Quân Đội Nhân Dân: Tự do ngôn luận ở Việt Nam phải tuân thủ "Con cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ”
Làm thất bại chiến lược "Diễn biến hòa bình"
Quyền tự do ngôn luận gắn liền với nghĩa vụ công dân
QĐND - Trong thời gian qua, một số quan chức Hoa Kỳ và tổ chức ở
phương Tây đã có những cáo buộc, “quan ngại”, “rất lấy làm tiếc”… về
việc Nhà nước Việt Nam vi phạm nhân quyền, bắt bớ, bỏ tù với “bản án
nặng nề” đối với nhiều người dân “vô tội”, nhất là vi phạm quyền tự do
ngôn luận, báo chí, “kiểm soát gắt gao internet”, "bắt bớ nhiều
blogger".
Kiểu tuyên truyền thiên lệch như vậy khiến không ít người hiểu không đúng pháp luật Việt Nam...
Trung tuần tháng 5 vừa qua, họ lại lên án Nhà nước Việt Nam trong vụ án xét xử sơ thẩm đối với 2 bị cáo Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” theo Điều 88, Bộ luật Hình sự. Và mới đây, họ lại lên án Nhà nước Việt Nam trong vụ bắt Trương Duy Nhất, chủ nhân blog “Một góc nhìn khác”, theo Điều 258 Bộ luật Hình sự về tội: “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.
Một số cơ quan, tổ chức nước ngoài và blogger cố tình xuyên tạc Nhà nước Việt Nam đã “tiếp tục sử dụng các điều luật về an ninh quốc gia để hạn chế các quyền dân sự, chính trị, quyền tự do ngôn luận, tự do sử dụng internet”.
Tự do nói chung, trong đó có quyền tự do ngôn luận, quyền bày tỏ ý kiến là những quyền quan trọng nhất của quyền con người. Tôn trọng và bảo đảm quyền này vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện và động lực phát triển của các xã hội không phân biệt chế độ chính trị, trình độ phát triển. Trong bản “Tuyên ngôn thế giới về quyền con người” năm 1948, quyền này được ghi tại Điều 19; Trong “Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị” năm 1966, quyền này được ghi ở Điều 19, khoản 2. Trong Hiến pháp 1992, quyền này được ghi tại Điều 69 với nội dung như sau: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí… theo quy định của pháp luật”. Tuy nhiên, trên nhiều trang mạng, nhiều blogger khi viết về những vụ án cụ thể liên quan đến quyền này đã cố tình cắt xén cáo trạng, chứng cứ vi phạm pháp luật; cắt xén nội dung trong những quy định của pháp luật quốc tế cũng như pháp luật quốc gia. Đồng thời, người ta cũng cố tình che đậy thực tiễn pháp lý về quyền này ở các quốc gia và cố tình lờ đi quan điểm chung của cộng đồng quốc tế đối với chủ quyền quốc gia trong việc lựa chọn chế độ chính trị, xây dựng và thực thi pháp luật. Kiểu tuyên truyền thiên lệch như vậy khiến không ít người hiểu không đúng pháp luật Việt Nam, hiểu sai việc thực thi những quy định này trong những vụ án xét xử những người vi phạm pháp luật về quyền tự do ngôn luận, báo chí.
Luật quốc tế về quyền con người cũng như pháp luật của các quốc gia đều quy định: Quyền của cá nhân có thể bị hạn chế. Điều 29 của "Tuyên ngôn thế giới về quyền con người" năm 1948 viết: “Mỗi người trong khi hưởng thụ các quyền và tự do cá nhân, chỉ phải chịu hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận và tôn trọng đối với quyền và tự do của người khác và phù hợp với những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ”. Tương tự như vậy, Điều 19 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 cũng quy định: “Việc thực hiện quyền tự do ngôn luận” kèm theo những nghĩa vụ, trách nhiệm đặc biệt. Do đó, có thể phải chịu một số hạn chế nhất định để: a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác; b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe, hoặc đạo đức của công chúng”.
Việc Nhà nước Việt Nam đưa ra quyền tự do ngôn luận, mà Hiến pháp 1992 ghi là “theo quy định của pháp luật”, cùng với những quy định về hạn chế quyền này (Điều 88, Điều 258 Bộ luật Hình sự năm 1999) là hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế. Tất nhiên ở các quốc gia, pháp luật khó có thể ghi đầy đủ mọi hành vi phạm tội. Pháp luật Việt Nam cũng như thế. Ở nhiều nước, tòa án có quyền đưa ra những phán quyết không hẳn đã có trong luật mà chỉ có trong những bản án từ trước, được gọi là án lệ. Thế nên, không phải là không có cơ sở pháp lý nào đó mà Hoa Kỳ và nhiều quốc gia châu Âu đã truy nã chủ nhân trang mạng Wikileaks, cũng như nhiều quốc gia Hồi giáo đã kết tội những người xúc phạm đến nhà tiên tri Mohamet.
