Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2012

Quả nhãn - Thai phụ nên để… dành sau khi sinh con

Theo PGS.TS. Trần Đình Toán, Trưởng khoa dinh dưỡng, BV Hữu Nghị, nhãn là loại quả ngon bổ nhưng thay vì ăn thoải mái khi có bầu thì hãy dành sau khi sinh con.
Chị Nguyễn T.A.T (Cầu Giấy, Hà Nội) có bầu 2 tháng chia sẻ: “Hôm nào đi chợ tôi cũng phải mua 1 đến 2 kg, vì nhãn dễ ăn mà mình lại thích ăn hoa quả vị ngọt, có hôm mua về để tủ lạnh, một mình ngồi ăn hết gần 2 kg”.
“Nhãn lại là quả mà tôi rất thích ăn. Đang vào mùa nhãn, nhìn thấy đã thèm rồi, nên hôm nào đi chợ mình cũng phải mua một túi to về ăn dần”, Trần H.V (Từ Liêm, Hà Nội) có bầu được 6 tháng, tâm sự.
Thai phụ nên hạn chế
Theo Đông y, nhãn có mùi thơm vị ngọt, thuốc tính ôn nhiệt, có chức năng bổ ích tâm tỳ, dưỡng cơ ích khí, dưỡng huyết an thần. Còn có thể sinh tân dịch, nhuận ngũ tạng, là loại quả ngon, bổ dưỡng tốt. Nhưng do nhãn tính ngọt thơm, ấm, nên đối với người đờm hỏa bên trong và bị bệnh nóng trong thì không nên ăn, nhất là phụ nữ có thai lại càng phải kiêng.
PGS. TS Trần Đình Toán, Trưởng khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Hữu Nghị cho biết: “Trong long nhãn có sacaroza, glucoza, protein, axit tatric, chất béo, sinh tố A, B. Các men amylaza, peroxitdaza… Long nhãn được y học cổ truyền sử dụng dưới nhiều dạng như thuốc sắc, thuốc cao, thuốc hoàn, rượu thuốc… riêng rượu thuốc có thể ngâm phối hợp với các vị thuốc khác để bồi bổ cơ thể, chống mất ngủ, suy nhược thần kinh.  Tuy nhiên, người ở thể hỏa vượng, cao huyết áp, tiểu đường không nên dùng và phụ nữ đang mang thai không nên ăn nhiều”.
Phụ nữ có thai, phần lớn xuất hiện âm hỏa hư, có triệu chứng nóng trong và thường có các hiện tượng như táo bón, tiểu tiện đỏ xẻn, rêu lưỡi khô và vàng, miệng đắng, họng rát, cho nên để từ âm thanh nhiệt, lượng huyết an thai, nên lúc này ăn nhãn, chẳng những không có tác dụng bồi bổ, ngược lại còn làm tăng nóng trong, động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí, dẫn tới sảy thai, đặc biệt là phụ nữ có thai thời kỳ đầu đến 7 - 8 tháng, càng phải kiêng ăn nhãn.
Sản phụ lại khuyến khích
Tuy nhiên, đối với sản phụ sau khi sinh con mà ăn nhãn hoặc uống nước nhãn thì lại rất tốt.
PGS. TS Trần Đình Toán, nhấn mạnh : “Sản phụ sau khi sinh, nếu có xuất hiện các triệu chứng váng đầu, chóng mặt hoa mắt, vã mồ hôi, mạch nhỏ lưỡi nhạt, đó là hiện tượng huyết hư khí thoát, có thể ăn cháo nóng nấu với nhãn, nhân sen, hồng táo và gạo nếp, sẽ có tác dụng ích khí bổ huyết rất tốt”.
Nếu sản phụ có hiện tượng phù nhẹ, uống nước nhãn còn có tác dụng điều trị tích cực, cách ăn phải kết hợp với sâm rồi hấp lên ăn. Cũng có thể hầm gà với một chút nhãn… Tất cả đều có lợi cho việc điều dưỡng đối với người sức yếu để lấy lại sức đề kháng.
nguồn:http://www.yeutretho.com/baiviet/2012/qua-nhan-thai-phu-nen-de-danh-sau-khi-sinh-con.html
======================================================================
Yêu khi mang thai có an toàn?

