Vinacomin với kịch bản xin ưu đãi như Bauxite
Hiếu Lam
(ĐVO)
– Sau hơn 6 tháng thuế XK than được Bộ Tài chính điều chỉnh giảm về mức
10% thay vì mức 20%, Tập đoàn Than và Khoáng sản VN (Vinacomin) lại
tiếp tục đòi điều chỉnh thuế.
Xin giảm thuế, tăng giá bán than, dọa ngừng khai thác…
Theo lãnh đạo Vinacomin, chỉ riêng quý I/2013 tập đoàn này đã phải bán giá than cho ngành điện chỉ bằng 71-73% giá thành sản xuất than năm 2011, dẫn đến ngành than “mất” 1.500 tỷ đồng.
Theo đó, từ ngày 20/4, Chính phủ cho phép Vinacomin được điều chỉnh giá bán than cho điện với mức giá bằng 100% giá thành sản xuất của năm 2011 (đã được kiểm toán) – tăng thêm 21-22%.
Tuy nhiên, theo Vinacomin mức điều chỉnh này cũng chỉ bằng khoảng 80-85% giá thành sản xuất của năm 2013.
Viện dẫn, giá than bán than cho ngành điện thấp làm cho tài chính
ngành than “đuối sức”, Vinacomin đưa quan điểm, giá than cho điện được
điều chỉnh và chính sách thuế ổn định ở mức hợp lý, nếu không kéo theo
hàng nghìn công nhân không công ăn việc làm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến
ngành kinh tế.
Cần nhắc lại rằng, chỉ cách đây hơn 6 tháng từ 11/10/2012, thuế XK than đã được Bộ Tài chính điều chỉnh giảm về mức 10% thay vì mức 20% trước đó. Ở thời điểm trên, việc giảm thuế XK được cho sẽ giúp Tập đoàn Than và Khoáng sản VN (Vinacomin) XK được sản lượng dự kiến là 6,5 triệu tấn.
Ông Biên cho hay, lượng than XK sau thời điểm điều chỉnh thuế tăng, tính đến cuối năm 2012, lượng than tồn kho giảm tới 2 triệu tấn. Đến cuối tháng 3/2013, ngành than còn tồn kho 6,4 triệu tấn.
Nhưng chỉ 6 tháng sau, ông Nguyễn Văn Biên, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Vinacomin lại than vãn, mức thuế xuất khẩu 10% này vẫn thuộc hàng cao nhất thế giới.
Với lý do xuất khẩu than đang không có lãi và không thể bù đắp cho giá than bán vào ngành điện. Vinacomin tiếp tục đề nghị được điều chỉnh cơ chế thuế suất thuế xuất khẩu than. Tập đoàn này đang đề xuất tới Bộ Tài chính cơ chế điều chỉnh thuế xuất khẩu than tương ứng với giá than thế giới bình quân hàng quý. Theo đó, nếu giá than bình quân (tính theo loại cám 11 AHG) dưới 75 USD mỗi tấn thì mức thuế suất thuế xuất khẩu là 10%. Từ 75 đến dưới 85 USD, thuế xuất khẩu là 15% và trên 85 USD, thuế xuất khẩu là 20%.
“Ở thời điểm hiện nay, nếu thuế XK chỉ tăng thêm 1%, ngành than sẽ phải tính toán xem có tiếp tục XK than nữa hay không” – ông Nguyễn Văn Biên cho hay.
Kịch bản bô-xít lặp lại
Đòi hỏi này của Vinacomin được cho là kịch bản cũ từng áp dụng với ngành khai thác bô – xit của Vinamcomin. Khi đó các chuyên gia kinh tế đã chỉ ra, Vinacomin đã được Chính phủ quá ưu ái khi được hưởng mức thuế suất 0% đối với xuất khẩu alumin.
