Posted by basamnews on 10/11/2012
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Tư, ngày 7/11/2012
(Micah Zenko và Michael A. Cohen - Foreign Affairs )
Tháng 8 năm ngoái, ứng cử viên tổng thống thuộc đảng Cộng hòa Mitt Romney đã thực hiện cái đã trở thành một nghi lễ chuyển đổi 4 năm một lần trong hoạt động chính trị tranh cử tổng thống Mỹ: ông đã đọc một bài diễn văn trước hội nghị hàng năm của các cựu chiến binh tham gia các cuộc chiến tranh ở nước ngoài. Bức thông điệp của ông bắt nguồn từ một truyền thống rất quan trọng khác của nước Mỹ: đó là thổi phồng những mối đe dọa của nước ngoài với Mỹ. Romney tuyên bố sẽ là “mơ tưởng khi cho rằng thế giới đang trở thành một nơi an toàn hơn. Sự thực thì ngược lại. Đơn giản hãy xem xét những phần tử Thánh chiến Hồi giáo, một nước Iran gần được coi là nước sản xuất vũ khí hạt nhân, một Trung Đông náo loạn, một Pakixtan bất ổn, một Bắc Triều Tiên sống trong ảo giác, một nước Nga quyết đoán và một cường quốc toàn cầu đang nổi lên được gọi là Trung Quốc. Không, thế giới này đang không trở nên an toàn hơn”.
Không lâu sau đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã lặp lại tuyên bố của Romney. Trong bài diễn thuyết đọc hồi tháng 10/2011, Panetta đã lên tiếng cảnh báo về những mối đe dọa đang nảy sinh “từ chủ nghĩa khủng bố cho tới sự phổ biến các vũ khí hạt nhân; từ những nước bị coi là bất hảo cho đến các cuộc tấn công mạng; từ các cuộc cách mạng ở Trung Đông cho đến cuộc khủng hoảng kinh tế ở châu Âu cho đến sự nổi lên của các cường quốc mới như Trung Quốc và Ấn Độ. Tất cả những thay đổi này tượng trưng cho những thay đổi về an ninh, địa lý, kinh tế và nhân khẩu học trong trật tự quốc tế làm cho thế giới càng không thể dự đoán được hơn, hay thay đổi hơn và đúng là nguy hiểm hơn”. Tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân, đã bày tỏ sự đồng tình trong một bài diễn văn mới đây, lập luận rằng “số lượng và các kiểu đe dọa mà chúng ta phải đối phó đã tăng đáng kể”. Và Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Hillary Clinton đã nhấn mạnh điểm này qua việc khẳng định rằng nước Mỹ hiện đang ở trong một “thế giới rất phức tạp và nguy hiểm”.
Trong giới tinh hoa vạch chính sách đối ngoại, hiện vẫn có một niềm tin phổ cập khắp nơi rằng thế giới hậu Chiến tranh Lạnh là một nơi nguy hiểm, đầy rẫy sự bất trắc lớn và nhũng rủi ro nghiêm trọng. Một cuộc điều tra do Trung tâm nghiên cứu Pew về người dân và báo chí được tiến hành từ năm 2009 cho thấy 69% các thành viên của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại cho rằng đối với nước Mỹ tại thời điểm đó, thế giới hoặc là nguy hiểm tương tự hoặc là nguy hiểm hơn so với thế giới trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Tương tự như vậy, năm 2008, Trung tâm vì sự Tiến bộ của nước Mỹ đã điều tra hơn 100 chuyên gia nghiên cứu chính sách đối ngoại và thấy rằng 70% trong số họ tin rằng thế giới đang trở nên nguy hiểm hơn. Có lẽ hơn bất kỳ một ý tưởng nào khác, niềm tin này định hình các cuộc tranh luận về chính sách đối ngoại của Mỹ và tạo nên sự hiểu biết của công chúng về các công việc quốc tế.
Chỉ có một vấn đề. Điều đó đơn giản là sai lầm. Thế giới mà nước Mỹ đang tồn tại ngày nay là một nơi bảo đảm và an toàn đáng kể. Đó là một thế giới với ít xung đột bạo lực hơn và có nhiều tự do chính trị hơn so với gần như bất kỳ một thời điểm nào khác trong lịch sử nhân loại. Trên khắp thế giới, người dân có tuổi thọ cao hơn và có cơ hội kinh tế lớn hơn bao giờ hết trước đây. Mỹ không phải đối phó với những mối đe dọa hiện hữu nghe có vẻ hợp lý nào, không có đối thủ được coi là cường quốc lớn nào cũng như không có sự cạnh tranh ngắn hạn nào về vai trò bá chủ toàn cầu. Quân đội Mỹ hiện hùng mạnh nhất thế giới, và ngay cả ở giữa giai đoạn suy thoái kéo dài, nền kinh tế Mỹ vẫn là một trong những nền kinh tế năng động và dễ thích nghi nhất trên thế giới. Mặc dù Mỹ phải đối mặt với hàng loạt thách thức quốc tế, chúng gây ít rủi ro cho đại đa số công dân Mỹ và có thể được chế ngự bằng các công cụ ngoại giao, kinh tế hiện tại và trong một chừng mực ít hơn nhiều bằng các công cụ quân sự.
Thực tế này được phản ánh đơn thuần trong chiến lược an ninh quốc gia Mỹ hoặc trong các cuộc tranh luận về chính sách đối ngoại của Mỹ. Chiến lược An ninh Quốc gia mới đây nhất của Tổng thống Mỹ Barack Obama mong muốn có “một thế giới trong đó nước Mỹ mạnh hơn, an ninh hơn và có khả năng vượt qua những thách thức của chúng ta trong khi có sức hấp dẫn đối với nhũng khát vọng của người dân trên toàn thế giới”. Tuy nhiên, về cơ bản đó là thế giới đang tồn tại ngày nay. Mỹ là cường quốc hùng mạnh nhất trên thế giới không bị thách thức và an toàn. Nhưng giới tinh hoa về chính sách và chính trị của nước này dường như không muốn thừa nhận sự thật này, còn ít phản ánh điều đó vào trong chính sách đối ngoại và vạch quyết định về an ninh quốc gia hơn nhiều.
Sự khác biệt giữa những mối đe dọa bên ngoài và những mối đe dọa trong nước là do sự kết hợp của nhiều nhân tố. Điều rõ ràng và quan trọng nhất là hoạt động chính trị về bầu cử. Việc phóng đại các mối đe dọa phục vụ cho lợi ích của cả hai chính đảng. Đối với những người Cộng hòa, những người từ lâu được hưởng lợi từ việc công kích những người Dân chủ về cái gọi là sự yếu kém của họ trong việc đối mặt với những mối đe dọa của bên ngoài, có ít động cơ để làm dịu bớt giọng điệu khoa trương này; quan niệm về một thế giới nguy hiểm có lẽ làm nổi bật lợi thế chính trị lớn nhất của họ. Đối với những người Dân chủ, những người lo ngại bị đóng vai nhũng kẻ vô trách nhiệm, hành động và phát ngôn cứng rắn là lá chắn bảo vệ chống lại nhũng sự tấn công của đảng Cộng hòa và là một hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp một thách thức đặt ra trước nước Mỹ được cụ thể hóa thành một mối đe dọa thực sự. Cảnh báo về một thế giới đầy nguy hiểm cũng có lợi cho nhũng nhóm lợi ích trong bộ máy hành chính có thế lực. Bóng ma của những mối nguy hiểm đang hiện ra rõ rệt duy trì và biện minh cho những ngân sách khổng lồ dành cho giới quân sự và các cơ quan tình báo, cùng cơ sở hạ tầng an ninh quốc gia tồn tại ở bên ngoài chính phủ như các nhà thầu khoán quân sự, các nhóm vận động ngoài hành lang, các nhóm tư vấn và các khoa trong các trường đại học.
Cũng có một vòng lặp phản hồi nguy hại đang có tác động. Do có sự thổi phồng lặp đi lặp lại về những mối đe dọa đang đặt ra trước nước Mỹ, Oasinhtơn quá chú trọng đến các giải pháp quân sự đối với các vấn đề (bao gồm nhiều giải pháp có thể được giải quyết tốt nhất bằng những biện pháp phi quân sự.) Quân sự hóa chính sách đối ngoại đến lượt nó dẫn đến những cảnh báo đen tối hơn về những tác động tai hại tiềm tàng của bất kỳ nỗ lực nào nhằm tái cân bằng chi phí an ninh quốc gia hoặc cắt giảm ngân sách quân sự to lớn – những cảnh báo chắc hẳn được thúc đẩy bởi việc thổi phồng mối đe dọa hơn nữa. Mùa thu 2011, Tướng Norton Schwartz, Tham mưu trưởng Lực lượng Không quân Mỹ, nói rằng những cắt giảm quốc phòng theo đó đẩy mức chi tiêu quân sự trở lại mức của năm 2007 sẽ phá hoại “khả năng bảo vệ quốc gia” của quân đội và có thể tạo ra “những hậu quả thảm khốc”. Theo cùng những đường lối như vậy, Panetta đã cảnh báo rằng những cắt giảm chi tiêu tương tự sẽ “mời chào sự gây hấn” của kẻ thù. Đây là những tuyên bố gây hoang mang căn cứ vào thực tế là ngân sách quân sự của Mỹ hiện lớn hơn các ngân sách quân sự của 14 nước được xếp ngay sau Mỹ cộng lại và Mỹ vẫn duy trì hệ thống vũ khí được nhằm chống lại một kẻ thù đã biến mất cách đây 20 năm.
Dĩ nhiên, sự thổi phồng mối đe dọa không có gì mới. Trong cuộc Chiến tranh Lạnh, mặc dù Mỹ đã đối mặt với những mối đe dọa tồn tại thực sự, các nhà lãnh đạo chính trị Mỹ tuy vậy đã thổi phồng những mối đe dọa nhỏ hơn hoặc nhập chúng làm một với những mối đe dọa lớn hơn. Ngày nay, không có mảy may mối nguy hiểm nào đối với nước Mỹ tương tự như những mối nguy hiểm của kỷ nguyên Chiến tranh Lạnh, tuy nhiên các nhà vạch chính sách thường nói bằng những ngôn từ gây hoang mang đã từng được dùng để mô tả xung đột siêu cường. Quả thực, cách tư duy của Mỹ trong thế giới sau sự kiện ngày 11/9 đã được nắm bắt tốt nhất (mặc dù thô thiển) bởi cựu Phó tổng thống Mỹ Dick Cheney. Trong khi vẫn còn đương nhiệm, Cheney đã thúc đẩy ý tưởng cho rằng Mỹ thậm chí phải chuẩn bị cho mối đe dọa xa xôi nhất như thể nó chắc chắn sẽ xảy ra. Nhà báo Ron Suskind gọi niềm tin này là “học thuyết 1%”, ám chỉ cái mà Cheney gọi là “cơ hội 1% là các nhà khoa học Pakixtan đang giúp quân al Qaeda sản xuất hoặc phát triển một vũ khí hạt nhân”. Theo Suskind, Cheney quả quyết rằng Mỹ phải coi mối đe dọa tiềm ẩn xa xôi này “như một điều chắc chắn về mặt phản ứng của chúng ta”.
Tình trạng dễ phản ứng nhanh nhậy như vậy hiếm khi thấy ở bên ngoài lĩnh vực an ninh quốc gia, ngay cả khi chính phủ phải đương đầu với những vấn đề gây thiệt hại cho người Mỹ nhiều hơn so với bất kỳ mối đe dọa nào ở bên ngoài. Theo một phân tích do chuyên gia nghiên cứu về ngân sách Linda Bilmes và nhà kinh tế Joseph Stiglitz đưa ra, trong 10 năm kể từ sự kiện 11/9, tống chi phí trực tiếp và gián tiếp mà Mỹ đối phó lại vụ giết hại gần 3000 công dân của nước này đã lên tới trên 3 nghìn tỉ USD. Một bản nghiên cứu của Urban Institute, một tổ chức tư vấn không theo đảng phái, ước tính rằng trong giai đoạn gối nhau từ năm 2000 đến năm 2006, 137.000 người Mỹ đã chết sớm do họ thiếu bảo hiểm y tế. Mặc dù chính phủ liên bang duy trì các chương trình bảo hiểm y tế thiết thực dành cho những người Mỹ trong diện nghèo và có tuổi, phản ứng của Mỹ trước cuộc khủng hoảng trên phạm vi toàn quốc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe trong suốt thời điểm đó tỏ ra yếu kém so với phản ứng của nước này trước các cuộc tấn công khủng bố ít gây chết người hơn nhiều.
