THIÊN CHỨC SÁNG TẠO VÀ NGUỜI NGHỆ SĨ (I)
VÂN THUYẾT
Từ ngàn xưa con người đã và luôn quan tâm
đến cái đẹp , quan tâm đến khám phá tìm hiểu tự nhiên – đó là sự khám
phá để khai sáng cho tinh thần con người . Triết học , khoa học , nghệ
thuật và cả tôn giáo là những đính cao của lý trí , của trí tuệ con
người – đó là đời sống tinh thần đem lại giá trị thiết thực cho cuộc
sống ngày càng trở nên tốt đẹp hơn – đó cũng là những phẳm chất cao quý
chỉ có ở con người như lời triết gia Platon đã nói : – “ Đời sống tinh
thần là văn hóa của linh hồn – nó dẫn dắt đời sống nhân loại “.
Các triết gia cổ đại còn khẳng định rằng :
“không yêu thích âm nhạc , nghệ thuật , văn chương thi ca tức là khinh
bỉ ngay thực tại “. Chính bởi vậy mà nhũng tác phẩm triết học , văn học
, thi ca , âm nhạc , hội họa , điêu khắc …đã được nhân loại luôn gìn
giữ ,bảo tồn cho đến tận ngày nay .
Suy tư tôi tự hỏi : -Tại sao chỉ có con
người lưu tâm đến cái đẹp , cho dù nó là một vật nhỏ xíu xoàng xĩnh nhất
của đời sống hàng ngày !? – tại sao chỉ có con người đam mê khám phá tự
nhiên !? Thật khó có thể đưa ra một lý lẽ tối thượng nào để minh chứng
cho điều kỳ diệu đó . Chúng ta chỉ giản đơn khái niệm rằng : con người
có lý trí , có trí tuệ - hay cách khác : con người có lao động , có
ngôn ngữ .Vậy điều gì đã xảy ra trong tâm trí và tình cảm của con người
để xây dựng các hình thái nghệ thuật . Có một lực lượng hay một giá trị
thần bí nào đó tác động đến chúng ta !? , và lực lượng đó đang từng
bước , từng bước theo dõi và khảo sát chúng ta chăng !?
Bản tính tự nhiên của con người là hoài
nghi là tìm kiếm . Bởi thế – chúng ta có thể xem xét rằng – sự tồn tại
của cái đẹp không hòan toàn tùy thuộc vào phạm trù lý trí thông thường ,
nó còn nảy sinh những bí ẩn nào đó – đây là niềm thu hút trí lực , là
niếm khao khát đến đau khổ của nhân loại nhằm đạt được cái tột cùng
huyền diệu đó . Có lẽ lời tuyên bố của Aristote là câu trả lời sáng giá
nhất cho sự thắc mắc của chúng ta : “Tìm kiếm vẻ đẹp là niềm ham muốn
vĩnh hằng “.
Ở mọi thời đại – các giá trị nghệ thuật
luôn bị đời sống hiện thực xã hội tác động . Sự hưng thinh hay suy vong
của thời đại cũng liên quan mật thiết đến sự hình thành các quan điểm
thẩm mỹ .Trong thực tế đó – những cá nhân cũng phải tuân theo quy trình
tự nhiên của đời sống – chỉ một số rất ít không chịu năng lượng lực hút
của thực tại chi phối – họ là những người có năng lượng đối lực , có ý
chí bẩm sinh tách biệt hoàn toàn , không bị điều kiện hóa bởi xã hội –
nhưng sự tách biệt này không ảnh hưởng đến phẩm chất của họ – họ là
những nhà sáng tạo – là các động lực cho sự thăng hoa của tiến trình
nâng cao văn minh , văn hóa của nhân loại . Nguồn cảm hứng của tương lai
cũng bắt đầu từ các khởi điểm chân thực : – “ Những thiên tài khai sáng
, những nghệ sĩ sành điệu cái đẹp – cô đơn và đau khổ …” !? “. Lich sử
đã ghi nhận cho nhân loại biết bao kỳ quan vĩ đại của trí tuệ con người
: Homere , Đức phật Thich Ca , Lão tử , Socratet , Platon , Aristote ,
Chúa Jesu , Dante , Cristoforo Colombo, , Raphael , Leonardo Da Vinci,
Michelangelo, Cervantes ,Shakespeare, Galilei, Newton, Moza , Beethoven,
Chopin ,Kant, Hegel, Goethe, Friedrich Gaus, Evariste Galois, Mozat,
Beethoven, Chopin, Balzac, Doxtoiepxki, Nietzsche, Alfred Nobel ,
Doxtoiepxki , Lep Toxtoi , Vangor , Freud , Einstain…
Người nghệ sĩ đích thực – thực sự đau
khổ và luôn tự vật vã , tự tra vấn với chính lòng mình . Phần đông họ
thấu hiểu sâu xa – họ tạo dựng các tác phẩm để cùng nhân loại đánh giá ,
thẩm định cái đẹp – thẩm định chính tâm hồn , trí tuệ và và đạo đức
nhân loại .Triết gia người Đức Schopenhauer cho rằng : “ Nghệ sĩ cho
chúng ta mượn đôi mắt của anh ta để nhìn thế giới “. Người nghệ sĩ muốn
diễn tả chân xác những khát vọng sâu kín – những suy tưởng trực giác –
nhưng luôn bị xô đẩy trở lại cái hiện thực nghiệt ngã của những biến cố
bi hài của xã hội thăng trầm – của những khó khăn , những cam go khốc
liệt của cuộc sống đấu tranh sinh tồn của con người – nó trôi nổi trong
vòng sinh tử của cuộc đời – những quy luật cao cả , thánh thiện nhất –
những tình cảm sáng láng theo giá trị tích cực nhất cũng có thể bị phá
vỡ , bị thương tổn bởi cái phũ phàng : “ của thế đạo suy vi – của tà
thuyết bạo hành “.
Là tình cờ của tư duy – hay bổn phận của
tư tưởng , dù hiểu theo nghĩa nào thì niềm mơ ước sáng tạo cái đẹp của
nghệ sĩ vẫn tiếp tục thăng hoa . Ở mỗi thời đại nó được biến đổi theo
những hệ thống thẩm mỹ riêng , đặc thù . Tự nó sẽ được tách khỏi tinh
thần bế tắc để rồi lại gặp những khó khăn mới , những ngăn trở mới ,
những bế tắc mới , rồi tự nó lại vượt qua …chu trình này cứ thế tiếp
diễn không ngừng . ..Ý thức sâu sắc điều này , những người sáng tạo –
những nghệ sĩ chân chính phải gánh chịu lấy trách nhiệm nặng nề đầy hiểm
nguy – luôn là những người tiên phong khám phá …giành giật với thiên
nhiên , với tạo hóa – phải chịu đựng những lời chê bai , phê phán của
đồng bào mình , biết chấp nhận những nguy kịch có thể đến với số phận .
Quá trình sáng tạo của họ là mơ ước diễn đạt trung thực lại điều họ lắng
nghe trong sâu thẳm tâm hồn , trong đôi mắt luôn hồn nhiên xen lẫn ưu
tư truyền đạt thông điệp của cái huyền thực màu nhiệm lưu tồn nơi bản
tinh đối nghịch , câm lặng , thầm kín của xúc cảm trọng tận cùng vô thức
– trong nhận thức của trí tuệ vượt trội không gian , thời gian , như
một lời cầu nguyện thiêng liêng để gợi lên mỹ cảm – sáng tạo nên những
quy luật , những tư tưởng mới cho cái đẹp cho nghệ thuật …Trong nhận
thức sáng tạo – quy luật cơ bản của đời sống thánh thiện xâm nhập vào
từng tế bào của xúc cảm trong sự ức chế của lòng ham muốn vươn tới giải
thoát – là điểm cốt yếu huyền bí .Người làm nghệ thuật , triết gia , hay
nhà khoa học luôn phải đối đầu không mệt mỏi giữa cảm xúc sáng tạo với
cái thô lậu , tầm thường của thói quen nghi thức đời – và có thể va chạm
xung đột với ngay cả những định luật bền vững của chính những thiên tài
đi trước đã tạo dựng để tiếp tục phát minh , bổ xung , cải tiến , đổi
thay cho phù hợp với tinh thần thời đại . Chúng ta hãy đọc những vần thơ
của Tagore :
“ Trong cơn nguy biến , không nên cầu xin được bảo vệ . Hãy cần có đủ nghị lực , đủ quả cảm , để vượt qua mọi trở ngại “
“ Trong đau khổ , không nên khấn vái , trông chờ ai cứu độ . Chỉ cần có đủ tâm trí và can đảm để chế ngự nó “
“ Không nên sống thụ động trong lo âu sợ
sệt hay chờ mong một tha lực nào đến cứu vãn . Phải luôn kiên trì , phấn
đấu liên tục , cho đến kỳ cùng , để tự giải thoát lấy ta “.
