Đào Tuấn
Đối với bất kỳ cô gái mại dâm nào “Cảnh sát” là từ không có trong từ điển. Cơ quan chức năng không phải là nơi họ có thể nương tựa.
Trong cuốn Feakonomics, nhà kinh tế học Levitt đưa ra cái mà ông gọi là một ví dụ điển hình cho “vấn đề của người ủy thác và người thụ lý”. Đó là một cuộc mặc cả tay ba giữa một viên cảnh sát- những kẻ môi giới bán dâm- và các cô gái bán hoa. Những kẻ môi giới đồng ý đảm bảo các cô gái không xuất hiện ở công viên khi lũ trẻ chơi đùa ở đó. Ngược lại, cảnh sát không bắt giữ các cô gái bán dâm. “Trong số tất cả những lợi thế mà một cô gái bán dâm nhận được khi làm việc thông qua kẻ môi giới thì không bị bắt giữ là một trong những lợi thế lớn nhất”- Levitt nhận xét.
Cảnh sát trưởng là bên ủy thác khi muốn hạn chế số lượng gái mại dâm trên đường phố. Viên cảnh sát thực thi đóng vai trò thụ lý, cũng muốn, ít nhất là trên lý thuyết, giảm số lượng các cô gái đứng đường. Và cái mà các cô gái phải trả cho viên cảnh sát và kẻ môi giới chính là tình dục miễn phí- thay vì bị bắt giữ.
Ở Mỹ là vậy, trên thế giới chắc cũng thế. Còn ở Việt Nam, không có ai là ủy thác và cũng chẳng có thụ lý. Hiện tượng “biện pháp nghiệp vụ” đóng vai trò khách làng chơi đơn giản hơn nhiều. Và nó cũng giống hơn với việc một tên “đầu gấu” qua chợ tiện tay nhặt một quả cam. Các cô gái tất nhiên không ai dám “gọi 113” chỉ vì 1 quả cam “nhà trồng được”, lại đang được bán “bất hợp pháp”.
Đây là một câu chuyện nhạy cảm, ThS Quân nói, tuy nhiên, đấy là một sự thật cần phải lên tiếng: Đó là tình trạng một số khách hàng là cảnh sát có mối quan hệ với nữ mại dâm. Điều đáng nói, họ không giống các khách hàng khác bởi hành vi dùng quyền lực do pháp luật quy định để thực hiện những hành vi mang tính bạo lực đối với nữ mại dâm. Thực tế này phản ánh tính phức tạp và nghiêm trọng của vấn đề, khi mà những người thực thi công vụ lại chủ ý hoặc vô tình sử dụng những công cụ trong ngành (thắt lưng, còng số 8, thẻ ngành…) để uy hiếp hoặc thực hiện các hành vi bạo lực đối với nữ bán dâm.
Con số mà báo cáo “Tình trạng bị bạo hành của phụ nữ mại dâm” đưa ra là 7/35 trường hợp cho biết họ từng phải tiếp “khách đặc biệt”. Con số này có phải là cá biệt, là thiểu số, là “chuyện con sâu” hay không có lẽ là tùy vào sự lạc quan trong cách nhìn nhận đánh giá của mỗi người.
Đây là câu chuyện của cô gái tên Q được dẫn trong nghiên cứu: Cái trường hợp em gặp, đến bây giờ em vẫn cảm thấy sợ, người này là công an, khi vào đến phòng rồi, bắt em quan hệ bằng hậu môn thì em không quan hệ, em đòi bỏ về, người này mới rút còng số 8 ở trong túi quần ra. Và bảo rằng, nếu không quan hệ sẽ còng vào đấy, cho sang LH (Lộc Hà), bản thân chủ sẽ bị thế này, thế kia.