Thay vì học thuyết 1% của Cheney, những gì mà Mỹ thực sự cần là một học thuyết 99%: một chiến lược an ninh quốc gia dựa trên thực tế rằng Mỹ hiện là một nước an toàn và được bảo vệ tốt và dựa vào thực tế là các cơ hội để mở rộng những lợi ích của Mỹ vượt xa so với những mối đe dọa đối với chúng. Nhận thức đầy đủ và thấu đáo thế giới như nó là vậy ngày nay là cách duy nhất để giữ nước Mỹ an toàn và chống lại những phản ứng quá mạnh mẽ theo đó định rõ chính sách đối ngoại của nước này trong một thời gian quá dài.
Tốt hơn bao giờ hết
Mỹ cùng với các nước còn lại trên thế giới hiện đối mặt với một thời kỳ bất ổn về kinh tế và chính trị. Nhưng hãy xem xét 4 xu hướng toàn cầu dài hạn theo đó làm nổi bật mức độ sai lạc như thế nào của việc không ngừng gây hoang mang sợ hãi trong hoạt động chính trị của Mỹ: đó là xung đột bạo lực có xu hướng giảm, số vụ có liên quan đến khủng bố suy giảm, tự do chính trị và phồn thịnh mở rộng và có sự cải thiện về mặt y tế công cộng trên phạm vi toàn cầu. Năm 1992, đã có 53 vụ xung đột vũ trang diễn ra quyết liệt ở 39 nước trên thế giới; năm 2010, có 30 vụ xung đột vũ trang ở 25 nước, trong đó theo Chương trình Dữ liệu Xung đột Uppsala chỉ có 4 vụ làm ít nhất 1000 người chết liên quan đến chiến đấu và vì vậy có thể được coi là những cuộc chiến tranh: các cuộc xung đột ở Ápganixtan Irắc Pakixtan và Xômali, hai trong số các cuộc xung đột này là do Mỹ khởi xướng.
Ngày nay, chiến tranh dường như chỉ là những cuộc xung đột cường độ thấp và tính trung bình số người bị thiệt mạng ít hơn khoảng 90% số ngựời thiệt mạng mà những cuộc chiến hung bạo đã gây ra trong những năm 1950. Quả thực, thập kỷ đầu tiên của thế kỷ này đã chứng kiến số người chết do chiến tranh ít hơn so với bất kỳ thập kỷ nào trong thế kỷ trước. Trong khi đó, các nước lớn trên thế giới đã không tiến hành một cuộc xung đột trực tiếp trong hơn 60 năm qua -“một giai đoạn kéo dài nhất của hòa bình giữa các cường quốc chủ yếu trong hàng thế kỷ ”, như Dự án Báo cáo An ninh của Con người cho biết. Và cũng không có nhiều lý do để Mỹ lo ngại về một cuộc chiến như vậy trong tương lai gần: không có nước nào hiện cỏ khả năng hoặc chiều hướng đối đầu với Mỹ về mặt quân sự.
Phần lớn nỗi lo ngại tràn ngập trong chính sách đối ngoại Mỹ bắt nguồn từ thảm họa ngày 11/9. Tuy nhiên, theo Bộ Ngoại giao Mỹ, mặc dù chiến thuật khủng bố vẫn là một tai họa trong các cuộc xung đột được địa phương hóa, từ năm 2006 đến năm 2010, tổng số các cuộc tấn công khủng bố đã giảm gần 20%, và số người chết do khủng bố gây ra đã giảm 35%. Trong năm 2010, trên 3/4 tổng số nạn nhân của sự khủng bố – có nghĩa là bạo lực với động cơ chính trị và có chủ tâm do các nhóm không thuộc nhà nước gây ra chống lại các mục tiêu phi quân sự – đã bị thương và bị giết hại trong những vùng xảy ra chiến tranh ở Ápganixtan, Irắc, Pakixtan và Xômali. Trong số 13.186 người bị thiệt mạng trong các cuộc tấn công khủng bố vào năm 2010, chỉ có 15 người hoặc 0,1% là các công dân Mỹ. Tại hầu hết các nơi ngày nay – và đặc biệt là Mỹ – khả năng bị giết hại vì một cuộc tấn công khủng bố hoặc trong một cuộc xung đột quân sự đã giảm xuống gần con số 0.
Do bạo động và chiến tranh giảm bớt, tự do và sự cai trị theo kiểu dân chủ đã mang lại những lợi ích lớn. Theo tổ chức Freedom House, có 69 nền dân chủ do dân bầu vào lúc kết thúc cuộc Chiến tranh Lạnh; ngày nay, có 117 nền dân chủ. Và trong suốt thời gian đó, số quốc gia dưới chế độ chuyên quyền đã giảm từ con số 62 xuống 48. Chắc chắn, trong tiến trình dân chủ hóa, các nước với các thể chế chính trị yếu kém có thể bị lâm nhiều hơn vào tình trạng bất ổn trong ngắn hạn, xảy ra nội chiến và xung đột liên quốc gia. Tuy nhiên, trải qua thời gian, các nền dân chủ sẽ có các công dân khỏe mạnh hơn và được giáo dục tốt hơn, gần như chưa bao giờ trải qua chiến tranh với các nền dân chủ khác, và dường như ít phải chống lại các nước không dân chủ.
Những mối quan hệ về kinh tế giữa các nước cũng tăng, thậm chí đứng trước sự giảm sút về kinh tế kéo dài trên phạm vi toàn cầu. Ngày nay, 153 nước thuộc Tổ chức Thương mại Thế giới và bị ràng buộc bởi các cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức này. Nhờ có các rào cản buôn bán thấp, các mặt hàng xuất khẩu hiện chiếm hơn 30% tổng số hàng hóa trên thế giới, một tỉ lệ lớn gấp ba lần trong 40 năm qua. Mỹ đã chứng kiến hàng xuất khẩu của mình sang các nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới tăng khoảng 500% trong thập kỷ trước. Lưu lượng tiền tệ cũng tăng mạnh, với 4 nghìn tỉ USD lưu chuyển quanh thế giới trong các thị trường hối đoái mỗi ngày. Việc chuyển tiền, một công cụ cơ bản để làm giảm nạn nghèo đói ở các nước đang phát triển, đã tăng hơn gấp ba lần trong thập kỷ qua, lên tới trên 440 tỉ USD mỗi năm. Một phần nhờ kết quả của những xu hướng này, nạn nghèo đói đang trên đà giảm bớt: trong năm 1981, một nửa số người đang sinh sống ở các nước đang phát triển trên thế giới đã tồn tại với chưa đầy 1,25 USD/ ngày; ngày nay, con số trên là vào khoảng 1/6. Giống như việc dân chủ hóa, phát triển kinh tế đôi lúc cũng tiêu tốn mất những khoản chi phí đáng kể. Đặc biệt, tự do hóa kinh tế có thể làm căng thẳng mạng lưới an sinh xã hội vốn trợ giúp cho những người dân dễ bị tổn thương nhất của xã hội và có thể làm tăng những sự bất bình đẳng. Tuy nhiên, từ viễn cảnh của Mỹ, sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế ngày càng tăng là nét khả quan tích cực thực sự do buôn bán và đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa các nước nhìn chung có mối tương quan với sự tăng trưởng kinh tế dài hạn và khả năng giảm bớt nguy cơ xảy ra chiến tranh.
Một xu hướng cuối cùng góp phần vào nền an ninh tương đối của Mỹ là sự cải thiện về sức khỏe và phúc lợi của người dân trên phạm vi toàn cầu. Người dân ở gần như tất cả các nước, và tất nhiên là ở Mỹ, đang sống một cuộc sống khỏe mạnh hơn với tuổi thọ cao hơn. Trong năm 2010, số người chết vì những nguyên nhân có liên quan đến bệnh AIDS đã giảm trong ba năm liên tiếp. Tỉ lệ số người mắc bệnh lao phổi tiếp tục giảm, và tỉ lệ mắc bệnh bại liệt và sốt rét cũng giảm tương tự như vậy. Tỉ lệ tử vong của trẻ em đã giảm mạnh trên phạm vi toàn thế giới, một phần nhờ việc mở rộng sự tiếp cận với việc chăm sóc sức khỏe, với các hệ thống vệ sinh và việc tiêm phòng vácxin. Trong năm 1970, số trẻ em chết ước lượng tính trên phạm vi toàn cầu (số trẻ em tử vong dưới 5 tuổi tính trên mỗi 1.000 em) là 141 em; trong năm 2010 là 57 em. Trong năm 1970, tuổi thọ trung bình tính trên phạm vi toàn cầu là 59, và tuổi thọ ở Mỹ là 70. Ngày nay, con số toàn cầu là gần 70 tuổi và con số ở Mỹ là 79 tuổi. Những sự cải thiện rộng lớn này về mặt sức khỏe và phúc lợi đóng góp vào xu hướng toàn cầu tiến tới an ninh và sự an toàn vì các nước có sự phát triển con người tồi tệ có xu hướng lâm vào chiến tranh nhiều hơn.
Mối đe dọa tưởng tượng
Không điều nào trong đó có nghĩa ám chỉ rằng Mỹ không phải đối mặt với những thách thức lớn ngày nay. Đúng hơn, điểm quan trọng là những vấn đề đặt ra trước nước Mỹ là có thể giải quyết được và chỉ gây ra những rủi ro nhỏ cho cuộc sống của đại đa số những người Mỹ. Không có vấn đề nào trong số những vấn đề trên – riêng rẽ hoặc kết hợp – biện minh cho giọng điệu thổi phồng gây hoang mang sợ hãi của các nhà vạch chính sách và các chính khách hoặc có thể dẫn đến kết luận rằng người Mỹ đang sống trong một thế giới nguy hiểm.
Hãy xem xét vấn đề khủng bố. Kể từ sự kiện 11/9, không có mối đe dọa an ninh nào được thổi phồng hơn. Hãy xem những nỗi kinh hoàng trong ngày hôm đó, chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Nhưng hậu quả là một mức độ khiếp sợ hoàn toàn không cân xứng với cả những khả năng của các tổ chức chống khủng bố lẫn khả năng dễ tổn thương của Mỹ. Vào ngày 11/9/2001, al Qaeda đã gặp may một cách bi kịch. Kể từ đó, Mỹ đã và đang chuẩn bị cho cơ hội 1% (và thậm chí dường như còn nhỏ hơn nữa) mà tổ chức trên có thể gặp may một lần nữa. Nhưng al Qaeda đã mất nơi trú ẩn an toàn sau cuộc xâm lược Ápganixtan do Mỹ cầm đầu vào năm 2001, và những nỗ lực được tăng cường hơn nữa về mặt quân sự, ngoại giao, tình báo và thực thi luật pháp đã làm tiêu hao nhiều tổ chức này, mà về cơ bản đã mất bất cứ khả năng nào mà nó đã từng có để thật sự đe dọa Mỹ.
Theo các quan chức Mỹ, nhóm lãnh đạo al Qaeda đã bị giảm xuống chỉ còn hai tên phụ tá chóp bu: đó là Ayman al – Zawahiri và cấp phó của hắn là Abu Yahya al – Libi. Panetta thậm chí còn khẳng định rằng thất bại của al Qaeda là “nằm trong tầm tay”. Việc gần như sụp đổ hoàn toàn của tổ chức al Qaeda gốc là một lý do giải thích vì sao trong thập kỷ kể từ sự kiện 11/9, nước Mỹ không phải chịu bất kỳ một cuộc tấn công khủng bố trên phạm vi lớn nào. Tất cả những nỗ lực tiếp theo đó đã bị thất bại hoặc bị ngăn trở, một phần do những thủ phạm khủng bố trong bọn chúng không có đủ khả năng. Mặc dù chắc chắn là vẫn còn có một số kẻ khủng bố muốn giết hại người Mỹ, giấc mơ của bọn chúng dường như sẽ tiếp tục bị thất bại bởi chính những mặt hạn chế của chúng và bởi cơ quan tình báo và các cơ quan thực thi luật pháp của Mỹ và các đồng minh của Mỹ.
Khi mối đe dọa từ các nhóm khủng bố xuyên quốc gia giảm, Mỹ còn phải đối mặt vói một số sự rủi ro nguy hiểm từ những nước khác. Trung Quốc là đối thủ tiềm tàng rõ ràng nhất của Mỹ, và có ít nghi ngờ rằng sự nổi lên của Trung Quốc sẽ gây thách thức cho những lợi ích kinh tế của Mỹ. Ngoài ra, một cuộc tranh luận còn chưa ngã ngũ giữa các nhà lãnh đạo quân sự và chính trị Trung Quốc về vai trò đích thực của Trung Quốc trên phạm vi toàn cầu, và sự thiếu minh bạch của giới lãnh đạo cấp cao Trung Quốc về những mục tiêu chính sách đối ngoại lâu dài của nước này là nguyên nhân gây lo ngại. Tuy nhiên, mối đe dọa về an ninh hiện nay đối với lãnh thổ Mỹ trên thực tế là không tồn tại và sẽ vẫn là như vậy. Ngay cả khi Trung Quốc ra sức hiện đại hóa quân đội của mình, chi phí quân sự của nước này hiện vẫn chỉ vào khoảng 1/9 chi phí quân sự của Mỹ. Trong năm 2012, Lầu Năm Góc sẽ chi chỉ riêng cho việc nghiên cứu và phát triển quân sự của nước này cũng đã nhiều bằng khoản chi mà Trung Quốc sẽ dành cho toàn bộ quân đội của mình.