Theo Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), đến tháng 4/2013, Nhà máy Tân Rai đã sản xuất được 28.600 tấn alumin. Lợi nhuận sau thuế hiện đạt khoảng 896.000 đồng mỗi tấn, hụt hơn 314.000 đồng so với năm 2009. Vinacomin dự tính lỗ kế hoạch khoảng năm năm thay vì ba năm như tính toán ban đầu và phải mất hơn 11 năm mới có thể thu hồi vốn. Dự án chậm kế hoạch 2,5 năm và tổng mức đầu tư đến tháng 3 đã tăng hơn 3.600 tỉ đồng.
Phó chủ tịch Hội khoa học kinh tế Việt Nam Nguyễn Quang Thái đánh giá, những gì xảy ra ở Tân Rai cho thấy sự yếu kém của ban quản lý, nhà thầu và chủ đầu tư. Ông Thái cho rằng, dự án không tính đúng tính đủ các chi phí.
Với giá bán 340 USD mỗi tấn, giảm đáng kể so với thời điểm khởi động
dự án tháng 9-2009 (khi đó khoảng 365 USD), theo ông Thái, dự án không
đạt được mục tiêu đề ra và Vinacomin nắm chắc lỗ hàng chục triệu USD mỗi
năm.
Trong khi đó, Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công thương) đã thừa nhận những rủi ro có thể có với hai nhà máy Tân Rai và Nhân Cơ. Tuy vậy, lãnh đạo Vụ vẫn kỳ vọng dự án sẽ có hiệu quả kinh tế trong tương lai khi kinh tế hồi phục.
Dẫn số liệu của Bộ Công Thương, ông Nguyễn Văn Ban, nguyên Trưởng ban Nhôm – Titan, Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam nhìn nhận, dự án Tân Rai rủi ro cao vì tổng mức đầu tư tăng thêm 30%.
Mỗi năm chậm tiến độ, dự án Tân Rai mất tối thiểu khoảng 70-80 triệu USD. Ngoài ra, Tân Rai phải chi khoảng 24,6 triệu USD tiền vận tải, Nhân Cơ 38 triệu USD chưa kể chi phí lưu kho, bốc dỡ… Các chuyên gia cho rằng, việc vận chuyển trước mắt chủ yếu bằng ôtô, trong khi giá xăng dầu liên tục tăng càng làm dự án thêm rủi ro.
Hiện dự án Tân Rai đang chạy thử còn Nhân Cơ mới chỉ xây dựng được một nửa. Trong khi các chuyên gia lo ngại về tính khả thi của dự án thì Vinacomin cho rằng, hai dự án chậm tiến độ do dự án có quy mô vốn quá lớn, kỹ thuật và công nghệ phức tạp; tiến độ giải phóng mặt bằng chậm.
Năng lực quản lý điều hành của chủ đầu tư còn hạn chế; nhà thầu Trung Quốc còn lúng túng, không lường hết những khó khăn phát sinh.
Đó là chưa kể Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản bị mắc vào “bẫy giá rẻ” vì đã chọn công nghệ lạc hậu của nhà thầu Trung Quốc trong quá trình đấu thầu.
Để dự án có hiệu quả, Vinacomin đề nghị giảm thuế tài nguyên, phí môi trường từ 30.000 đồng mỗi tấn xuống còn 5.000 đồng. Tuy nhiên, đề xuất này được Phó chủ tịch Hội khoa học kinh tế Việt Nam Nguyễn Quang Thái nhìn nhận “Vinacomin đã đặt Nhà nước vào thế phải hy sinh cho mình”.
Từ Việt Nam ngó ra các nước…
Trong khi các nước trên thế giới, cụ thể là các nước Châu Á như Trung Quốc và Nhật Bản đang tìm mọi cách “bảo toàn” tài nguyên khoáng sản trong nước và tìm kiếm, khai thác nguồn nguyên liệu thô ở nước ngoài để đảm bảo nguồn cung cho sản xuất trong nước. Còn Việt Nam lại đi ngược xu hướng này, thi nhau khai thác tài nguyên để bán ra nước ngoài với giá rẻ rồi lại nhập về chính loại than mà chúng ta đã và đang “tích cực” xuất khẩu với giá cao.