Một câu hỏi về chiều sâu của ngưỡng vọng
tối cao không giới hạn của cảm xúc và lý trí được đặt ra : – Ai sẽ là
người thẩm định các tác phẩm – các giá trị chân thực nhất mà những thiên
tài , những người nghệ sĩ đã sáng tạo nên – chắc chắn là đồng loại , là
xã hội . Bởi tiếp xúc trực tiếp với bản ngã sáng tạo – với thực tế cam
go không ngưng nghỉ của cuộc đời mưu sinh – họ luôn là kẻ đầu tiên vấp
phải hàng rào phòng thủ kiên cố của những định kiến , của những thói
quen cố hữu bị quán tính thường nhật dẫn dắt , bị những áp đặt độc đoán ,
độc tài , những hẹp hòi , những đố kỵ , những ích kỷ ngăn cản . Theo
Freud tác phẩm nghệ thuật rất cần : “ Những cặp mắt khác lạ của những
tâm lý khác lạ . Bởi những cặp mắt cũ , những tâm lý cũ chỉ cho ta thấy
những gì đã quen thấy “. Nhưng không thể chờ đợi sự công nhận – bằng sự
can đảm dấn thân , người nghệ sĩ vẫn tiếp tục không ngừng – người bạn
tâm tình thủy chung của họ là lịch sử sẽ giải minh cho tấm lòng cuồng si
, mê đắm sáng tạo của họ .Thật khó diễn giải – hoài nghi là động lực
thúc đẩy sáng tạo , nhưng cũng là niềm kích động cho khả năng đền bù
không xứng đáng với hiện thực sinh tồn của những người đam mê sự sáng
tạo . Có lẽ đây là nghịch lý chua xót mà tất cả những ai yêu sự sáng tạo
đều phải chấp nhận cho dù đời người là ngắn ngủi – nhưng ngược lại
chính sự ngắn ngủi đó lại có giá trị âm thầm – nó thôi thúc ta hành động
nhanh hơn , khẩn thiết hơn cho lý tưởng mà người đam mê sự sáng tạo
theo đuổi . Điều này có giá trị nhân bản trong toàn bộ sự sống còn của
nhân loại , ở trong tất cả mọi lĩnh vực , trong mọi thời đại .
Người nghệ sĩ không che dấu nỗi niềm của
họ , ước vọng của họ – đôi khi họ cũng có chút yếu đuối , mềm lòng tự
khép mình trong cô đơn thầm lặng như những bậc tu hành uyên thâm thông
tuệ ưa lối sống ẩn dật – nhưng rồi họ lại bùng nổ tư tưởng truy tìm cái
đẹp , và họ lại tiếp tục dấn thân hòa mình vào cuộc sống đời thường để
trải nghiệm – để thấu hiểu hơn ý nghĩa thực sự của sinh tồn – từ đó
chuyên đổi thành biểu hiện cảm xúc và trí tuệ vào tác phẩm của họ – họ
có thể giao lưu , đối thoại với đồng nghiệp để trau dồi , học hỏi , chia
sẻ – chứ không phải để so sánh hơn thua – bởi mục đích tối thượng của
họ là tìm kiếm những cảm xúc mới , phương thức mới , những biểu đạt mới
độc đáo , phong phú hơn , hiện hữu chân thực với cảm xúc và suy tư của
thời đại hơn .Là những kẻ sáng tạo nên tác phẩm , tác phẩm và chỉ có tác
phẩm – phải chăng như lời của triết gia người Pháp Voltaire : “ Tác
phẩm cai trị thế giới “- sau đó người nghệ sĩ lại tìm cách ẩn dật , âm
thầm thoát ly khỏi đời sống cộng đồng – thực tế sinh động của lịch sử
đã chứng minh điều này .Một trí tuệ siêu việt hồn nhiên nhất , rụt rè
nhất , ưu tư , u uẩn nhất – bừng lên trong cảm nhận của thực tế theo ý
nguyện sáng suốt dẫn dắt tâm hồn , tư tưởng đạt đến trạng thái thanh cao
, siêu thoát nhất – gần gũi với triết lý của Trang tử : “ Bậc chí nhân
không thấy có mình – bậc thần nhân không nhớ đến công mính – bậc thánh
nhân không thấy tên mình “.
Niềm khao khát đó sẽ dẫn dắt đạt đến giá
trị toàn thể , tuyệt đối !? Trong diễn biến này có sự hòa nhập giữa hạnh
phúc và khổ đau là con đường đánh thức các thế hệ tương lai . Nhiều nhà
thơ , nhà văn ,, nhạc sĩ , họa sĩ , nhà khoa học , triết học …đã hoàn
thành hành động – sứ mệnh của mình trong tâm trạng cô liêu . Vì chất men
say nào mà tâm trí , tư tưởng của các nhà sáng tạo luôn hướng tới siêu
việt và bất tử .Họ cũng đã qua những trải nghiệm sâu sắc để vượt lên như
lời của triết gia Nietzsche : “ Văn hóa là khát vọng tái sinh trong con
người một thiên tài hay một vị thánh – ở nhũng thời đại suy tàn , nghệ
thuật là niềm an ủi mà không có sức mạnh “.
Suy tư tôi tự hỏi – Cái đẹp là gì !? Nghệ
thuật là gí !? Nghệ sĩ là gi !? ( Tôi tạm gọi chung các nhà thơ , nhà
văn , nhạc sĩ , họa sĩ , điêu khắc …là nghệ sĩ ) .Có những mối liên hệ
bí ẩn nào gắn kết giữa một thực thể hữu hình với những thực thể vô hính ,
nhưng không thể tách rời. Hình như có sự tương đồng lan truyền cảm hứng
bí ẩn nào đó bởi tất cả là sự khao khát hướng đến sự toàn mỹ của thế
giới tự nhiên , của vũ trụ và của cả con người. Những cung bậc tinh tế
thiêng liêng của tâm hồn và trí tuệ dẫn dắt người nghệ sĩ đam mê tìm
kiếm cái đẹp , và thiên nhiên cũng ưu ái mách bảo cho người nghệ sĩ tạo
nên sự xuất thần trong cảm xúc , trong trí tuệ để bắt đầu cho sự ra đời
của những hình mẫu lý tưởng , những kiệt tác nghệ thuật .Trái tim người
nghệ sĩ run rảy trước cái đẹp thanh cao , thanh khiết và với tất cả tâm
hồn , với tất cả lương tri và trí tuệ thực thi bổn phận của sứ mệnh
phiêu lưu cả cuộc đời dấn thân cho cái đẹp thi ca , văn chương , âm nhạc
, hội họa ,điêu khắc…cho dù cuộc sống thiếu thốn , nghèo khổ , cho dù
có thể ê chề , thất bại .Thi hào Tagore đã viết : “ Nhà nghệ sĩ là người
tình của thiên nhiên – tuy vậy anh ta cũng vừa là nô lệ – lại vừa là
chủ của thiên nhiên nữa “. Nhà văn Gorky đã nói : “ Nghệ sĩ là linh hồn
của quốc gia – là tiếng vọng của thời đại “. Nhà thơ Maria Rilke đã viết
: “ Đối với kẻ sáng tạo không có sự nghèo khó và không có nơi nào nghèo
khó “.
