hiểu sâu hơn, học sinh hoàn toàn có thể tìm đọc trong sách Lịch sử, tra trên mạng hoặc hỏi cha mẹ, cô giáo). Cái tâm thức cảnh giác của ông TSYG trước “âm mưu diễn biến hòa bình” của Trung Quốc là đáng quý và tôi đã rất hoan nghênh ông ở bài trước, nhưng đến bài này tôi thấy ông đã không bình thường nữa. Ông cố thổi phồng vấn đề nếu không phải nhằm một mục đích không trong sáng thì cũng là một kiểu thích chọc ngoáy chơi. Tôi thấy ông đã xúc phạm GS. Nguyễn Minh Thuyết. Tôi biết ông TSYG còn muốn nhắm cả những đối tượng cao hơn chủ biên sách. Nhưng nếu ông TSYG muốn “đánh” Bộ Giáo dục và Đào tạo hay cấp cao hơn nữa thì cần gì phải bóp méo mãi một chữ trong một bài Tập đọc ở sách lớp 3? Chắc ông cũng thừa hiểu, Bộ là người duyệt nhưng Bộ không thể can thiệp sâu các vấn đề chuyên môn. GS. Nguyễn Minh Thuyết mới người chịu trách nhiệm chính nội dung cuốn sách. Vả lại GS. Nguyễn Minh Thuyết là người có bản lĩnh, không dễ gì bẻ cong ngòi bút trước quyền lực. Tôi cho ông biết một chi tiết: Khi duyệt SGK Tiếng Việt 2, Thứ trưởng Giáo dục, TS. Đặng Huỳnh Mai đề nghị sửa 11 chỗ nhưng GS. Nguyễn Minh Thuyết bác bỏ tất cả, vì thấy ý kiến đó sai.
Điều tôi khó chịu và buồn nhất là trong lúc đất nước điêu linh như lúc này, đặc biệt là trên Biển Đông, nhà cầm quyền Trung Cộng tha hồ tác oai tác quái mà bên ta thì tôi có cảm giác là bỏ mặc. Chỉ riêng trên lĩnh vực dư luận, các bậc học giả, văn nhân, thi sỹ đâu cả, mà chỉ lẻ tẻ đôi ba người lên tiếng một cách rời rạc? Ông TSYG đã xuống đường biểu tình chống Trung Cộng xâm lược lần nào chưa? Đã viết được bài nào về lịch sử, văn học, văn hóa để góp phần thức tỉnh lòng yêu nước chưa? Chỉ một bài trao đổi thông thường mà ông phải giấu tên thì đủ thấy ông là người thế nào rồi, làm gì có chuyện dám đi biểu tình hay viết bài trái ý nhà cầm quyền.
Thưa độc giả của Nguyễn Tường Thụy blog, có thể quý vị nhận thấy giọng bực tức của tôi trong bài này. Quả có thế. Và xin quý vị lượng thứ cho tôi được chừng nào tôi biết ơn chừng ấy. Nếu quý vị nào chăm đọc mấy blog cá nhân quan tâm đến đất nước (Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Xuân Diện,…) sẽ thấy chỉ từ đầu năm đến nay, vì tình hình thúc bách, tôi đã phải mấy lần chuyển hướng đề tài viết: hồi đầu năm là các bài về lịch sử, văn hóa có liên quan trực tiếp đến hôm nay nhằm khơi lại tinh thần yêu nước và chống xâm lược, kế đến là các bài bênh vực dân oan mất đất như vụ anh Vươn, vụ Văn Giang, và từ khi Trung Cộng gây hấn trắng trợn là các bài nóng hổi chống xâm lược, chống tư tưởng đầu hàng. Nhưng gần đây, tôi cũng không còn theo được đề tài ấy nữa. Chút thời gian và sức lực còn lại sau lao động mưu sinh, tôi phải dành để bảo vệ con tôi (vì nó đi biểu tình mà gặp rắc rối), sau đó phần nào bảo vệ những người yêu nước mà tôi yêu quý (cụ Lê Hiền Đức, TS. Nguyễn Xuân Diện,…), và tất nhiên là bảo vệ tôi nữa. Sau ngày 5-8, tôi liên tiếp phải làm việc với các sếp to sếp nhỏ của tôi và với công an. Anh em họ mạc tôi ở quê thì liên tiếp gây sức ép với tôi, khiến tôi trong khi “thanh minh” với anh em, có lúc hét lên những tiếng tuyệt vọng như một con thú bị thương. Cách đây hơn tuần, khi làm việc với hai anh công an ở Bộ Công an, có lúc tôi cáu tiết chìa cả hai tay trước mặt các anh, bảo: “Các anh có đem theo còng số 8 thì bắt luôn tôi đi, nó còn dễ chịu hơn việc các anh cứ đem “thế lực thù địch” ra dọa tôi mãi! Chả lẽ dân tộc này lên cơn đại tự sát hay sao mà giặc thì để mặc cho nó hoành hành còn nội bộ thì truy bức, cắn xé nhau quyết liệt thế này?”.