Trong khi Trung Quốc vụng về phô trương thanh thế ở vùng Viễn Đông bằng việc đe dọa không cho tiếp cận các nguồn tài nguyên biển đang còn tranh chấp, một báo cáo mới đây của Lầu Năm Góc lưu ý những tham vọng quân sự của Trung Quốc vẫn bị chi phối bởi “những vụ việc bất ngờ trong khu vực” và Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc chỉ đạt được ít tiến bộ trong việc mở rộng tiềm năng “vươn rộng tầm với trên phạm vi toàn cầu hoặc triển khai sức mạnh”. Trong những năm tới, Trung Quốc sẽ mở rộng vai trò trong khu vực của mình, nhưng sự phát triển này sẽ chỉ đe dọa lợi ích của Mỹ nếu Oasinhtơn tìm cách chi phối khu vực Đông Á và không xem xét những lợi ích khu vực chính đáng của Trung Quốc. Đúng là các nước láng giềng Trung Quốc đôi lúc lo ngại rằng Trung Quốc sẽ không giải quyết những tranh chấp của nước này một cách hòa bình, nhưng việc này đã buộc các nước châu Á hợp tác với Mỹ, duy trì các liên minh song phương để cùng hình thành một cơ cấu an ninh vững mạnh và hạn chế không gian vận động của Trung Quốc.
Những lập luận mạnh mẽ nhất được đưa ra bởi những người cảnh báo về ảnh hưởng của Trung Quốc tập trung xung quanh chính sách kinh tế. Bản kê khai những lời phàn nàn bao gồm một loạt các chính sách của Trung Quốc, từ việc đánh cắp tài sản trí tuệ và thao túng tiền tệ cho đến hoạt động gián điệp về kinh tế và việc trợ cấp trong nước. Tuy nhiên, không có gì trong những điều kể trên có thể dẫn đến xung đột trực tiếp với Mỹ. Vượt ra ngoài sự cạnh tranh vốn có trong buôn bán quốc tế, điều không đưa đến những hậu quả được – mất ngang nhau và bị khống chế bởi những cơ chế giải quyết tranh chấp, chẳng hạn như những cơ chế của Tổ chức Thương mại Thế giới. Nếu có điều gì xảy ra, chiến lược kinh tế với xuất khẩu là động lực của Trung Quốc, cùng với các khoản dự trữ lớn về trái phiếu kho bạc của Mỹ cho thấy Bắc Kinh sẽ tiếp tục muốn một nước Mỹ mạnh hơn là một nước Mỹ yếu.
Nỗi lo ngại hạt nhân
Một vấn đề niềm tin giữa nhiều chính khách Mỹ cho rằng Iran là mối đe dọa lớn nhất mà nước này đối mặt. Nhưng nếu đó là sự thực, thì Mỹ có thể dễ thở: Iran là một cường quốc quân sự yếu kém. Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, “các lực lượng quân sự của Iran hầu như không có xe bọc thép, pháo, máy bay hoặc các tàu chiến lớn hiện đại, và các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc dường như sẽ cản trở việc mua sắm các vũ khí kỹ thuật cao cho tương lai có thể thấy trước”.
Ý đồ được công bố của Têhêran triển khai những lợi ích của họ trong khu vực thông qua các lực lượng quân sự và bán quân sự đã làm cho Iran trở thành kẻ thù tồi tệ nhất của chính nước này. Các nước láng giềng của Iran đang chọn cách cân bằng chống lại nước Cộng hòa Hồi giáo này hơn là phải chịu sự lãnh đạo của Iran. Năm 2006, tỉ lệ ủng hộ Iran trong các nước Arập ở mức gần 80%; ngày nay, tỉ lệ đó là dưới 30%. Giống như các nước láng giềng của Trung Quốc ở Đông Á, các nước Vùng Vịnh đã phản ứng lại thái độ hung hăng của Iran bằng việc tham gia một dàn xếp an ninh khu vực đang nổi lên với Mỹ, trong đó bao gồm việc bán các vũ khí thông thường hiện đại, các hệ thống phòng thủ tên lửa, việc chia sẻ thông tin tình báo và các cuộc tập trận chung, tất cả những điều đó càng làm tăng sự cô lập đối với Iran.
Dĩ nhiên, những mối quan ngại nhất về Iran tập trung vào các hoạt động hạt nhân của nước này. Những nỗi lo ngại trên đã dẫn đến một số lời lẽ gây hoang mang sợ hãi quá mức nhất: Tại một cuộc tranh luận về vấn đề an ninh quốc gia của đảng Cộng hòa diễn ra vào tháng 11/2011, Romney đã khẳng định rằng vũ khí hạt nhân của Iran là “mối đe dọa lớn nhất mà thế giới phải đối mặt”. Nhưng vẫn còn chưa rõ ràng là liệu Têhêran thậm chí đã quyết định theo đuổi việc sản xuất một quả bom hạt nhân hay chỉ quyết định phát triển một khả năng “chìa khóa trao tay”. Cách nào đi nữa thì các nhà lãnh đạo Iran đã được cảnh báo đầy đủ rằng Mỹ sẽ đối phó bằng một lực lượng áp đảo đối với việc sử dụng hoặc chuyển giao các vũ khí hạt nhân. Mặc dù một nước Iran hạt nhân sẽ gây rắc rối cho khu vực này, Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ sẽ có khả năng kiềm chế Têhêran và ngăn chặn cuộc xâm lược của nước này – và mối đe dọa đối với nước Mỹ sẽ tiếp tục là rất nhỏ.
Những nỗi lo ngại bị thổi phồng quá mức về một nước Iran hạt nhân là một phần của sự lo ngại phổ biến hơn của Mỹ về khả năng tiếp tục của các cuộc tấn công hạt nhân. ‘Chiến lược An ninh Quốc gia của Obama khẳng định rằng “nhân dân Mỹ không đối mặt với nguy cơ nào lớn hơn hay khẩn cấp hơn một cuộc tấn công khủng bố với vũ khí hạt nhân”. Theo văn kiện này, “hòa bình và an ninh quốc tế bị đe dọa bởi sự phổ biến hạt nhân có thể dẫn đến một sự trao đổi hạt nhân. Quả thực, kể từ cuối cuộc Chiến tranh Lạnh, nguy cơ về một cuộc tấn công hạt nhân đã tăng lên”.
Nếu bối cảnh là một cuộc xung đột hạt nhân giữa một nhà nước chống lại một nhà nước, thì khẳng định sau rõ ràng là sai lầm. Sự sụp đổ của Liên bang Xôviết đã chấm dứt khả năng lớn nhất về việc xảy ra một cuộc xung đột hạt nhân tầm cỡ quốc tế. Trung Quốc, nước chỉ có 72 tên lửa hạt nhân xuyên lục địa, rõ ràng chỉ có khả năng ngăn chặn và không phải là một mối đe dọa hạt nhân đáng tin; nước này không có câu trả lời cho tiềm năng tấn công trả đũa của Mỹ và hơn 2000 vũ khí hạt nhân mà Mỹ có thể sử dụng để tấn công Trung Quốc.
Trong thập kỷ trước, Cheney và những người khác thuộc tầng lớp 1% của Mỹ đã thường xuyên cảnh báo về nguy cơ đặt ra bởi việc kiểm soát lỏng lẻo vũ khí hạt nhân hoặc nguyên liệu phân hạch không được kiểm soát. Trên thực tế, mối đe dọa của một thiết bị hạt nhân cuối cùng rơi vào tay của một nhóm khủng bố đã giảm đáng kể kể từ đầu những năm 1990, khi kho vũ khí hạt nhân của Liên bang Xô viết được phân tán trên tất cả 11 khu vực cùng có chung một múi giờ chuẩn của Nga và tất cả 15 nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây, và phần lớn khu vực Đông Âu. Kể từ đó, những nỗ lực hợp tác Mỹ – Nga đã dẫn đến sự tập trung đáng kể những vũ khí trên tại ít điểm hơn nhiều và dẫn đến việc nâng cấp an ninh toàn diện tại hầu hết các cơ sở vẫn có nguyên liệu hạt nhân hoặc các đầu đạn hạt nhân, làm cho dường như không còn khả năng phân tán hoặc đánh cắp vũ khí hạt nhân. Ngoài ra, những bài học rút ra được từ việc bảo vệ an ninh kho vũ khí hạt nhân của Nga hiện đang được áp dụng tại các nước khác, theo khuôn khổ của Hội nghị cấp cao về An ninh Hạt nhân tháng 4/2010 của Obama, theo đó đưa ra một kế hoạch toàn cầu nhằm bảo vệ tất cả các nguyên liệu hạt nhân trong vòng 4 năm. Kể từ đó, những nước tham gia kế hoạch này, trong đó có Chilê, Mêhicô, Ucraina và Việt Nam đã hoàn thành trên 70% những cam kết mà họ đã đưa ra tại hội nghị cấp cao.
Pakixtan thể hiện một nguồn vũ khí hạt nhân tiềm tàng khác được kiểm soát lỏng lẻo. Chiến lược quân sự của Mỹ ở Ápganixtan, với việc dựa vào các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và các cuộc đột kích qua biên giới, đã thực sự góp phần dẫn đến sự bất ổn ở Pakixtan, làm tồi tệ hơn các quan hệ của Mỹ với Ixlamabát, và có xu hướng làm tăng khả năng vũ khí hạt nhân rơi vào tay những kẻ xấu xa. Quả thực nghe nói những lo ngại của Pakixtan về một cuộc tấn công của Mỹ vào kho vũ khí hạt nhân của nước này đã khiến cho Ixlamabát phải phân tán các vũ khí của nước này tới nhiều địa điểm khác nhau, vận chuyển chúng trong những xe dân sự không bảo đảm an toàn. Nhưng ngay cả ở Pakixtan, các cơ hội để một tổ chức khủng bố có được một vũ khí hạt nhân là rất nhỏ. Bộ Năng lượng Mỹ đã có sự trợ giúp để cải thiện việc bảo đảm an ninh cho kho vũ khí hạt nhân của Pakixtan, và các quan chức cao cấp kế tiếp nhau trong Chính phủ Mỹ đã nhắc lại những gì mà cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã tuyên bố hồi tháng Giêng năm 2010: rằng Mỹ cảm thấy “rất yên tâm với sự an toàn của các vũ khí hạt nhân của Pakixtan”.
Một “con ngoáo ộp” mới đây hơn trong các cuộc tranh luận về vấn đề an ninh quốc gia là mối đe dọa của cái gọi là chiến tranh mạng. Các nhà hoạch định chính sách và các học giả đã lên tiếng cảnh báo trong hơn một thập kỷ về một cuộc “chiến tranh mạng – Trân châu cảng” hoặc cuộc “chiến tranh mạng – 11/9 sắp xảy ra”. Tháng 6/2011, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ lúc đó là William Lynn cho rằng “các dữ liệu của máy tính có thể gây đe dọa như những viên đạn và quả bom”. Và tháng 9/ 2011, Đô đốc Mike Mullen, lúc đó là Chủ tịch Tham mưu trưởng liên quân, đã mô tả các cuộc tấn công mạng như một mối đe dọa “hiện hữu” thực tế “có thể khiến chúng ta phải quỳ gối”.
Mặc dù khả năng dễ tổn thương tiềm tàng của các doanh nghiệp tư nhân và các cơ quan của chính phủ trước các cuộc tấn công mạng tăng lên, cái gọi là mối đe dọa của cuộc chiến tranh mạng đã bị đập tan dưới sự xem xét kỹ càng. Không một cuộc chiến tranh mạng nào đã dẫn đến sự mất mát về tính mạng của công dân Mỹ. Các bản báo cáo về các cuộc tấn công mạng “giống như sử dụng vũ lực”, chẳng hạn như cuộc tấn công nhà máy cấp nước ở bang Illinois (Mỹ) và một cuộc tấn công của Bắc Triều Tiên vào các hệ thống máy chủ của Chính phủ Mỹ, đã chứng tỏ không có căn cứ. Các hệ thống mạng của Lầu Năm Góc đã bị các cá nhân và các cơ quan tình báo nước ngoài tấn công hàng nghìn lần trong một ngày; cũng vậy là các hệ thống máy chủ của khu vực tư nhân. Tuy nhiên, phần lớn các cuộc tấn công này bị thất bại ở bất kỳ nơi nào mà các bộ phận bảo vệ thích hợp được cài đặt. Tất nhiên, không gì có thể so sánh được ngay cả là một cách tương đối với sự kiện Trân châu cảng hay 11/9, và hầu hết mọi thứ có thể được bù đắp bởi những nỗ lực ngăn chặn và làm giảm bớt theo lẽ phải thường tình.