Trí tưởng tượng của người nghệ sĩ có thể
đưa tâm trí , tinh thần bay cao , bay xa vượt không gian thời gian của
quá khứ và tương lai , nó có thể có sức mạnh tiên tri thần thánh .Với
triết gia Nietzsch – tinh thần nghệ thuật được khởi nguồn kết tinh từ
hai vị thần Apollon và Dionysos trong thần thoại Hy lạp : Apollon là vị
thần của ánh sáng , là sự trong sáng chuẩn mực , là ý thức thanh lọc tâm
hồn, là khiếu thẩm mỹ , là ngôn từ diễn tả – còn Dionysos là vị thần
của sức sống mãnh liệt, của niềm say sưa đam mê và hành động tạo nên
nhịp sống phong phú mãi mãi trong tâm trí con người – hai vị thần đó chi
phối tâm hồn con người và thay phiên nhau xuất hiện để khơi gợi giúp
người nghệ sĩ luôn có những cảm hứng xuất thần cho sáng tác âm nhạc ,
thi ca …
Bị ám ảnh , bị thôi miên bởi niềm đam mê
truy tìm cái đẹp , đôi khi những nghệ sĩ lớn có thể có những phút giây “
điên rồ “ phi thường cho sáng tạo , chính bởi vậy mà Aristote cho rằng :
“ không có thiên tài nào mà không có chút điên sồ trong con người “ .Có
lẽ nghệ thuật là môi trường hoàn hảo nhất , thi vị nhất , là tấm gương
phản chiếu khát vọng tự do , khát vọng dâng hiến , khám phá và sáng tạo.
Trong cơn say xuất thần thúc đẩy người nghệ sĩ sáng tạo nên những tác
phẩm đạt tới đỉnh cao mù tuyệt của giá trị nghệ thuật , của cái đẹp ,
khi đó cảm xúc và trí tuệ chỉ còn là những ngôn từ ước lệ , cả hai hòa
thanh thành một thể diễm ảo thần tiên không còn ranh giới phân ly – như
trái đất trong vòng xoay của hệ mặt trời – như hệ mặt trời trong vòng
xoáy của thiên hà – thiên hà trong vòng giãn nở của vũ trụ – vũ trụ
trong vòng giãn nở của siêu vũ trụ….và chúng ta gọi tác phẩm nghệ thuật
là kiệt tác và những kẻ sáng tạo nên những kiệt tác đó là những nghệ sĩ ,
những bậc thầy , những thiên tài của nghệ thuật !? Phải chăng nghệ
thuật là yếu tính căn bản để sáng tạo nên những nền văn hóa …!?
(Còn tiếp)
Tác giả gửi cho NTT blog
nguồn:http://nguyentuongthuy2012.wordpress.com/2013/06/04/thien-chuc-sang-tao-va-nguoi-nghe-si-i/
======================================================================
THIÊN CHỨC SÁNG TẠO VÀ NGUỜI NGHỆ SĨ (II)
Chúng ta hãy cùng khảo sát qua một số quan niệm về Cái đẹp và Nghệ thuật của một số triết gia và các nhà mỹ học :
Platon cho rằng : – “Cái gì đáp ứng đúng đều là tốt và đẹp “ hay “ Một bông hoa chỉ đẹp khi nó tham dự vào vẻ đẹp lý tưởng “.
Aristote cho rằng :- “Cái đẹp nằm ở trạt tự và sự cao cả “ và “ Cái đẹp là cao hơn hiện thực “ .
Triết gia , nhà văn người Pháp Denis Diderot quan niệm rằng : – “ Nghệ thuật phải làm sống dậy những tình cảm đạo đức tốt đẹp trong trái tim con người “
Triết gia Kant quan niệm rằng : – “Cái đẹp là tượng trưng của lòng đạo đức “.
Nhà thơ , triết gia người Đức Schiller ( ông được mênh danh là “ Shakespeare của văn học Đức “) đã nói rằng : – “Trong một hình thức nghệ thuật đẹp thật sự – nội dung không là gì hết – hình thức là tất cả “
Triết gia Hegel quan niệm : – “Nghệ thuật , tôn giáo , triết học thuộc về ý niệm tuyệt đối – là cấp độ cao nhất của tinh thần “.
Triết gia người Đức Schopenhauer đã nói :- “Vẻ đẹp là sự biểu hiện chính xác của ý chí“.
Quan niệm mang tính tâm linh của nhà mỹ học danh tiếng người Anh John Ruskin ( người có cuộc đời đầy bất hạnh ) : – “ Cái đẹp là sự tiết lộ những linh cảm thần thánh “ và “ Nghệ sĩ là nhà tiên tri, nhà giáo dục có thần cảm “. Ông cho rằng sự vĩ đại của nghệ thuật là : – “Sự biểu thị của con người do thần linh tạo ra “ và “Nghệ thuật là nguyên lý của một đời sống tâm linh bị de dọa “ .
Triết gia người Pháp Bergson quan niệm rằng : “Nghệ thuật là cho chúng ta phát hiện ra trong các sự vật nhiều phẩm chất và nhiều sắc thái hơn là những gì chúng ta nhìn thấy một cách tự nhiên . Nó làm dãn nở sự cảm nhận của chúng ta “.
Triết gia người Anh Francis Bacon quan niệm : – “Nghệ thuật là một phương pháp mở ra những phạm vi của cảm xúc thay chỉ là minh họa cho sự vật
Nhà thơ Chalers Baudelaire , lãnh tụ của trường phái thơ “Tượng trưng“ Pháp quan niệm : “ Nghệ thuật thuần túy là gì – theo quan niệm mới là tạo ra một hình thức kỳ diệu gợi cảm – chứa dựng cả đối tượng lẫn chủ động ngoại giới và tâm hồn nghệ sĩ “ .
Nhà mỹ học danh tiếng người Ý Croce quan niệm rằng : “ Nghệ thuật không phải là thứ hoạt động của ý chí – ý chí tốt chỉ tạo nên một con người tốt , chứ không thể thành một nghệ thuật gia . Vì nghệ thuật không phải là hoạt động của ý chí – cho nên nó không liên quan đến đạo đức “…“ Nghệ thuật hiện ra như một tiết lộ trực giác , bí hiểm , kỳ lạ của các ý tưởng “.
Trong những thập niên cuối của thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 – sự bùng nổ của hàng loạt các quan điểm nghệ thuật mới cực đoan , quyết liệt của các nghệ sĩ theo tinh thần của chủ nghĩa hiện đại với những tên tuổi lỗi lạc như: James Joyce, Marcel Proust, Franz Kafka, Thomas Mann, Thomas Lawrence và Faulkner (Văn Chương); Walt Withman , Robet Prost , William Butler Yeats , Maria Rilke, Ezra Pound, Thomas Eliot, Gacia Lorca, Paul Valéry , Tagore , Khalil Gibran , Pablo Neruda (Thi Ca); Strindberg, Luigi Pirandello và Franclin Wedekind (Kịch); Cezanne, Kandinsky, Mondzian , Duchamp ,Matisse, Braque, , Picasso, Sanvado Dali (trong hội hoạ) ;, Brancusi , Hans Arp , Giacomatti , Calder , Henry Moore ( điêu khắc )Stravinsky, Anold Schoenberg , Anton Webern và Alban Berg (Âm Nhạc) .
Phân tâm học Freud và chủ nghĩa Hiện sinh cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các nghệ sĩ theo chủ nghĩa Hiện đại – là những nỗ lực phi thường để vượt qua cái nhìn đầy tính chất mô tả hiện thực. Người nghệ sĩ tự do ngẫu hứng sáng tạo – buông thả cảm xúc theo suy tư , tra vấn, sự soi rọi nội tâm, và ý thức bản ngã được biểu hiện phô bày tự nhiên theo cảm thức tự thân không lệ thuộc vào hiện thực khách quan , không lệ thuộc vào những quan niệm mỹ học đã trở nên kinh viện.Nghệ thuật hiện đại đặt niềm tin vào sự tiến hoá của nhân loại, nó muốn rời bỏ những triết thuyết cũ để thiết lập nên những triết thuyết mới , như một thông điệp mang giá trị mới thích ứng với thời đại mới – phá bỏ quan niệm phân tầng văn hoá tinh hoa và văn hoá bình dân đại chúng .