Ví dụ với Trung Quốc – ngành khai khoáng Trung Quốc đã tự đáp ứng được khoảng 92% về khoáng sản năng lượng, 80% về khoáng sản cho công nghiệp và khoảng 70% khoáng sản cho sản xuất vật tư nông nghiệp. Tuy nhiên, để đảm bảo cho các mục tiêu phát triển trong tương lai, Trung Quốc đã có chiến lược nhập khẩu không hạn chế các loại tài nguyên khoáng sản (TNKS) chiến lược; mở rộng đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò, khai thác TNKS; thành lập trung tâm dự trữ các loại TNKS chiến lược; đưa ra các mô hình khai thác chế biến khoáng sản trong nước theo hướng bền vững.
Đối với những nước đang phát triển, Trung Quốc thực hiện chính sách hỗ trợ ODA để đổi lấy quyền khai thác sau đó mang về nước chế biến.
Với những nước công nghiệp phát triển, Trung Quốc tìm cách có chân trong hội đồng quản trị những Tập đoàn khoáng sản quốc tế. Cả hai cách này đều đem lại nguồn khoáng sản dồi dào với giá cạnh tranh.
Còn với Nhật, Nhật thực hiện chính sách tăng cường đầu tư hoặc liên doanh, liên kết với các Chính phủ khác để có nguồn nguyên liệu.
Ngoài việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía Chính phủ, để đối phó với các tập đoàn lớn của Brazil, Anh và Australia đang khống chế thị trường quặng sắt thế giới, các công ty Nhật Bản có xu hướng liên minh liên kết. Vào cuối năm 2008, năm công ty cán thép hàng đầu Nhật Bản đã liên kết với nhau để mua lại quyền khai thác một mỏ quặng vào loại lớn nhất ở Brazil4.
Trên thực tế, tài nguyên khoáng sản của Việt Nam chủ yếu khai thác để xuất khẩu thô. Hiện Việt Nam vẫn chưa có chiến lược dự trữ tài nguyên khoáng sản cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tình trạng khá phổ biến hiện nay là ở đâu có khoáng sản, ở đó có khai thác, khai thác tối đa, khai thác bằng mọi giá và khai thác bất kỳ loại khoáng sản nào để xuất khẩu, không quan tâm đến hậu quả môi trường…
Cũng như Titan, các loại khoáng sản khác như sắt, đồng, chì,… đều được xuất khẩu. Cuối năm 2009, Bộ Công Thương Việt Nam đã tiếp tục đề nghị Thủ tướng cho Tập đoàn TKV xuất khẩu thêm thêm 400 nghìn tấn quặng sắt, 84 nghìn tấn tinh quặng magnetit, 18 nghìn tấn mangan, 44 nghìn tấn kẽm… để tháo gỡ những khó khăn cho các doanh nghiệp thuộc TKV do dư thừa biên chế và thiếu công nghệ chế biến sâu trong nước.
Sau khi đã thực hiện xuất khẩu 24 triệu tấn than trong năm 2009, năm nay TKV lại đề nghị xuất khẩu thêm 18 triệu tấn nữa. Riêng đối với quặng đồng, đề nghị cho xuất khẩu 20.000 tấn tinh quặng đồng quy khô.
Trong khi vẫn tiếp tục xuất khẩu than với mức giá được nhiều chuyên gia kinh tế cho là thấp, thì Tập đoàn TKV cùng một số tập đoàn, tổng công ty khác như Tập đoàn Điện lực, Tổng công ty Thép… lại xây dựng đề án nhập khẩu than để từ năm 2012 trở đi, nhập khẩu than với số lượng ngày càng lớn. Đây là một thực tế luẩn quẩn trong chiến lược tiết kiệm và sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản của Việt Nam.
Hiếu Lam
Nguồn: http://www.baodatviet.vn/kinh-te/dau-tu-tai-chinh/201306/vinacomin-voi-kich-ban-xin-uu-dai-nhu-bauxite-2349383/
(ĐVO) – Theo Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), từ tháng 7/2013, ngành than dự kiến chỉ có thể xuất khẩu được 400-500 nghìn tấn/tháng, giảm hơn một nửa so với 6 tháng đầu năm 2013.
