Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012

Biếm họa, một chứng nhân lịch sử

Biếm họa, một chứng nhân lịch sử 



Lý Trực Dũng

Không lời – tranh của Jurij Kosobukin
(1996)
Nhờ những biếm họa trên giấy Pararyi của Ai Cập cổ đại, những biếm họa trên tường ở Pompei và Rome, những biếm họa trên truyền đơn hồi thế kỷ 15, biếm họa của các họa sĩ khuyết danh và có danh tính ở thời Cận đại và Đương đại, thế giới may mắn có thêm một nguồn cứ liệu vô giá, xác thực, sống động, đầy tính phê phán và trào lộng về các biến cố lịch sử cũng như muôn vẻ cuộc sống đời thường của xã hội loài người.
Khái niệm biếm họa, tiếng Latinh là Carrus, tiếng Italia là Caricare do anh em họa sĩ nhà Carracci sử dụng đầu tiên cuối thế kỷ 16. Năm 1665, khái niệm này mới được “nhập khẩu” vào ngôn ngữ Pháp với chữ Caricature, khi một họa sĩ Italia vẽ chân dung đang ngồi của vua Pháp Louis XIV trình bày về nghệ thuật tranh chân dung. Người phiên dịch đã dịch: “Cho phép thần được tâu với Đức vua là những tranh chân dung mà sự giống hệt nhân vật trông hơi xấu và hơi buồn cười chính là biếm họa.” Người Anh dùng từ Caricature từ năm 1686. Từ Karikature trong tiếng Đức xuất hiện muộn hơn rất nhiều, trong từ điển tiếng Đức của anh em nhà Grimm năm 1854. Ở Việt Nam, người ta thường dùng từ tranh châm biếm, tranh đả kích, tranh vui, hí họa. Từ biếm họa mới xuất hiện gần đây.

Các nhà nghiên cứu lịch sử báo chí và biếm họa có chung quan điểm, biếm họa chủ yếu đăng trên báo bắt đầu từ năm 1827, sau hơn 200 năm báo chí ra đời. Lý do báo phải đăng tranh biếm họa? Đơn giản vì người đọc có nhu cầu xem những bức tranh châm biếm sâu sắc nhưng hài hước, và thời sự - in biếm họa báo sẽ bán chạy hơn.

Đến đầu thế kỷ 19, những tiến bộ của kỹ thuật in, như kỹ thuật in phẳng, đã góp phần vào bước phát triển vượt bậc của biếm họa trên báo chí. Trước đó, để in tranh biếm họa, người ta buộc phải sử dụng kỹ thuật khắc gỗ và khắc đồng vừa tốn kém lại vừa mất rất nhiều thời gian.

Sau báo giấy, đến lượt báo mạng của thời đại Internet đưa biếm họa phát triển hơn bao giờ hết. Một ví dụ: Hằng ngày có khoảng 260 triệu lượt người xem, và 2.700 báo/tạp chí khắp thế giới, trong đó có báo Vietnam News của Việt Nam, đăng biếm họa nhiều kỳ Garfield về con mèo béo và lười để giễu cợt thói xấu của đời sống Mỹ của họa sĩ Jim Davis.

Đối tượng không biên giới

Đối tượng của biếm họa không có biên giới, từ thể chế, chính quyền, tôn giáo, cho đến vua chúa, nguyên thủ quốc gia, chính khách, văn nghệ sĩ, ngôi sao bóng đá... và cả thường dân…

Biếm họa báo chí có mấy thể loại chính là biếm họa chính trị, chân dung biếm, biếm họa nhiều kỳ, biếm họa hài hước... Có tác động mạnh mẽ nhất, nhạy cảm nhất là biếm họa chính trị. Tạp chí châm biếm-chính trị “Äsop in Europa” ra đời rất sớm, từ năm 1701 ở Hà Lan với hàng loạt biếm họa đả kích, giễu cợt chính sách bành trướng cũng như sự xa hoa đến tột đỉnh của vua Louis XIV, người có câu nói nổi tiếng “L’État, c’est moi” (Nhà nước là ta).

Ở các nước XHCN Đông Âu trước khi sụp đổ và ở Việt Nam hiện nay đều có chung một mô hình: Biếm họa không được phép có tổ chức riêng, mà phải nằm trong ngành đồ họa của Hội Mỹ thuật. Khi biếm họa được sử dụng để phục vụ một mục đích chính trị nào đó thì cả “anh” Mỹ thuật và “anh” Báo chí cùng kể công. Nhưng khi biếm họa “gây rắc rối” thì “anh” Mỹ thuật và “anh” Báo chí lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau! Hệ thống báo chí Việt Nam cho đến nay cũng chưa có giải thưởng chính thức nào dành cho họa sĩ biếm họa, dù biếm họa xuất hiện hằng ngày và có đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của báo chí Việt Nam đúng 80 năm nay, kể từ những tranh biếm họa đầu tiên được đăng trên báo Phong Hóa và Ngày Nay năm 1932 của Tự lực văn đoàn do Nhất Linh làm chủ bút. Như vậy phải mất 47 năm kể từ khi tờ báo tiếng Việt đầu tiên là Gia Định báo ra đời vào năm 1865, biếm họa mới được đăng báo. [Giải thưởng danh giá và quan trọng về báo chí và văn học Pulitzer của Mỹ từ năm 1922 đến nay đã có hạng mục tranh biếm họa xuất sắc nhất của năm].
Cũng trong thế kỷ 18, ở Anh nổi lên các họa sĩ như William Hogarth, James Gillray, Thomas Rowlandson, hay George Cruikshank... dùng biếm họa để phê phán xã hội, chống Hoàng gia Anh và các chính khách Anh... rồi chống cả cách mạng Pháp (1789-1799) và đế chế của nó...

