Thiên An Môn vẫn là cơn ác mộng của Bắc Kinh
Thứ hai 03 Tháng Sáu 2013
Công an vũ trang tại Quảng trưởng Thiên An Môn, Trung Quốc, ngày 03/06/2013
REUTERS
Công an chìm rình rập các nhà dân chủ, công an mạng khóa từ
nhạy cảm trên internet "quảng trường Thiên An Môn", nơi diễn ra một cuộc
đàn áp đẩm máu đêm mùng 3 rạng mùng 4 tháng 6 năm 1989, tràn ngập cảnh
sát. Chính quyền Tập Cận Bình bằng mọi giá phải xóa sạch một trang sử
hào hùng của người dân Hoa lục, nhưng cũng là một vết nhơ của đảng Cộng
sản Trung Quốc.
Ngày này cách nay 24 năm, các đơn vị quân đội Trung Quốc theo
lệnh Đặng Tiểu Bình từ Nội Mông kéo về Bắc Kinh bố trí chung quanh
quảng trường Thiên An Môn. Năm 1989, vài tháng trước khi bức tường
Berlin sụp đổ, tại Trung Quốc, thủ đô Bắc Kinh và nhiều thành phố lớn đã
diễn ra những cuộc biểu tình lớn, nhưng ôn hòa của sinh viên và công
nhân.
Phong trào tranh đấu đã tạo ra hy vọng Trung Quốc đi vào con đường dân chủ hóa. Từ khi Mao Trạch Đông qua đời vào năm 1976 và tiếp theo những đợt thanh trừng nội bộ của thời « tứ nhân bang » Trung Quốc bắt đầu tiến hành cải cách kinh tế. Nhưng chỉ 10 năm sau, năm 1987, chế độ độc đảng cứng nhắc cảm thấy bị kinh tế tự do đe dọa . Phe cực đoan trong đảng cách chức nhà cải cách Hồ Diệu Bang. Hai năm sau, ông qua đời vào ngày 15/04/1989. Hơn 10.000 sinh viên đại học kéo ra quảng trường Thiên An Môn biểu tình chống tham nhũng và đòi dân chủ để trong sạch hóa đất nước. Thiên An Môn là địa điểm chiến lược nằm sát các cơ quan đầu não của chính quyền. Trong những ngày kế tiếp, dân chúng thủ đô, giáo sư đại học, sinh viên từ các tỉnh và Hồng Kông kéo về phô trương thanh thế. Các sinh viên ban mỹ thuật dùng giấy và bột dựng lên bức tượng « dân chủ » lấy ý từ tượng Nữ thần Tự do tại Hoa Kỳ. Tháng Năm, đến lượt công nhân tham gia, có khi đám đông lên đến 400.000 người.
Lực lượng an ninh tại Bắc Kinh không đàn áp, nhưng thay vì thương lượng với thế hệ trẻ, phe cực đoan trong đảng chọn biện pháp mạnh :Cách chức tổng bị thư Triệu Tử Dương, huy động binh sĩ từ xa không nắm rõ tình hình về thủ đô « cứu nguy chính quyền cách mạng đang bị phản động đe dọa ».
Đêm 03/06/1989, các phóng viên nước ngoài có mặt tại hiện trường chứng kiến những cảnh tượng kinh khiếp : Chiến xa tràn vào quảng trường nổ súng không thương tiếc. Phía sinh viên chỉ có bom chai xăng chống lại. Sau cuộc thảm sát, bản tin của đài phát thanh Nhà nước tường thuật có vài ngàn người chết. Theo giới ly khai như tổ chức « Các bà mẹ Thiên An Môn » những người có con bị giết, và các nguồn tin từ bệnh viện thì số tử vong không dưới 2000, không kể những người bị truy nã và bị « mất tích » sau đó.
Từ đó đến nay, chính quyền Trung Quốc tìm cách xóa sạch giai đoạn lịch sử này : Không nói, không nhắc trên truyền thông đại chúng , không giảng dạy ở học đường .