Thế đấy, tôi đang có rất nhiều việc phải làm, không có thời gian tranh luận với những người phát ngôn tùy tiện. Đây là bài cuối cùng để trả lời “Hai Bà Trưng đánh giặc nào?” Mong ông TSYG “thể hiện trách nhiệm” của mình vào bọn giặc thật đang nghênh ngang ngoài Biển Đông, chứ không phải núp tên thật để vặn vẹo mấy chữ trong SGK.
Bìa sách Tiếng Việt 3
Cấu trúc tuần và chủ điểm của sách Tiếng Việt 3
.
ĐTT
Tác giả gửi cho NTT blog.
Mời đọc lại:
Tâm Sự Y GiáoĐào Tiến Thi:
Tâm Sự Y Giáo:
nguồn:http://nguyentuongthuy.wordpress.com/2012/08/22/bay-gio-la-doi-co-voi-ong-tam-su-y-giao/#more-12876
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
BỆNH CỦA VĂN NGHỆ SỸ, TRÍ THỨC?
Không như nhiều cuộc tranh luận khác có ý kiến khá tập trung, cuộc trao đổi xung quanh vấn đề “Kẻ thù của Hai Bà Trưng” giữa tác giả Tâm Sự Y Giáo và Đào Tiến Thi cùng với các “còm sĩ” của cả hai bên xem chừng kẻ tám lạng, người nửa cân. Rồi với sự tự kiềm chế của cả hai tác giả, cuộc trao đổi tưởng như đã kết thúc không để lại tâm trạng nặng nề cho bên nào.
Điều này có lẽ xuất phát từ chỗ, dù là phía nào, có quan điểm ra sao thì cũng họ đều là những người có trách nhiệm đối với đất nước.
Hôm nay, nhận được bức thư ngỏ của tác giả Đào Tiến Thi gửi Nhà văn Nguyễn Quang Lập, tôi mới biết Quê choa có bài viết “Không chuẩn thì phải chỉnh” (hai hôm nay tôi không vào mạng vì đi vắng).
Cả ba tác giả: Tâm Sự Y Giáo, Đào Tiến Thi, Nguyễn Quang Lập đều là những người tôi quí trọng. Tôi cho rằng, mặc dù có lời qua tiếng lại nhưng chỉ là những lời giải thích hay bày tỏ ý kiến mang tính xây dựng chứ không phải là những mâu thuẫn gay gắt. Hy vọng khi tham gia thảo luận, chúng ta sẽ có thái độ chừng mực, không đẩy sự khác biệt thành mâu thuẫn, không “gây tổn thương không đáng có cho những người cùng một chiến hào chống xâm lược” (Đào Tiến Thi)
.
Lẽ ra em không viết thêm một lời nào nữa về cái chuyện Kẻ thù của Hai Bà Trưng là kẻ thù nào, câu chuyện bắt đầu từ bài viết của tác giả nào đó không dám ghi tên thật mà ẩn dưới cái tên “Tâm Sự Y Giáo”. Tác giả ấy viết bài thứ nhất rồi bài thứ hai và em cũng phản hồi lại bài 1 rồi bài 2. Trong hai bài em đã trả lời khá đầy đủ, và đã xin thôi, không đôi co, tranh biện gì thêm nữa.