Thế kỷ 20 nhờ nhiều tranh biếm họa chính trị của các họa sĩ Đông Âu trước đây, ví dụ như nữ họa sĩ CHDC Đức Barbara Henniger, họa sĩ Ukraine Juri J Kosobukin v.v, chúng ta có được một cái nhìn toàn diện, logic, và đầy cảm thông về sự sụp đổ của khối XHCN này.
Định nghĩa biếm họa chính trị cũng gắn liền với định nghĩa biếm họa: Biếm họa là một loại hình mỹ thuật sử dụng thủ pháp cường điệu nhằm phản biện, có quan điểm riêng và có chất trào lộng về một vụ việc, một sự kiện xã hội mang tính tinh thần hay vật chất. Hiệu quả của nó phụ thuộc vào nhận thức của người xem.

Mục đích cơ bản của biếm họa chính trị là nêu bật được sự sai trái, khiếm khuyết, trì trệ của đối tượng mà nó đề cập một cách hài hước. Có một thể loại biếm họa chính trị rất đặc sắc là chân dung biếm của các nguyên thủ quốc gia, các chính khách v.v... Napoleon, Karl Marx, Lenin, Hitler, Stalin, Mao Trạch Đông, Fidel Castro, Bill Clinton, Angela Merkel, Vladimir Putin... đều từng xuất hiện nhiều lần trên tranh của giới họa sĩ biếm.

Nghề nguy hiểm

Chính vì tính chất phê phán, giễu cợt sâu cay không chừa một ai của biếm họa nên nghề biếm họa luôn chứa ẩn mối nguy hiểm tiềm tàng, đặc biệt ở các chế độ xã hội đang phát triển, thiếu dân chủ, độc tài, toàn trị. Trước thế kỷ 17, hầu như chỉ có biếm họa khuyết danh. Đến đầu thế kỷ 18, nhiều họa sĩ ý thức được vai trò của biếm họa, chuyển hẳn sang vẽ biếm họa, coi biếm họa là một nghề - tiêu biểu là các họa sĩ ở Anh. Ở đây cần nêu rõ, nước Anh với trí tuệ của mình đã ban hành Luật tự do báo chí sớm nhất thế giới, ngay từ năm 1695. Nhờ đó, các họa sĩ biếm họa cũng như các nhà báo, và người dân được bảo vệ khi họ phê phán, chỉ trích, giễu cợt Hoàng gia hay nền chính trị cùng với các chính khách của nó. Từ thế kỷ 19, khi báo chí phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng, các họa sĩ biếm họa đều ký tên trên tranh với ý thức chịu trách nhiệm về tác phẩm của mình trước xã hội.

Không phải ngẫu nhiên mà từ lâu ở châu Âu, người ta đã xếp các họa sĩ biếm họa vào giới trí thức, những người có khả năng phản biện xã hội. Họa sĩ biếm họa Anh nổi tiếng Ronald Searle cho rằng: “Họa sĩ biếm họa phải có cái đầu của một nhà bác học, bàn tay khéo léo của bác sĩ giải phẫu và sức mạnh của một anh hàng thịt.” Họa sĩ vẽ biếm họa chính trị là những người trí tuệ và dũng cảm, dám “đương đầu với sự ngu dốt của thời đại, thể chế, sự độc tài và ngu dốt của đám đông”.

Năm 1832, họa sĩ Honore Daumier bị tống giam 6 tháng vì bức tranh Gargantua, chế giễu vua Pháp Louis Philippe phàm ăn và tham lam vô độ. Chứng cứ để quan tòa buộc tội ông là cái mặt phệ ra của nhân vật trong tranh trông như quả lê giống mặt đức vua! Từ đó, ở Pháp cứ nói đến lê nghĩa là ám chỉ Louis Philippe.


Gargantua, tranh của Honore Daumier (1831)
Họa sĩ Đức John Heartfield với những bức tranh chống Hitler nổi tiếng khắp thế giới những năm ba mươi của thế kỷ 20 buộc phải rời nước Đức sang Mỹ lánh nạn.

Hitler cũng từng tuyên bố, nếu chiếm được Moscow thì một trong những người đầu tiên phải bị treo cổ là họa sĩ biếm họa Boris Jefimow bởi những bức tranh biếm họa đả kích Hitler quá xuất sắc trong Chiến tranh Thế giới II của ông.

Họa sĩ biếm họa Algeria Ali Dilem, được tôn vinh là một trong 50 người quyền lực nhất ở châu Phi năm 2010, từng bị chính quyền Algeria tống đạt hơn 80 cái trát hầu tòa bởi tranh biếm họa làm “phiền lòng chính quyền” của ông.

Ở Việt Nam, họa sĩ Phan Kế An nổi tiếng với tranh biếm họa qua bút danh Phan Kích thời kháng chiến chống Pháp cho biết, tranh của ông khi in xấu hay đẹp hoàn toàn phụ thuộc vào người thợ khắc gỗ. Ông may mắn có được một người thợ rất giỏi, khắc tranh biếm họa của của ông tỉ lệ 1:1 không những giống hệt mà còn mềm mại về đường nét, sắc sảo về mảng, hình... Ngày nay, các khả năng vô hạn của máy tính đã đưa kỹ thuật vẽ biếm họa đi rất xa. Nhưng hấp dẫn nhất, và được giới sưu tầm biếm họa săn lùng nhất vẫn là các tranh biếm họa được vẽ tay có màu hoặc đen trắng theo lối vẽ truyền thống.
Mấy năm qua, Kurt Westergaard, họa sĩ có bức biếm họa mô tả nhà tiên tri Muhammad của Hồi giáo mang trái bom trên khăn quấn đầu đăng trên nhật báo “Jylland-Posten” của Đan Mạch ngày 30-9-2005, phải sống trong lo sợ vì bị các phần tử Hồi giáo cực đoan săn đuổi, dọa giết. Nhưng năm 2010, ông đã được Thủ tướng Angela Merkel, người đàn bà quyền lực nhất thế giới hiện nay, trao giải thưởng truyền thông M100 (Giải thưởng của 100 tổ chức truyền thông uy tín nhất châu Âu) tại một buổi lễ long trọng ở Sanssouci, Đức. Lý do là, quyền tự do báo chí được luật pháp ghi nhận phải được bảo vệ.