Sự ra đời của chủ nghĩa Hậu hiện đại lại tiếp tục đưa ra những quan niệm mới cho nghệ thuật – tư tưởng Hậu hiện đại thường nhấn mạnh đến xu hướng tạo dựng , chủ nghĩa lý tưởng , thuyết tương đối , đa nguyên và chủ nghĩa hoài nghi – vượt qua cái nhìn đầy tính chất đại tự sự của những thế kỷ trước về hiện thực thế giới.Hoài nghi khả năng tri thức của con người không thể là vô hạn – không có tri thức khách quan – hoài nghi những triết thuyết , những hệ tư tưởng đã từng là nền tảng căn bản trong nhận thức về nhân sinh – Có thể khái quát chủ nghĩa Hậu hiện đại là một khái niệm đặc trưng trong nghệ thuật bởi sự mất lòng tin về các lý thuyết nghệ thuật – xoá nhòa ranh giới giữa các loại hình nghệ thuật , giữa nghệ thuật và đời sống thường ngày – ủng hộ phản xạ tự nhiên và sự mơ hồ đồng thời ý thức tự giác, phân mảnh và gián đoạn – nhấn mạnh tác phẩm mô phỏng , mỉa mai, nhại lại và sự du hý vui thú…tác phẩm nghệ thuật không có bản gốc – không đòi hỏi sự lưu giữ dài lâu trường cửu và bất tử – và cho rằng nghệ thuật cũng chỉ là một hiện tượng lập lại – nhấn mạnh đến phong cách hỗn hợp pha trộn giữa các nhân vật vào tác phẩm và có sự can thiệp của chính tác giả và của người thưởng ngoạn vào tác phẩm – trong cùng một tác phẩm cùng tồn tại nhiều tính chất như hiện thực , phi hiện thực , siêu thực , trừu tượng , tượng trưng , phi lý , phi logic , phi cấu trúc, phi hư cấu – vai trò chủ thể của con người không còn là những nhân vật chính quan trọng – mô tả hiện tượng không suy diễn, không diễn dịch theo bản chất của hiện tượng , sự vật theo chủ quan tác giả – tạo những đối kháng có tính chất mỉa mai và châm biếm để người thưởng ngoạn , người đọc tự tìm thấy trong tác phẩm và tác giả có thể chủ động dẫn dắt người thưởng ngoạn vào hành trình của tác phẩm – tất cả phù thuộc vào kinh nghiệm cá nhân của độc giả và thói quen – nhận thức của nền văn hóa của quốc gia mà những nghệ sĩ và những người thưởng ngoạn đang sinh sống .
Những triết gia danh tiếng của chủ nghĩa Hậu hiện đai hầu hết là người Pháp : - Jean Fracois Lyotard (Jacques Derida , Jean Baudrillard , Michel Foucault.…
Sự xuất hiện của chủ nghĩa Siêu hiện đại để phản ứng lại với chủ nghĩa Hậu hiện đại cho thấy cảm xúc và nhận thức của con người luôn chuyển động không ngừng và không có một triết thuyết , một tư tưởng mỹ học nào có thể độc tôn tồn tại áp đặt trong đời sống nhân loại , và còn biết bao nhiêu quan niệm khác về cái đẹp , về nghệ thuật của các triết gia , các nhà mỹ học danh tiếng và của chính các nhà thơ , nhà văn , họa sĩ , nhạc sĩ , điêu khắc gia thiên tài khác làm phong phú thêm tư tưởng cho nhận thức tự do sáng tạo nghệ thuật …
Tại sao lại có nhiều quan niệm về cái đẹp , về nghệ thuật như vậy – và tất cả những quan niệm đó đều khởi động từ bộ óc của những con người lỗi lạc , danh tiếng , họ đều có rất nhiều các môn đệ , các nghệ sĩ , công chúng tán dương và ủng hộ . Phải chăng đó là biểu hiện của tự do sáng tạo nghệ thuật và cũng chính là biểu hiện của tự do tư tưởng !? Có lẽ bởi vậy mà nhà phê bình danh tiếng người Anh Eduard Herbert Read đã từng có lời phát biểu gây chấn động : – “ Là một nhà thơ , tôi luôn tin rằng nhà thơ nhất thiết phải là vô chính phủ “…!?
Trong quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật , người nghệ sĩ ở mọi thời đại , ở mọi quốc gia có thể ngoài phẩm chất nghệ sĩ ,cũng rất cần đến tư duy như vị thế của một triết gia – một quyền năng độc lập của trí tuệ tự xác định cho mình theo đuổi một chủ thuyết nghệ thuật riêng – không bị áp đặt bởi các tổ phụ của truyền thống – không bị áp đặt bởi sức mạnh ,quyền lực của bất kỳ một chủ thuyết nào , nếu nó không nằm trong sở thích thiên bẩm , trong trí tuệ , trong nhận thức riêng tư mà người nghệ sĩ đam mê theo đuổi – đế từ đó có thể nảy sinh những ý tưởng mới , tư tưởng mới , tạo cho tác phẩm của mình có sự độc sáng riêng – không trùng lập với bất kỳ tác phẩm nào của những nghệ sĩ khác…!? và từ chính những ý tưởng , tư tưởng đó lại tạo nên những quy luật mới , những luật lệ mới cho những thế hệ mai sau …!? Có lẽ chính bởi những cảm xúc “phi lý – phi logic – phi hiện thực“ của nghệ thuật mà con người chỉ có thể dự đoán được thời tiết hay sự phát triển của khoa học chứ không thể dự đoán được tương lai của nghệ thuật !?
Chúng ta đều nhận thấy diện mạo của xã hội hiện nay, ngày càng trở nên phức tạp hơn , gây cấn nguy hiểm hơn , con người lo âu , hoang mang hơn , cái xấu và cái ác hoành hành nhiều hơn – con người càng trở nên thực dụng hơn – văn hóa đọc ngày càng xuống thấp , sự yêu mến thưởng ngoạn thơ , văn xuôi , âm nhạc cổ điển ít dần , văn hóa nghe nhìn đang lên ngôi , nhưng không vì thế mà thơ , tiểu thuyết , hội họa , điêu khắc , âm nhạc bác học bị mất đi , nó có thể suy giảm với số đông quần chúng , nhưng không thể suy giảm với những người đam mê sáng tạo nghệ thuật , những người đam mê viết , đam mê vẽ , đam mê cái đẹp ! Bởi nó vẫn là nền tảng cho bất kỳ ai muốn trở thành một tri thức , một nghệ sĩ thực thụ .
Suy tư tôi tự hỏi : – Thơ , tiểu thuyết , hộii họa , điêu khắc …sẽ dần dần mất đi !? – và tôi khẳng định rằng – thơ mãi mãi đồng điệu với tiểu thuyết , mãi mãi đồng điệu với ngôn ngữ giao tiếp của cảm xúc , tâm hồn và tư tưởng con người – thơ và tiểu thuyết chỉ mất đi khi con người không còn dùng chữ viết , không còn dùng ngôn ngữ - thơ và văn xuôi nó còn cần thiết cho sự khai sáng , thức tỉnh và thanh tẩy tâm hồn , tư tưởng .Còn hội họa và điêu khắc cũng vậy , nó chỉ mất đi khi con người không còn khả năng cảm thụ đường nét , màu sắc và hình khối , không còn cảm xúc cùng trí tưởng tưởng lãng mạn bay bổng . Và âm nhạc – chúng chỉ mất đi khi đôi tai của con người không còn biết nghe , biết thưởng ngoạn những âm thanh của những giai điệu thần tiên , kỳ diệu ,ngây ngất , mê hồn , khoan sâu vào trái tim con người và vũ trụ …!!!
