Bài đăng : Thứ tư 16 Tháng Năm 2012 - Sửa đổi lần cuối Thứ tư 16 Tháng Năm 2012
B.Obama và F.Hollande: Tương đồng quan trọng hơn dị biệt
REUTERS
Tuần lễ này quả là thật bận rộn cho tân tổng thống Pháp. Ngay sau cuộc hội đàm với thủ tướng Đức Angela Merkel hôm qua, 15/05/2012, ông François Hollande sẽ phải qua Mỹ tiếp xúc tay đôi với đồng nhiệm Hoa Kỳ Barack Obama vào 11 giờ trưa thứ Sáu 18/05.
Tại Nhà Trắng, François Hollande sẽ được nghe Barack Obama phàn nàn trên hai hồ sơ Afghanistan và kinh tế châu Âu. Tuy nhiên, theo giới quan sát, trên cả hai vấn đề này, quan điểm hai bên có phần hợp với nhau nhiều hơn là đối nghịch.
Về hồ sơ Afghanistan, chắc chắn tân tổng thống Pháp sẽ phải giải thích với ông Obama về dự định đẩy nhanh việc rút quân đội Pháp ra khỏi Afghanistan ngay trước cuối năm nay, thay vì chờ đến năm 2014 như Liên Minh Bắc Đại Tây Dương - NATO - từng dự trù. Đây là một điểm có thể gây va chạm giữa hai người, vì nếu thực hiện lời hứa đưa ra lúc tranh cử đó, tân tổng thống Pháp sẽ có một quyết định đơn phương, làm phật lòng nước đầu tầu của NATO.
Dù vậy, theo ông Justin Vaisse, một chuyên gia người Pháp về quan hệ xuyên Đại Tây Dương làm việc tại Viện nghiên cứu Brookings ở Washington, thì « quyết định của Pháp thực ra không phải là một cái gì ghê gớm lắm » có khả năng làm thương tổn quan hệ Pháp - Mỹ hay khuấy động Hội nghị Thượng đỉnh NATO tại Chicago, họp trong hai ngày sau cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Pháp.
Ông Charles Kupchan, thuộc trung tâm tham vấn Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (Council on Foreign Relations), cũng cùng quan điểm. Theo chuyên gia Kupchan, khi ghé Kabul, thủ đô Afghanistan vào tuần trước, chính ông Obama đã « mặc nhiên báo hiệu về sự kết thúc của chiến dịch Afghanistan, do đó các nước NATO sẽ không có gì khó khăn trong việc tìm ra một thỏa thuận có thể thỏa mãn tất cả mọi bên tại Hội nghị Thượng đỉnh Chicago ».
Còn về hồ sơ kinh tế châu Âu mà khả năng hồi phục nhanh hay chậm có tác động trực tiếp đến Hoa Kỳ, chắc chắn ông Hollande sẽ nghe đồng nhiệm Obama than phiền là châu Âu chưa cố gắng đầy đủ để khắc phục khủng hoảng và thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, theo giới quan sát, đây lại chính là một chủ đề không hề trái tai tân tổng thống Pháp, trong lúc quan điểm của tổng thống Mỹ về giải pháp chống khủng hoảng lại có phần trùng hợp với suy nghĩ của ông Hollande.
Theo chuyên gia Justin Vaisse, liên quan đến vấn đề khu vực đồng euro, « Hoa Kỳ chủ trương tìm kiếm một sự cân bằng với chính sách thắt lưng buộc bụng bằng mọi giá của Đức ». Chính trên điểm này mà quan điểm của ông Hollande rất hợp với ông Obama.
Heather Conley, giám đốc chương trình châu Âu của CSIS, một trung tâm tham vấn khác tại Washington, nhận định : « Theo tôi, sắp tới đây, chúng ta sẽ nghe thấy nhiều ý kiến hơn từ phía những người Mỹ ủng hộ quan điểm của ông Hollande, theo đó không thể nào chỉ thắt lưng buộc bụng, mà cần phải có một điều hòa giữa việc cân bằng ngân sách và thúc đẩy tăng trưởng ».