Nghiên cứu của nhóm ThS Đỗ Văn Quân đưa ra một trường hợp: Em bị “zich”, lên phòng anh ấy bảo em đi tắm. Mở cửa ra em thấy 4 người. Em hỏi là bạn anh đây à. Anh ấy chửi em “Bạn cái thằng bố mày”, rồi họ bảo em lên giường để chụp hình. Em khóc, định nhảy qua cửa sổ nên họ không dám chụp nữa. Họ bảo về bố mày cho đi mút chỉ. Bọn em bị đưa lên phường ngồi ở đó một ngày. Sau đó khách bị phạt rồi cho về vì đấy là người của họ mà, họ thuê làm “zích” nên họ thả về thôi. Còn bọn em bị đưa lên đây.
“Zich” là từ tiếng lóng chỉ một phương pháp thuê người đóng giả khách làng chơi (thực tế có thể là cảnh sát đích thực) dụ nữ mại dâm vào nhà nghỉ. Hoạt động này có mục đích là tìm ra các bằng chứng phạm tội và từ đó cơ quan cảnh sát có quyền tiến hành bắt nữ mại dâm. Theo ThS Quân: Có đến ½ trong số nữ mại dâm thừa nhận mình bị bắt và đưa vào Trung tâm là do cơ quan chức năng thực hiện chiến dịch trong đó có “biện pháp Zich”.
Nhưng “Zich” vẫn chưa phải là tồi tệ nhất. Có 5 trường hợp khẳng định mình bị đưa đi tập chung trong tình trạng không có bằng chứng phạm tội, thậm chí bị bắt khi đang đi chơi ngoài đường. Chính những rào cản của hệ thống pháp luật và bất cập trong quá trình thực thi phòng chống mại dâm đã ít nhiều không được một bộ phận người thực thi công vụ tôn trọng và thực hiện những quyền con người cơ bản. Đây cũng là một thách thức góp phần dẫn đến tình trạng bị bạo lực của nữ mại dâm”- nhà xã hội học trẻ tuổi nói.
Đối với bất kỳ cô gái mại dâm nào “Cảnh sát” là từ không có trong từ điển. Cơ quan chức năng không phải là nơi họ có thể nương tựa. Bởi rất đơn giản hơn cả nỗi sợ bị “pháo giàn”, hơn cả sợ bị “bác sĩ nhìn từ đầu tới chân”, hơn cả sợ bị người thân, người nhà phát hiện, các cô gái sợ nhất “cơ quan chức năng”.
Nỗi sợ này không phải chỉ là cảm tính cá nhân. Có hai công trình nghiên cứu khoa học và ít nhất 1 “thực tiễn điển hình” chứng minh cho điều đó. Thực tiễn điển hình đương nhiên là “trường hợp Cẩm Phả”. Còn nghiên cứu khoa học? Ngoài nghiên cứu của nhóm ThS Quân, vào tháng 2-2012, một công trình độc lập và khách quan khác, báo cáo “Mại dâm và những di biến động nhìn từ góc độ giới” do chính Cục Phòng chống TNXH tiến hành đã đưa ra nhận xét: Trong 4 yếu tố làm cho người mại dâm cảm thấy “không thoải mái” nhất thì “Lo sợ công an, cơ quan chức năng” xếp hàng đầu với 50,3% ý kiến. Xếp trên cả Nguy cơ mắc bệnh AIDS: 48%; Bị kỳ thị: 30,2%. Gia đình phát hiện: 29,1%. Và Nguy cơ bạo lực 10,6%.
Y lý giải: Bị bắt có nghĩa là không có tiền, không đảm bảo cuộc sống cả gia đình. 2 năm đó gần như là đi tù. Còn một cô gái từng bị bạo hành cho biết: Biết là bị đối xử thế này thế khác, nhưng mà bọn em không thể đến công an để kêu rằng, tôi là người nghiện ngập như thế, tôi là gái bán dâm người ta đối xử với tôi thế này thế kia. Phần thiệt về (luôn thuộc về) bọn em.
Bây giờ, có lẽ nhiều người có thể trả lời giúp Y câu hỏi: Tại sao các cô không báo cảnh sát ngay cả khi họ bị hiếp dâm tập thể, bị tra tấn.