Chúng ta có thể xác quyết rằng : – Nghệ thuật là cái đẹp siêu tuyệt mỹ , siêu trác tuyệt , bởi nó cho sự khoái cảm trước những đối tượng của thiên nhiên – như lời của Bác sĩ Suzuki nói rằng : – “Thế giới của nghệ sĩ là thế giới của sáng tạo phiêu bồng và điều này có thể chỉ đến từ trực giác , trỗi dậy một cách trực tiếp ngay tức thì từ tự thân của vạn hữu , không phụ thuộc vào trí năng hay giác quan “ – nó là giây phút thôi thúc những hành động hướng đến tự do cao nhất – thỏa mãn trí tưởng tượng và lý trí nhận thức – trí tưởng tượng cùng lý trí cứ bay cao , bay xa mãi tới tận những “Tinh vân tiên nữ” của vũ trụ cái đẹp , xứ sở thần tiên của tự do bày tỏ những cảm quan cá nhận trước cái đẹp , trước toàn bộ các ý niệm về cuộc sống !? và chúng ta có thể khẳng định rằng : – Nghệ thuật chỉ mất đi khi con người không còn cái ác , không còn cái xấu , không còn sự cô đơn , không còn cái đẹp và chúng ta đánh mất đi khả năng do Thượng Đế ưu ái dành duy nhất cho con người – đó là trí tuệ , tình yêu và cảm xúc rung động trước cái đẹp !!!???
Tôi luôn tin rằng : – Thượng Đế đã khai mở và thiết lập cái đẹp có sẵn trong tâm hồn con người – điều quan trọng còn lại là bởi chính mỗi chúng ta có niềm đam mê , có tình yêu với cái đẹp ở mức độ nào , ở trình độ nào !?Đối với những kẻ sáng tạo , thiên bẩm lại càng hệ trọng hơn – bởi nó kích thích sự tìm tòi sáng tạo trong tâm trí – cùng với thiên nhiên , thời gian , trí tuệ , sự kiên nhẫn bền bỉ và dấn thân đến cùng của tư tưởng – có thể sẽ làm nên số phận thiên tài !?
Chúng ta hãy ngắm nhìn vẻ đẹp run rảy , rung rinh của những bông hoa trong gió thì thầm , du dương , đang ở vào thời điểm rực rỡ nhất…!? – những người nghệ sĩ , nhà thơ , nhà văn , nhạc sĩ …chắc chắn sẽ có sự liên tưởng đến ngày mai , ngày kia , tuần sau , tháng sau , rồi bốn mùa thay đổi …hoa sẽ héo úa lìa cành – nhưng trước khi lìa cành , nó tỏa hương thơm , màu sắc – như muốn cho thiên nhiên thêm rạng rỡ hơn – như muốn cho con người thấy nó có ý nghĩa trên thế gian này – cho dù chỉ là mỏng manh bé xíu !? – nó làm cho lòng ta êm dịu , nảy sinh trong ta một niềm vui và cả nỗi buồn …!? Hình như những bông hoa xinh đẹp kia cũng muốn rộng mở cõi lòng để có chút bổn phận và sứ mệnh đóng góp thêm cho vẻ đẹp siêu tuyệt mỹ của thế giời tự nhiên . Hình như chúng cũng biết thế nào là cái đẹp !? – hình như chúng cũng biết số phận của chúng không dài lâu nên chúng biết yêu cuộc sống , yêu thiên nhiên , chúng cố gắng trong sự khiêm nhường , hồn nhiên khoe hương thơm , khoe sắc màu – như muốn để lại một điều gì đó , dù bé nhỏ nhưng luôn có ý nghĩa và vô cùng độc đáo – như một sự trả ơn với thiên nhiên , với Thượng Đế đã sinh ra chúng tồn tại trên cõi đời này …!? Chắc chắn rằng : – con người không muốn có số phận ngắn ngủi như những bông hoa – nhưng mỗi con người đều có thể mong muốn có vẻ đẹp độc đáo riêng biệt như mỗi loài hoa …!?
Bổn phận của người nghệ sĩ là luôn không ngừng mở rộng không gian tư tưởng – trí tưởng tượng – thức tỉnh tâm hồn – đánh động trí tuệ và lòng trắc ẩn – quan tâm sâu sắc đến những giá trị có tác dụng tạo dựng cái đẹp – kích thích sự sáng tạo – hướng đạo thẩm mỹ – nâng cao và khám phá thế giới tự nhiên – khám phá những điều sâu kín nơi thăm thẳm con tim trong tận cùng vô thức !? - Hẳn có thể là niềm hạnh phúc tối thượng của mỗi con người nghệ sĩ …!?
Phải chăng – là niềm đau khổ bẩm sinh , là nỗi cô đơn bẩm sinh mà Thượng Đế đã ban cho người nghệ sĩ – hay là sự xúc tác của cái lầm than nhất , của cái đẹp nhất , cái huy hoàng tráng lệ nhất của cuộc đời đem đến cho họ . Có ai không xúc động , có ai không nghẹn ngào , có ai không xót xa , có ai không hoang mang lo sợ trước một thế gian hỗn loạn bởi tính “đồng đạo” hẹp hòi căng đầy hiểm họa của khủng bố và chiến tranh , của những biến cố nguy ngập của thời đại !? Có ai không lo âu khi nhìn thấy các quốc gia đang ráo riết chạy đua vũ trang mua sắm vũ khí để phòng ngừa lẫn nhau !?Có ai không bị ám ảnh bởi những cái xấu , cái ác , đang ngày càng nhiều hơn , nguy hiểm hơn , tạo nên nỗi sợ hãi âm ỉ , ám ảnh triên miên !? Có ai không thấy tình yêu thương con người ngày càng trở nên vô cảm xa cách Thiện ý – Thiện hảo – Thiện tâm – Nhân từ – Bác ái !? Có ai không thấy những lời cầu nguyện – cầu nguyện khẩn thiết cho một nhu cầu bình yên !? Có ai không thầm nghĩ : “ Sau cái trác tuyệt vĩnh hẵng của nghệ thuật còn ẩn dấu nỗi buồn cay nghiệt cho kiếp phù du của mỗi số phận “ !?Bởi thế – nỗi cô đơn này rực cháy , tỏa sáng mãnh liệt , nó bùng nổ và lan tỏa – không gian , thời gian ngưng đọng – sự giải thoát đạt đến điểm tột cùng cực đại của tư tưởng thánh thiện cho cái siêu tuyệt mỹ ra đời – nó sản sinh ra các thi nhân , nhà văn , họa sĩ , nhà điêu khắc , nhạc sĩ , nhà bác học lỗi lạc thiên tài , những triết gia khai sáng lẫy lừng và cả những ông vua thánh hiền . Phải chăng – đó là những cái đẹp siêu toàn mỹ mà Thượng Đế đã ban tặng con người !!!???
Thời đại say – trong màn đêm mê đắm
Con người ngủ lịm triền miên
Con tim ta mông mị
Ta đánh rơi suy tưởng
Môi ta chạm phím đàn quên lãng
Thời đại thức giấc – sám hối lắng nghe
Triệu triệu con tim cầu nguyện
Con tim ta thức tỉnh
Ta đam mê suy tưởng
Môi ta chạm phím đàn bất tử !
Trái đất của chúng ta đang bay trong khoảng không diễm ảo , bí huyền – chúng ta tưởng tượng hình ảnh toàn nhân loại đang khỏa thân trần trụi trong vẻ đẹp hồn nhiên , tuyệt mỹ của hình thể con người và chúng ta cầu nguyện – nguyện cầu – cùng đồng ca hát khúc nhạc ngợi ca tự do , sự bình yên và cái đẹp – khi đó tâm hồn mỗi chúng ta có thể sẽ chạm tới tâm hồn , trái tim vũ trụ – nơi khoảnh khắc thiêng liêng – mỗi chúng ta ý thức được sâu xa sự phi lý của bao sự hiện diện trên trái đất này trong nỗi thù hằn tranh giành và loại trừ lẫn nhau . Mỗi chúng ta chỉ còn hy vọng vào niềm tin : vô minh , u tối , nhầm lẫn sẽ dần dần được soi sáng , được cải hóa và mất dần .Thiên chức sáng tạo thầm kín kia sẽ đưa chúng ta đến vầng dương của trí tuệ trường tồn . Những giá trị vươn đến cái đẹp diễm lệ , tuyệt mỹ của tinh thần sẽ không lẻ loi cô đơn .Hết thảy – thánh thiện , trác tuyệt từ đâu đó rất gần sẽ đến như ánh sáng mặt trời , như bình minh ban mai hòa nhập vào những dòng máu thanh cao – dòng máu đã nuôi cấy và sinh trưởng cho nhân loại biết bao những thiên tài , những vĩ nhân khai sáng – họ giải phóng niềm hoan lạc trong tâm hồn bất diệt , là cứu cánh , là nguồn cảm hứng , cộng hưởng cho tương lai vươn tới Chân – Thiện – Mỹ .