Đối với ông Kupchan, trên bình diện này, quả là ông Hollande sẽ là một đồng minh sáng giá của ông Obama : « Ông Obama sẽ chào đón với vòng tay rộng mở một nhà lãnh đạo châu Âu mà thông điệp là ‘tăng trưởng nhiều hơn và khắc khổ ít đi’. Đó chính là những gì mà Washington luôn nhắc nhở châu Âu kể từ khi bắt đầu của cuộc khủng hoảng tài chính, mặc dù là chủ trương cứng rắn của bà Merkel đòi thắt lưng buộc bụng rốt cuộc đã thắng thế ».
Trước đây, dù đã hoan nghênh việc châu Âu thông qua hiệp ước này, nhưng ông Obama đã thường xuyên nhấn mạnh, chẳng hạn như vào ngày 24/02, đến nhu cầu phải "bảo đảm không chỉ sự ổn định, mà cả sự tăng trưởng kinh tế ở châu Âu, bởi vì nếu châu Âu tăng trưởng, điều đó cũng sẽ ảnh hưởng tốt đến nền kinh tế Mỹ ".
François Hollande từng cho biết ý muốn "đàm phán lại" hiệp ước kỷ luật tài chính châu Âu để đưa vào một thành tố tăng trưởng, một ý tưởng bị thủ tướng Đức Angela Merkel phản đối, nhưng lại trùng hợp với mong muốn của tổng thống Mỹ. Do vậy, trên điểm này, Obama thậm chí có thể là một hậu thuẫn giúp François Hollande trong đàm phán với Angela Merkel.
Nếu tờ báo Mỹ có uy tín Washington Post đã khẳng định là việc ông Nicolas Sarkozy thất cử là một lời "cảnh báo" cho Obama, thì tờ New York Times, uy tín không kém, đã mô tả François Hollande như là một lãnh đạo có vẻ "phù hợp hơn với quan điểm kinh tế của Mỹ ".
Tương đồng lập trường giữa Hollande và Obama không chỉ dừng lại ở khia cạnh kinh tế. Ngày 09/05 vừa qua, tổng thống Mỹ đã công khai tuyên bố ủng hộ hôn nhân giữa những người có quan hệ đồng tính. Đây cũng là quan điểm của tân tổng thống Pháp François Hollande, từng cam kết trong lúc vận động tranh cử là sẽ hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính.
(nguồn RFI)
Về hồ sơ Afghanistan, chắc chắn tân tổng thống Pháp sẽ phải giải thích với ông Obama về dự định đẩy nhanh việc rút quân đội Pháp ra khỏi Afghanistan ngay trước cuối năm nay, thay vì chờ đến năm 2014 như Liên Minh Bắc Đại Tây Dương - NATO - từng dự trù. Đây là một điểm có thể gây va chạm giữa hai người, vì nếu thực hiện lời hứa đưa ra lúc tranh cử đó, tân tổng thống Pháp sẽ có một quyết định đơn phương, làm phật lòng nước đầu tầu của NATO.
Dù vậy, theo ông Justin Vaisse, một chuyên gia người Pháp về quan hệ xuyên Đại Tây Dương làm việc tại Viện nghiên cứu Brookings ở Washington, thì « quyết định của Pháp thực ra không phải là một cái gì ghê gớm lắm » có khả năng làm thương tổn quan hệ Pháp - Mỹ hay khuấy động Hội nghị Thượng đỉnh NATO tại Chicago, họp trong hai ngày sau cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Pháp.
Ông Charles Kupchan, thuộc trung tâm tham vấn Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (Council on Foreign Relations), cũng cùng quan điểm. Theo chuyên gia Kupchan, khi ghé Kabul, thủ đô Afghanistan vào tuần trước, chính ông Obama đã « mặc nhiên báo hiệu về sự kết thúc của chiến dịch Afghanistan, do đó các nước NATO sẽ không có gì khó khăn trong việc tìm ra một thỏa thuận có thể thỏa mãn tất cả mọi bên tại Hội nghị Thượng đỉnh Chicago ».