Trước đây, nhất là trong thời chiến tranh lạnh, không ít họa sĩ đã biến biếm họa thành “vũ khí sắc bén” trên mặt trận tuyên truyền cho hệ thống chính trị mà họ phục vụ, tiêu biểu là các họa sĩ biếm họa Đông Đức và Tây Đức. Đến khi nước Đức thống nhất mà không có đổ máu, chiến tranh lạnh kết thúc, họ mới có điều kiện trăn trở về những tranh biếm họa họ đã vẽ theo đơn đặt hàng phục vụ cho ý thức hệ ngày nào. Ngày nay dễ dàng nhận thấy các họa sĩ biếm họa không còn quá phụ thuộc vào “chính kiến” của người đặt hàng nữa, bởi nếu tranh của họ không được đăng trên báo chí chính thống thì vẫn luôn tìm được chỗ nào đó trong thế giới mạng để công bố – blog, weblog, facebook...

Biếm họa không thể thay đổi được thế giới, nhưng biếm họa có thể mang đến cho chúng ta tiếng cười trí tuệ, tiếng cười mà con người cần có để tự hoàn thiện chính mình.
nguồn_tiasang.com.vn:http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=115&CategoryID=41&News=5292
======================================================================
Biếm Họa
TỰ DO VÀ CƯỜI


” Je me révolte, donc nous sommes.” - Albert Camus

“Politics is a matter of factions, but there are no “factions” in my works. There is, I believe, great sincerity. It is a direct enough matter, consequently, which is not at all political. On the contrary, it is humanist.” - Frans Masereel

Các bạn thân mến,
Loạt tranh mà các bạn đang xem thuộc một mảng thể loại lớn mà báo chí thế giới gọi là biếm họa chính trị - xã hội (tiếng Anh là editorial cartoons hoặc political cartoons). Hàng năm tại các nước phát triển cũng như các hiệp hội cartoon quốc tế đều có tổ chức các giải thưởng lớn để tôn vinh các biếm hoạ xuất sắc nhất.
Ở Việt Nam, không đáng buồn và đáng ngạc nhiên hơn những điều đáng buồn khác là bao nhiêu: chúng ta chưa có biếm họa chính trị. Chúng ta có thể có biếm họa văn hóa - xã hội, vốn đã có từ những năm 30 của thế kỉ trước, thời cụ Nhất Linh làm báo Phong Hóa; nhưng từ lúc đó cho đến những thứ bạn đang thấy trên Tuổi Trẻ Cười hay các trang cười của các báo khác, tôi cho rằng chỉ là một dạng què quặt của tranh biếm họa, chỉ là những vụn rơi vụn vãi bên ngoài của một mỏ vàng ít người biết khai thác và dám khai thác. Tại sao vậy?
Vì chúng ta chưa có tự do báo chí. Chúng ta chưa có tự do xuất bản, chưa có tự do ngôn luận. Điều này có thể hết sức đơn giản nhưng có lẽ không nhiều người nhận ra: để cười được, chúng ta cần tự do.
Hãy tưởng tượng bạn bước vào một ngôi đền âm u nồng nặc mùi tôn giáo, hay một hang ổ xã hội đen nặng nề mùi máu me bạo lực, hay một buổi thuyết trình lê thê nhạt nhẽo của những diễn giả dốt nát, thủ cựu, dối trá: chúng ta chắc chắn không thể nào cười được. Tất cả thần kinh và giác quan của chúng ta lúc đó sẽ chỉ căng lên để vừa quan sát những điều quái dị méo mó đang diễn ra, vừa đề phòng xem có nguy hiểm nào rình rập chực đổ ụp lên đầu ta không nếu lỡ như ta có cười hơi lớn tiếng. Trong những trường hợp như thế, vì nín hơi, chúng ta có xu hướng đánh rắm nhiều hơn là bật cười.
Các bạn,
Nước Việt Nam chúng ta đang bước vào một thời kì đặc biệt, một thời kì mà mọi thay đổi đều là thay đổi lớn và mọi bước tiến, nếu tiến được, đều sẽ là những bước tiến dài, về phía những gì tốt đẹp hơn. Chúng ta như những người đang men theo vách đá mà đi sát miệng vực, chúng ta đã rất gần đến việc rơi xuống rồi – bạn nào bi quan thì có thể tưởng tượng chúng ta đang treo lủng lẳng và đang rất đau đớn mệt mỏi. Nhưng chúng ta nhất định không buông tay, nhất định không bỏ cuộc.
Tôi vẫn hay đùa với bạn bè tôi rằng, không muốn vẽ thì thôi, chứ đã muốn vẽ thì cứ mở báo VN ra đọc thì cứ gọi là chán vạn ý tưởng. Tôi chắc chắn không phải người Việt Nam đầu tiên bắt đầu thể loại biếm họa này, lại càng không phải là người Việt Nam duy nhất. Tôi mong trong tương lai sẽ có những bạn bè họa sĩ khác cùng đồng hành với tôi. Tôi ý thức rất rõ những khó khăn, những rủi ro mà tôi phải đối mặt nếu tôi chọn cho mình con đường này. Đây không phải là con đường tôi muốn đi đến hết đời, nhưng là đoạn đường chông gai tôi muốn sẻ chia cùng các bạn, ít nhất trong giai đoạn trước mắt.
Viết đến đây tôi lại nhớ hai người mà tôi rất mực yêu quý. Một là Henry Miller, khi bàn về quan niệm sáng tác của mình, ông đã viết: “Tôi ngày càng trở nên lãnh đạm với thân phận của tôi như một nhà văn, và ngày càng tin chắc vào định mệnh của tôi như một con người.”
Người thứ hai là Phạm Công Thiện, trong một đoạn ông viết về William Saroyan:
“Tại sao tôi phải căm thù bọn nổi loạn? Buổi chiều hôm ấy, trên các thành phố hoang vu ở Mỹ quốc, ít nhất cũng có hàng trăm triệu người cũng cô độc, cũng tàn tạ, cũng gẫy đổ tan nát như tôi. Họ cũng không biết phải làm gì cho đời họ, họ cũng bắt buộc phải sống, phải hiện lên một lần cô liêu ở trái đất buồn thảm này để rồi chết đi trong đôi mắt khép kín của kiếp người.
Cuộc đời cần tình yêu của tôi, trái tim trong sạch của tôi hơn là cần hận thù chua xót.
Hận thù quá dễ. Chán đời quá dễ. Yêu thương mới khó, yêu đời mới khó.
Hãy đứng dậy đạp mạnh hai chân xuống đất, đưa hai tay lên trời, khom xuống và vùng dậy và cười lên một tiếng cuời ầm ầm như sấm sét. A ha! aha, aha, aha aha aha aha, tôi yêu đời, tôi yêu hết, yêu, yêu, thương, thương…
Aha aha aha aha aha aha…”
Các bạn thân mến của tôi,
Đã đến lúc đứng dậy đạp mạnh hai chân xuống đất và đưa hay tay lên trời. Đã đến lúc chúng ta cười ầm ầm như sấm sét. Tôi tin rằng, chúng ta cần tự do để cười và cần cười để tự do.
Thế và, bởi vì chắc chắn không có tờ báo nào ở VN dám đăng tranh của tôi, nên tôi đành phải “tự làm báo” qua mạng. Tất cả những gì tôi cần ở bạn, bạn đọc thân mến, là hãy giúp tôi chuyển “tờ báo” này đến được tay những người cần nó. Hãy nhấn REBLOG thay vì nhấn LIKE, nếu nhấn cả hai thì càng tốt. Nếu muốn đăng lại trên các trang mạng khác hoặc có góp ý/phản hồi, xin liên hệ với tôi theo địa chỉ toeloecartoon@gmail.com. Sự ủng hộ và góp sức của các bạn là nguồn động lực lớn để tôi tiếp tục hành trình.
Trân trọng,
TOE