Trong niềm thi hứng thiêng liêng – con người luôn mong đợi , hy vọng và vinh danh tất cả những thi nhân , nhà văn , họa sĩ , nhạc sĩ , kiến trúc sư , những nhà khoa học , những trết gia , những nhà chính trị …đều có thể trở nên những siêu nghệ sĩ – dành sự nghiệp cả cuộc đời để sáng tạo không ngưng nghỉ – không ngoài mục đích xây dựng cho cuộc sống hiện tại , cho tương lai xã hội hướng đến sự toàn mỹ hơn – đó cũng chính là cái đẹp – như một câu nổi nổi tiếng của Karl Marx : “ Con người sáng tạo theo quy luật của cái đẹp “ – đó cũng là con đường đưa chúng ta chạm gần đến chân lý hơn – bởi chân lý như lời của Socratet : – “ Chân lý là yếu tố quy tụ loài người lại với nhau “ .
.
Hà nội 1993
Tác giả gửi cho NTT blog
nguồn:http://nguyentuongthuy2012.wordpress.com/2013/06/05/thien-chuc-sang-tao-va-nguoi-nghe-si-ii/
======================================================================
THIÊN CHỨC SÁNG TẠO VÀ NGUỜI NGHỆ SĨ (II)
VÂN THUYẾT
(Tiếp theo) .Chúng ta hãy cùng khảo sát qua một số quan niệm về Cái đẹp và Nghệ thuật của một số triết gia và các nhà mỹ học :
Platon cho rằng : – “Cái gì đáp ứng đúng đều là tốt và đẹp “ hay “ Một bông hoa chỉ đẹp khi nó tham dự vào vẻ đẹp lý tưởng “.
Aristote cho rằng :- “Cái đẹp nằm ở trạt tự và sự cao cả “ và “ Cái đẹp là cao hơn hiện thực “ .
Triết gia , nhà văn người Pháp Denis Diderot quan niệm rằng : – “ Nghệ thuật phải làm sống dậy những tình cảm đạo đức tốt đẹp trong trái tim con người “
Triết gia Kant quan niệm rằng : – “Cái đẹp là tượng trưng của lòng đạo đức “.
Nhà thơ , triết gia người Đức Schiller ( ông được mênh danh là “ Shakespeare của văn học Đức “) đã nói rằng : – “Trong một hình thức nghệ thuật đẹp thật sự – nội dung không là gì hết – hình thức là tất cả “
Triết gia Hegel quan niệm : – “Nghệ thuật , tôn giáo , triết học thuộc về ý niệm tuyệt đối – là cấp độ cao nhất của tinh thần “.
Triết gia người Đức Schopenhauer đã nói :- “Vẻ đẹp là sự biểu hiện chính xác của ý chí“.
Quan niệm mang tính tâm linh của nhà mỹ học danh tiếng người Anh John Ruskin ( người có cuộc đời đầy bất hạnh ) : – “ Cái đẹp là sự tiết lộ những linh cảm thần thánh “ và “ Nghệ sĩ là nhà tiên tri, nhà giáo dục có thần cảm “. Ông cho rằng sự vĩ đại của nghệ thuật là : – “Sự biểu thị của con người do thần linh tạo ra “ và “Nghệ thuật là nguyên lý của một đời sống tâm linh bị de dọa “ .
Triết gia người Pháp Bergson quan niệm rằng : “Nghệ thuật là cho chúng ta phát hiện ra trong các sự vật nhiều phẩm chất và nhiều sắc thái hơn là những gì chúng ta nhìn thấy một cách tự nhiên . Nó làm dãn nở sự cảm nhận của chúng ta “.
Triết gia người Anh Francis Bacon quan niệm : – “Nghệ thuật là một phương pháp mở ra những phạm vi của cảm xúc thay chỉ là minh họa cho sự vật
Nhà thơ Chalers Baudelaire , lãnh tụ của trường phái thơ “Tượng trưng“ Pháp quan niệm : “ Nghệ thuật thuần túy là gì – theo quan niệm mới là tạo ra một hình thức kỳ diệu gợi cảm – chứa dựng cả đối tượng lẫn chủ động ngoại giới và tâm hồn nghệ sĩ “ .
Nhà mỹ học danh tiếng người Ý Croce quan niệm rằng : “ Nghệ thuật không phải là thứ hoạt động của ý chí – ý chí tốt chỉ tạo nên một con người tốt , chứ không thể thành một nghệ thuật gia . Vì nghệ thuật không phải là hoạt động của ý chí – cho nên nó không liên quan đến đạo đức “…“ Nghệ thuật hiện ra như một tiết lộ trực giác , bí hiểm , kỳ lạ của các ý tưởng “.
Trong những thập niên cuối của thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 – sự bùng nổ của hàng loạt các quan điểm nghệ thuật mới cực đoan , quyết liệt của các nghệ sĩ theo tinh thần của chủ nghĩa hiện đại với những tên tuổi lỗi lạc như: James Joyce, Marcel Proust, Franz Kafka, Thomas Mann, Thomas Lawrence và Faulkner (Văn Chương); Walt Withman , Robet Prost , William Butler Yeats , Maria Rilke, Ezra Pound, Thomas Eliot, Gacia Lorca, Paul Valéry , Tagore , Khalil Gibran , Pablo Neruda (Thi Ca); Strindberg, Luigi Pirandello và Franclin Wedekind (Kịch); Cezanne, Kandinsky, Mondzian , Duchamp ,Matisse, Braque, , Picasso, Sanvado Dali (trong hội hoạ) ;, Brancusi , Hans Arp , Giacomatti , Calder , Henry Moore ( điêu khắc )Stravinsky, Anold Schoenberg , Anton Webern và Alban Berg (Âm Nhạc) .
Phân tâm học Freud và chủ nghĩa Hiện sinh cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các nghệ sĩ theo chủ nghĩa Hiện đại – là những nỗ lực phi thường để vượt qua cái nhìn đầy tính chất mô tả hiện thực. Người nghệ sĩ tự do ngẫu hứng sáng tạo – buông thả cảm xúc theo suy tư , tra vấn, sự soi rọi nội tâm, và ý thức bản ngã được biểu hiện phô bày tự nhiên theo cảm thức tự thân không lệ thuộc vào hiện thực khách quan , không lệ thuộc vào những quan niệm mỹ học đã trở nên kinh viện.Nghệ thuật hiện đại đặt niềm tin vào sự tiến hoá của nhân loại, nó muốn rời bỏ những triết thuyết cũ để thiết lập nên những triết thuyết mới , như một thông điệp mang giá trị mới thích ứng với thời đại mới – phá bỏ quan niệm phân tầng văn hoá tinh hoa và văn hoá bình dân đại chúng .
Sự ra đời của chủ nghĩa Hậu hiện đại lại tiếp tục đưa ra những quan niệm mới cho nghệ thuật – tư tưởng Hậu hiện đại thường nhấn mạnh đến xu hướng tạo dựng , chủ nghĩa lý tưởng , thuyết tương đối , đa nguyên và chủ nghĩa hoài nghi – vượt qua cái nhìn đầy tính chất đại tự sự của những thế kỷ trước về hiện thực thế giới.Hoài nghi khả năng tri thức của con người không thể là vô hạn – không có tri thức khách quan – hoài nghi những triết thuyết , những hệ tư tưởng đã từng là nền tảng căn bản trong nhận thức về nhân sinh – Có thể khái quát chủ nghĩa Hậu hiện đại là một khái niệm đặc trưng trong nghệ thuật bởi sự mất lòng tin về các lý thuyết nghệ thuật – xoá nhòa ranh giới giữa các loại hình nghệ thuật , giữa nghệ thuật và đời sống thường ngày – ủng hộ phản xạ tự nhiên và sự mơ hồ đồng thời ý thức tự giác, phân mảnh và gián đoạn – nhấn mạnh tác phẩm mô phỏng , mỉa mai, nhại lại và sự du hý vui thú…tác phẩm nghệ thuật không có bản gốc – không đòi hỏi sự lưu giữ dài lâu trường cửu và bất tử – và cho rằng nghệ thuật cũng chỉ là một hiện tượng lập lại – nhấn mạnh đến phong cách hỗn hợp pha trộn giữa các nhân vật vào tác phẩm và có sự can thiệp của chính tác giả và của người thưởng ngoạn vào tác phẩm – trong cùng một tác phẩm cùng tồn tại nhiều tính chất như hiện thực , phi hiện thực , siêu thực , trừu tượng , tượng trưng , phi lý , phi logic , phi cấu trúc, phi hư cấu – vai trò chủ thể của con người không còn là những nhân vật chính quan trọng – mô tả hiện tượng không suy diễn, không diễn dịch theo bản chất của hiện tượng , sự vật theo chủ quan tác giả – tạo những đối kháng có tính chất mỉa mai và châm biếm để người thưởng ngoạn , người đọc tự tìm thấy trong tác phẩm và tác giả có thể chủ động dẫn dắt người thưởng ngoạn vào hành trình của tác phẩm – tất cả phù thuộc vào kinh nghiệm cá nhân của độc giả và thói quen – nhận thức của nền văn hóa của quốc gia mà những nghệ sĩ và những người thưởng ngoạn đang sinh sống .