Lẽ ra là như thế. Nhưng liền sau đó lại có bài của anh làm cho em nghĩ ngợi nhiều. Vì anh là một trong số nhà văn đương đại hiếm hoi mà em vẫn quý trọng, quý trọng bởi sự tài hoa, và nhất là bởi ngòi bút của anh là một ngòi bút có lương tri, luôn theo sát cuộc sống, dũng cảm phê phán bạo quyền và bênh vực lẽ phải. Em băn khoăn: chẳng lẽ một nhà văn như thế lại thừa thời gian để làm cái việc truy bức một chữ trong SGK đến như thế. Không. Em không tin. Cho nên em viết những dòng này.
Trước hết, em xin đính chính hai chỗ nhầm lẫn của anh.
1. Quyển sách không nói “giặc Hán” là sách Tiếng Việt 3 tập 2 còn quyển sách nói “giặc Hán” là cuốn Rèn kỹ năng cảm thụ văn học qua các bìa tập đọc lớp 3, hai quyển khác nhau nhưng anh đã nhầm là một. Vì thế nên anh viết: “Ở phần Gợi ý cảm thụ của bài đọc, các soạn giả cuốn sách đã viết…”
Và ở chú thích anh lại viết:
“Ngay phần Ghi nhớ cuối truyện đã chống lại lý lẽ của GS. Nguyễn Minh Thuyết: “Dưới ách đô hộ của nhà Hán, dân ta trăm đường cực khổ. Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, đánh đuổi hết quân giặc về nước.”
Em chụp cả bìa hai cuốn sách. Anh đọc lại hai bài viết của em thì càng rõ.
2. Bài em kể lại, tức là dẫn ý, không phải trích dẫn, ý kiến của GS. Nguyễn Minh Thuyết. Cần phải thấy ý ấy đã qua “lăng kính” của em, ngôn từ của em, chứ đến giờ phút này GS. Nguyễn Minh Thuyết chưa hề lên tiếng, cho nên anh phê phán GS. Nguyễn Minh Thuyết là hơi vội vã.
Thứ hai, anh kết tội em là “phân bua chống chế” thì cũng chưa được chính xác.
Em nói chữ “chống chế” trước. Anh xem, ngay sau khi nêu ý kiến của GS. Nguyễn Minh Thuyết, em đã viết: “Chỗ này, tôi có quan điểm hơi khác GS. Nguyễn Minh Thuyết một chút, sẽ nói ở phần sau”. Phần sau của bài em đã nói rõ: “tôi cũng đã nhận thấy để văn bản như hiện giờ không ổn lắm”. Như thế là em nhận lỗi. Em nhận cái lỗi (biên tập) ấy của em chỉ ở mức ấy thôi, bởi vì vẫn khẳng định:
“Để như SGK hiện nay theo tôi tuy chưa rõ lắm nhưng cũng không có hại như một số người nghĩ. Với tên các nhân vật như Bà Trưng, Thi Sách, Tô Định, lên lớp 4, học lịch sử, học sinh sẽ rõ; còn trong khi học, nếu học sinh có hỏi, cô giáo cũng không khó trả lời”.
Như thế không thể gọi là “chống chế”. Chống chế là “Viện lý, viện cớ để tự bào chữa, ví dụ: đã làm sai còn chống chế” . Ở đây SGK không “sai” mà chỉ “sót” (mà sót cũng chỉ theo ý em nghĩ thôi, không phải theo ý GS. Nguyễn Minh Thuyết). Thiếu sót trong một văn bản thì thực ra là điều khôn cùng. Anh làm nghề viết, chắc anh thấy mỗi lần đọc lại bản thảo là một lần sửa; dù có đọc lại lần thứ 10, thứ 20,… thì vẫn sửa. Bài vừa in xong đã thấy có chỗ muốn sửa; một năm sau đọc lại, nhiều chỗ muốn sửa hơn nữa.