Vinacomin: Xuất khẩu giảm vì thuế
Giải thích cho nguyên nhân này, ông Nguyễn Văn Biên, Phó Tổng Giám đốc Vinacomin cho biết: “Sau ngày 7/72013, thuế xuất khẩu than sẽ được điều chỉnh lên mức mới là 13% thay vì 10% như hiện nay sẽ khiến nhiều chủng loại than phải dừng xuất khẩu do không có lãi.
Từ năm 2012, Vinacomin đã phải tạm thời giảm đất bóc, tiền lương, khấu hao… để đảm bảo các hệ số tài chính ở mức an toàn tối thiểu cần phải cam kết với các nhà tài trợ vốn”.
Ông Biên khẳng định năm 2013, tập đoàn tiếp tục thực hiện các biện pháp tiết giảm chi phí (cắt giảm tiếp 5-10%), chọn nơi có giá thành thấp nhất để tạm thời tăng sản lượng khai thác tối đa trước, lùi sản lượng nơi có giá thành cao nhưng sản xuất than vẫn không có lãi.
Kêu khó để xin tăng giá than cho điện?
Theo ông Biên, nếu thuế xuất khẩu tăng cùng với hiện tại than phải tăng bán cho ngành điện nhưng giá thành còn thấp nên Vinacomin sẽ điều chỉnh lại sản lượng cả năm vì dự kiến cả năm có phấn đấu cũng chỉ tối đa bằng mức sản lượng năm 2012 (do tăng than bán vào điện nhưng giá bán còn thấp), giảm 4 triệu tấn so với kế hoạch.
Theo lãnh đạo Vinacomin, chỉ riêng quý I/2013 tập đoàn này đã phải bán giá than cho ngành điện chỉ bằng 71-73% giá thành sản xuất than năm 2011, dẫn đến ngành than “mất” 1.500 tỷ đồng.
Ngoài ra, sẽ có gần 15.000 lao động sẽ thiếu việc làm cùng với gia đình họ không đảm bảo được thu nhập, ảnh hưởng, tác động xấu đến đời sống, an sinh xã hội trên địa bàn.
Bên cạnh đó, có một số không nhỏ lực lượng lao động của các doanh nghiệp đang thực hiện hợp đồng với các doanh nghiệp ngành than trong việc bóc xúc đất đá, vận tải và cung ứng các dịch vụ cơ khí sửa chữa, thương mại… cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Xuất khẩu không được vì thuế hay vì Trung Quốc không nhập?
Được biết, hiện Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu than đá lớn nhất của Việt Nam, chiếm 83,9% tổng lượng than xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm 2013 của Việt Nam, tương đương trên 4 triệu USD, giảm 5,72% về trị giá so với cùng kỳ năm 2012. Một số loại than cám của Việt Nam cho nhiệt lượng thấp dưới tiêu chuẩn của Trung Quốc là 7.000 kcal/kg.
Ông Bùi Văn Khích, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam cho hay:Trung Quốc là thị trường chủ yếu của ngành than Việt Nam nhưng chúng ta chủ yếu xuất sang chất lượng thấp sang Trung Quốc. Nên vì thế, giá than chất lượng thấp xuất sang Trung Quốc khoảng 65 đô la Mỹ/tấn, giảm khoảng 20 đô la Mỹ so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, trong tháng 5/2013, Cơ quan năng lượng quốc gia Trung Quốc đề xuất lệnh cấm nhập khẩu than chất lượng kém, để tăng tiêu thụ sản phẩm nội địa, đồng thời góp phần giảm ô nhiễm môi trường.
Kinh tế tăng trưởng chậm khiến nhu cầu tiêu thụ than Trung Quốc giảm mạnh, dẫn tới giá than giảm mạnh tới 1/3 so với mức đỉnh cuối năm 2011, gây khó khăn cho các nhà khai mỏ Trung Quốc, hiện sản xuất khoảng gần 1/2 sản lượng toàn cầu.