Còn về hồ sơ kinh tế châu Âu mà khả năng hồi phục nhanh hay chậm có tác động trực tiếp đến Hoa Kỳ, chắc chắn ông Hollande sẽ nghe đồng nhiệm Obama than phiền là châu Âu chưa cố gắng đầy đủ để khắc phục khủng hoảng và thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, theo giới quan sát, đây lại chính là một chủ đề không hề trái tai tân tổng thống Pháp, trong lúc quan điểm của tổng thống Mỹ về giải pháp chống khủng hoảng lại có phần trùng hợp với suy nghĩ của ông Hollande.
Theo chuyên gia Justin Vaisse, liên quan đến vấn đề khu vực đồng euro, « Hoa Kỳ chủ trương tìm kiếm một sự cân bằng với chính sách thắt lưng buộc bụng bằng mọi giá của Đức ». Chính trên điểm này mà quan điểm của ông Hollande rất hợp với ông Obama.
Heather Conley, giám đốc chương trình châu Âu của CSIS, một trung tâm tham vấn khác tại Washington, nhận định : « Theo tôi, sắp tới đây, chúng ta sẽ nghe thấy nhiều ý kiến hơn từ phía những người Mỹ ủng hộ quan điểm của ông Hollande, theo đó không thể nào chỉ thắt lưng buộc bụng, mà cần phải có một điều hòa giữa việc cân bằng ngân sách và thúc đẩy tăng trưởng ».
Đối với ông Kupchan, trên bình diện này, quả là ông Hollande sẽ là một đồng minh sáng giá của ông Obama : « Ông Obama sẽ chào đón với vòng tay rộng mở một nhà lãnh đạo châu Âu mà thông điệp là ‘tăng trưởng nhiều hơn và khắc khổ ít đi’. Đó chính là những gì mà Washington luôn nhắc nhở châu Âu kể từ khi bắt đầu của cuộc khủng hoảng tài chính, mặc dù là chủ trương cứng rắn của bà Merkel đòi thắt lưng buộc bụng rốt cuộc đã thắng thế ».
Trước đây, dù đã hoan nghênh việc châu Âu thông qua hiệp ước này, nhưng ông Obama đã thường xuyên nhấn mạnh, chẳng hạn như vào ngày 24/02, đến nhu cầu phải "bảo đảm không chỉ sự ổn định, mà cả sự tăng trưởng kinh tế ở châu Âu, bởi vì nếu châu Âu tăng trưởng, điều đó cũng sẽ ảnh hưởng tốt đến nền kinh tế Mỹ ".
François Hollande từng cho biết ý muốn "đàm phán lại" hiệp ước kỷ luật tài chính châu Âu để đưa vào một thành tố tăng trưởng, một ý tưởng bị thủ tướng Đức Angela Merkel phản đối, nhưng lại trùng hợp với mong muốn của tổng thống Mỹ. Do vậy, trên điểm này, Obama thậm chí có thể là một hậu thuẫn giúp François Hollande trong đàm phán với Angela Merkel.
Nếu tờ báo Mỹ có uy tín Washington Post đã khẳng định là việc ông Nicolas Sarkozy thất cử là một lời "cảnh báo" cho Obama, thì tờ New York Times, uy tín không kém, đã mô tả François Hollande như là một lãnh đạo có vẻ "phù hợp hơn với quan điểm kinh tế của Mỹ ".
Tương đồng lập trường giữa Hollande và Obama không chỉ dừng lại ở khia cạnh kinh tế. Ngày 09/05 vừa qua, tổng thống Mỹ đã công khai tuyên bố ủng hộ hôn nhân giữa những người có quan hệ đồng tính. Đây cũng là quan điểm của tân tổng thống Pháp François Hollande, từng cam kết trong lúc vận động tranh cử là sẽ hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính.
(nguồn RFI)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001