Một đường hướng mới
Những người bảo vệ việc duy trì hiện trạng có thể cho rằng nạn lạm phát đe dọa kinh niên và chính sách đối ngoại quân sự hóa quá mức đã không ngăn được Mỹ duy trì an ninh và sự an toàn ở mức độ cao và vì vậy không phải là các vấn đề cấp bách. Những người khác có thể tranh luận rằng mặc dù thế giới hiện có thể không nguy hiểm, nhưng nó có thể nhanh chóng trở nên như vậy nếu Mỹ ngày càng quá lạc quan về những mối nguy hiểm trên phạm vi toàn cầu và giảm bớt sức mạnh quân sự của mình. Cả hai quan điểm này đánh giá thấp mức chi phí và những rủi ro của hiện trạng và đánh giá quá cao việc Mỹ cần phải dựa vào một tư thế quân sự hiếu chiến do những sự khiếp sợ quá mức gây ra.
Kể từ khi kết thúc cuộc Chiến tranh Lạnh, hầu hết những cải thiện trong lĩnh vực an ninh Mỹ không phụ thuộc chủ yếu vào quân đội lớn mạnh của nước này hoặc là kết quả của việc định nghĩa không ngừng mở rộng về những lợi ích an ninh quốc gia Mỹ. Mỹ xứng đáng được ca ngợi vì đã thúc đẩy sự phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn về kinh tế trên thế giới cũng như các thị trường mở cửa và, cùng với việc là nước chủ nhà của các tổ chức khu vực và quốc tế cũng như của các bên tham gia tư nhân, nước này ít được khen hơn trong việc cải thiện hệ thống y tế công cộng trên phạm vi toàn cầu và giúp đỡ phát triển sự cai trị theo kiểu dân chủ. Nhưng mặc dù sức mạnh quân sự Mỹ đôi lúc đã góp phần tạo ra một môi trường có lợi cho sự thay đổi tích cực, những cải thiện này đã đạt được chủ yếu thông qua công việc của các cơ quan dân sự và các bên tham gia phi chính phủ trong các khu vực tư nhân và phi lợi nhuận. Thành tích của một quân đội Mỹ thời hậu Chiến tranh Lạnh phát triển quá mức còn bị pha trộn hơn nhiều. Mặc dù một số nỗ lực quân sự do Mỹ chỉ đạo, chẳng hạn như sự can thiệp của NATO ở vùng Bancăng, đã góp phần làm cho các môi trường khu vực trở nên an toàn hơn, các cuộc chiến tranh do Mỹ cầm đầu ở Ápganixtan và Irắc đã làm suy yếu nền an ninh ở khu vực và trên phạm vi toàn cầu, dẫn đến hàng trăm nghìn người thương vong và các cuộc khủng hoảng tị nạn (theo Văn phòng của Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn, 45% tổng số người tị nạn ngày nay đang chạy trốn bạo lực gây ra bởi hai cuộc chiến tranh nói trên.) Quả thực, những phản ứng quá mức trước cái được hiểu là những mối đe dọa an ninh, chủ yếu từ khủng bố, đã gây thiệt hại đáng kể cho những lợi ích của Mỹ và đe dọa sẽ làm suy yếu những quy tắc và thể chế toàn cầu theo đó giúp tạo ra và duy trì kỷ nguyên hòa bình và an ninh hiện nay. Không gì trong những điều này là để cho thấy rằng Mỹ cần chấm dứt việc đóng một vai trò toàn cầu; đúng hơn, Mỹ cần đóng một vai trò khác, một vai trò làm nổi bật quyền lực mềm so với quyền lực cứng, và nhấn mạnh đến hoạt động ngoại giao và sự trợ giúp phát triển ít tốn kém so với việc tăng cường quân sự tốn kém.
Quả thực, cái giá đáng tiếc nhất của việc không ngừng thổi phồng mối đe dọa và việc tập trung vào sức mạnh quân sự là những thách thức chủ yếu trên phạm- vi toàn cầu mà nước Mỹ đang đối mặt ngày nay chỉ được tài trợ yếu ớt và thu hút sự quan tâm còn kém xa các vấn đề “khêu gợi” hơn, chẳng hạn như chiến tranh và khủng bố. Những thách thức này bao gồm việc thay đổi khí hậu toàn cầu, những bệnh dịch lớn, sự bất ổn kinh tế trên phạm vi toàn cầu, và các mạng lưới tội phạm xuyên quốc gia – tất cả những cái đó có thể là những chất xúc tác cho những thách thức trực tiếp và khốc liệt đối với những lợi ích an ninh của Mỹ. Nhưng những mối quan ngại này ít theo bản năng hơn cái được coi là những mối đe dọa từ khủng bố và từ những nhà nước hạt nhân bất hảo. Chúng đòi hỏi có kế hoạch lâu dài và đôi lúc là các giải pháp gây đau đớn, và chúng không thường xuyên được cường điệu bởi các nhóm có lợi ích được tài trợ hậu hĩnh. Kết quả dẫn đến là chúng bị coi thường trong việc thuyết trình về vấn đề an ninh quốc gia và việc hoạch định chính sách.
Để tránh bóp méo hơn nữa chính sách đối ngoại của Mỹ và tận dụng tình hình an ninh và ổn định tương đối ngày nay, các nhà hoạch định chính sách cần không chỉ đáp ứng một thế giới 99% mà còn phải củng cố nó. Họ nên bắt đầu bằng việc tăng cường cơ cấu các thể chế và các tiêu chuẩn quốc tế toàn cầu mà có thể thúc đẩy các lợi ích Mỹ đồng thời bảo đảm rằng các nước khác cùng chia sẻ gánh nặng của việc duy trì hòa bình và an ninh toàn cầu. Các thể chế quốc tế chẳng hạn như Liên hợp quốc (và các cơ quan chi nhánh của nó chẳng hạn như Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế), các tổ chức khu vực (Liên minh châu Phi, Tổ chức các nước châu Mỹ, Liên minh châu Âu và Hiệp hội các nước Đông Nam Á), và các thể chế tài chính quốc tế có thể chính thức hóa và củng cố các tiêu chuẩn và luật lệ theo đó điềụ chỉnh cách xử sự của nhà nước và củng cố sự hợp tác toàn cầu, đem lại tính hợp pháp cho những nỗ lực ngoại giao của Mỹ, và đem lại quyền tiếp cận các khu vực trên thế giới mà Mỹ không thể đơn phương giành được.
Sự lãnh đạo của Mỹ cần phải xứng với những lợi ích của Mỹ và bản chất của những thách thức đang đặt ra trước nước này. Mỹ không cần phải dẫn đầu trong mọi vấn đề hoặc cho rằng mọi vấn đề trên thế giới cần có phản ứng của Mỹ. Trong phần lớn các trường hợp, Mỹ nên “lãnh đạo từ phía sau” – hoặc từ bên cạnh, hoặc ở mức độ không đáng kể ở phía trước – nhưng hiếm khi, nếu có tự mình đi đầu. Đường hướng đó sẽ giành được sự ủng hộ rộng rãi của công chúng. Theo cuộc điều tra công luận Mỹ về các công việc quốc tế được Hội đồng Chicago về các công việc toàn cầu tiến hành mới đây nhất, chưa đến 10% người Mỹ muốn nước này “tiếp tục là nước lãnh đạo nổi bật hàng đầu thế giới trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế”. Người Mỹ từ lâu đã theo ý tưởng cho rằng đất nước họ không nên giữ vị thế là cảnh sát của thế giới; cũng từ lâu, các nhà chính trị của cả hai đảng đã diễn tả quan điểm này đến nhàm chán. Đã đến lúc để làm theo tư tưởng đó.
Nếu những thách thức chủ yếu trong một thế giới 99% là xuyên quốc gia về bản chất và đòi hỏi có sự phát triển hơn, y tế được cải thiện, và tăng cường thực thi luật pháp, thì điều quyết định là Mỹ cần duy trì một bộ công cụ an ninh quốc gia phi quân sự sắc bén. Chính sách đối ngoại của Mỹ cần có ít người hơn có thể nhảy ra khỏi các máy bay và có nhiều người hơn có thể triệu tập các cuộc thảo luận bàn tròn và dẫn dắt các cuộc thương lượng. Nhưng do có việc cắt giảm được bắt đầu từ những năm 1970 và đã được thúc đẩy đáng kế trong khi tổ chức lại cơ cấu vào những năm 1990, Cơ quan Phát triển Quốc tế của Mỹ (USAID) đã thu nhỏ đến mức chỉ còn có vỏ bọc trống rỗng của chính tổ chức này trước đây. Trong năm 1990, cơ quan này có 3.500 nhân viên thường trực. Hiện nay, nó chỉ còn có hơn 2000 nhân viên, và phần lớn ngân sách của cơ quan này được phân phối qua các nhà thầu khoán và các tổ chức phi chính phủ. Trong khi đó, với 30.000 nhân viên và một ngân sách trị giá 50 tỉ USD, các nguồn vật lực của Bộ Ngoại giao tỏ ra lu mờ so với các nguồn vật lực của Lầu Năm Góc, nơi có hơn 1,6 triệu nhân viên và một ngân sách trị giá trên 600 tỉ USD. Cần phải có nhiều nguồn vật lực và sự quan tâm hơn nữa dành cho tất cả các yếu tố của sức mạnh phi quân sự cấp quốc gia – không chỉ có USAID và Bộ Ngoại giao mà còn cả Tập đoàn Thách thức Thiên niên kỷ, tổ chức Quỹ Quốc gia vì Dân chủ, và một nước chủ nhà của các thể chế đa phương giải quyết những nguyên nhân cơ bản của sự bất ổn được địa phương hóa đồng thời cải thiện những tác dụng của chúng với mức chi phí khá thấp. Như Tướng Mỹ John Allen mới đây lưu ý “Trong nhiều lĩnh vực, những nỗ lực của USAID có thể có khả năng – trong dài hạn – ngăn chặn xung đột cũng nhiều như tác động ngăn chặn của một nhóm tàu sân bay tấn công hoặc một lực lượng viễn chinh lính thủy đánh bộ”. Allen phải biết: ông chỉ huy 100.000 lính Mỹ đang chiến đấu ở Ápganixtan.
Nâng cấp bộ công cụ an ninh quốc gia của Mỹ sẽ đòi hỏi giảm bớt quy mô các lực lượng vũ trang Mỹ. Trong một kỷ nguyên khá hòa bình và an ninh, quân đội Mỹ không nên là lăng kính chủ yếu để qua đó nước này nhìn ra thế giới. Như một công cụ có thể thay thế có thể hỗ trợ những mối đe dọa mang tính cưỡng ép, quân đội Mỹ chắc chắn là một yếu tố quan trọng của sức mạnh quốc gia. Tuy nhiên, quân đội đóng góp rất ít cho các giải pháp lâu dài đối với các vấn đề 99%. Và ngân sách khổng lồ của Lầu Năm Góc không chỉ làm lãng phí các nguồn tài nguyên quí giá; nó cũng làm méo mó tư duy an ninh quốc gia và việc hoạch định chính sách. Vì quân đội kiểm soát phần lớn các nguồn vật lực trong hệ thống an ninh quốc gia, các nhà hoạch định chính sách có xu hướng nhìn nhận tất cả những thách thức thông qua những lăng kính méo mó của các lực lượng vũ trang và phản ứng sao cho phù hợp với chúng. Khuynh hướng này là một lý do để quân đội Mỹ hiện trở nên quá lớn. Nhưng đó cũng là trường hợp ngược đời: quy mô rộng lớn của quân đội Mỹ là một lý do chính mà mỗi thách thức hiện được coi như một mối đe dọa.
Hơn 60 năm với những nỗ lực ngoại giao và quân sự Mỹ đã giúp tạo ra một thế giới tự do hơn và an toàn hơn. Trong tiến trình này, Mỹ đã thúc đẩy một môi trường toàn cầu tăng cường các lợi ích của Mỹ và nhìn chung chấp nhận quyền lực và ảnh hưởng của Mỹ. Kết quả dẫn đến là một thế giới ít nguy hiểm hơn nhiều so với bất kỳ thời điểm nào trước đây. Nói cách khác, Mỹ đã chiến thắng. Giờ đây, nước này cần có một chiến lược an ninh quốc gia và một đường hướng cho chính sách đối ngoại phản ánh thực tế đó./.
nguồn:http://anhbasam.wordpress.com/2012/11/10/nuoc-my-hien-an-toan-hon-cach-nghi-cua-oasinhton/#more-81026
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Tư, ngày 7/11/2012
NƯỚC MỸ HIỆN AN TOÀN HƠN CÁCH NGHĨ
CỦA OASINHTƠN?