Do đó, nhiều nhà sản xuất than Trung Quốc đã phải đóng cửa hoặc tạm dừng kinh doanh. Các nhà khai mỏ cho rằng, hạn chế nhập khẩu là biện pháp cần thiết để họ quay trở lại sản xuất.
Điều này có nghĩa là khoảng 50 triệu tấn than/năm sẽ bị ngừng nhập vào Trung Quốc.
Q.P.
Nguồn: http://www.baodatviet.vn/kinh-te/thi-truong-doanh-nghiep/201306/su-that-nho-ve-xuat-khau-than-cua-vinacomin-2349116/
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/17123
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Xin giảm thuế, tăng giá bán than, dọa ngừng khai thác…
Theo lãnh đạo Vinacomin, chỉ riêng quý I/2013 tập đoàn này đã phải bán giá than cho ngành điện chỉ bằng 71-73% giá thành sản xuất than năm 2011, dẫn đến ngành than “mất” 1.500 tỷ đồng.
Theo đó, từ ngày 20/4, Chính phủ cho phép Vinacomin được điều chỉnh giá bán than cho điện với mức giá bằng 100% giá thành sản xuất của năm 2011 (đã được kiểm toán) – tăng thêm 21-22%.
Cần nhắc lại rằng, chỉ cách đây hơn 6 tháng từ 11/10/2012, thuế XK than đã được Bộ Tài chính điều chỉnh giảm về mức 10% thay vì mức 20% trước đó. Ở thời điểm trên, việc giảm thuế XK được cho sẽ giúp Tập đoàn Than và Khoáng sản VN (Vinacomin) XK được sản lượng dự kiến là 6,5 triệu tấn.
Ông Biên cho hay, lượng than XK sau thời điểm điều chỉnh thuế tăng, tính đến cuối năm 2012, lượng than tồn kho giảm tới 2 triệu tấn. Đến cuối tháng 3/2013, ngành than còn tồn kho 6,4 triệu tấn.
Nhưng chỉ 6 tháng sau, ông Nguyễn Văn Biên, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Vinacomin lại than vãn, mức thuế xuất khẩu 10% này vẫn thuộc hàng cao nhất thế giới.
Với lý do xuất khẩu than đang không có lãi và không thể bù đắp cho giá than bán vào ngành điện. Vinacomin tiếp tục đề nghị được điều chỉnh cơ chế thuế suất thuế xuất khẩu than. Tập đoàn này đang đề xuất tới Bộ Tài chính cơ chế điều chỉnh thuế xuất khẩu than tương ứng với giá than thế giới bình quân hàng quý. Theo đó, nếu giá than bình quân (tính theo loại cám 11 AHG) dưới 75 USD mỗi tấn thì mức thuế suất thuế xuất khẩu là 10%. Từ 75 đến dưới 85 USD, thuế xuất khẩu là 15% và trên 85 USD, thuế xuất khẩu là 20%.
“Ở thời điểm hiện nay, nếu thuế XK chỉ tăng thêm 1%, ngành than sẽ phải tính toán xem có tiếp tục XK than nữa hay không” – ông Nguyễn Văn Biên cho hay.
Kịch bản bô-xít lặp lại
Đòi hỏi này của Vinacomin được cho là kịch bản cũ từng áp dụng với ngành khai thác bô – xit của Vinamcomin. Khi đó các chuyên gia kinh tế đã chỉ ra, Vinacomin đã được Chính phủ quá ưu ái khi được hưởng mức thuế suất 0% đối với xuất khẩu alumin.
Theo Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), đến tháng 4/2013, Nhà máy Tân Rai đã sản xuất được 28.600 tấn alumin. Lợi nhuận sau thuế hiện đạt khoảng 896.000 đồng mỗi tấn, hụt hơn 314.000 đồng so với năm 2009. Vinacomin dự tính lỗ kế hoạch khoảng năm năm thay vì ba năm như tính toán ban đầu và phải mất hơn 11 năm mới có thể thu hồi vốn. Dự án chậm kế hoạch 2,5 năm và tổng mức đầu tư đến tháng 3 đã tăng hơn 3.600 tỉ đồng.