Nếu chỉ nói riêng “chống” (không có chữ “chế”) thì thực ra em chỉ chống lại sự thổi phồng, bóp méo của tác giả “Tâm Sự Y Giáo”, ông này coi soạn giả SGK là “lươn lẹo né tránh”.
Còn nói về hai chữ “phân bua” thì đúng là em phân bua. Phân bua là việc làm cần thiết khi một người bị hiểu sai (phân bua: “Trình bày để cho người ta đừng có nghi ngờ, đừng có nghĩ xấu cho mình” )
Ở bài trước em phân bua, đại ý: Hồi biên tập sách này (2003 – 2004), do không có vấn đề với Trung Quốc (hoặc có rồi mà không biết) cho nên biên tập viên là em cũng không để ý. Và trong bối cảnh không có vấn đề ấy, điều bỏ sót đó cũng không sao cả. Chỉ khi quan hệ với Trung Quốc có vấn đề thì cái “linh giác” mới mách bảo cho ta viết như thế là còn thiếu sót. Hồi ấy không thấy, bây giờ thấy thì trong phạm vi có thể, em đã sửa cái sót đó trong cuốn sách do chính em viết: Rèn kỹ năng cảm thụ văn học qua các bài tập đọc lớp 3. Sách này là sách tham khảo, không phải SGK, em không có quyền sửa lại văn bản trong SGK. Với mục Ghi nhớ em ghi rõ: “Dưới ách đô hộ của nhà Hán…” và mục Hướng dẫn cảm thụ: “Những năm đầu công nguyên, nước ta bị nhà Hán đô hộ. Dưới ách tham tàn của chúng…”
Ở bài này em phân bua thêm rằng: Em chỉ biên tập lần đầu và biên tập tái bản lần thứ nhất (2004); tất cả những lần biên tập tái bản về sau đều do các biên tập viên khác thực hiện, không phải em.
Cũng cần nói thêm: thời điểm trước 2007, tức là trước khi tranh chấp Việt – Trung trở nên căng thẳng, nhiều bản đồ Việt Nam còn hồn nhiên quên vẽ Hoàng Sa, Trường Sa. Em nhớ trong cuộc họp cộng tác viên tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, một cán bộ của Vụ báo chí cầm ngay cuốn tạp chí Ngôn ngữ và đời sống vừa in xong, chỉ vào bìa 4, nơi có một bản đồ Việt Nam (dùng cho một quảng cáo), đã phê bình bản đồ ấy không có Hoàng Sa, Trường Sa. Anh ạ, tất cả mọi việc phải đặt trong bối cảnh cụ thể của nó, chứ từ hiện tại nhìn về quá khứ có nhiều cái còn đáng nguyền rủa nữa.
Anh là nhà văn cho nên em còn nói thêm ý này: Để chữ “Thuở xưa…” quả có không ổn về văn phong, nhưng bảo nó “mơ hồ về lịch sử” thì lại không đúng. Lỗi ở chữ “xưa”, nhưng không phải ở chỗ nó không chỉ cụ thể thuở/ triều đại nào mà ở chỗ nó không có tính xác định. Nếu ta thay chữ “xưa” bằng chữ “ấy” thì lại hoàn toàn được: “Thuở ấy, nước ta bị giặc ngoại xâm đô hộ…”. “Thuở ấy” là một thời điểm xác định trong tương quan với sự kiện được nói đến. Ngoài ra, chữ “ngoại xâm” cũng không nhất thiết phải là ngoại xâm nào. Đây là một truyện đọc, một loại tác phẩm có tính văn học. Nó có dáng dấp như truyền thuyết, cổ tích, tiểu thuyết lịch sử, có thể nêu năm tháng, triều đại mà cũng có thể không. Các sự kiện, chi tiết, nhân vật có thể như chính sử mà cũng có thể không. Nhà văn không làm chức năng của nhà viết sử. Nhà văn hư cấu để làm nên tác phẩm. Đọc Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung hay những tác phẩm về đề tài lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng, Hà Ân, Nguyễn Huy Thiệp,… thì ta thấy rõ . Cho nên ở đây thực ra do hiện nay ta phải chống xâm lược Trung Quốc nên em cũng như anh muốn ghi là “giặc Hán”, như là một ý muốn chủ quan của người đọc hơn là bắt buộc tác phẩm của ông Văn Lang phải như vậy.