(Micah Zenko và Michael A. Cohen - Foreign Affairs )Tháng 8 năm ngoái, ứng cử viên tổng thống thuộc đảng Cộng hòa Mitt Romney đã thực hiện cái đã trở thành một nghi lễ chuyển đổi 4 năm một lần trong hoạt động chính trị tranh cử tổng thống Mỹ: ông đã đọc một bài diễn văn trước hội nghị hàng năm của các cựu chiến binh tham gia các cuộc chiến tranh ở nước ngoài. Bức thông điệp của ông bắt nguồn từ một truyền thống rất quan trọng khác của nước Mỹ: đó là thổi phồng những mối đe dọa của nước ngoài với Mỹ. Romney tuyên bố sẽ là “mơ tưởng khi cho rằng thế giới đang trở thành một nơi an toàn hơn. Sự thực thì ngược lại. Đơn giản hãy xem xét những phần tử Thánh chiến Hồi giáo, một nước Iran gần được coi là nước sản xuất vũ khí hạt nhân, một Trung Đông náo loạn, một Pakixtan bất ổn, một Bắc Triều Tiên sống trong ảo giác, một nước Nga quyết đoán và một cường quốc toàn cầu đang nổi lên được gọi là Trung Quốc. Không, thế giới này đang không trở nên an toàn hơn”.
Không lâu sau đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã lặp lại tuyên bố của Romney. Trong bài diễn thuyết đọc hồi tháng 10/2011, Panetta đã lên tiếng cảnh báo về những mối đe dọa đang nảy sinh “từ chủ nghĩa khủng bố cho tới sự phổ biến các vũ khí hạt nhân; từ những nước bị coi là bất hảo cho đến các cuộc tấn công mạng; từ các cuộc cách mạng ở Trung Đông cho đến cuộc khủng hoảng kinh tế ở châu Âu cho đến sự nổi lên của các cường quốc mới như Trung Quốc và Ấn Độ. Tất cả những thay đổi này tượng trưng cho những thay đổi về an ninh, địa lý, kinh tế và nhân khẩu học trong trật tự quốc tế làm cho thế giới càng không thể dự đoán được hơn, hay thay đổi hơn và đúng là nguy hiểm hơn”. Tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân, đã bày tỏ sự đồng tình trong một bài diễn văn mới đây, lập luận rằng “số lượng và các kiểu đe dọa mà chúng ta phải đối phó đã tăng đáng kể”. Và Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Hillary Clinton đã nhấn mạnh điểm này qua việc khẳng định rằng nước Mỹ hiện đang ở trong một “thế giới rất phức tạp và nguy hiểm”.
Trong giới tinh hoa vạch chính sách đối ngoại, hiện vẫn có một niềm tin phổ cập khắp nơi rằng thế giới hậu Chiến tranh Lạnh là một nơi nguy hiểm, đầy rẫy sự bất trắc lớn và nhũng rủi ro nghiêm trọng. Một cuộc điều tra do Trung tâm nghiên cứu Pew về người dân và báo chí được tiến hành từ năm 2009 cho thấy 69% các thành viên của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại cho rằng đối với nước Mỹ tại thời điểm đó, thế giới hoặc là nguy hiểm tương tự hoặc là nguy hiểm hơn so với thế giới trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Tương tự như vậy, năm 2008, Trung tâm vì sự Tiến bộ của nước Mỹ đã điều tra hơn 100 chuyên gia nghiên cứu chính sách đối ngoại và thấy rằng 70% trong số họ tin rằng thế giới đang trở nên nguy hiểm hơn. Có lẽ hơn bất kỳ một ý tưởng nào khác, niềm tin này định hình các cuộc tranh luận về chính sách đối ngoại của Mỹ và tạo nên sự hiểu biết của công chúng về các công việc quốc tế.
Chỉ có một vấn đề. Điều đó đơn giản là sai lầm. Thế giới mà nước Mỹ đang tồn tại ngày nay là một nơi bảo đảm và an toàn đáng kể. Đó là một thế giới với ít xung đột bạo lực hơn và có nhiều tự do chính trị hơn so với gần như bất kỳ một thời điểm nào khác trong lịch sử nhân loại. Trên khắp thế giới, người dân có tuổi thọ cao hơn và có cơ hội kinh tế lớn hơn bao giờ hết trước đây. Mỹ không phải đối phó với những mối đe dọa hiện hữu nghe có vẻ hợp lý nào, không có đối thủ được coi là cường quốc lớn nào cũng như không có sự cạnh tranh ngắn hạn nào về vai trò bá chủ toàn cầu. Quân đội Mỹ hiện hùng mạnh nhất thế giới, và ngay cả ở giữa giai đoạn suy thoái kéo dài, nền kinh tế Mỹ vẫn là một trong những nền kinh tế năng động và dễ thích nghi nhất trên thế giới. Mặc dù Mỹ phải đối mặt với hàng loạt thách thức quốc tế, chúng gây ít rủi ro cho đại đa số công dân Mỹ và có thể được chế ngự bằng các công cụ ngoại giao, kinh tế hiện tại và trong một chừng mực ít hơn nhiều bằng các công cụ quân sự.
Thực tế này được phản ánh đơn thuần trong chiến lược an ninh quốc gia Mỹ hoặc trong các cuộc tranh luận về chính sách đối ngoại của Mỹ. Chiến lược An ninh Quốc gia mới đây nhất của Tổng thống Mỹ Barack Obama mong muốn có “một thế giới trong đó nước Mỹ mạnh hơn, an ninh hơn và có khả năng vượt qua những thách thức của chúng ta trong khi có sức hấp dẫn đối với nhũng khát vọng của người dân trên toàn thế giới”. Tuy nhiên, về cơ bản đó là thế giới đang tồn tại ngày nay. Mỹ là cường quốc hùng mạnh nhất trên thế giới không bị thách thức và an toàn. Nhưng giới tinh hoa về chính sách và chính trị của nước này dường như không muốn thừa nhận sự thật này, còn ít phản ánh điều đó vào trong chính sách đối ngoại và vạch quyết định về an ninh quốc gia hơn nhiều.
Sự khác biệt giữa những mối đe dọa bên ngoài và những mối đe dọa trong nước là do sự kết hợp của nhiều nhân tố. Điều rõ ràng và quan trọng nhất là hoạt động chính trị về bầu cử. Việc phóng đại các mối đe dọa phục vụ cho lợi ích của cả hai chính đảng. Đối với những người Cộng hòa, những người từ lâu được hưởng lợi từ việc công kích những người Dân chủ về cái gọi là sự yếu kém của họ trong việc đối mặt với những mối đe dọa của bên ngoài, có ít động cơ để làm dịu bớt giọng điệu khoa trương này; quan niệm về một thế giới nguy hiểm có lẽ làm nổi bật lợi thế chính trị lớn nhất của họ. Đối với những người Dân chủ, những người lo ngại bị đóng vai nhũng kẻ vô trách nhiệm, hành động và phát ngôn cứng rắn là lá chắn bảo vệ chống lại nhũng sự tấn công của đảng Cộng hòa và là một hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp một thách thức đặt ra trước nước Mỹ được cụ thể hóa thành một mối đe dọa thực sự. Cảnh báo về một thế giới đầy nguy hiểm cũng có lợi cho nhũng nhóm lợi ích trong bộ máy hành chính có thế lực. Bóng ma của những mối nguy hiểm đang hiện ra rõ rệt duy trì và biện minh cho những ngân sách khổng lồ dành cho giới quân sự và các cơ quan tình báo, cùng cơ sở hạ tầng an ninh quốc gia tồn tại ở bên ngoài chính phủ như các nhà thầu khoán quân sự, các nhóm vận động ngoài hành lang, các nhóm tư vấn và các khoa trong các trường đại học.
Cũng có một vòng lặp phản hồi nguy hại đang có tác động. Do có sự thổi phồng lặp đi lặp lại về những mối đe dọa đang đặt ra trước nước Mỹ, Oasinhtơn quá chú trọng đến các giải pháp quân sự đối với các vấn đề (bao gồm nhiều giải pháp có thể được giải quyết tốt nhất bằng những biện pháp phi quân sự.) Quân sự hóa chính sách đối ngoại đến lượt nó dẫn đến những cảnh báo đen tối hơn về những tác động tai hại tiềm tàng của bất kỳ nỗ lực nào nhằm tái cân bằng chi phí an ninh quốc gia hoặc cắt giảm ngân sách quân sự to lớn – những cảnh báo chắc hẳn được thúc đẩy bởi việc thổi phồng mối đe dọa hơn nữa. Mùa thu 2011, Tướng Norton Schwartz, Tham mưu trưởng Lực lượng Không quân Mỹ, nói rằng những cắt giảm quốc phòng theo đó đẩy mức chi tiêu quân sự trở lại mức của năm 2007 sẽ phá hoại “khả năng bảo vệ quốc gia” của quân đội và có thể tạo ra “những hậu quả thảm khốc”. Theo cùng những đường lối như vậy, Panetta đã cảnh báo rằng những cắt giảm chi tiêu tương tự sẽ “mời chào sự gây hấn” của kẻ thù. Đây là những tuyên bố gây hoang mang căn cứ vào thực tế là ngân sách quân sự của Mỹ hiện lớn hơn các ngân sách quân sự của 14 nước được xếp ngay sau Mỹ cộng lại và Mỹ vẫn duy trì hệ thống vũ khí được nhằm chống lại một kẻ thù đã biến mất cách đây 20 năm.
Dĩ nhiên, sự thổi phồng mối đe dọa không có gì mới. Trong cuộc Chiến tranh Lạnh, mặc dù Mỹ đã đối mặt với những mối đe dọa tồn tại thực sự, các nhà lãnh đạo chính trị Mỹ tuy vậy đã thổi phồng những mối đe dọa nhỏ hơn hoặc nhập chúng làm một với những mối đe dọa lớn hơn. Ngày nay, không có mảy may mối nguy hiểm nào đối với nước Mỹ tương tự như những mối nguy hiểm của kỷ nguyên Chiến tranh Lạnh, tuy nhiên các nhà vạch chính sách thường nói bằng những ngôn từ gây hoang mang đã từng được dùng để mô tả xung đột siêu cường. Quả thực, cách tư duy của Mỹ trong thế giới sau sự kiện ngày 11/9 đã được nắm bắt tốt nhất (mặc dù thô thiển) bởi cựu Phó tổng thống Mỹ Dick Cheney. Trong khi vẫn còn đương nhiệm, Cheney đã thúc đẩy ý tưởng cho rằng Mỹ thậm chí phải chuẩn bị cho mối đe dọa xa xôi nhất như thể nó chắc chắn sẽ xảy ra. Nhà báo Ron Suskind gọi niềm tin này là “học thuyết 1%”, ám chỉ cái mà Cheney gọi là “cơ hội 1% là các nhà khoa học Pakixtan đang giúp quân al Qaeda sản xuất hoặc phát triển một vũ khí hạt nhân”. Theo Suskind, Cheney quả quyết rằng Mỹ phải coi mối đe dọa tiềm ẩn xa xôi này “như một điều chắc chắn về mặt phản ứng của chúng ta”.
Tình trạng dễ phản ứng nhanh nhậy như vậy hiếm khi thấy ở bên ngoài lĩnh vực an ninh quốc gia, ngay cả khi chính phủ phải đương đầu với những vấn đề gây thiệt hại cho người Mỹ nhiều hơn so với bất kỳ mối đe dọa nào ở bên ngoài. Theo một phân tích do chuyên gia nghiên cứu về ngân sách Linda Bilmes và nhà kinh tế Joseph Stiglitz đưa ra, trong 10 năm kể từ sự kiện 11/9, tống chi phí trực tiếp và gián tiếp mà Mỹ đối phó lại vụ giết hại gần 3000 công dân của nước này đã lên tới trên 3 nghìn tỉ USD. Một bản nghiên cứu của Urban Institute, một tổ chức tư vấn không theo đảng phái, ước tính rằng trong giai đoạn gối nhau từ năm 2000 đến năm 2006, 137.000 người Mỹ đã chết sớm do họ thiếu bảo hiểm y tế. Mặc dù chính phủ liên bang duy trì các chương trình bảo hiểm y tế thiết thực dành cho những người Mỹ trong diện nghèo và có tuổi, phản ứng của Mỹ trước cuộc khủng hoảng trên phạm vi toàn quốc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe trong suốt thời điểm đó tỏ ra yếu kém so với phản ứng của nước này trước các cuộc tấn công khủng bố ít gây chết người hơn nhiều.