Phó chủ tịch Hội khoa học kinh tế Việt Nam Nguyễn Quang Thái đánh giá, những gì xảy ra ở Tân Rai cho thấy sự yếu kém của ban quản lý, nhà thầu và chủ đầu tư. Ông Thái cho rằng, dự án không tính đúng tính đủ các chi phí.
Trong khi đó, Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công thương) đã thừa nhận những rủi ro có thể có với hai nhà máy Tân Rai và Nhân Cơ. Tuy vậy, lãnh đạo Vụ vẫn kỳ vọng dự án sẽ có hiệu quả kinh tế trong tương lai khi kinh tế hồi phục.
Dẫn số liệu của Bộ Công Thương, ông Nguyễn Văn Ban, nguyên Trưởng ban Nhôm – Titan, Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam nhìn nhận, dự án Tân Rai rủi ro cao vì tổng mức đầu tư tăng thêm 30%.
Mỗi năm chậm tiến độ, dự án Tân Rai mất tối thiểu khoảng 70-80 triệu USD. Ngoài ra, Tân Rai phải chi khoảng 24,6 triệu USD tiền vận tải, Nhân Cơ 38 triệu USD chưa kể chi phí lưu kho, bốc dỡ… Các chuyên gia cho rằng, việc vận chuyển trước mắt chủ yếu bằng ôtô, trong khi giá xăng dầu liên tục tăng càng làm dự án thêm rủi ro.
Hiện dự án Tân Rai đang chạy thử còn Nhân Cơ mới chỉ xây dựng được một nửa. Trong khi các chuyên gia lo ngại về tính khả thi của dự án thì Vinacomin cho rằng, hai dự án chậm tiến độ do dự án có quy mô vốn quá lớn, kỹ thuật và công nghệ phức tạp; tiến độ giải phóng mặt bằng chậm.
Năng lực quản lý điều hành của chủ đầu tư còn hạn chế; nhà thầu Trung Quốc còn lúng túng, không lường hết những khó khăn phát sinh.
Đó là chưa kể Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản bị mắc vào “bẫy giá rẻ” vì đã chọn công nghệ lạc hậu của nhà thầu Trung Quốc trong quá trình đấu thầu.
Để dự án có hiệu quả, Vinacomin đề nghị giảm thuế tài nguyên, phí môi trường từ 30.000 đồng mỗi tấn xuống còn 5.000 đồng. Tuy nhiên, đề xuất này được Phó chủ tịch Hội khoa học kinh tế Việt Nam Nguyễn Quang Thái nhìn nhận “Vinacomin đã đặt Nhà nước vào thế phải hy sinh cho mình”.
Từ Việt Nam ngó ra các nước…
Trong khi các nước trên thế giới, cụ thể là các nước Châu Á như Trung Quốc và Nhật Bản đang tìm mọi cách “bảo toàn” tài nguyên khoáng sản trong nước và tìm kiếm, khai thác nguồn nguyên liệu thô ở nước ngoài để đảm bảo nguồn cung cho sản xuất trong nước. Còn Việt Nam lại đi ngược xu hướng này, thi nhau khai thác tài nguyên để bán ra nước ngoài với giá rẻ rồi lại nhập về chính loại than mà chúng ta đã và đang “tích cực” xuất khẩu với giá cao.
Ví dụ với Trung Quốc – ngành khai khoáng Trung Quốc đã tự đáp ứng được khoảng 92% về khoáng sản năng lượng, 80% về khoáng sản cho công nghiệp và khoảng 70% khoáng sản cho sản xuất vật tư nông nghiệp. Tuy nhiên, để đảm bảo cho các mục tiêu phát triển trong tương lai, Trung Quốc đã có chiến lược nhập khẩu không hạn chế các loại tài nguyên khoáng sản (TNKS) chiến lược; mở rộng đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò, khai thác TNKS; thành lập trung tâm dự trữ các loại TNKS chiến lược; đưa ra các mô hình khai thác chế biến khoáng sản trong nước theo hướng bền vững.