Thưa anh Nguyễn Quang Lập, những điều “phân bua” trên tuy khá dài nhưng không phải là điều chính cần nói trong thư này. Trong thư này em muốn nói một điều khác, cái điều đã thể hiện một phần ở tiêu đề bức thư: tại sao văn nghệ sỹ, trí thức cứ phải đánh nhau chí tử vì ba cái lặt vặt? Nhất là như anh, em và GS. Nguyễn Minh Thuyết. Em biết anh chẳng thành kiến gì với em hay với GS. Nguyễn Minh Thuyết. Hãy chưa nói chuyện tình nghĩa riêng tư gì, mà ở chỗ: cả em và anh còn thấy biết bao điều ngang trái, trong đó có cả vấn đề Trung Quốc đang bị người ta “lươn lẹo né tránh” thực sự mà chúng ta chưa dám phê phán hoặc phê phán rất nhẹ.
Vậy thì chỉ có thể giải thích cái bệnh thích “oánh nhau” ở đây là cái bệnh của văn nghệ sỹ, trí thức nước ta nói chung? Trong bối cảnh hiện nay, chắc anh cũng không ít lần đau lòng khi thấy người ta cư xử với nhau theo kiểu Tơ tóc nỗi riêng thì xét nét/ Giang sơn nghĩa cả nỡ mần thinh . Thực ra bảo “nước ta nói chung” thì cũng không chính xác, mà có lẽ chỉ ở những những giai đoạn suy đồi nó mới thế. Ngay như hồi trước Cách mạng tháng Tám, dưới chính thể thực dân “thối nát”, thế mà các trí thức thời đó tranh luận với nhau rất ôn hòa, nhã nhặn, không đao to búa lớn, không quy kết nọ kia. Mà họ thường là người trẻ tuổi, hầu hết là thanh niên. Đó là điều rất đáng cho chúng ta hôm nay suy nghĩ.
Em viết thư này thôi thì dù anh cho rằng em lại “phân bua chống chế” một lần nữa cũng được, nhưng đúng là chỉ vì quý trọng anh mà em phân bua thôi.
Kính chào anh.
Chúc anh viết văn, viết báo ngày càng hay.
Đào Tiến Thi
Tác giả gửi cho NTT blog
nguồn:http://nguyentuongthuy.wordpress.com/2012/08/27/benh-cua-van-nghe-sy-tri-thuc-2/
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
BỆNH CỦA VĂN NGHỆ SỸ, TRÍ THỨC?
Không như nhiều cuộc tranh luận khác có ý kiến khá tập trung, cuộc trao đổi xung quanh vấn đề “Kẻ thù của Hai Bà Trưng” giữa tác giả Tâm Sự Y Giáo và Đào Tiến Thi cùng với các “còm sĩ” của cả hai bên xem chừng kẻ tám lạng, người nửa cân. Rồi với sự tự kiềm chế của cả hai tác giả, cuộc trao đổi tưởng như đã kết thúc không để lại tâm trạng nặng nề cho bên nào.
Điều này có lẽ xuất phát từ chỗ, dù là phía nào, có quan điểm ra sao thì cũng họ đều là những người có trách nhiệm đối với đất nước.
Hôm nay, nhận được bức thư ngỏ của tác giả Đào Tiến Thi gửi Nhà văn Nguyễn Quang Lập, tôi mới biết Quê choa có bài viết “Không chuẩn thì phải chỉnh” (hai hôm nay tôi không vào mạng vì đi vắng).