Đọc thêm: Bà con Vụ Bản đồng loạt chít khăn tang giữ đất
Trực tiếp từ Vụ Bản (Blog Nguyễn Xuân Diện)
Lại thêm một vụ Văn Giang nữa (Blog Lê Hiền Đức)
Để tang đất (BoxitVN)
Nhà báo VN khổ hơn… chó! (anhbasam)


Phó chủ tịch Hưng Yên báo cáo Thủ tướng vụ Văn Giang (Vietnamnet)
Cùng xem lại các clips: Clip 1 ; Clip 2
Xem thêm: Ảnh trong tuần (20/4-27/4/2012) của báo Time
Chùm ảnh những mộ phần và hài cốt bị cày xới trong trận càn ở Văn Giang 24-4-2012 (Blog Nguyễn Xuân Diện)


Poster đặc biệt chào mừng các thương gia nhộn nhịp đầu tư bất động sản tại Văn Giang (VnEconomy)
Link poster khổ A2 (6MB):
http://www.mediafire.com/i/?j8mdes36v4s61k8


Ai có báo xé báo. Ai có tivi tắt tivi. Không có báo có tivi hãy dùng internet.
Tường thuật vụ cướp đất tại Văn Giang, Hưng Yên (Blog Nguyễn Xuân Diện)
Video: Công an đánh hội đồng người dân không có dấu hiệu chống cự (Youtube)
Video: Cưỡng chế đất Văn Giang, hàng ngàn nông dân liều chết giữ đất (Youtube)
Dân Văn Giang kể vụ cưỡng chế (BBC Vietnamese)


Đọc thêm:
Xôn xao nữ chủ tịch HĐQT Vinaconex PVC sinh năm 1988 (vietstock.vn)
Trong trường hợp link trên bị gỡ xuống như rất nhiều link khác: Con ủy viên BCT thành sếp lớn (BBC Vietnamese)
Góp sức trên quê nhà (Dantri)
Đi lên bằng chính đôi chân mình (ĐCSVN)
Con gái thủ tướng lãnh đạo bốn công ty (BBC Vietnamese)
Bonus:
Triều Tiên phóng tên lửa thất bại (Tuoitre)


Đã lên mạng thì phải đàng hoàng! (Báo Pháp luật TP HCM)
Quản lí thông tin Internet, kể cả nói tục (Báo Pháp luật TP HCM)


Lê Hoàng: Vài phác họa chân dung ông Đinh La Thăng (Blog Nguyễn Xuân Diện)