Đối với những nước đang phát triển, Trung Quốc thực hiện chính sách hỗ trợ ODA để đổi lấy quyền khai thác sau đó mang về nước chế biến.
Với những nước công nghiệp phát triển, Trung Quốc tìm cách có chân trong hội đồng quản trị những Tập đoàn khoáng sản quốc tế. Cả hai cách này đều đem lại nguồn khoáng sản dồi dào với giá cạnh tranh.
Còn với Nhật, Nhật thực hiện chính sách tăng cường đầu tư hoặc liên doanh, liên kết với các Chính phủ khác để có nguồn nguyên liệu.
Ngoài việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía Chính phủ, để đối phó với các tập đoàn lớn của Brazil, Anh và Australia đang khống chế thị trường quặng sắt thế giới, các công ty Nhật Bản có xu hướng liên minh liên kết. Vào cuối năm 2008, năm công ty cán thép hàng đầu Nhật Bản đã liên kết với nhau để mua lại quyền khai thác một mỏ quặng vào loại lớn nhất ở Brazil4.
Trên thực tế, tài nguyên khoáng sản của Việt Nam chủ yếu khai thác để xuất khẩu thô. Hiện Việt Nam vẫn chưa có chiến lược dự trữ tài nguyên khoáng sản cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tình trạng khá phổ biến hiện nay là ở đâu có khoáng sản, ở đó có khai thác, khai thác tối đa, khai thác bằng mọi giá và khai thác bất kỳ loại khoáng sản nào để xuất khẩu, không quan tâm đến hậu quả môi trường…
Cũng như Titan, các loại khoáng sản khác như sắt, đồng, chì,… đều được xuất khẩu. Cuối năm 2009, Bộ Công Thương Việt Nam đã tiếp tục đề nghị Thủ tướng cho Tập đoàn TKV xuất khẩu thêm thêm 400 nghìn tấn quặng sắt, 84 nghìn tấn tinh quặng magnetit, 18 nghìn tấn mangan, 44 nghìn tấn kẽm… để tháo gỡ những khó khăn cho các doanh nghiệp thuộc TKV do dư thừa biên chế và thiếu công nghệ chế biến sâu trong nước.
Sau khi đã thực hiện xuất khẩu 24 triệu tấn than trong năm 2009, năm nay TKV lại đề nghị xuất khẩu thêm 18 triệu tấn nữa. Riêng đối với quặng đồng, đề nghị cho xuất khẩu 20.000 tấn tinh quặng đồng quy khô.
Trong khi vẫn tiếp tục xuất khẩu than với mức giá được nhiều chuyên gia kinh tế cho là thấp, thì Tập đoàn TKV cùng một số tập đoàn, tổng công ty khác như Tập đoàn Điện lực, Tổng công ty Thép… lại xây dựng đề án nhập khẩu than để từ năm 2012 trở đi, nhập khẩu than với số lượng ngày càng lớn. Đây là một thực tế luẩn quẩn trong chiến lược tiết kiệm và sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản của Việt Nam.
Hiếu Lam
Nguồn: http://www.baodatviet.vn/kinh-te/dau-tu-tai-chinh/201306/vinacomin-voi-kich-ban-xin-uu-dai-nhu-bauxite-2349383/
**********
Sự thật nhỏ về xuất khẩu than của Vinacomin
Quế Phong(ĐVO) – Theo Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), từ tháng 7/2013, ngành than dự kiến chỉ có thể xuất khẩu được 400-500 nghìn tấn/tháng, giảm hơn một nửa so với 6 tháng đầu năm 2013.
Vinacomin: Xuất khẩu giảm vì thuế
Giải thích cho nguyên nhân này, ông Nguyễn Văn Biên, Phó Tổng Giám đốc Vinacomin cho biết: “Sau ngày 7/72013, thuế xuất khẩu than sẽ được điều chỉnh lên mức mới là 13% thay vì 10% như hiện nay sẽ khiến nhiều chủng loại than phải dừng xuất khẩu do không có lãi.