Hàng năm, đến gần ngày tưởng niệm nạn nhân Thiên An Môn thì chính quyền luôn luôn ra tay trấn áp trước. Từ nhiều ngày qua, Trung Quốc đã tung chiến dịch cô lập các nhà tranh đấu trên toàn quốc và kiểm soát không gian mạng thông tin điện tử. Tổ chức bảo vệ nhân quyền Trung Quốc có cơ sở tại Hồng Kông cho biết, hàng chục nhân vật có tiếng tâm đã « được » công an canh trước cửa nhà hoặc bị cấm xuất ngoại.
Tuần trước, nhóm các « Bà mẹ Thiên An Môn » công bố thư ngỏ, nhận định ông Tập Cận Bình không phải là một nhà cải cách mà thật ra là một kẻ « phản tiến bộ ». Cụm từ này gián tiếp nhắc nhở công luận là chính quyền Trung Quốc vẫn xem phong trào dân chủ Thiên An Môn là « phản động ».
Trên mạng internet, kỹ thuật kiểm duyệt mỗi năm mỗi tinh vi hơn, ngoài bức tường lửa. Năm ngoái 2012, những con số như là 1989 hay 35/05 tức 4 tháng 6 đều bị chận đứng. Theo các chuyên gia của GreatFire.org, năm nay, chính quyền tạo ảo tưởng là sẵn sàng thảo luận với những người muốn tìm hiểu, nhưng thực chất là tránh né vấn đề. Nếu gõ chữ 4 tháng 6 thì người truy cập được hướng dẫn đến một vài con số, nhưng tuyệt đối không nói gì đến cuộc đàn áp. Hôm qua, Bắc Kinh yêu cầu Washington « đừng can thiệp vào nội tình Trung Quốc » sau khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi trả tự do và ngưng quản thúc các nhà tranh đấu trong phong trào Thiên An Môn.
Câu hỏi đặt ra là tại sao Bắc Kinh tránh né chủ đề Thiên An Môn nếu thật sự đảng hành động đúng ? Giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn thường xuyên cảnh báo hai nguy cơ gây bất ổn định chính trị : Một là tỷ lệ tăng trưởng kinh tế dưới 8% và hai là tệ nạn tham nhũng không diệt trừ được. Cả hai yếu tố này đều không xa lạ với Trung Quốc. Trong một chế độ mà trung bình mỗi 6 phút có một cuộc biểu tình phản kháng thì phong trào sinh viên và công nhân 1989 vẫn là cơn ác mộng của chính quyền.
nguồn:http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130603-thien-an-mon-van-la-con-ac-mong-cua-bac-kinh
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Phong trào tranh đấu đã tạo ra hy vọng Trung Quốc đi vào con đường dân chủ hóa. Từ khi Mao Trạch Đông qua đời vào năm 1976 và tiếp theo những đợt thanh trừng nội bộ của thời « tứ nhân bang » Trung Quốc bắt đầu tiến hành cải cách kinh tế. Nhưng chỉ 10 năm sau, năm 1987, chế độ độc đảng cứng nhắc cảm thấy bị kinh tế tự do đe dọa . Phe cực đoan trong đảng cách chức nhà cải cách Hồ Diệu Bang. Hai năm sau, ông qua đời vào ngày 15/04/1989. Hơn 10.000 sinh viên đại học kéo ra quảng trường Thiên An Môn biểu tình chống tham nhũng và đòi dân chủ để trong sạch hóa đất nước. Thiên An Môn là địa điểm chiến lược nằm sát các cơ quan đầu não của chính quyền. Trong những ngày kế tiếp, dân chúng thủ đô, giáo sư đại học, sinh viên từ các tỉnh và Hồng Kông kéo về phô trương thanh thế. Các sinh viên ban mỹ thuật dùng giấy và bột dựng lên bức tượng « dân chủ » lấy ý từ tượng Nữ thần Tự do tại Hoa Kỳ. Tháng Năm, đến lượt công nhân tham gia, có khi đám đông lên đến 400.000 người.