Ai cho phép anh buồn ?
“Anh có biết, tôi triệu anh lên đây làm gì không?” Ông Trung trố sừng sộ, như vậy. Tôi nói: “Tôi không biết”. Ông Trung trố nói: “Cái thái độ anh. Anh đừng vờ”. Tôi im. Tôi làm vẻ đang nghĩ, và nghĩ không ra, để ông đừng giận. Ông Trung trố nói: “Để trấn áp. Anh hiểu chưa? Các anh không biết thân, mới ti toe ba tuổi ranh, mà đòi trò này, trò nọ. Các anh muốn ngóc đầu lên, thì bảo tôi. Tôi thay mặt một nghìn sáu trăm bà con, lớn, bé, già, trẻ, ở khối này, nói trước cho anh biết. Ngóc đầu lên, trăm đầu, nghìn đầu, tôi treo cổ ráo. Anh có biết, giặc Phạm Nhan không?” Tôi nói: “Không”. Ông Trung trố nói: “Im! Không được hỗn. Hay anh muốn hỗn thì bảo tôi. Anh im. Bao giờ tôi cho nói, anh mới được nói. Giặc Phạm Nhan, chặt đầu này, mọc đầu kia. Rốt cuộc nhân dân được, hay Phạm Nhan được? Đế quốc Pháp của bọn anh, với một bọn tàu bay, tàu bò, hùng hùng, hổ hổ. Rốt cuộc nhân dân được, hay đế quốc Pháp được?” Tôi nói: “Nhân dân được”. Ông Trung trố nói: “Ai cho phép anh nói?” Tôi nói: “Tôi tưởng ông hỏi tôi”. Ông Trung trố đập bàn. Ông quát: “Imm! Không tưởng gì hết! Không phải vấn đề tưởng! Đây là vấn đề trấn áp! Hiểu chưa?” Tôi nói: “Vâng. Tôi xin lỗi. Ông làm ơn giải thích, những thủ tục trấn áp, là thế nào? Để tôi biết”. Ông Trung trố quát: “Anh hoạch tôi? Không có thủ tục gì hết. Anh đứng cho ngay ngắn. Ai cho anh dựa lưng vào cột? Đứng thẳng vào. Bao giờ tôi bảo cho nói, anh mới được nói. Hiểu chưa?” Tôi nói: “Vâng. Tôi hiểu”. Ông Trung trố nói: “Imm. Ai cho anh nói? Anh không cần vâng tôi hiểu. Tôi không lạ gì cái vâng của anh. Cả cái adiđàbụt dị đoan, của anh nữa. Bọn các anh 3 tuổi ranh, hỗn láo, nhân dân vặn cổ. Không còn Tây ở đây nữa, để các anh dựa thế làm càn. Trông kìa, cái đầu nom càn quấy chưa. Thế mà đẹp à? Cứ phải càn, phải ngổ, mới đẹp à? Bà con ở đây, ai cũng làm ăn thắt lưng buộc bụng. Để làm gì, anh biết không? Thứ nhất, để xây dựng miền Bắc. Thứ hai, để làm hậu thuẫn, cho cuộc đấu tranh giành thống nhất, của miền Nam. Thứ ba nữa, để góp phần bảo vệ hòa bình thế giới. Ba việc gắn liền làm một. Bọn các anh nay rượu, mai chè. Tiền ở đâu ra? Tụ bạ nhau, bày mưu, tính mẹo. Đểu cáng. Lêu lổng. Bày ra với nhau, trò kép, trò đúp. Anh, tôi vạch đích mặt anh, anh chủ trương chống chính phủ, phải không? Kìa, sao không nói? Cho nói”. Tôi nói: “Không”. Ông Trung trố quát: “Thái độ! Đả đảo thái độ! Thái độ loanh quanh. Lại cái mặt phớt. Anh chối à? Anh nói chúng tôi thịt ngầm anh, anh cũng thịt ngầm lại, anh chối à? Kìa. Im à? Cho nói”. Tôi nói: “Tôi không nói hẳn thế. Hôm ấy tôi buồn, tôi say. Tôi không nhớ”. Ông Trung trố nói: “Ai cho phép anh buồn? Chỉ ở chế độ cũ, anh mới muốn buồn, thì buồn. Anh không nhớ, không nhớ. Anh ngỡ, một mình anh đọc trinh thám. Vô khối người đọc. Tôi thì, tôi ỉa phẹt vào sách vở của anh. Không cần đọc, tôi cũng biết thừa tâm lí kẻ gian. Kẻ gian, lúc nào cũng tôi quên, tôi quên, tôi không nhớ. Anh nói anh chơi trò kép, trò đúp, chống chúng tôi, anh nhớ không?” Tôi nói: “Tôi chỉ nói chơi trò kép thôi”. Ông Trung trố nói: “Ai cho anh nói? Đấy, anh giấu đầu hở đuôi. Kẻ gian bao giờ cũng giấu đầu, hở đuôi. Chỉ chơi trò kép không thôi, và chơi trò kép, với chúng tôi, thì khác gì nhau? Cho nói”. Tôi nói: “Khác chứ”. Ông Trung trố quát: “Imm. Ai cho anh cãi? Đây không phải chỗ, để anh đôi co, bài bây. Anh chống chúng tôi ra mặt, mà còn chối. Anh trả lời đi, cái trò kép của anh, có phải để chống cộng không? Cho nói, nhưng không được cãi”. Tôi nói: “Không. Tôi bị nghi ngờ. Cảnh ngộ của tôi khó, tôi ăn ở khó, vì bị ngờ. Cho nên trong lúc say, tôi nói chữ trò kép, để đối phó với cảnh ngộ của tôi”. Ông Trung trố nói: “Càng cãi, càng lòi cái đuôi. Anh nói không chống cộng, lại nói chống cảnh ngộ. Cảnh ngộ với chế độ, khác gì nhau. Anh đừng chơi chữ. Tôi ỉa phẹt, vào cái đệ thất của anh. Bác sĩ, kĩ sư, bằng nọ cấp kia, văn hóa đế quốc, tôi ỉa phẹt, vào cả lũ. Anh muốn chơi chữ, thì tôi chơi chữ. Cảnh ngộ, cảnh ngộ nào làm anh khó ăn khó ở? Anh ám chỉ ai? Khu phố? Công an? Cộng sản? Tôi nói để anh biết, khu phố, với chính phủ, với cộng sản, chỉ là một. Anh còn chơi chữ nữa không? Anh khó ăn à? Anh 3 ngày tiệc nhỏ, 5 ngày tiệc lớn, quanh năm ăn uống, ngập mồm, thế là khó ăn à? Bà con ở đây ở chui rúc, nhà bảy người, nhà chín người, một phòng bằng cái lỗ mũi. Cán bộ nhà nước, tiêu chuẩn cũng chỉ phòng bốn mét vuông. Nhà anh hai vợ chồng son, cả một biệt thự, sân trước, vườn sau, nhà tắm, nhà bếp, nhà kho, thế là khó ở à? Chính phủ đối đãi với anh, như bát nước đầy, mà anh khó ăn, khó ở. Thằng Tây quay lại, thì anh dễ ăn, dễ ở chắc? Anh đi càn, cướp của thiên hạ về nhà, một đống nồi đồng, nồi thau, tôi còn chưa đụng đến. Imm, tôi chưa cho nói. Anh còn muốn chơi chữ nữa không? Imm, chưa cho nói. Xem chừng ở miền Bắc này, anh không dễ chịu lắm thì phải. Quần tuýp, áo chim cò. Sách báo không xem. Xem trinh thám. Bao nhiêu tranh ảnh đẹp, phong cảnh đất nước, không thích. Thích ảnh cởi truồng. Vợ đẹp nhất nhì xóm, chưa đủ hay sao, còn phải chụp ảnh truồng, đâm đầu vào nghệ thuật đế quốc. Thanh niên sức rộng, vai dài, đi câu chẫu, câu nhái. Rành rành, cái kế bất hợp tác, với cộng sản, lại còn cãi. Anh đừng tưởng, tôi không biết. Tôi biết hết. Anh nghĩ gì, trong đầu, tôi cũng biết. Lại còn đánh vợ, tiện đây tôi cũng trấn áp, luôn một thể. Đánh người đàn bà iếu đuối, là đồ anh hùng xó bếp. Anh còn chơi chữ với tôi nữa không? Imm, chưa cho nói. Anh khinh, cán bộ khu phố lèm nhèm, rồi anh sẽ biết thế nào, là chuyên chính. Chính phủ khoan hồng, anh chê khoan hồng. Anh đi giày mõm cá, da tây bóng nhoáng thế kia, là xương máu của nhân dân cả. Đồ vong ơn bội nghĩa. Tôi nói sơ qua như vậy đã. Bây giờ, tôi cho anh nói. Kììa. Nóói”. Tôi nói: “Ông có nhiều điểm, rất đúng. Trừ điểm chống cộng, là thực tình tôi oan. Hôm ấy, tôi say”. Ông Trung trố cắt lời. Ông nói: “Thồồi. Đừng nói say. Thiếu gì người say, mà có ai bày kế chơi trò kép với cộng sản đâu. Âm mưu rành rành ra đấy, oan cái gì. Rượu chè trai gái. Con Lily chỉ điểm đi, anh ở lại làm gì? Phát súng bắn anh bộ đội, là từ vườn nhà anh. Tại sao không bắn từ vườn nhà người khác? Anh chưa phá tan, được cái miền Bắc này, thì anh oan chứ gì? Anh vẫn nguyên hình thằng tàu bò, giờ thêm thằng chống cộng. Tôi không cho anh nói nữa. Tôi cho anh 3 ngày suy nghĩ. Bây giờ anh về, anh lấy giấy trắng, anh làm tờ thú”. Tôi nói: “Tờ thú?” Ông Trung trố nói: “Imm. Ai cho anh nói? Tờ thú, phần trên anh thú tội. Từ hòa bình đến giờ, anh đã có những hành động phá hoại, và lời nói phá hoại gì? Địch xui gì anh? Phát súng là anh hay ai bắn? Con Lily bàn giao gì lại, cho anh? Anh chơi trò kép, với cộng sản, ra sao? Ổ phản động của anh, có những thằng nào, con nào? Anh thú hết ra. Thú ra thì nhẹ tội. Ngoan cố càng chết. Không được giở trò chơi chữ. Chúng tôi đã biết tất cả, tai mắt nhân dân, có ở khắp nơi. Chúng tôi chỉ muốn xem mức độ thành khẩn của anh thế nào. Tờ thú của anh sẽ quyết định hết. Đấy là phần trên, còn phần dưới tờ giấy, anh xin được trừng phạt thế nào. Xin khoan hồng ra sao. Tôi cho anh 3 ngày. Đúng 10 giờ ngày kia, anh nộp tờ thú, tận tay tôi. Hiểu chưa? Nếu anh không thành khẩn, tôi sẽ có biện pháp. Cấm các anh tụ bạ, bàn mưu tính mẹo với nhau. Tôi không cho anh nói. Thôi về!”