Trong cuốn Feakonomics, nhà kinh tế học Levitt đưa ra cái mà ông gọi là một ví dụ điển hình cho “vấn đề của người ủy thác và người thụ lý”. Đó là một cuộc mặc cả tay ba giữa một viên cảnh sát- những kẻ môi giới bán dâm- và các cô gái bán hoa. Những kẻ môi giới đồng ý đảm bảo các cô gái không xuất hiện ở công viên khi lũ trẻ chơi đùa ở đó. Ngược lại, cảnh sát không bắt giữ các cô gái bán dâm. “Trong số tất cả những lợi thế mà một cô gái bán dâm nhận được khi làm việc thông qua kẻ môi giới thì không bị bắt giữ là một trong những lợi thế lớn nhất”- Levitt nhận xét.
Trả tiền bo bằng còng số 8
Vậy ai là người ủy thác và ai là người thụ lý?Ở Mỹ là vậy, trên thế giới chắc cũng thế. Còn ở Việt Nam, không có ai là ủy thác và cũng chẳng có thụ lý. Hiện tượng “biện pháp nghiệp vụ” đóng vai trò khách làng chơi đơn giản hơn nhiều. Và nó cũng giống hơn với việc một tên “đầu gấu” qua chợ tiện tay nhặt một quả cam. Các cô gái tất nhiên không ai dám “gọi 113” chỉ vì 1 quả cam “nhà trồng được”, lại đang được bán “bất hợp pháp”.
Đây là một câu chuyện nhạy cảm, ThS Quân nói, tuy nhiên, đấy là một sự thật cần phải lên tiếng: Đó là tình trạng một số khách hàng là cảnh sát có mối quan hệ với nữ mại dâm. Điều đáng nói, họ không giống các khách hàng khác bởi hành vi dùng quyền lực do pháp luật quy định để thực hiện những hành vi mang tính bạo lực đối với nữ mại dâm. Thực tế này phản ánh tính phức tạp và nghiêm trọng của vấn đề, khi mà những người thực thi công vụ lại chủ ý hoặc vô tình sử dụng những công cụ trong ngành (thắt lưng, còng số 8, thẻ ngành…) để uy hiếp hoặc thực hiện các hành vi bạo lực đối với nữ bán dâm.
Con số mà báo cáo “Tình trạng bị bạo hành của phụ nữ mại dâm” đưa ra là 7/35 trường hợp cho biết họ từng phải tiếp “khách đặc biệt”. Con số này có phải là cá biệt, là thiểu số, là “chuyện con sâu” hay không có lẽ là tùy vào sự lạc quan trong cách nhìn nhận đánh giá của mỗi người.
Đây là câu chuyện của cô gái tên Q được dẫn trong nghiên cứu: Cái trường hợp em gặp, đến bây giờ em vẫn cảm thấy sợ, người này là công an, khi vào đến phòng rồi, bắt em quan hệ bằng hậu môn thì em không quan hệ, em đòi bỏ về, người này mới rút còng số 8 ở trong túi quần ra. Và bảo rằng, nếu không quan hệ sẽ còng vào đấy, cho sang LH (Lộc Hà), bản thân chủ sẽ bị thế này, thế kia.
Câu trả lời của Y
Nghiên cứu của nhóm ThS Quân nghiêng về giác độ quyền con người nói các cô gái mại dâm, theo ngôn ngữ xã hội học, thuộc về “Nhóm xã hội yếu thế nhất”. Yếu đến mức không có tiếng nói. Ở một chừng mực nào đó, thậm chí không cả ý thức được quyền con người của mình. Vâng, đúng là chúng ta đang nhắc đến trường hợp “Cô gái Cẩm Phả” cách nay chưa lâu. Đó là những cô gái bị nhà chức trách bắt “dang tay ra” trong khi không một mảnh vải trên người, để quay phim, chụp ảnh làm bằng chứng trong cuộc đấu tranh chống “tệ nạn xã hội”.Nghiên cứu của nhóm ThS Đỗ Văn Quân đưa ra một trường hợp: Em bị “zich”, lên phòng anh ấy bảo em đi tắm. Mở cửa ra em thấy 4 người. Em hỏi là bạn anh đây à. Anh ấy chửi em “Bạn cái thằng bố mày”, rồi họ bảo em lên giường để chụp hình. Em khóc, định nhảy qua cửa sổ nên họ không dám chụp nữa. Họ bảo về bố mày cho đi mút chỉ. Bọn em bị đưa lên phường ngồi ở đó một ngày. Sau đó khách bị phạt rồi cho về vì đấy là người của họ mà, họ thuê làm “zích” nên họ thả về thôi. Còn bọn em bị đưa lên đây.