Cả ba tác giả: Tâm Sự Y Giáo, Đào Tiến Thi, Nguyễn Quang Lập đều là những người tôi quí trọng. Tôi cho rằng, mặc dù có lời qua tiếng lại nhưng chỉ là những lời giải thích hay bày tỏ ý kiến mang tính xây dựng chứ không phải là những mâu thuẫn gay gắt. Hy vọng khi tham gia thảo luận, chúng ta sẽ có thái độ chừng mực, không đẩy sự khác biệt thành mâu thuẫn, không “gây tổn thương không đáng có cho những người cùng một chiến hào chống xâm lược” (Đào Tiến Thi)
.
BỆNH CỦA VĂN
NGHỆ SỸ, TRÍ THỨC?
(Thư ngỏ gửi anh Nguyễn Quang Lập)
Đào Tiến Thi
Hà Nội ngày 26 tháng 8 năm 2012
Kính gửi anh Nguyễn Quang LậpLẽ ra em không viết thêm một lời nào nữa về cái chuyện Kẻ thù của Hai Bà Trưng là kẻ thù nào, câu chuyện bắt đầu từ bài viết của tác giả nào đó không dám ghi tên thật mà ẩn dưới cái tên “Tâm Sự Y Giáo”. Tác giả ấy viết bài thứ nhất rồi bài thứ hai và em cũng phản hồi lại bài 1 rồi bài 2. Trong hai bài em đã trả lời khá đầy đủ, và đã xin thôi, không đôi co, tranh biện gì thêm nữa.
Lẽ ra là như thế. Nhưng liền sau đó lại có bài của anh làm cho em nghĩ ngợi nhiều. Vì anh là một trong số nhà văn đương đại hiếm hoi mà em vẫn quý trọng, quý trọng bởi sự tài hoa, và nhất là bởi ngòi bút của anh là một ngòi bút có lương tri, luôn theo sát cuộc sống, dũng cảm phê phán bạo quyền và bênh vực lẽ phải. Em băn khoăn: chẳng lẽ một nhà văn như thế lại thừa thời gian để làm cái việc truy bức một chữ trong SGK đến như thế. Không. Em không tin. Cho nên em viết những dòng này.
Trước hết, em xin đính chính hai chỗ nhầm lẫn của anh.
1. Quyển sách không nói “giặc Hán” là sách Tiếng Việt 3 tập 2 còn quyển sách nói “giặc Hán” là cuốn Rèn kỹ năng cảm thụ văn học qua các bìa tập đọc lớp 3, hai quyển khác nhau nhưng anh đã nhầm là một. Vì thế nên anh viết: “Ở phần Gợi ý cảm thụ của bài đọc, các soạn giả cuốn sách đã viết…”
Và ở chú thích anh lại viết:
“Ngay phần Ghi nhớ cuối truyện đã chống lại lý lẽ của GS. Nguyễn Minh Thuyết: “Dưới ách đô hộ của nhà Hán, dân ta trăm đường cực khổ. Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, đánh đuổi hết quân giặc về nước.”
Em chụp cả bìa hai cuốn sách. Anh đọc lại hai bài viết của em thì càng rõ.
2. Bài em kể lại, tức là dẫn ý, không phải trích dẫn, ý kiến của GS. Nguyễn Minh Thuyết. Cần phải thấy ý ấy đã qua “lăng kính” của em, ngôn từ của em, chứ đến giờ phút này GS. Nguyễn Minh Thuyết chưa hề lên tiếng, cho nên anh phê phán GS. Nguyễn Minh Thuyết là hơi vội vã.
Thứ hai, anh kết tội em là “phân bua chống chế” thì cũng chưa được chính xác.