Những triết gia danh tiếng của chủ nghĩa Hậu hiện đai hầu hết là người Pháp : - Jean Fracois Lyotard (Jacques Derida , Jean Baudrillard , Michel Foucault.…
Sự xuất hiện của chủ nghĩa Siêu hiện đại để phản ứng lại với chủ nghĩa Hậu hiện đại cho thấy cảm xúc và nhận thức của con người luôn chuyển động không ngừng và không có một triết thuyết , một tư tưởng mỹ học nào có thể độc tôn tồn tại áp đặt trong đời sống nhân loại , và còn biết bao nhiêu quan niệm khác về cái đẹp , về nghệ thuật của các triết gia , các nhà mỹ học danh tiếng và của chính các nhà thơ , nhà văn , họa sĩ , nhạc sĩ , điêu khắc gia thiên tài khác làm phong phú thêm tư tưởng cho nhận thức tự do sáng tạo nghệ thuật …
Tại sao lại có nhiều quan niệm về cái đẹp , về nghệ thuật như vậy – và tất cả những quan niệm đó đều khởi động từ bộ óc của những con người lỗi lạc , danh tiếng , họ đều có rất nhiều các môn đệ , các nghệ sĩ , công chúng tán dương và ủng hộ . Phải chăng đó là biểu hiện của tự do sáng tạo nghệ thuật và cũng chính là biểu hiện của tự do tư tưởng !? Có lẽ bởi vậy mà nhà phê bình danh tiếng người Anh Eduard Herbert Read đã từng có lời phát biểu gây chấn động : – “ Là một nhà thơ , tôi luôn tin rằng nhà thơ nhất thiết phải là vô chính phủ “…!?
Trong quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật , người nghệ sĩ ở mọi thời đại , ở mọi quốc gia có thể ngoài phẩm chất nghệ sĩ ,cũng rất cần đến tư duy như vị thế của một triết gia – một quyền năng độc lập của trí tuệ tự xác định cho mình theo đuổi một chủ thuyết nghệ thuật riêng – không bị áp đặt bởi các tổ phụ của truyền thống – không bị áp đặt bởi sức mạnh ,quyền lực của bất kỳ một chủ thuyết nào , nếu nó không nằm trong sở thích thiên bẩm , trong trí tuệ , trong nhận thức riêng tư mà người nghệ sĩ đam mê theo đuổi – đế từ đó có thể nảy sinh những ý tưởng mới , tư tưởng mới , tạo cho tác phẩm của mình có sự độc sáng riêng – không trùng lập với bất kỳ tác phẩm nào của những nghệ sĩ khác…!? và từ chính những ý tưởng , tư tưởng đó lại tạo nên những quy luật mới , những luật lệ mới cho những thế hệ mai sau …!? Có lẽ chính bởi những cảm xúc “phi lý – phi logic – phi hiện thực“ của nghệ thuật mà con người chỉ có thể dự đoán được thời tiết hay sự phát triển của khoa học chứ không thể dự đoán được tương lai của nghệ thuật !?
Chúng ta đều nhận thấy diện mạo của xã hội hiện nay, ngày càng trở nên phức tạp hơn , gây cấn nguy hiểm hơn , con người lo âu , hoang mang hơn , cái xấu và cái ác hoành hành nhiều hơn – con người càng trở nên thực dụng hơn – văn hóa đọc ngày càng xuống thấp , sự yêu mến thưởng ngoạn thơ , văn xuôi , âm nhạc cổ điển ít dần , văn hóa nghe nhìn đang lên ngôi , nhưng không vì thế mà thơ , tiểu thuyết , hội họa , điêu khắc , âm nhạc bác học bị mất đi , nó có thể suy giảm với số đông quần chúng , nhưng không thể suy giảm với những người đam mê sáng tạo nghệ thuật , những người đam mê viết , đam mê vẽ , đam mê cái đẹp ! Bởi nó vẫn là nền tảng cho bất kỳ ai muốn trở thành một tri thức , một nghệ sĩ thực thụ .
Suy tư tôi tự hỏi : – Thơ , tiểu thuyết , hộii họa , điêu khắc …sẽ dần dần mất đi !? – và tôi khẳng định rằng – thơ mãi mãi đồng điệu với tiểu thuyết , mãi mãi đồng điệu với ngôn ngữ giao tiếp của cảm xúc , tâm hồn và tư tưởng con người – thơ và tiểu thuyết chỉ mất đi khi con người không còn dùng chữ viết , không còn dùng ngôn ngữ - thơ và văn xuôi nó còn cần thiết cho sự khai sáng , thức tỉnh và thanh tẩy tâm hồn , tư tưởng .Còn hội họa và điêu khắc cũng vậy , nó chỉ mất đi khi con người không còn khả năng cảm thụ đường nét , màu sắc và hình khối , không còn cảm xúc cùng trí tưởng tưởng lãng mạn bay bổng . Và âm nhạc – chúng chỉ mất đi khi đôi tai của con người không còn biết nghe , biết thưởng ngoạn những âm thanh của những giai điệu thần tiên , kỳ diệu ,ngây ngất , mê hồn , khoan sâu vào trái tim con người và vũ trụ …!!!
Chúng ta có thể xác quyết rằng : – Nghệ thuật là cái đẹp siêu tuyệt mỹ , siêu trác tuyệt , bởi nó cho sự khoái cảm trước những đối tượng của thiên nhiên – như lời của Bác sĩ Suzuki nói rằng : – “Thế giới của nghệ sĩ là thế giới của sáng tạo phiêu bồng và điều này có thể chỉ đến từ trực giác , trỗi dậy một cách trực tiếp ngay tức thì từ tự thân của vạn hữu , không phụ thuộc vào trí năng hay giác quan “ – nó là giây phút thôi thúc những hành động hướng đến tự do cao nhất – thỏa mãn trí tưởng tượng và lý trí nhận thức – trí tưởng tượng cùng lý trí cứ bay cao , bay xa mãi tới tận những “Tinh vân tiên nữ” của vũ trụ cái đẹp , xứ sở thần tiên của tự do bày tỏ những cảm quan cá nhận trước cái đẹp , trước toàn bộ các ý niệm về cuộc sống !? và chúng ta có thể khẳng định rằng : – Nghệ thuật chỉ mất đi khi con người không còn cái ác , không còn cái xấu , không còn sự cô đơn , không còn cái đẹp và chúng ta đánh mất đi khả năng do Thượng Đế ưu ái dành duy nhất cho con người – đó là trí tuệ , tình yêu và cảm xúc rung động trước cái đẹp !!!???
Tôi luôn tin rằng : – Thượng Đế đã khai mở và thiết lập cái đẹp có sẵn trong tâm hồn con người – điều quan trọng còn lại là bởi chính mỗi chúng ta có niềm đam mê , có tình yêu với cái đẹp ở mức độ nào , ở trình độ nào !?Đối với những kẻ sáng tạo , thiên bẩm lại càng hệ trọng hơn – bởi nó kích thích sự tìm tòi sáng tạo trong tâm trí – cùng với thiên nhiên , thời gian , trí tuệ , sự kiên nhẫn bền bỉ và dấn thân đến cùng của tư tưởng – có thể sẽ làm nên số phận thiên tài !?