Lực lượng an ninh tại Bắc Kinh không đàn áp, nhưng thay vì thương lượng với thế hệ trẻ, phe cực đoan trong đảng chọn biện pháp mạnh :Cách chức tổng bị thư Triệu Tử Dương, huy động binh sĩ từ xa không nắm rõ tình hình về thủ đô « cứu nguy chính quyền cách mạng đang bị phản động đe dọa ».
Đêm 03/06/1989, các phóng viên nước ngoài có mặt tại hiện trường chứng kiến những cảnh tượng kinh khiếp : Chiến xa tràn vào quảng trường nổ súng không thương tiếc. Phía sinh viên chỉ có bom chai xăng chống lại. Sau cuộc thảm sát, bản tin của đài phát thanh Nhà nước tường thuật có vài ngàn người chết. Theo giới ly khai như tổ chức « Các bà mẹ Thiên An Môn » những người có con bị giết, và các nguồn tin từ bệnh viện thì số tử vong không dưới 2000, không kể những người bị truy nã và bị « mất tích » sau đó.
Từ đó đến nay, chính quyền Trung Quốc tìm cách xóa sạch giai đoạn lịch sử này : Không nói, không nhắc trên truyền thông đại chúng , không giảng dạy ở học đường .
Hàng năm, đến gần ngày tưởng niệm nạn nhân Thiên An Môn thì chính quyền luôn luôn ra tay trấn áp trước. Từ nhiều ngày qua, Trung Quốc đã tung chiến dịch cô lập các nhà tranh đấu trên toàn quốc và kiểm soát không gian mạng thông tin điện tử. Tổ chức bảo vệ nhân quyền Trung Quốc có cơ sở tại Hồng Kông cho biết, hàng chục nhân vật có tiếng tâm đã « được » công an canh trước cửa nhà hoặc bị cấm xuất ngoại.
Tuần trước, nhóm các « Bà mẹ Thiên An Môn » công bố thư ngỏ, nhận định ông Tập Cận Bình không phải là một nhà cải cách mà thật ra là một kẻ « phản tiến bộ ». Cụm từ này gián tiếp nhắc nhở công luận là chính quyền Trung Quốc vẫn xem phong trào dân chủ Thiên An Môn là « phản động ».
Trên mạng internet, kỹ thuật kiểm duyệt mỗi năm mỗi tinh vi hơn, ngoài bức tường lửa. Năm ngoái 2012, những con số như là 1989 hay 35/05 tức 4 tháng 6 đều bị chận đứng. Theo các chuyên gia của GreatFire.org, năm nay, chính quyền tạo ảo tưởng là sẵn sàng thảo luận với những người muốn tìm hiểu, nhưng thực chất là tránh né vấn đề. Nếu gõ chữ 4 tháng 6 thì người truy cập được hướng dẫn đến một vài con số, nhưng tuyệt đối không nói gì đến cuộc đàn áp. Hôm qua, Bắc Kinh yêu cầu Washington « đừng can thiệp vào nội tình Trung Quốc » sau khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi trả tự do và ngưng quản thúc các nhà tranh đấu trong phong trào Thiên An Môn.
Câu hỏi đặt ra là tại sao Bắc Kinh tránh né chủ đề Thiên An Môn nếu thật sự đảng hành động đúng ? Giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn thường xuyên cảnh báo hai nguy cơ gây bất ổn định chính trị : Một là tỷ lệ tăng trưởng kinh tế dưới 8% và hai là tệ nạn tham nhũng không diệt trừ được. Cả hai yếu tố này đều không xa lạ với Trung Quốc. Trong một chế độ mà trung bình mỗi 6 phút có một cuộc biểu tình phản kháng thì phong trào sinh viên và công nhân 1989 vẫn là cơn ác mộng của chính quyền.
nguồn:http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130603-thien-an-mon-van-la-con-ac-mong-cua-bac-kinh
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001