Từ năm 2012, Vinacomin đã phải tạm thời giảm đất bóc, tiền lương, khấu hao… để đảm bảo các hệ số tài chính ở mức an toàn tối thiểu cần phải cam kết với các nhà tài trợ vốn”.
Ông Biên khẳng định năm 2013, tập đoàn tiếp tục thực hiện các biện pháp tiết giảm chi phí (cắt giảm tiếp 5-10%), chọn nơi có giá thành thấp nhất để tạm thời tăng sản lượng khai thác tối đa trước, lùi sản lượng nơi có giá thành cao nhưng sản xuất than vẫn không có lãi.
Theo ông Biên, nếu thuế xuất khẩu tăng cùng với hiện tại than phải tăng bán cho ngành điện nhưng giá thành còn thấp nên Vinacomin sẽ điều chỉnh lại sản lượng cả năm vì dự kiến cả năm có phấn đấu cũng chỉ tối đa bằng mức sản lượng năm 2012 (do tăng than bán vào điện nhưng giá bán còn thấp), giảm 4 triệu tấn so với kế hoạch.
Theo lãnh đạo Vinacomin, chỉ riêng quý I/2013 tập đoàn này đã phải bán giá than cho ngành điện chỉ bằng 71-73% giá thành sản xuất than năm 2011, dẫn đến ngành than “mất” 1.500 tỷ đồng.
Ngoài ra, sẽ có gần 15.000 lao động sẽ thiếu việc làm cùng với gia đình họ không đảm bảo được thu nhập, ảnh hưởng, tác động xấu đến đời sống, an sinh xã hội trên địa bàn.
Bên cạnh đó, có một số không nhỏ lực lượng lao động của các doanh nghiệp đang thực hiện hợp đồng với các doanh nghiệp ngành than trong việc bóc xúc đất đá, vận tải và cung ứng các dịch vụ cơ khí sửa chữa, thương mại… cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Xuất khẩu không được vì thuế hay vì Trung Quốc không nhập?
Được biết, hiện Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu than đá lớn nhất của Việt Nam, chiếm 83,9% tổng lượng than xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm 2013 của Việt Nam, tương đương trên 4 triệu USD, giảm 5,72% về trị giá so với cùng kỳ năm 2012. Một số loại than cám của Việt Nam cho nhiệt lượng thấp dưới tiêu chuẩn của Trung Quốc là 7.000 kcal/kg.
Ông Bùi Văn Khích, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam cho hay:Trung Quốc là thị trường chủ yếu của ngành than Việt Nam nhưng chúng ta chủ yếu xuất sang chất lượng thấp sang Trung Quốc. Nên vì thế, giá than chất lượng thấp xuất sang Trung Quốc khoảng 65 đô la Mỹ/tấn, giảm khoảng 20 đô la Mỹ so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, trong tháng 5/2013, Cơ quan năng lượng quốc gia Trung Quốc đề xuất lệnh cấm nhập khẩu than chất lượng kém, để tăng tiêu thụ sản phẩm nội địa, đồng thời góp phần giảm ô nhiễm môi trường.
Kinh tế tăng trưởng chậm khiến nhu cầu tiêu thụ than Trung Quốc giảm mạnh, dẫn tới giá than giảm mạnh tới 1/3 so với mức đỉnh cuối năm 2011, gây khó khăn cho các nhà khai mỏ Trung Quốc, hiện sản xuất khoảng gần 1/2 sản lượng toàn cầu.
Do đó, nhiều nhà sản xuất than Trung Quốc đã phải đóng cửa hoặc tạm dừng kinh doanh. Các nhà khai mỏ cho rằng, hạn chế nhập khẩu là biện pháp cần thiết để họ quay trở lại sản xuất.
Điều này có nghĩa là khoảng 50 triệu tấn than/năm sẽ bị ngừng nhập vào Trung Quốc.
Q.P.
Nguồn: http://www.baodatviet.vn/kinh-te/thi-truong-doanh-nghiep/201306/su-that-nho-ve-xuat-khau-than-cua-vinacomin-2349116/
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/17123
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001