Hình: AP
Trong một bài trước, tôi đã viết về đám côn đồ thường được sử dụng để trấn áp những nhà bất đồng chính kiến hoặc những người, với những mức độ nào đó, chống đối lại nhà nước tại Việt Nam. Cần lưu ý là một hiện tượng tương tự cũng xuất hiện ở Trung Quốc. Chắc chắn đó không phải là một trùng hợp ngẫu nhiên. Và cũng ít có khả năng Trung Quốc bắt chước Việt Nam. Nói ngược lại thì đúng hơn.
Ở Trung Quốc, nhân vụ Trần Quang Thành, vị luật sư chân đất mù lòa, xin lánh nạn tại Tòa Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh và sau đó, được sang Mỹ dưới danh nghĩa du học, người ta cũng thấy vai trò của đám côn đồ được sử dụng để trấn áp những người bị chính quyền xem là chướng tai gai mắt. Trong bao nhiêu năm, Trần Quang Thành và gia đình của ông bị nhiều người đánh đập tàn nhẫn: những người ấy không những chỉ là công an mà còn là những người được xem là “dân phòng” hoặc chả có một danh hiệu gì cả. Trước đây, mỗi lần có ai đến định thăm viếng Trần Quang Thành ở nhà riêng của ông đều bị một đám người mặc thường phục nhào đến ngăn chận, xua đuổi, chửi bới, thậm chí hành hung. Nhiều người hoảng sợ phải quay xe bỏ chạy. Có lúc xe đã chạy rồi, bọn người mặc thường phục ấy còn rượt theo ném đá và chửi rủa một cách tục tĩu và hung bạo.
Bất cứ ở đâu có sự hiện diện của các nhà bất đồng chính kiến ở đó cũng đều có mặt đám côn đồ. Chúng không có đồng phục. Không có danh hiệu. Chúng chỉ làm mỗi một việc là hành hung hay sách nhiễu những người không chịu ngoan ngoãn đi theo lề phải do đảng và nhà nước quy định. Thế thôi.
Báo chí Tây phương cũng như một số blog độc lập tại Trung Quốc gần đây nói nhiều đến đám côn đồ mang danh nghĩa là “thành quản” (chengguan, 城管) (kiểu an ninh cơ sở hoặc bảo vệ dân phố ở Việt Nam). Trên danh nghĩa, nhiệm vụ của chúng là để bảo vệ an toàn và vẻ đẹp của đường phố. Trên thực tế, chúng lại là đám hung thần của những người nghèo buôn gánh bán bưng. Trên internet, người ta tung lên một số đoạn phim quay cảnh chúng nhào đến đánh dân chúng một cách vô cùng tàn nhẫn. Được chú ý nhất là cảnh chị Wang Ren, 32 tuổi, bán nho trên chiếc xe đẩy, bị ba tên thành quản nhào đến đánh đập, hất tung chị xuống đường. Chúng không hề giải thích hay nói năng gì cả. Chúng chỉ đánh, đạp chị và hất đổ số nho trên xe đẩy của chị.
Các cơ quan truyền thông Trung Quốc tường thuật cả thảy 162 vụ bạo động của đám thành quản đối với dân chúng trong vòng gần hai năm, từ tháng 7 năm 2010 đến tháng 3 năm 2012. http://the-diplomat.com/2012/05/25/china%E2%80%99s-thuggish-para-police/ Người ta tin là số lượng các vụ hành hung dân chúng cao hơn rất nhiều. Với những mức độ khác nhau, chúng diễn ra hàng ngày. Ở khắp nơi. Một bài báo trên The Diplomat có nhan đề “Đám dân vệ côn đồ của Trung Quốc” (China’s Thuggish Para-Police) cho biết, nếu vào Google gõ mấy chữ “thành quản đánh dân” (城管打人) bằng tiếng Tàu, người ta sẽ thấy ngay cả hàng triệu “entry”: điều đó chứng tỏ, một mặt, hiện tượng ấy rất phổ biến; mặt khác, nó cũng chứng tỏ dân chúng rất bức bối về hiện tượng đánh dân thô bạo của đám côn đồ mang danh bảo vệ trật tự đường phố ấy.
Nhưng thành quản là ai?
Được thành lập vào năm 1997, hiện nay lực lượng thành quản đã có mặt tại 308 thành phố với một biên chế chính thức lên đến trên 6000 người. Tham gia lực lượng này phần lớn là những người nghèo khổ và ít học. Suốt ngày những người được gọi là “thành quản” ấy cứ lang thang ngoài đường, theo dõi, rình rập, đánh đập và bắt bớ những người vi phạm luật, dù là những vụ vi phạm nho nhỏ về giao thông hoặc buôn bán ngoài lề đường. Dĩ nhiên, nhiệm vụ ưu tiên số một của chúng là trấn áp những người xuống đường biểu tình chống đối chính phủ. Không có sắc phục, mọi sự trấn áp của chúng đều được xem là những hành động tự phát của đám quần chúng nổi giận trước những kẻ “phản động”.
Một vấn đề khiến các tổ chức nhân quyền trên thế giới quan tâm là các đám thành quản này dù là tổ chức của nhà nước, ăn lương của nhà nước, nhưng lại không bị ràng buộc bởi bất cứ một điều khoản pháp lý nào cả. Họ hoạt động không theo điều lệ nào. Họ không hề biết những giới hạn về quyền lực mà họ có thể sử dụng. Bởi vậy, họ thường tác oai tác quái. Có xảy ra bất cứ tai nạn nào thì chính quyền cứ đổ tội lên đám “quần chúng tự phát”.