Em nói chữ “chống chế” trước. Anh xem, ngay sau khi nêu ý kiến của GS. Nguyễn Minh Thuyết, em đã viết: “Chỗ này, tôi có quan điểm hơi khác GS. Nguyễn Minh Thuyết một chút, sẽ nói ở phần sau”. Phần sau của bài em đã nói rõ: “tôi cũng đã nhận thấy để văn bản như hiện giờ không ổn lắm”. Như thế là em nhận lỗi. Em nhận cái lỗi (biên tập) ấy của em chỉ ở mức ấy thôi, bởi vì vẫn khẳng định:
“Để như SGK hiện nay theo tôi tuy chưa rõ lắm nhưng cũng không có hại như một số người nghĩ. Với tên các nhân vật như Bà Trưng, Thi Sách, Tô Định, lên lớp 4, học lịch sử, học sinh sẽ rõ; còn trong khi học, nếu học sinh có hỏi, cô giáo cũng không khó trả lời”.
Như thế không thể gọi là “chống chế”. Chống chế là “Viện lý, viện cớ để tự bào chữa, ví dụ: đã làm sai còn chống chế” . Ở đây SGK không “sai” mà chỉ “sót” (mà sót cũng chỉ theo ý em nghĩ thôi, không phải theo ý GS. Nguyễn Minh Thuyết). Thiếu sót trong một văn bản thì thực ra là điều khôn cùng. Anh làm nghề viết, chắc anh thấy mỗi lần đọc lại bản thảo là một lần sửa; dù có đọc lại lần thứ 10, thứ 20,… thì vẫn sửa. Bài vừa in xong đã thấy có chỗ muốn sửa; một năm sau đọc lại, nhiều chỗ muốn sửa hơn nữa.
Nếu chỉ nói riêng “chống” (không có chữ “chế”) thì thực ra em chỉ chống lại sự thổi phồng, bóp méo của tác giả “Tâm Sự Y Giáo”, ông này coi soạn giả SGK là “lươn lẹo né tránh”.
Còn nói về hai chữ “phân bua” thì đúng là em phân bua. Phân bua là việc làm cần thiết khi một người bị hiểu sai (phân bua: “Trình bày để cho người ta đừng có nghi ngờ, đừng có nghĩ xấu cho mình” )
Ở bài trước em phân bua, đại ý: Hồi biên tập sách này (2003 – 2004), do không có vấn đề với Trung Quốc (hoặc có rồi mà không biết) cho nên biên tập viên là em cũng không để ý. Và trong bối cảnh không có vấn đề ấy, điều bỏ sót đó cũng không sao cả. Chỉ khi quan hệ với Trung Quốc có vấn đề thì cái “linh giác” mới mách bảo cho ta viết như thế là còn thiếu sót. Hồi ấy không thấy, bây giờ thấy thì trong phạm vi có thể, em đã sửa cái sót đó trong cuốn sách do chính em viết: Rèn kỹ năng cảm thụ văn học qua các bài tập đọc lớp 3. Sách này là sách tham khảo, không phải SGK, em không có quyền sửa lại văn bản trong SGK. Với mục Ghi nhớ em ghi rõ: “Dưới ách đô hộ của nhà Hán…” và mục Hướng dẫn cảm thụ: “Những năm đầu công nguyên, nước ta bị nhà Hán đô hộ. Dưới ách tham tàn của chúng…”
Ở bài này em phân bua thêm rằng: Em chỉ biên tập lần đầu và biên tập tái bản lần thứ nhất (2004); tất cả những lần biên tập tái bản về sau đều do các biên tập viên khác thực hiện, không phải em.
Cũng cần nói thêm: thời điểm trước 2007, tức là trước khi tranh chấp Việt – Trung trở nên căng thẳng, nhiều bản đồ Việt Nam còn hồn nhiên quên vẽ Hoàng Sa, Trường Sa. Em nhớ trong cuộc họp cộng tác viên tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, một cán bộ của Vụ báo chí cầm ngay cuốn tạp chí Ngôn ngữ và đời sống vừa in xong, chỉ vào bìa 4, nơi có một bản đồ Việt Nam (dùng cho một quảng cáo), đã phê bình bản đồ ấy không có Hoàng Sa, Trường Sa. Anh ạ, tất cả mọi việc phải đặt trong bối cảnh cụ thể của nó, chứ từ hiện tại nhìn về quá khứ có nhiều cái còn đáng nguyền rủa nữa.