“Zich” là từ tiếng lóng chỉ một phương pháp thuê người đóng giả khách làng chơi (thực tế có thể là cảnh sát đích thực) dụ nữ mại dâm vào nhà nghỉ. Hoạt động này có mục đích là tìm ra các bằng chứng phạm tội và từ đó cơ quan cảnh sát có quyền tiến hành bắt nữ mại dâm. Theo ThS Quân: Có đến ½ trong số nữ mại dâm thừa nhận mình bị bắt và đưa vào Trung tâm là do cơ quan chức năng thực hiện chiến dịch trong đó có “biện pháp Zich”.
Nhưng “Zich” vẫn chưa phải là tồi tệ nhất. Có 5 trường hợp khẳng định mình bị đưa đi tập chung trong tình trạng không có bằng chứng phạm tội, thậm chí bị bắt khi đang đi chơi ngoài đường. Chính những rào cản của hệ thống pháp luật và bất cập trong quá trình thực thi phòng chống mại dâm đã ít nhiều không được một bộ phận người thực thi công vụ tôn trọng và thực hiện những quyền con người cơ bản. Đây cũng là một thách thức góp phần dẫn đến tình trạng bị bạo lực của nữ mại dâm”- nhà xã hội học trẻ tuổi nói.
Đối với bất kỳ cô gái mại dâm nào “Cảnh sát” là từ không có trong từ điển. Cơ quan chức năng không phải là nơi họ có thể nương tựa. Bởi rất đơn giản hơn cả nỗi sợ bị “pháo giàn”, hơn cả sợ bị “bác sĩ nhìn từ đầu tới chân”, hơn cả sợ bị người thân, người nhà phát hiện, các cô gái sợ nhất “cơ quan chức năng”.
Nỗi sợ này không phải chỉ là cảm tính cá nhân. Có hai công trình nghiên cứu khoa học và ít nhất 1 “thực tiễn điển hình” chứng minh cho điều đó. Thực tiễn điển hình đương nhiên là “trường hợp Cẩm Phả”. Còn nghiên cứu khoa học? Ngoài nghiên cứu của nhóm ThS Quân, vào tháng 2-2012, một công trình độc lập và khách quan khác, báo cáo “Mại dâm và những di biến động nhìn từ góc độ giới” do chính Cục Phòng chống TNXH tiến hành đã đưa ra nhận xét: Trong 4 yếu tố làm cho người mại dâm cảm thấy “không thoải mái” nhất thì “Lo sợ công an, cơ quan chức năng” xếp hàng đầu với 50,3% ý kiến. Xếp trên cả Nguy cơ mắc bệnh AIDS: 48%; Bị kỳ thị: 30,2%. Gia đình phát hiện: 29,1%. Và Nguy cơ bạo lực 10,6%.
Y lý giải: Bị bắt có nghĩa là không có tiền, không đảm bảo cuộc sống cả gia đình. 2 năm đó gần như là đi tù. Còn một cô gái từng bị bạo hành cho biết: Biết là bị đối xử thế này thế khác, nhưng mà bọn em không thể đến công an để kêu rằng, tôi là người nghiện ngập như thế, tôi là gái bán dâm người ta đối xử với tôi thế này thế kia. Phần thiệt về (luôn thuộc về) bọn em.
Bây giờ, có lẽ nhiều người có thể trả lời giúp Y câu hỏi: Tại sao các cô không báo cảnh sát ngay cả khi họ bị hiếp dâm tập thể, bị tra tấn.
Admin gửi hôm Thứ Năm, 16/08/2012
nguồn:http://danluan.org/node/13838
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để
xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001