Trích tiểu thuyết “Những ngã tư và những cột đèn”, Trần Dần, 1965



Nguyên Chủ tịch huyện Tiên Lãng làm chuyên viên Sở Nội vụ (Tiền Phong)


Hà Nội: Cảnh sát vụt dùi cui vào người vi phạm? (Vietnamnet)


Cựu bộ trưởng Lê Doãn Hợp: Hai thiên thức quan trọng nhất của phụ nữ Việt Nam (Vietnamnet)
Đọc thêm:
Đi triệt sản sẽ được thưởng 1 triệu đồng (Dantri)


Hải Phòng khởi tố vụ án giết người và chống người thi hành công vụ (báo Nhân Dân)
Kiến nghị khẩn cấp của công dân về vụ Tiên Lãng (Blog Nguyễn Xuân Diện)
Hai con số (Blog Phạm Thị Hoài)


người nông dân phải làm gì?
Ghi chú: dành cho ai không theo dõi vụ Quỳnh Anh got talent.

 
Trích bài tập làm văn của bé: “Ước mơ của em là lớn lên trở thành chú công an. Thật là thích khi không phải sợ ai cả.”


CĐCM CLGT (*)

“Tôi khóc những chân trời không có người bay
Lại khóc những người bay không có chân trời”
Trần Dần