Chúng ta hãy ngắm nhìn vẻ đẹp run rảy , rung rinh của những bông hoa trong gió thì thầm , du dương , đang ở vào thời điểm rực rỡ nhất…!? – những người nghệ sĩ , nhà thơ , nhà văn , nhạc sĩ …chắc chắn sẽ có sự liên tưởng đến ngày mai , ngày kia , tuần sau , tháng sau , rồi bốn mùa thay đổi …hoa sẽ héo úa lìa cành – nhưng trước khi lìa cành , nó tỏa hương thơm , màu sắc – như muốn cho thiên nhiên thêm rạng rỡ hơn – như muốn cho con người thấy nó có ý nghĩa trên thế gian này – cho dù chỉ là mỏng manh bé xíu !? – nó làm cho lòng ta êm dịu , nảy sinh trong ta một niềm vui và cả nỗi buồn …!? Hình như những bông hoa xinh đẹp kia cũng muốn rộng mở cõi lòng để có chút bổn phận và sứ mệnh đóng góp thêm cho vẻ đẹp siêu tuyệt mỹ của thế giời tự nhiên . Hình như chúng cũng biết thế nào là cái đẹp !? – hình như chúng cũng biết số phận của chúng không dài lâu nên chúng biết yêu cuộc sống , yêu thiên nhiên , chúng cố gắng trong sự khiêm nhường , hồn nhiên khoe hương thơm , khoe sắc màu – như muốn để lại một điều gì đó , dù bé nhỏ nhưng luôn có ý nghĩa và vô cùng độc đáo – như một sự trả ơn với thiên nhiên , với Thượng Đế đã sinh ra chúng tồn tại trên cõi đời này …!? Chắc chắn rằng : – con người không muốn có số phận ngắn ngủi như những bông hoa – nhưng mỗi con người đều có thể mong muốn có vẻ đẹp độc đáo riêng biệt như mỗi loài hoa …!?
Bổn phận của người nghệ sĩ là luôn không ngừng mở rộng không gian tư tưởng – trí tưởng tượng – thức tỉnh tâm hồn – đánh động trí tuệ và lòng trắc ẩn – quan tâm sâu sắc đến những giá trị có tác dụng tạo dựng cái đẹp – kích thích sự sáng tạo – hướng đạo thẩm mỹ – nâng cao và khám phá thế giới tự nhiên – khám phá những điều sâu kín nơi thăm thẳm con tim trong tận cùng vô thức !? - Hẳn có thể là niềm hạnh phúc tối thượng của mỗi con người nghệ sĩ …!?
Phải chăng – là niềm đau khổ bẩm sinh , là nỗi cô đơn bẩm sinh mà Thượng Đế đã ban cho người nghệ sĩ – hay là sự xúc tác của cái lầm than nhất , của cái đẹp nhất , cái huy hoàng tráng lệ nhất của cuộc đời đem đến cho họ . Có ai không xúc động , có ai không nghẹn ngào , có ai không xót xa , có ai không hoang mang lo sợ trước một thế gian hỗn loạn bởi tính “đồng đạo” hẹp hòi căng đầy hiểm họa của khủng bố và chiến tranh , của những biến cố nguy ngập của thời đại !? Có ai không lo âu khi nhìn thấy các quốc gia đang ráo riết chạy đua vũ trang mua sắm vũ khí để phòng ngừa lẫn nhau !?Có ai không bị ám ảnh bởi những cái xấu , cái ác , đang ngày càng nhiều hơn , nguy hiểm hơn , tạo nên nỗi sợ hãi âm ỉ , ám ảnh triên miên !? Có ai không thấy tình yêu thương con người ngày càng trở nên vô cảm xa cách Thiện ý – Thiện hảo – Thiện tâm – Nhân từ – Bác ái !? Có ai không thấy những lời cầu nguyện – cầu nguyện khẩn thiết cho một nhu cầu bình yên !? Có ai không thầm nghĩ : “ Sau cái trác tuyệt vĩnh hẵng của nghệ thuật còn ẩn dấu nỗi buồn cay nghiệt cho kiếp phù du của mỗi số phận “ !?Bởi thế – nỗi cô đơn này rực cháy , tỏa sáng mãnh liệt , nó bùng nổ và lan tỏa – không gian , thời gian ngưng đọng – sự giải thoát đạt đến điểm tột cùng cực đại của tư tưởng thánh thiện cho cái siêu tuyệt mỹ ra đời – nó sản sinh ra các thi nhân , nhà văn , họa sĩ , nhà điêu khắc , nhạc sĩ , nhà bác học lỗi lạc thiên tài , những triết gia khai sáng lẫy lừng và cả những ông vua thánh hiền . Phải chăng – đó là những cái đẹp siêu toàn mỹ mà Thượng Đế đã ban tặng con người !!!???
Thời đại say – trong màn đêm mê đắm
Con người ngủ lịm triền miên
Con tim ta mông mị
Ta đánh rơi suy tưởng
Môi ta chạm phím đàn quên lãng
Thời đại thức giấc – sám hối lắng nghe
Triệu triệu con tim cầu nguyện
Con tim ta thức tỉnh
Ta đam mê suy tưởng
Môi ta chạm phím đàn bất tử !
Trái đất của chúng ta đang bay trong khoảng không diễm ảo , bí huyền – chúng ta tưởng tượng hình ảnh toàn nhân loại đang khỏa thân trần trụi trong vẻ đẹp hồn nhiên , tuyệt mỹ của hình thể con người và chúng ta cầu nguyện – nguyện cầu – cùng đồng ca hát khúc nhạc ngợi ca tự do , sự bình yên và cái đẹp – khi đó tâm hồn mỗi chúng ta có thể sẽ chạm tới tâm hồn , trái tim vũ trụ – nơi khoảnh khắc thiêng liêng – mỗi chúng ta ý thức được sâu xa sự phi lý của bao sự hiện diện trên trái đất này trong nỗi thù hằn tranh giành và loại trừ lẫn nhau . Mỗi chúng ta chỉ còn hy vọng vào niềm tin : vô minh , u tối , nhầm lẫn sẽ dần dần được soi sáng , được cải hóa và mất dần .Thiên chức sáng tạo thầm kín kia sẽ đưa chúng ta đến vầng dương của trí tuệ trường tồn . Những giá trị vươn đến cái đẹp diễm lệ , tuyệt mỹ của tinh thần sẽ không lẻ loi cô đơn .Hết thảy – thánh thiện , trác tuyệt từ đâu đó rất gần sẽ đến như ánh sáng mặt trời , như bình minh ban mai hòa nhập vào những dòng máu thanh cao – dòng máu đã nuôi cấy và sinh trưởng cho nhân loại biết bao những thiên tài , những vĩ nhân khai sáng – họ giải phóng niềm hoan lạc trong tâm hồn bất diệt , là cứu cánh , là nguồn cảm hứng , cộng hưởng cho tương lai vươn tới Chân – Thiện – Mỹ .
Trong niềm thi hứng thiêng liêng – con người luôn mong đợi , hy vọng và vinh danh tất cả những thi nhân , nhà văn , họa sĩ , nhạc sĩ , kiến trúc sư , những nhà khoa học , những trết gia , những nhà chính trị …đều có thể trở nên những siêu nghệ sĩ – dành sự nghiệp cả cuộc đời để sáng tạo không ngưng nghỉ – không ngoài mục đích xây dựng cho cuộc sống hiện tại , cho tương lai xã hội hướng đến sự toàn mỹ hơn – đó cũng chính là cái đẹp – như một câu nổi nổi tiếng của Karl Marx : “ Con người sáng tạo theo quy luật của cái đẹp “ – đó cũng là con đường đưa chúng ta chạm gần đến chân lý hơn – bởi chân lý như lời của Socratet : – “ Chân lý là yếu tố quy tụ loài người lại với nhau “ .
.
Hà nội 1993
Tác giả gửi cho NTT blog
nguồn:http://nguyentuongthuy2012.wordpress.com/2013/06/05/thien-chuc-sang-tao-va-nguoi-nghe-si-ii/
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001