Nhiều cặp vợ chồng thường có tâm lý lo lắng chung rằng việc quan hệ tình dục trong thời điểm trước khi sinh sẽ gây nên những ảnh hưởng đến em bé, thậm chí khiến bé bị sinh non hay sinh thiếu tháng. Tuy nhiên, xét về phương diện y học thì đó hoàn toàn là những suy đoán và lo lắng không có cơ sở khoa học. Nếu trong suốt quá trình mang thai cả bạn và thai nhi đều không gặp phải bất cứ những rắc rối hay phiền toái nào, thì việc "yêu" trong thời điểm này là có thể an toàn.

Bạn cần hiểu rằng, thai nhi được bảo vệ trong tử cung bởi một túi màng ối. Thậm chí đôi khi việc đạt được khoái cảm của bạn trong khi "quan hệ" có thể gây nên những co bóp ở tử cung, cũng sẽ không dẫn đến nguy cơ sinh non.

Trừ trường hợp bạn có nguy cơ cao bị sẩy thai hay sinh non đã được cảnh báo từ trước đó, để đảm bảo an toàn cho thai nhi bạn nên tránh "quan hệ" vào thời điểm này. Nếu có những băn khoăn, thắc mắc nào về vấn đề này bạn có thể tham khảo thêm bác sĩ chuyên khoa, trực tiếp theo dõi tình trạng của bạn cũng như của thai nhi từ khi mới bắt đầu mang thai.
Chọn tư thế 'yêu' an toàn khi bầu bí - 1
Không nên lo lắng thái quá trong 'chuyện ấy' khi mang bầu. (ảnh minh hoạ)
Chính vì thế, bạn nên loại bỏ những lo lắng không đáng có thay vào đó để tận hưởng những điều kỳ diệu từ "cuộc vui", nhưng xin nhắc bạn rằng đừng quên cùng "đối tác" lựa chọn những tư thế "giao ban" thật thích hợp, thoải mái và quan trọng nhất là hãy thật an toàn.
Mách nhỏ tư thế yêu an toàn khi bầu bí:
- Người phụ nữ ở trên

Trước khi mang thai, hai bạn vẫn thường ‘yêu’ với vị trí cổ điển là người nữ dưới nam trên nhưng khi mang bầu, bạn hãy 'đổi gió' đi nhé. Chị em bầu nên giành vị trí thượng phong để có thể chủ động trong ‘chuyện ấy’. Vị trí này rất có lợi cho bạn, giúp bạn kiểm sóat được sự chuyển động và vị trí cơ thể bạn sao cho thoải mái.

- Yêu từ phía sau

Bạn hãy quỳ xuống đất và để ông xã ôm bạn từ phía sau. Nên chú ý khi yêu tư thế này, bạn cần chống tay vào một vật gì đó chắc chắn để giữ cân bằng cho cả hai người.

- Tư thế 'úp thìa'

Đây có lẽ là vị trí ‘yêu’ dễ dàng và thoải mái nhất mà bạn nên thực hiện khi mang thai đặc biệt là khi bụng bầu đã nổi to. Ở tư thế này, chị em hãy nằm phía trước để người đàn ông ôm trọn phía sau và cuốn chân vào chàng để ‘chuyện ấy’ được mỹ mãn hơn.
Chọn tư thế 'yêu' an toàn khi bầu bí - 2
Phụ nữ mang thai nên tránh lầm 'chuyện ấy' từ tuần thứ 6 đến
tuần thứ 12 của thai kỳ. (ảnh minh hoạ)
Những điều nên tránh

1. Phụ nữ mang thai nên tránh lầm 'chuyện ấy' từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 12 của thai kỳ. Vì trong thời gian này, nếu “yêu” quá nhiều hoặc quá mạnh, và không đúng cách có thể dẫn đến sẩy thai. Trong hai tháng cuối, bạn cũng nên hạn chế và “yêu” nhẹ nhàng hơn vì nếu không giữ gìn, có thể gây ra một số vấn đề nguy hiểm cho thai nhi như: rỉ nước ối, sinh non…

2. Cả hai có thể yên tâm hơn khi “yêu” trong giai đoạn từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 7 của thời gian thai nghén. Nhưng nếu là trường hợp phải ngưng quan hệ vì lý do y tế thì bạn cũng nên tuân thủ theo.

3. Tuyệt đối tránh “quan hệ” theo đường “cửa sau”. Và nên hạn chế “yêu” qua đường miệng. Tránh 2 hình thức yêu này cũng chính là để tránh sự “trao đổi” các vi khuẩn gây bệnh, để đảm bảo cho bà bầu có một sức khỏe tốt trong thời gian mang thai này.
Hạ Nguyên (Tổng hợp)
nguồn:http://www.eva.vn/ba-bau/chon-tu-the-yeu-an-toan-khi-mang-bau-c85a110046.html
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001