Thay vì học thuyết 1% của Cheney, những gì mà Mỹ thực sự cần là một học thuyết 99%: một chiến lược an ninh quốc gia dựa trên thực tế rằng Mỹ hiện là một nước an toàn và được bảo vệ tốt và dựa vào thực tế là các cơ hội để mở rộng những lợi ích của Mỹ vượt xa so với những mối đe dọa đối với chúng. Nhận thức đầy đủ và thấu đáo thế giới như nó là vậy ngày nay là cách duy nhất để giữ nước Mỹ an toàn và chống lại những phản ứng quá mạnh mẽ theo đó định rõ chính sách đối ngoại của nước này trong một thời gian quá dài.
Tốt hơn bao giờ hết
Mỹ cùng với các nước còn lại trên thế giới hiện đối mặt với một thời kỳ bất ổn về kinh tế và chính trị. Nhưng hãy xem xét 4 xu hướng toàn cầu dài hạn theo đó làm nổi bật mức độ sai lạc như thế nào của việc không ngừng gây hoang mang sợ hãi trong hoạt động chính trị của Mỹ: đó là xung đột bạo lực có xu hướng giảm, số vụ có liên quan đến khủng bố suy giảm, tự do chính trị và phồn thịnh mở rộng và có sự cải thiện về mặt y tế công cộng trên phạm vi toàn cầu. Năm 1992, đã có 53 vụ xung đột vũ trang diễn ra quyết liệt ở 39 nước trên thế giới; năm 2010, có 30 vụ xung đột vũ trang ở 25 nước, trong đó theo Chương trình Dữ liệu Xung đột Uppsala chỉ có 4 vụ làm ít nhất 1000 người chết liên quan đến chiến đấu và vì vậy có thể được coi là những cuộc chiến tranh: các cuộc xung đột ở Ápganixtan Irắc Pakixtan và Xômali, hai trong số các cuộc xung đột này là do Mỹ khởi xướng.
Ngày nay, chiến tranh dường như chỉ là những cuộc xung đột cường độ thấp và tính trung bình số người bị thiệt mạng ít hơn khoảng 90% số ngựời thiệt mạng mà những cuộc chiến hung bạo đã gây ra trong những năm 1950. Quả thực, thập kỷ đầu tiên của thế kỷ này đã chứng kiến số người chết do chiến tranh ít hơn so với bất kỳ thập kỷ nào trong thế kỷ trước. Trong khi đó, các nước lớn trên thế giới đã không tiến hành một cuộc xung đột trực tiếp trong hơn 60 năm qua -“một giai đoạn kéo dài nhất của hòa bình giữa các cường quốc chủ yếu trong hàng thế kỷ ”, như Dự án Báo cáo An ninh của Con người cho biết. Và cũng không có nhiều lý do để Mỹ lo ngại về một cuộc chiến như vậy trong tương lai gần: không có nước nào hiện cỏ khả năng hoặc chiều hướng đối đầu với Mỹ về mặt quân sự.
Phần lớn nỗi lo ngại tràn ngập trong chính sách đối ngoại Mỹ bắt nguồn từ thảm họa ngày 11/9. Tuy nhiên, theo Bộ Ngoại giao Mỹ, mặc dù chiến thuật khủng bố vẫn là một tai họa trong các cuộc xung đột được địa phương hóa, từ năm 2006 đến năm 2010, tổng số các cuộc tấn công khủng bố đã giảm gần 20%, và số người chết do khủng bố gây ra đã giảm 35%. Trong năm 2010, trên 3/4 tổng số nạn nhân của sự khủng bố – có nghĩa là bạo lực với động cơ chính trị và có chủ tâm do các nhóm không thuộc nhà nước gây ra chống lại các mục tiêu phi quân sự – đã bị thương và bị giết hại trong những vùng xảy ra chiến tranh ở Ápganixtan, Irắc, Pakixtan và Xômali. Trong số 13.186 người bị thiệt mạng trong các cuộc tấn công khủng bố vào năm 2010, chỉ có 15 người hoặc 0,1% là các công dân Mỹ. Tại hầu hết các nơi ngày nay – và đặc biệt là Mỹ – khả năng bị giết hại vì một cuộc tấn công khủng bố hoặc trong một cuộc xung đột quân sự đã giảm xuống gần con số 0.
Do bạo động và chiến tranh giảm bớt, tự do và sự cai trị theo kiểu dân chủ đã mang lại những lợi ích lớn. Theo tổ chức Freedom House, có 69 nền dân chủ do dân bầu vào lúc kết thúc cuộc Chiến tranh Lạnh; ngày nay, có 117 nền dân chủ. Và trong suốt thời gian đó, số quốc gia dưới chế độ chuyên quyền đã giảm từ con số 62 xuống 48. Chắc chắn, trong tiến trình dân chủ hóa, các nước với các thể chế chính trị yếu kém có thể bị lâm nhiều hơn vào tình trạng bất ổn trong ngắn hạn, xảy ra nội chiến và xung đột liên quốc gia. Tuy nhiên, trải qua thời gian, các nền dân chủ sẽ có các công dân khỏe mạnh hơn và được giáo dục tốt hơn, gần như chưa bao giờ trải qua chiến tranh với các nền dân chủ khác, và dường như ít phải chống lại các nước không dân chủ.
Những mối quan hệ về kinh tế giữa các nước cũng tăng, thậm chí đứng trước sự giảm sút về kinh tế kéo dài trên phạm vi toàn cầu. Ngày nay, 153 nước thuộc Tổ chức Thương mại Thế giới và bị ràng buộc bởi các cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức này. Nhờ có các rào cản buôn bán thấp, các mặt hàng xuất khẩu hiện chiếm hơn 30% tổng số hàng hóa trên thế giới, một tỉ lệ lớn gấp ba lần trong 40 năm qua. Mỹ đã chứng kiến hàng xuất khẩu của mình sang các nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới tăng khoảng 500% trong thập kỷ trước. Lưu lượng tiền tệ cũng tăng mạnh, với 4 nghìn tỉ USD lưu chuyển quanh thế giới trong các thị trường hối đoái mỗi ngày. Việc chuyển tiền, một công cụ cơ bản để làm giảm nạn nghèo đói ở các nước đang phát triển, đã tăng hơn gấp ba lần trong thập kỷ qua, lên tới trên 440 tỉ USD mỗi năm. Một phần nhờ kết quả của những xu hướng này, nạn nghèo đói đang trên đà giảm bớt: trong năm 1981, một nửa số người đang sinh sống ở các nước đang phát triển trên thế giới đã tồn tại với chưa đầy 1,25 USD/ ngày; ngày nay, con số trên là vào khoảng 1/6. Giống như việc dân chủ hóa, phát triển kinh tế đôi lúc cũng tiêu tốn mất những khoản chi phí đáng kể. Đặc biệt, tự do hóa kinh tế có thể làm căng thẳng mạng lưới an sinh xã hội vốn trợ giúp cho những người dân dễ bị tổn thương nhất của xã hội và có thể làm tăng những sự bất bình đẳng. Tuy nhiên, từ viễn cảnh của Mỹ, sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế ngày càng tăng là nét khả quan tích cực thực sự do buôn bán và đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa các nước nhìn chung có mối tương quan với sự tăng trưởng kinh tế dài hạn và khả năng giảm bớt nguy cơ xảy ra chiến tranh.
Một xu hướng cuối cùng góp phần vào nền an ninh tương đối của Mỹ là sự cải thiện về sức khỏe và phúc lợi của người dân trên phạm vi toàn cầu. Người dân ở gần như tất cả các nước, và tất nhiên là ở Mỹ, đang sống một cuộc sống khỏe mạnh hơn với tuổi thọ cao hơn. Trong năm 2010, số người chết vì những nguyên nhân có liên quan đến bệnh AIDS đã giảm trong ba năm liên tiếp. Tỉ lệ số người mắc bệnh lao phổi tiếp tục giảm, và tỉ lệ mắc bệnh bại liệt và sốt rét cũng giảm tương tự như vậy. Tỉ lệ tử vong của trẻ em đã giảm mạnh trên phạm vi toàn thế giới, một phần nhờ việc mở rộng sự tiếp cận với việc chăm sóc sức khỏe, với các hệ thống vệ sinh và việc tiêm phòng vácxin. Trong năm 1970, số trẻ em chết ước lượng tính trên phạm vi toàn cầu (số trẻ em tử vong dưới 5 tuổi tính trên mỗi 1.000 em) là 141 em; trong năm 2010 là 57 em. Trong năm 1970, tuổi thọ trung bình tính trên phạm vi toàn cầu là 59, và tuổi thọ ở Mỹ là 70. Ngày nay, con số toàn cầu là gần 70 tuổi và con số ở Mỹ là 79 tuổi. Những sự cải thiện rộng lớn này về mặt sức khỏe và phúc lợi đóng góp vào xu hướng toàn cầu tiến tới an ninh và sự an toàn vì các nước có sự phát triển con người tồi tệ có xu hướng lâm vào chiến tranh nhiều hơn.
Mối đe dọa tưởng tượng
Không điều nào trong đó có nghĩa ám chỉ rằng Mỹ không phải đối mặt với những thách thức lớn ngày nay. Đúng hơn, điểm quan trọng là những vấn đề đặt ra trước nước Mỹ là có thể giải quyết được và chỉ gây ra những rủi ro nhỏ cho cuộc sống của đại đa số những người Mỹ. Không có vấn đề nào trong số những vấn đề trên – riêng rẽ hoặc kết hợp – biện minh cho giọng điệu thổi phồng gây hoang mang sợ hãi của các nhà vạch chính sách và các chính khách hoặc có thể dẫn đến kết luận rằng người Mỹ đang sống trong một thế giới nguy hiểm.
Hãy xem xét vấn đề khủng bố. Kể từ sự kiện 11/9, không có mối đe dọa an ninh nào được thổi phồng hơn. Hãy xem những nỗi kinh hoàng trong ngày hôm đó, chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Nhưng hậu quả là một mức độ khiếp sợ hoàn toàn không cân xứng với cả những khả năng của các tổ chức chống khủng bố lẫn khả năng dễ tổn thương của Mỹ. Vào ngày 11/9/2001, al Qaeda đã gặp may một cách bi kịch. Kể từ đó, Mỹ đã và đang chuẩn bị cho cơ hội 1% (và thậm chí dường như còn nhỏ hơn nữa) mà tổ chức trên có thể gặp may một lần nữa. Nhưng al Qaeda đã mất nơi trú ẩn an toàn sau cuộc xâm lược Ápganixtan do Mỹ cầm đầu vào năm 2001, và những nỗ lực được tăng cường hơn nữa về mặt quân sự, ngoại giao, tình báo và thực thi luật pháp đã làm tiêu hao nhiều tổ chức này, mà về cơ bản đã mất bất cứ khả năng nào mà nó đã từng có để thật sự đe dọa Mỹ.
Theo các quan chức Mỹ, nhóm lãnh đạo al Qaeda đã bị giảm xuống chỉ còn hai tên phụ tá chóp bu: đó là Ayman al – Zawahiri và cấp phó của hắn là Abu Yahya al – Libi. Panetta thậm chí còn khẳng định rằng thất bại của al Qaeda là “nằm trong tầm tay”. Việc gần như sụp đổ hoàn toàn của tổ chức al Qaeda gốc là một lý do giải thích vì sao trong thập kỷ kể từ sự kiện 11/9, nước Mỹ không phải chịu bất kỳ một cuộc tấn công khủng bố trên phạm vi lớn nào. Tất cả những nỗ lực tiếp theo đó đã bị thất bại hoặc bị ngăn trở, một phần do những thủ phạm khủng bố trong bọn chúng không có đủ khả năng. Mặc dù chắc chắn là vẫn còn có một số kẻ khủng bố muốn giết hại người Mỹ, giấc mơ của bọn chúng dường như sẽ tiếp tục bị thất bại bởi chính những mặt hạn chế của chúng và bởi cơ quan tình báo và các cơ quan thực thi luật pháp của Mỹ và các đồng minh của Mỹ.