Trong thực tiễn pháp lý, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia đã đưa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc vào pháp luật. Ở nhiều quốc gia, theo thể chế quân chủ như Vương quốc Anh, Thụy Điển, Thái Lan… có những quy định pháp luật bảo vệ một số đặc quyền đối với Hoàng gia, trong đó có việc bảo vệ uy tín của nhà vua. Hiến pháp Việt Nam đã đưa giá trị đạo đức truyền thống dân tộc vào Hiến pháp 1992: “Con cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ” (Điều 64). Pháp luật Việt Nam không có những quy định về đặc quyền cho cá nhân, tổ chức.
Trong nhiều vụ án liên quan đến Điều 88, Điều 258 Bộ luật Hình sự năm 1999, trên nhiều trang mạng của những người tự xem mình là chiến sĩ “đấu tranh cho dân chủ nhân quyền Việt Nam” đã xuyên tạc sự kiện, cắt xén chứng cứ. Chẳng hạn, để bênh vực cho bị cáo vi phạm Điều 88, họ nói bị cáo trẻ tuổi này “chỉ là người yêu nước”(!). Hay để bênh vực cho người bị bắt về tội lợi dụng dân chủ theo Điều 258, họ viện lý do blogger này bị bắt là vì đã “chỉ trích Chính phủ”. Nhưng trong một số bài viết của blogger này, người ta lại thấy lời “khuyên” xóa bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin và bộ môn tư tưởng Hồ Chí Minh với ngôn từ thô bạo, thái độ hằn học.
Trước đó, phương Tây và nhiều blogger “lề dân” đã từng bao che, bênh vực cho bị cáo mà họ cho là người “yêu nước”, “đấu tranh chống tham nhũng”… nhưng tài liệu, chứng cứ thu thập được lại có không ít bài xuyên tạc cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, thống nhất đất nước. Chẳng hạn có kẻ viết: "Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là cuộc chiến tranh “nồi da nấu thịt”; là cuộc chiến tranh “ý thức hệ”(!)". Tất nhiên, Bộ luật Hình sự không thể ghi hết những hành vi làm tổn hại đến uy tín, sự bền vững của chế độ xã hội qua những ngôn từ bóng gió, những lập luận ngụy biện quanh co, những ẩn dụ nửa kín, nửa hở nhằm trốn tránh pháp luật mà những kẻ chống đối chế độ đã cân nhắc, tính toán khi gõ bàn phím và post lên mạng. Nhưng dù những người nào đó có thật sự là “thông thái” thì cũng không thể né tránh được sự phân tích sáng suốt của nhân dân, của dư luận xã hội và càng không thể trốn tránh được sự phán xét của lương tri con người và sự nghiêm minh của pháp luật.
Do đó, phải khẳng định lại một vấn đề không mới, nhưng chưa bao giờ cũ rằng: Quyền tự do ngôn luận phải gắn liền với nghĩa vụ công dân, trong đó mọi người phải chịu một số hạn chế theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ chế độ xã hội, Nhà nước và bảo vệ những giá trị cao quý của dân tộc. Điều này không chỉ ở Việt Nam, mà hầu như quốc gia nào cũng vậy.
THANH TRÚC - ĐỨC TRUNG
http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/5/5/5/245256/Default.aspx
Admin gửi hôm Thứ Hai, 03/06/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20130603/quan-doi-nhan-dan-tu-do-ngon-luan-o-viet-nam-phai-tuan-thu-con-chau-co-bon-phan
======================================================================
Tám Trời Ơi - Ngứa... phím!!!
Tám Trời Ơi
Sau một hồi lướt các trang mạng "truyền thông đại chúng" với nào là "bắn cướp", "quăng vợ xuống sông", "tàu hoả tông người", "cháy trạm xăng" v.v... mồm ngáp vắn ngáp dài, định tắt máy đi ngủ, bỗng đọc... "mót" được bài "Quyền tự do ngôn luận gắn liền với nghĩa vụ công dân" đăng trên báo Quân đội nhân dân. Đọc xong cứ thấy ngứa... phím thế nào,đành phải gõ lấy một vài dòng.