Không phải ngẫu nhiên mà bác Cao viết Chí Phèo. Cũng không phải ngẫu nhiên mà bác Tố tả chị Dậu. Càng không phải ngẫu nhiên mà bác Duy hát mười bài Tục ca. Mọi thứ đều có nguyên do của nó cả.
Có những đứa cho rằng tao vẽ biếm như chửi tục. Vẽ như bọn đầu đường xó chợ. Vẽ như quân phản động bán nước. Chúng không mảy may nghĩ rằng những bọn ấy còn khướt mới vẽ được như tao. Chúng còn đi xa đến mức cho rằng tao không có “đạo đức nghề nghiệp của thằng vẽ biếm họa”. Ha ha ha. Chả nhẽ đạo đức lại thuộc về lũ tôm tép đang hí hoáy mấy thứ nhạt toẹt trên Tuổi Trẻ Cười? Rõ một lũ linh cẩu không bao giờ thôi lo lắng cho người khác về việc làm thế nào để thành Người.
Lại có những thằng vu tao thù Cộng Sản. Hô hô hô. Tao đâu có rảnh đến mức đi thù một thứ không có thực? Tao chỉ thù những thứ đang sờ sờ trước mắt: những kẻ gieo rắc sợ hãi, những tên kẻ cướp, quân xảo trá, lũ giòi bọ sống bằng mồ hôi nước mắt, bằng máu, bằng sự u mê ngu muội của người khác. Ô, thế hóa ra quân ấy là Cộng Sản à? Có khổ thân ông Mác không cơ chứ!
Ai muốn nghe những điều nghịch nhĩ? Chính tao cũng không. Ồ có những lúc tao nghĩ tao đã làm ra được những bài thơ đẹp nhất trên đời. Nhưng đấy ko phải là lúc tao viết hay vẽ về chúng mày. Các cụ đã dạy thế nào? Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy. Thực tình, tao thích nhất là không mặc gì. Những gì chúng mày đang nhìn vào và thấy khó chịu, thực ra là của chúng mày cả. Bao nhiêu là văn hóa, bao nhiêu là đạo đức, tao trả hết cho chúng mày. Thích nhé!
Lại có bạn bảo sao tôi không viết vẽ cái gì đẹp, cái gì tinh tế, cái gì sâu sắc. Bạn mến, xin hãy cho tôi được, dù chỉ một lúc ngắn ngủi thôi, đủ tuyệt vọng để ngửa mặt lên trời mà chửi.
Cụ Dần làm thơ hay như thế, có bị tù ngục đày đọa không? Anh Vũ viết kịch hay như thế, có bị chết không rõ nguyên nhân không? Anh Vươn làm lụng vất vả nhẫn nhịn như thế, có bị cướp trắng giữa ban ngày không? Và còn bao nhiêu triệu con người trên cái dải đất chữ S cong oằn như con giun nữa, ai cho chúng ta lương thiện?
Tinh tế để cho ai xem? Sâu sắc để cho ai hiểu? Chắc chắn không phải lũ lợn con đang cắm đầu vào hàng game và phim sex rồi. Chắc chắn không phải lũ heo con áo quần xúng xính, mắt xanh mỏ đỏ đang dắt díu nhau vào nhà nghỉ rồi. Cũng chẳng phải đám sinh viên èo uột đang lờ đờ ngồi đợi điểm danh. Cũng chẳng phải lũ công chức an phận cuống cuồng lo giá tăng, lương giảm, chạy trường chạy lớp cho con. Cũng chẳng phải lũ trọc phú bơi trong tiền, lũ anh chị ngập trong máu. Cũng chẳng phải lũ bằng cấp nước ngoài, có học thức, có địa vị, suốt ngày lên kế hoạch xem đi du lịch ở đâu, ăn ở nhà hàng nào. Cũng chẳng phải bác nông dân đang kéo cày thay trâu, đang thồ hàng thay ngựa. Chẳng phải những ai chỉ có mỗi TV và báo chí để xem để đọc. Chẳng phải những kẻ đéo có nổi một tấm lòng để quan tâm đến bất cứ cái gì ngoài bản thân mình. Viết hay vẽ ra cái gì đẹp, để cho ai?
Tao ỉa phẹt, vào tất cả chúng mày.
Tao ỉa phẹt, vào những thằng bịt mắt, bịt tai, bịt mồm. Ồ đến con chó còn có mắt để nhìn, có tai để nghe, có mồm để sủa. Lại còn có mũi đến hít để ngửi. Rõ là chúng mày thua đứt.
Tao ỉa phẹt vào những đứa nói mà không làm, đã đành. Tao lại cũng ỉa phẹt, vào những đứa làm mà không nói. Không nói thì ai biết đấy là đâu? Những thằng ngu không nói thì ai biết là ngu đến mức nào? Những thằng giỏi không nói thì ai biết đường mà học theo? Đến ông Phật còn nói ra rả, chúng mày định thi im lặng với ai?
Tao ỉa phẹt, vào tất cả sự khéo léo. Lịch sự, nhũn nhặn, dĩ hòa vi quý. Ra vẻ hiểu đời, ra vẻ biết cách sống. Lũ bộ tịch đáng tởm! Quân đạo đức giả, một đống mặt nạ! Hãy bóc lớp mặt nạ nhoe nhoét tã tượi ra, rồi nói chuyện phải trái với nhau, nói chuyện xấu đẹp với nhau. Hay mặt nạ đã dính quá chặt rồi? Hay bóc ra thì chẳng còn gì bên trong cả, ngoài mớ nhầy nhụa lưu cữu của sợ hãi?
Tao ỉa phẹt vào Khổng Tử đã đành. Tao lại cũng ỉa phẹt, vào Lão Tử. Cái gì mà vô vi, cái gì mà nước chảy. Riêng việc nhắc đến vua thế nào, dân làm sao là đã thấy khó ngửi và không tưởng rồi. Thôi hãy cưỡi trâu đi cho khuất mắt.
Đừng bao giờ so tao với các diễn đàn, đừng đặt tao vào lề trái hay phải. Tao ỉa phẹt vào các loại bầy đàn, các loại lề lối. Tao không đi theo ai, cũng không dẫn ai đi theo mình. Nếu có người đồng ý với những gì tao nói, ấy chỉ là trùng hợp. Nếu có kẻ không đồng ý với tao, ấy là chuyện bình thường.
Tao ỉa phẹt vào những gì giả dối, những gì hời hợt. Như thế cũng có nghĩa, bất cứ lúc nào tao giả dối hoặc hời hợt, tao sẵn sàng ỉa phẹt, vào chính mình. Phải lắm, cái thân tao thì có sá gì. Bao nhiêu cứt, mà chẳng được. Tao sẵn sàng hít ngửi, sẵn sàng ngồi đó mà suy nghĩ về tất cả những lỗi lầm của bản thân mình. Rồi tao lại đứng dậy rửa sạch, và tao sẽ lại cặm cụi ỉa phẹt, vào tất cả chúng mày.
Ngày xưa nghe Chí Phèo chửi, cả làng Vũ Đại ai cũng nghĩ chắc nó chừa mình ra. Bây giờ chắc vẫn vậy. Nhưng đừng nhầm, thực ra anh Chí chẳng chừa ai bao giờ.
_______________________
(*) Nghĩa ít phổ biến: Con Đường Cách Mạng Còn Lắm Gian Truân



Đọc thêm: Âm mưu của Thủ tướng
Chủ tịch huyện Tiên Lãng: ‘Tôi sẽ kiểm điểm nghiêm túc’


Tặng đ/c Phó chủ tịch huyện Chư Pảh.