Khi mối đe dọa từ các nhóm khủng bố xuyên quốc gia giảm, Mỹ còn phải đối mặt vói một số sự rủi ro nguy hiểm từ những nước khác. Trung Quốc là đối thủ tiềm tàng rõ ràng nhất của Mỹ, và có ít nghi ngờ rằng sự nổi lên của Trung Quốc sẽ gây thách thức cho những lợi ích kinh tế của Mỹ. Ngoài ra, một cuộc tranh luận còn chưa ngã ngũ giữa các nhà lãnh đạo quân sự và chính trị Trung Quốc về vai trò đích thực của Trung Quốc trên phạm vi toàn cầu, và sự thiếu minh bạch của giới lãnh đạo cấp cao Trung Quốc về những mục tiêu chính sách đối ngoại lâu dài của nước này là nguyên nhân gây lo ngại. Tuy nhiên, mối đe dọa về an ninh hiện nay đối với lãnh thổ Mỹ trên thực tế là không tồn tại và sẽ vẫn là như vậy. Ngay cả khi Trung Quốc ra sức hiện đại hóa quân đội của mình, chi phí quân sự của nước này hiện vẫn chỉ vào khoảng 1/9 chi phí quân sự của Mỹ. Trong năm 2012, Lầu Năm Góc sẽ chi chỉ riêng cho việc nghiên cứu và phát triển quân sự của nước này cũng đã nhiều bằng khoản chi mà Trung Quốc sẽ dành cho toàn bộ quân đội của mình.
Trong khi Trung Quốc vụng về phô trương thanh thế ở vùng Viễn Đông bằng việc đe dọa không cho tiếp cận các nguồn tài nguyên biển đang còn tranh chấp, một báo cáo mới đây của Lầu Năm Góc lưu ý những tham vọng quân sự của Trung Quốc vẫn bị chi phối bởi “những vụ việc bất ngờ trong khu vực” và Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc chỉ đạt được ít tiến bộ trong việc mở rộng tiềm năng “vươn rộng tầm với trên phạm vi toàn cầu hoặc triển khai sức mạnh”. Trong những năm tới, Trung Quốc sẽ mở rộng vai trò trong khu vực của mình, nhưng sự phát triển này sẽ chỉ đe dọa lợi ích của Mỹ nếu Oasinhtơn tìm cách chi phối khu vực Đông Á và không xem xét những lợi ích khu vực chính đáng của Trung Quốc. Đúng là các nước láng giềng Trung Quốc đôi lúc lo ngại rằng Trung Quốc sẽ không giải quyết những tranh chấp của nước này một cách hòa bình, nhưng việc này đã buộc các nước châu Á hợp tác với Mỹ, duy trì các liên minh song phương để cùng hình thành một cơ cấu an ninh vững mạnh và hạn chế không gian vận động của Trung Quốc.
Những lập luận mạnh mẽ nhất được đưa ra bởi những người cảnh báo về ảnh hưởng của Trung Quốc tập trung xung quanh chính sách kinh tế. Bản kê khai những lời phàn nàn bao gồm một loạt các chính sách của Trung Quốc, từ việc đánh cắp tài sản trí tuệ và thao túng tiền tệ cho đến hoạt động gián điệp về kinh tế và việc trợ cấp trong nước. Tuy nhiên, không có gì trong những điều kể trên có thể dẫn đến xung đột trực tiếp với Mỹ. Vượt ra ngoài sự cạnh tranh vốn có trong buôn bán quốc tế, điều không đưa đến những hậu quả được – mất ngang nhau và bị khống chế bởi những cơ chế giải quyết tranh chấp, chẳng hạn như những cơ chế của Tổ chức Thương mại Thế giới. Nếu có điều gì xảy ra, chiến lược kinh tế với xuất khẩu là động lực của Trung Quốc, cùng với các khoản dự trữ lớn về trái phiếu kho bạc của Mỹ cho thấy Bắc Kinh sẽ tiếp tục muốn một nước Mỹ mạnh hơn là một nước Mỹ yếu.
Nỗi lo ngại hạt nhân
Một vấn đề niềm tin giữa nhiều chính khách Mỹ cho rằng Iran là mối đe dọa lớn nhất mà nước này đối mặt. Nhưng nếu đó là sự thực, thì Mỹ có thể dễ thở: Iran là một cường quốc quân sự yếu kém. Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, “các lực lượng quân sự của Iran hầu như không có xe bọc thép, pháo, máy bay hoặc các tàu chiến lớn hiện đại, và các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc dường như sẽ cản trở việc mua sắm các vũ khí kỹ thuật cao cho tương lai có thể thấy trước”.
Ý đồ được công bố của Têhêran triển khai những lợi ích của họ trong khu vực thông qua các lực lượng quân sự và bán quân sự đã làm cho Iran trở thành kẻ thù tồi tệ nhất của chính nước này. Các nước láng giềng của Iran đang chọn cách cân bằng chống lại nước Cộng hòa Hồi giáo này hơn là phải chịu sự lãnh đạo của Iran. Năm 2006, tỉ lệ ủng hộ Iran trong các nước Arập ở mức gần 80%; ngày nay, tỉ lệ đó là dưới 30%. Giống như các nước láng giềng của Trung Quốc ở Đông Á, các nước Vùng Vịnh đã phản ứng lại thái độ hung hăng của Iran bằng việc tham gia một dàn xếp an ninh khu vực đang nổi lên với Mỹ, trong đó bao gồm việc bán các vũ khí thông thường hiện đại, các hệ thống phòng thủ tên lửa, việc chia sẻ thông tin tình báo và các cuộc tập trận chung, tất cả những điều đó càng làm tăng sự cô lập đối với Iran.
Dĩ nhiên, những mối quan ngại nhất về Iran tập trung vào các hoạt động hạt nhân của nước này. Những nỗi lo ngại trên đã dẫn đến một số lời lẽ gây hoang mang sợ hãi quá mức nhất: Tại một cuộc tranh luận về vấn đề an ninh quốc gia của đảng Cộng hòa diễn ra vào tháng 11/2011, Romney đã khẳng định rằng vũ khí hạt nhân của Iran là “mối đe dọa lớn nhất mà thế giới phải đối mặt”. Nhưng vẫn còn chưa rõ ràng là liệu Têhêran thậm chí đã quyết định theo đuổi việc sản xuất một quả bom hạt nhân hay chỉ quyết định phát triển một khả năng “chìa khóa trao tay”. Cách nào đi nữa thì các nhà lãnh đạo Iran đã được cảnh báo đầy đủ rằng Mỹ sẽ đối phó bằng một lực lượng áp đảo đối với việc sử dụng hoặc chuyển giao các vũ khí hạt nhân. Mặc dù một nước Iran hạt nhân sẽ gây rắc rối cho khu vực này, Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ sẽ có khả năng kiềm chế Têhêran và ngăn chặn cuộc xâm lược của nước này – và mối đe dọa đối với nước Mỹ sẽ tiếp tục là rất nhỏ.
Những nỗi lo ngại bị thổi phồng quá mức về một nước Iran hạt nhân là một phần của sự lo ngại phổ biến hơn của Mỹ về khả năng tiếp tục của các cuộc tấn công hạt nhân. ‘Chiến lược An ninh Quốc gia của Obama khẳng định rằng “nhân dân Mỹ không đối mặt với nguy cơ nào lớn hơn hay khẩn cấp hơn một cuộc tấn công khủng bố với vũ khí hạt nhân”. Theo văn kiện này, “hòa bình và an ninh quốc tế bị đe dọa bởi sự phổ biến hạt nhân có thể dẫn đến một sự trao đổi hạt nhân. Quả thực, kể từ cuối cuộc Chiến tranh Lạnh, nguy cơ về một cuộc tấn công hạt nhân đã tăng lên”.
Nếu bối cảnh là một cuộc xung đột hạt nhân giữa một nhà nước chống lại một nhà nước, thì khẳng định sau rõ ràng là sai lầm. Sự sụp đổ của Liên bang Xôviết đã chấm dứt khả năng lớn nhất về việc xảy ra một cuộc xung đột hạt nhân tầm cỡ quốc tế. Trung Quốc, nước chỉ có 72 tên lửa hạt nhân xuyên lục địa, rõ ràng chỉ có khả năng ngăn chặn và không phải là một mối đe dọa hạt nhân đáng tin; nước này không có câu trả lời cho tiềm năng tấn công trả đũa của Mỹ và hơn 2000 vũ khí hạt nhân mà Mỹ có thể sử dụng để tấn công Trung Quốc.
Trong thập kỷ trước, Cheney và những người khác thuộc tầng lớp 1% của Mỹ đã thường xuyên cảnh báo về nguy cơ đặt ra bởi việc kiểm soát lỏng lẻo vũ khí hạt nhân hoặc nguyên liệu phân hạch không được kiểm soát. Trên thực tế, mối đe dọa của một thiết bị hạt nhân cuối cùng rơi vào tay của một nhóm khủng bố đã giảm đáng kể kể từ đầu những năm 1990, khi kho vũ khí hạt nhân của Liên bang Xô viết được phân tán trên tất cả 11 khu vực cùng có chung một múi giờ chuẩn của Nga và tất cả 15 nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây, và phần lớn khu vực Đông Âu. Kể từ đó, những nỗ lực hợp tác Mỹ – Nga đã dẫn đến sự tập trung đáng kể những vũ khí trên tại ít điểm hơn nhiều và dẫn đến việc nâng cấp an ninh toàn diện tại hầu hết các cơ sở vẫn có nguyên liệu hạt nhân hoặc các đầu đạn hạt nhân, làm cho dường như không còn khả năng phân tán hoặc đánh cắp vũ khí hạt nhân. Ngoài ra, những bài học rút ra được từ việc bảo vệ an ninh kho vũ khí hạt nhân của Nga hiện đang được áp dụng tại các nước khác, theo khuôn khổ của Hội nghị cấp cao về An ninh Hạt nhân tháng 4/2010 của Obama, theo đó đưa ra một kế hoạch toàn cầu nhằm bảo vệ tất cả các nguyên liệu hạt nhân trong vòng 4 năm. Kể từ đó, những nước tham gia kế hoạch này, trong đó có Chilê, Mêhicô, Ucraina và Việt Nam đã hoàn thành trên 70% những cam kết mà họ đã đưa ra tại hội nghị cấp cao.
Pakixtan thể hiện một nguồn vũ khí hạt nhân tiềm tàng khác được kiểm soát lỏng lẻo. Chiến lược quân sự của Mỹ ở Ápganixtan, với việc dựa vào các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và các cuộc đột kích qua biên giới, đã thực sự góp phần dẫn đến sự bất ổn ở Pakixtan, làm tồi tệ hơn các quan hệ của Mỹ với Ixlamabát, và có xu hướng làm tăng khả năng vũ khí hạt nhân rơi vào tay những kẻ xấu xa. Quả thực nghe nói những lo ngại của Pakixtan về một cuộc tấn công của Mỹ vào kho vũ khí hạt nhân của nước này đã khiến cho Ixlamabát phải phân tán các vũ khí của nước này tới nhiều địa điểm khác nhau, vận chuyển chúng trong những xe dân sự không bảo đảm an toàn. Nhưng ngay cả ở Pakixtan, các cơ hội để một tổ chức khủng bố có được một vũ khí hạt nhân là rất nhỏ. Bộ Năng lượng Mỹ đã có sự trợ giúp để cải thiện việc bảo đảm an ninh cho kho vũ khí hạt nhân của Pakixtan, và các quan chức cao cấp kế tiếp nhau trong Chính phủ Mỹ đã nhắc lại những gì mà cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã tuyên bố hồi tháng Giêng năm 2010: rằng Mỹ cảm thấy “rất yên tâm với sự an toàn của các vũ khí hạt nhân của Pakixtan”.
Một “con ngoáo ộp” mới đây hơn trong các cuộc tranh luận về vấn đề an ninh quốc gia là mối đe dọa của cái gọi là chiến tranh mạng. Các nhà hoạch định chính sách và các học giả đã lên tiếng cảnh báo trong hơn một thập kỷ về một cuộc “chiến tranh mạng – Trân châu cảng” hoặc cuộc “chiến tranh mạng – 11/9 sắp xảy ra”. Tháng 6/2011, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ lúc đó là William Lynn cho rằng “các dữ liệu của máy tính có thể gây đe dọa như những viên đạn và quả bom”. Và tháng 9/ 2011, Đô đốc Mike Mullen, lúc đó là Chủ tịch Tham mưu trưởng liên quân, đã mô tả các cuộc tấn công mạng như một mối đe dọa “hiện hữu” thực tế “có thể khiến chúng ta phải quỳ gối”.