Không biết các ngài Thanh Trúc - Đức Trung có "vô tư hồn nhiên" lắm không khi viết thế này:
"Trong thời gian qua, một số quan chức Hoa Kỳ và tổ chức ở phương Tây đã có những cáo buộc, “quan ngại”, “rất lấy làm tiếc”… về việc Nhà nước Việt Nam vi phạm nhân quyền, bắt bớ, bỏ tù với “bản án nặng nề” đối với nhiều người dân “vô tội”, nhất là vi phạm quyền tự do ngôn luận, báo chí, “kiểm soát gắt gao internet”, "bắt bớ nhiều blogger" (hết trích)Bỗng dưng thấy buồn cười, rõ là có "vi phạm quyền tự do ngôn luận, báo chí" nên người ta mới "cáo buộc", có "kiểm soát gắt gao internet" nên người ta mới "quan ngại" và cũng có "bắt bớ nhiều blogger" nên người ta mới "rất lấy làm tiếc". Mấy chuyện này trên mạng và thậm chí cả "báo nhà nước" đăng rành rành, họ có "bịa" ra được đâu!
Viết như vậy là cố tình thú nhận đấy nhé!
Hai quý ngài còn viết thế này, chẳng biết để ám chỉ "thế lực thù địch' hay ám chỉ chính chế độ của các ngài:
"...khi viết về những vụ án cụ thể liên quan đến quyền này đã cố tình cắt xén cáo trạng, chứng cứ vi phạm pháp luật; cắt xén nội dung trong những quy định của pháp luật quốc tế cũng như pháp luật quốc gia. Đồng thời, người ta cũng cố tình che đậy thực tiễn pháp lý về quyền này ở các quốc gia và cố tình lờ đi quan điểm chung của cộng đồng quốc tế đối với chủ quyền quốc gia trong việc lựa chọn chế độ chính trị, xây dựng và thực thi pháp luật." (hết trích)Thú thật, nói về "cắt xén", "che đậy" và "cố tình lờ đi"... thì báo chí của các ngài thuộc hàng "sư tổ", hoạ là "hâm", đám "lề dân" mới dám "múa rìu qua mắt thợ"!
Đoạn trích sau đây mới lòi cái đuôi nịnh nọt, bợ đỡ một cách suồng sã:
"... Hay để bênh vực cho người bị bắt về tội lợi dụng dân chủ theo Điều 258, họ viện lý do blogger này bị bắt là vì đã “chỉ trích Chính phủ”. Nhưng trong một số bài viết của blogger này, người ta lại thấy lời “khuyên” xóa bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin và bộ môn tư tưởng Hồ Chí Minh với ngôn từ thô bạo, thái độ hằn học."Người ta "khuyên xoá bỏ" thì đã sao nào? Anh không nghe thì cứ bịt tai nhắm mắt. Đâu ai ép buộc anh phải làm theo (mà có ép được đâu?). Còn với "ngôn từ thô bạo, thái độ hằn học" thì cũng có làm sao? Mỗi người có quan điểm, tư tưởng và nhận thức khác nhau, người ta không thích và chê khen là quyền của họ. Ví như anh thích xơi... thịt chó thì anh ca tụng món "quốc hồn quốc tuý" lên tận mây xanh, nhưng người không thích có thể nhăn mũi, bịt mồm, nguyền rủa cái món "độc ác dã man" nhất trần đời. Đó là chuyện bình thường thôi mà, việc gì các anh phải "nhảy dựng" lên như động đến "bàn thờ họ" vậy? Các ngài đã, và rất nhiều lần có "ngôn từ thô bạo, thái độ hằn học" với cái bọn "tư bản giãy chết", nhưng chúng nó vẫn phỉnh phơ đấy thôi, có "chết thằng Tây nào" đâu?
Cái này mới thật là hãnh diện đây, vì lần đầu tiên mới thấy các nhà báo chuyên nghiệp khen nức nở "bọn thông tin vỉa hè":
"... Tất nhiên, Bộ luật Hình sự không thể ghi hết những hành vi làm tổn hại đến uy tín, sự bền vững của chế độ xã hội qua những ngôn từ bóng gió, những lập luận ngụy biện quanh co, những ẩn dụ nửa kín, nửa hở nhằm trốn tránh pháp luật mà những kẻ chống đối chế độ đã cân nhắc, tính toán khi gõ bàn phím và post lên mạng..."He he, quá khen quá khen!
Bọn "lề dân" làm sao bì được với các quý ngài làm báo chuyên nghiệp "đầy một bụng" nghiệp vụ cộng với trình độ ní nuận cao như... núi Thái Sơn, bút pháp thì "siêu quần" như Bao công, đố ai siêu bằng. Tuyệt chiêu "tầm chương trích cú", "bổn cũ soạn lại", đặc biệt là trang bị chiêu thức "kể lể ỉ ôi" thành tích, "nhai đi nhai lại" mớ lý thuyết cũ mèm, thật lòng cung kính khen tặng lại: Về khoản đó các ngài là vô đối, "đếch sợ bố con thằng nào"!!!
Khách gửi hôm Thứ Ba, 04/06/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20130604/ngua-phim
======================================================================
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001