Anh là nhà văn cho nên em còn nói thêm ý này: Để chữ “Thuở xưa…” quả có không ổn về văn phong, nhưng bảo nó “mơ hồ về lịch sử” thì lại không đúng. Lỗi ở chữ “xưa”, nhưng không phải ở chỗ nó không chỉ cụ thể thuở/ triều đại nào mà ở chỗ nó không có tính xác định. Nếu ta thay chữ “xưa” bằng chữ “ấy” thì lại hoàn toàn được: “Thuở ấy, nước ta bị giặc ngoại xâm đô hộ…”. “Thuở ấy” là một thời điểm xác định trong tương quan với sự kiện được nói đến. Ngoài ra, chữ “ngoại xâm” cũng không nhất thiết phải là ngoại xâm nào. Đây là một truyện đọc, một loại tác phẩm có tính văn học. Nó có dáng dấp như truyền thuyết, cổ tích, tiểu thuyết lịch sử, có thể nêu năm tháng, triều đại mà cũng có thể không. Các sự kiện, chi tiết, nhân vật có thể như chính sử mà cũng có thể không. Nhà văn không làm chức năng của nhà viết sử. Nhà văn hư cấu để làm nên tác phẩm. Đọc Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung hay những tác phẩm về đề tài lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng, Hà Ân, Nguyễn Huy Thiệp,… thì ta thấy rõ . Cho nên ở đây thực ra do hiện nay ta phải chống xâm lược Trung Quốc nên em cũng như anh muốn ghi là “giặc Hán”, như là một ý muốn chủ quan của người đọc hơn là bắt buộc tác phẩm của ông Văn Lang phải như vậy.
Thưa anh Nguyễn Quang Lập, những điều “phân bua” trên tuy khá dài nhưng không phải là điều chính cần nói trong thư này. Trong thư này em muốn nói một điều khác, cái điều đã thể hiện một phần ở tiêu đề bức thư: tại sao văn nghệ sỹ, trí thức cứ phải đánh nhau chí tử vì ba cái lặt vặt? Nhất là như anh, em và GS. Nguyễn Minh Thuyết. Em biết anh chẳng thành kiến gì với em hay với GS. Nguyễn Minh Thuyết. Hãy chưa nói chuyện tình nghĩa riêng tư gì, mà ở chỗ: cả em và anh còn thấy biết bao điều ngang trái, trong đó có cả vấn đề Trung Quốc đang bị người ta “lươn lẹo né tránh” thực sự mà chúng ta chưa dám phê phán hoặc phê phán rất nhẹ.
Vậy thì chỉ có thể giải thích cái bệnh thích “oánh nhau” ở đây là cái bệnh của văn nghệ sỹ, trí thức nước ta nói chung? Trong bối cảnh hiện nay, chắc anh cũng không ít lần đau lòng khi thấy người ta cư xử với nhau theo kiểu Tơ tóc nỗi riêng thì xét nét/ Giang sơn nghĩa cả nỡ mần thinh . Thực ra bảo “nước ta nói chung” thì cũng không chính xác, mà có lẽ chỉ ở những những giai đoạn suy đồi nó mới thế. Ngay như hồi trước Cách mạng tháng Tám, dưới chính thể thực dân “thối nát”, thế mà các trí thức thời đó tranh luận với nhau rất ôn hòa, nhã nhặn, không đao to búa lớn, không quy kết nọ kia. Mà họ thường là người trẻ tuổi, hầu hết là thanh niên. Đó là điều rất đáng cho chúng ta hôm nay suy nghĩ.
Em viết thư này thôi thì dù anh cho rằng em lại “phân bua chống chế” một lần nữa cũng được, nhưng đúng là chỉ vì quý trọng anh mà em phân bua thôi.
Kính chào anh.
Chúc anh viết văn, viết báo ngày càng hay.
Đào Tiến Thi
Tác giả gửi cho NTT blog
nguồn:http://nguyentuongthuy.wordpress.com/2012/08/27/benh-cua-van-nghe-sy-tri-thuc-2/
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để
xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001