Thế là xong.
Giống hệt như ở Việt Nam.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
(nguồn VOA)
Ở Trung Quốc, nhân vụ Trần Quang Thành, vị luật sư chân đất mù lòa, xin lánh nạn tại Tòa Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh và sau đó, được sang Mỹ dưới danh nghĩa du học, người ta cũng thấy vai trò của đám côn đồ được sử dụng để trấn áp những người bị chính quyền xem là chướng tai gai mắt. Trong bao nhiêu năm, Trần Quang Thành và gia đình của ông bị nhiều người đánh đập tàn nhẫn: những người ấy không những chỉ là công an mà còn là những người được xem là “dân phòng” hoặc chả có một danh hiệu gì cả. Trước đây, mỗi lần có ai đến định thăm viếng Trần Quang Thành ở nhà riêng của ông đều bị một đám người mặc thường phục nhào đến ngăn chận, xua đuổi, chửi bới, thậm chí hành hung. Nhiều người hoảng sợ phải quay xe bỏ chạy. Có lúc xe đã chạy rồi, bọn người mặc thường phục ấy còn rượt theo ném đá và chửi rủa một cách tục tĩu và hung bạo.
Bất cứ ở đâu có sự hiện diện của các nhà bất đồng chính kiến ở đó cũng đều có mặt đám côn đồ. Chúng không có đồng phục. Không có danh hiệu. Chúng chỉ làm mỗi một việc là hành hung hay sách nhiễu những người không chịu ngoan ngoãn đi theo lề phải do đảng và nhà nước quy định. Thế thôi.
Báo chí Tây phương cũng như một số blog độc lập tại Trung Quốc gần đây nói nhiều đến đám côn đồ mang danh nghĩa là “thành quản” (chengguan, 城管) (kiểu an ninh cơ sở hoặc bảo vệ dân phố ở Việt Nam). Trên danh nghĩa, nhiệm vụ của chúng là để bảo vệ an toàn và vẻ đẹp của đường phố. Trên thực tế, chúng lại là đám hung thần của những người nghèo buôn gánh bán bưng. Trên internet, người ta tung lên một số đoạn phim quay cảnh chúng nhào đến đánh dân chúng một cách vô cùng tàn nhẫn. Được chú ý nhất là cảnh chị Wang Ren, 32 tuổi, bán nho trên chiếc xe đẩy, bị ba tên thành quản nhào đến đánh đập, hất tung chị xuống đường. Chúng không hề giải thích hay nói năng gì cả. Chúng chỉ đánh, đạp chị và hất đổ số nho trên xe đẩy của chị.
Các cơ quan truyền thông Trung Quốc tường thuật cả thảy 162 vụ bạo động của đám thành quản đối với dân chúng trong vòng gần hai năm, từ tháng 7 năm 2010 đến tháng 3 năm 2012. http://the-diplomat.com/2012/05/25/china%E2%80%99s-thuggish-para-police/ Người ta tin là số lượng các vụ hành hung dân chúng cao hơn rất nhiều. Với những mức độ khác nhau, chúng diễn ra hàng ngày. Ở khắp nơi. Một bài báo trên The Diplomat có nhan đề “Đám dân vệ côn đồ của Trung Quốc” (China’s Thuggish Para-Police) cho biết, nếu vào Google gõ mấy chữ “thành quản đánh dân” (城管打人) bằng tiếng Tàu, người ta sẽ thấy ngay cả hàng triệu “entry”: điều đó chứng tỏ, một mặt, hiện tượng ấy rất phổ biến; mặt khác, nó cũng chứng tỏ dân chúng rất bức bối về hiện tượng đánh dân thô bạo của đám côn đồ mang danh bảo vệ trật tự đường phố ấy.
Nhưng thành quản là ai?
Được thành lập vào năm 1997, hiện nay lực lượng thành quản đã có mặt tại 308 thành phố với một biên chế chính thức lên đến trên 6000 người. Tham gia lực lượng này phần lớn là những người nghèo khổ và ít học. Suốt ngày những người được gọi là “thành quản” ấy cứ lang thang ngoài đường, theo dõi, rình rập, đánh đập và bắt bớ những người vi phạm luật, dù là những vụ vi phạm nho nhỏ về giao thông hoặc buôn bán ngoài lề đường. Dĩ nhiên, nhiệm vụ ưu tiên số một của chúng là trấn áp những người xuống đường biểu tình chống đối chính phủ. Không có sắc phục, mọi sự trấn áp của chúng đều được xem là những hành động tự phát của đám quần chúng nổi giận trước những kẻ “phản động”.
Một vấn đề khiến các tổ chức nhân quyền trên thế giới quan tâm là các đám thành quản này dù là tổ chức của nhà nước, ăn lương của nhà nước, nhưng lại không bị ràng buộc bởi bất cứ một điều khoản pháp lý nào cả. Họ hoạt động không theo điều lệ nào. Họ không hề biết những giới hạn về quyền lực mà họ có thể sử dụng. Bởi vậy, họ thường tác oai tác quái. Có xảy ra bất cứ tai nạn nào thì chính quyền cứ đổ tội lên đám “quần chúng tự phát”.
Thế là xong.
Giống hệt như ở Việt Nam.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
(nguồn VOA)