Ông Đoàn Văn Vươn từ chối luật sư bào chữa?
Đọc thêm : Hé mở sự thật ở Tiên Lãng

mến tặng anh Ngô Bảo Châu

Sao không yêu nhau

“Bạn sẽ bảo, được một vài ngàn là tốt lắm rồi. Người Việt mình nó thế. Mỗi người một cõi thì ai cũng sáng như sao, ngồi chung lại với nhau bỗng tối như nhà tắt đèn, chia rẽ và phức tạp lắm. Người thông minh thì ắt nghi ngờ tất cả những gì mang tính đại đoàn kết hữu danh vô thực. Người chính trực ắt nghi ngờ những bình phong tập thể che chắn mưu đồ cá nhân. Người có tầm vóc ngại hạ mình vào đám đông. Người có uy tín ngại bị phong trào lợi dụng. Người có suy nghĩ chán sự tầm phào của những cuộc vận động quần chúng. Người nhạy cảm ghét ngồi chung toa với những kẻ không cùng tần số phát sóng. Người có lí tưởng sợ một lần nữa gửi nhầm vào địa chỉ ảo tưởng. Đến người không có gì hết cũng sợ, sợ mình chẳng được gì hết. Ai cũng nghi ngờ một cái gì đó, chán ghét một cái gì đó, ngại một cái gì đó, sợ một cái gì đó từ liên minh với người khác. Đó là bạn còn chưa kể, bây giờ người ta sống nhanh và thực dụng, liếc tin trên mạng trong giờ hành chính thì có, ngứa tay gửi ý kiến phẫn nộ thỉnh thoảng cũng có, nhưng kí kiến nghị thì ôi xa vời. Bạn còn chưa kể, người Việt mình ở thời đại này vẫn tin chắc rằng cứ kí một cái kiến nghị của công dân là mang vạ vào thân. Chúng ta được dạy dỗ rất nghiêm túc như thế để giữ gìn sự an toàn cho bản thân, như những cô gái được dạy cảnh giác vì đàn ông chỉ đi ngang đầu giường là mình mất một đời trinh trắng. Bạn còn chưa kể rất nhiều điều.”
—-
Trích blog Phạm Thị Hoài


Lại lười tập thể dục chứ gì?

Happy Lunar New Year!

Lời thoại trên trích từ tiểu thuyết “Những ngã tư và những cột đèn” (1965) của Trần Dần, trong đoạn này.




Ông Thoại, tôi tặng ông ăn Tết. Cầu cho Thiên Lôi phù hộ ông và đồng bọn của ông.
> Ảnh hiện trường.

“Sự dã man trong hành vi gây án ở tiệm vàng Ngọc Bích bị trừng trị. Sự dã man trong tư duy và cảm xúc của dân chúng có vẻ như được tán đồng. Tôi sợ hậu quả từ đám đông hơn.” (Phạm Thị Hoài)


(nguồn biemhoavietnam)
---------------------------------------------------------------------------------
Tranh Babui
Biếm họa Cafe 
 Biếm họa Kuoc Kuoc
 Biếm họa Kuoc Kuoc
 Tranh Babui
Biếm họa Kuoc Kuoc

Panô cổ động của Ban ATGT Thủ Dầu Một (Bình Dương)
Nguồn: Facebook Duke Kenzi


Biếm họa Kuoc Kuoc (Danlambao

Biếm họa Kuoc Kuoc (Danlambao)


Báo cáo Nị ngày mai có biểu tình!

Biếm họa Babui (Danlambao)
(Danlambao)
======================================================================
NHỮNG BẰNG CHỨNG DÃ MAN CỦA HỆ THỐNG TRẠI TẬP TRUNG BẮC HÀN

[04.07.2012 20:37 - Nhịp Cầu Thế Giới Online]
(NCTG) Bắc Triều Tiên giam cầm hàng trăm nghìn người trong các trại tập trung mà sự tồn tại của những nơi này chỉ được phát hiện qua các bức ảnh chụp từ vệ tinh hay theo lời kể của một số chứng nhân đã đào thoát được.

Những người đào thoát khỏi Bắc Hàn đã vẽ lại cuộc sống trong trại

Trên mạng Internet đã xuất hiện những bức tranh do những cựu tù nhân trong các trại tập trung như vậy phác họa cuộc sống khủng khiếp mà họ đã phải trải qua.

Theo lời kể của các nhân chứng, cuộc sống trong trại tập trung thật kinh khủng, giống như cuộc sống của những nô lệ. Tra tấn dã man và hàng loạt các hình thức đối xử tàn tệ, nhục mạ là chuyện xảy ra hàng ngày, như cơm bữa đối với các tù nhân.


Những bức vẽ kèm chú thích được đăng tải tại mạng Cafedaum.net của Nam Hàn hay Huffington của Mỹ. “Vì chuột chù bao giờ cũng khoét mắt ăn trước tiên, nên các xác chết thường có hốc mất trống hoác” - đó là chú thích cho một bức vẽ mô tả một đống xác chết.


Nguyễn Tráng, theo Lidovky.cz
nguồn_nhipcauthegioionline:http://nhipcauthegioi.hu/modules.php?name=News&op=viewst&sid=3447
=======================================================================

1 nhận xét:

  1. Ý nghĩa thì có nhưng nét vẽ chưa bắt mắt

    Trả lờiXóa

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001