Mặc dù khả năng dễ tổn thương tiềm tàng của các doanh nghiệp tư nhân và các cơ quan của chính phủ trước các cuộc tấn công mạng tăng lên, cái gọi là mối đe dọa của cuộc chiến tranh mạng đã bị đập tan dưới sự xem xét kỹ càng. Không một cuộc chiến tranh mạng nào đã dẫn đến sự mất mát về tính mạng của công dân Mỹ. Các bản báo cáo về các cuộc tấn công mạng “giống như sử dụng vũ lực”, chẳng hạn như cuộc tấn công nhà máy cấp nước ở bang Illinois (Mỹ) và một cuộc tấn công của Bắc Triều Tiên vào các hệ thống máy chủ của Chính phủ Mỹ, đã chứng tỏ không có căn cứ. Các hệ thống mạng của Lầu Năm Góc đã bị các cá nhân và các cơ quan tình báo nước ngoài tấn công hàng nghìn lần trong một ngày; cũng vậy là các hệ thống máy chủ của khu vực tư nhân. Tuy nhiên, phần lớn các cuộc tấn công này bị thất bại ở bất kỳ nơi nào mà các bộ phận bảo vệ thích hợp được cài đặt. Tất nhiên, không gì có thể so sánh được ngay cả là một cách tương đối với sự kiện Trân châu cảng hay 11/9, và hầu hết mọi thứ có thể được bù đắp bởi những nỗ lực ngăn chặn và làm giảm bớt theo lẽ phải thường tình.
Một đường hướng mới
Những người bảo vệ việc duy trì hiện trạng có thể cho rằng nạn lạm phát đe dọa kinh niên và chính sách đối ngoại quân sự hóa quá mức đã không ngăn được Mỹ duy trì an ninh và sự an toàn ở mức độ cao và vì vậy không phải là các vấn đề cấp bách. Những người khác có thể tranh luận rằng mặc dù thế giới hiện có thể không nguy hiểm, nhưng nó có thể nhanh chóng trở nên như vậy nếu Mỹ ngày càng quá lạc quan về những mối nguy hiểm trên phạm vi toàn cầu và giảm bớt sức mạnh quân sự của mình. Cả hai quan điểm này đánh giá thấp mức chi phí và những rủi ro của hiện trạng và đánh giá quá cao việc Mỹ cần phải dựa vào một tư thế quân sự hiếu chiến do những sự khiếp sợ quá mức gây ra.
Kể từ khi kết thúc cuộc Chiến tranh Lạnh, hầu hết những cải thiện trong lĩnh vực an ninh Mỹ không phụ thuộc chủ yếu vào quân đội lớn mạnh của nước này hoặc là kết quả của việc định nghĩa không ngừng mở rộng về những lợi ích an ninh quốc gia Mỹ. Mỹ xứng đáng được ca ngợi vì đã thúc đẩy sự phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn về kinh tế trên thế giới cũng như các thị trường mở cửa và, cùng với việc là nước chủ nhà của các tổ chức khu vực và quốc tế cũng như của các bên tham gia tư nhân, nước này ít được khen hơn trong việc cải thiện hệ thống y tế công cộng trên phạm vi toàn cầu và giúp đỡ phát triển sự cai trị theo kiểu dân chủ. Nhưng mặc dù sức mạnh quân sự Mỹ đôi lúc đã góp phần tạo ra một môi trường có lợi cho sự thay đổi tích cực, những cải thiện này đã đạt được chủ yếu thông qua công việc của các cơ quan dân sự và các bên tham gia phi chính phủ trong các khu vực tư nhân và phi lợi nhuận. Thành tích của một quân đội Mỹ thời hậu Chiến tranh Lạnh phát triển quá mức còn bị pha trộn hơn nhiều. Mặc dù một số nỗ lực quân sự do Mỹ chỉ đạo, chẳng hạn như sự can thiệp của NATO ở vùng Bancăng, đã góp phần làm cho các môi trường khu vực trở nên an toàn hơn, các cuộc chiến tranh do Mỹ cầm đầu ở Ápganixtan và Irắc đã làm suy yếu nền an ninh ở khu vực và trên phạm vi toàn cầu, dẫn đến hàng trăm nghìn người thương vong và các cuộc khủng hoảng tị nạn (theo Văn phòng của Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn, 45% tổng số người tị nạn ngày nay đang chạy trốn bạo lực gây ra bởi hai cuộc chiến tranh nói trên.) Quả thực, những phản ứng quá mức trước cái được hiểu là những mối đe dọa an ninh, chủ yếu từ khủng bố, đã gây thiệt hại đáng kể cho những lợi ích của Mỹ và đe dọa sẽ làm suy yếu những quy tắc và thể chế toàn cầu theo đó giúp tạo ra và duy trì kỷ nguyên hòa bình và an ninh hiện nay. Không gì trong những điều này là để cho thấy rằng Mỹ cần chấm dứt việc đóng một vai trò toàn cầu; đúng hơn, Mỹ cần đóng một vai trò khác, một vai trò làm nổi bật quyền lực mềm so với quyền lực cứng, và nhấn mạnh đến hoạt động ngoại giao và sự trợ giúp phát triển ít tốn kém so với việc tăng cường quân sự tốn kém.
Quả thực, cái giá đáng tiếc nhất của việc không ngừng thổi phồng mối đe dọa và việc tập trung vào sức mạnh quân sự là những thách thức chủ yếu trên phạm- vi toàn cầu mà nước Mỹ đang đối mặt ngày nay chỉ được tài trợ yếu ớt và thu hút sự quan tâm còn kém xa các vấn đề “khêu gợi” hơn, chẳng hạn như chiến tranh và khủng bố. Những thách thức này bao gồm việc thay đổi khí hậu toàn cầu, những bệnh dịch lớn, sự bất ổn kinh tế trên phạm vi toàn cầu, và các mạng lưới tội phạm xuyên quốc gia – tất cả những cái đó có thể là những chất xúc tác cho những thách thức trực tiếp và khốc liệt đối với những lợi ích an ninh của Mỹ. Nhưng những mối quan ngại này ít theo bản năng hơn cái được coi là những mối đe dọa từ khủng bố và từ những nhà nước hạt nhân bất hảo. Chúng đòi hỏi có kế hoạch lâu dài và đôi lúc là các giải pháp gây đau đớn, và chúng không thường xuyên được cường điệu bởi các nhóm có lợi ích được tài trợ hậu hĩnh. Kết quả dẫn đến là chúng bị coi thường trong việc thuyết trình về vấn đề an ninh quốc gia và việc hoạch định chính sách.
Để tránh bóp méo hơn nữa chính sách đối ngoại của Mỹ và tận dụng tình hình an ninh và ổn định tương đối ngày nay, các nhà hoạch định chính sách cần không chỉ đáp ứng một thế giới 99% mà còn phải củng cố nó. Họ nên bắt đầu bằng việc tăng cường cơ cấu các thể chế và các tiêu chuẩn quốc tế toàn cầu mà có thể thúc đẩy các lợi ích Mỹ đồng thời bảo đảm rằng các nước khác cùng chia sẻ gánh nặng của việc duy trì hòa bình và an ninh toàn cầu. Các thể chế quốc tế chẳng hạn như Liên hợp quốc (và các cơ quan chi nhánh của nó chẳng hạn như Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế), các tổ chức khu vực (Liên minh châu Phi, Tổ chức các nước châu Mỹ, Liên minh châu Âu và Hiệp hội các nước Đông Nam Á), và các thể chế tài chính quốc tế có thể chính thức hóa và củng cố các tiêu chuẩn và luật lệ theo đó điềụ chỉnh cách xử sự của nhà nước và củng cố sự hợp tác toàn cầu, đem lại tính hợp pháp cho những nỗ lực ngoại giao của Mỹ, và đem lại quyền tiếp cận các khu vực trên thế giới mà Mỹ không thể đơn phương giành được.
Sự lãnh đạo của Mỹ cần phải xứng với những lợi ích của Mỹ và bản chất của những thách thức đang đặt ra trước nước này. Mỹ không cần phải dẫn đầu trong mọi vấn đề hoặc cho rằng mọi vấn đề trên thế giới cần có phản ứng của Mỹ. Trong phần lớn các trường hợp, Mỹ nên “lãnh đạo từ phía sau” – hoặc từ bên cạnh, hoặc ở mức độ không đáng kể ở phía trước – nhưng hiếm khi, nếu có tự mình đi đầu. Đường hướng đó sẽ giành được sự ủng hộ rộng rãi của công chúng. Theo cuộc điều tra công luận Mỹ về các công việc quốc tế được Hội đồng Chicago về các công việc toàn cầu tiến hành mới đây nhất, chưa đến 10% người Mỹ muốn nước này “tiếp tục là nước lãnh đạo nổi bật hàng đầu thế giới trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế”. Người Mỹ từ lâu đã theo ý tưởng cho rằng đất nước họ không nên giữ vị thế là cảnh sát của thế giới; cũng từ lâu, các nhà chính trị của cả hai đảng đã diễn tả quan điểm này đến nhàm chán. Đã đến lúc để làm theo tư tưởng đó.
Nếu những thách thức chủ yếu trong một thế giới 99% là xuyên quốc gia về bản chất và đòi hỏi có sự phát triển hơn, y tế được cải thiện, và tăng cường thực thi luật pháp, thì điều quyết định là Mỹ cần duy trì một bộ công cụ an ninh quốc gia phi quân sự sắc bén. Chính sách đối ngoại của Mỹ cần có ít người hơn có thể nhảy ra khỏi các máy bay và có nhiều người hơn có thể triệu tập các cuộc thảo luận bàn tròn và dẫn dắt các cuộc thương lượng. Nhưng do có việc cắt giảm được bắt đầu từ những năm 1970 và đã được thúc đẩy đáng kế trong khi tổ chức lại cơ cấu vào những năm 1990, Cơ quan Phát triển Quốc tế của Mỹ (USAID) đã thu nhỏ đến mức chỉ còn có vỏ bọc trống rỗng của chính tổ chức này trước đây. Trong năm 1990, cơ quan này có 3.500 nhân viên thường trực. Hiện nay, nó chỉ còn có hơn 2000 nhân viên, và phần lớn ngân sách của cơ quan này được phân phối qua các nhà thầu khoán và các tổ chức phi chính phủ. Trong khi đó, với 30.000 nhân viên và một ngân sách trị giá 50 tỉ USD, các nguồn vật lực của Bộ Ngoại giao tỏ ra lu mờ so với các nguồn vật lực của Lầu Năm Góc, nơi có hơn 1,6 triệu nhân viên và một ngân sách trị giá trên 600 tỉ USD. Cần phải có nhiều nguồn vật lực và sự quan tâm hơn nữa dành cho tất cả các yếu tố của sức mạnh phi quân sự cấp quốc gia – không chỉ có USAID và Bộ Ngoại giao mà còn cả Tập đoàn Thách thức Thiên niên kỷ, tổ chức Quỹ Quốc gia vì Dân chủ, và một nước chủ nhà của các thể chế đa phương giải quyết những nguyên nhân cơ bản của sự bất ổn được địa phương hóa đồng thời cải thiện những tác dụng của chúng với mức chi phí khá thấp. Như Tướng Mỹ John Allen mới đây lưu ý “Trong nhiều lĩnh vực, những nỗ lực của USAID có thể có khả năng – trong dài hạn – ngăn chặn xung đột cũng nhiều như tác động ngăn chặn của một nhóm tàu sân bay tấn công hoặc một lực lượng viễn chinh lính thủy đánh bộ”. Allen phải biết: ông chỉ huy 100.000 lính Mỹ đang chiến đấu ở Ápganixtan.
Nâng cấp bộ công cụ an ninh quốc gia của Mỹ sẽ đòi hỏi giảm bớt quy mô các lực lượng vũ trang Mỹ. Trong một kỷ nguyên khá hòa bình và an ninh, quân đội Mỹ không nên là lăng kính chủ yếu để qua đó nước này nhìn ra thế giới. Như một công cụ có thể thay thế có thể hỗ trợ những mối đe dọa mang tính cưỡng ép, quân đội Mỹ chắc chắn là một yếu tố quan trọng của sức mạnh quốc gia. Tuy nhiên, quân đội đóng góp rất ít cho các giải pháp lâu dài đối với các vấn đề 99%. Và ngân sách khổng lồ của Lầu Năm Góc không chỉ làm lãng phí các nguồn tài nguyên quí giá; nó cũng làm méo mó tư duy an ninh quốc gia và việc hoạch định chính sách. Vì quân đội kiểm soát phần lớn các nguồn vật lực trong hệ thống an ninh quốc gia, các nhà hoạch định chính sách có xu hướng nhìn nhận tất cả những thách thức thông qua những lăng kính méo mó của các lực lượng vũ trang và phản ứng sao cho phù hợp với chúng. Khuynh hướng này là một lý do để quân đội Mỹ hiện trở nên quá lớn. Nhưng đó cũng là trường hợp ngược đời: quy mô rộng lớn của quân đội Mỹ là một lý do chính mà mỗi thách thức hiện được coi như một mối đe dọa.
Hơn 60 năm với những nỗ lực ngoại giao và quân sự Mỹ đã giúp tạo ra một thế giới tự do hơn và an toàn hơn. Trong tiến trình này, Mỹ đã thúc đẩy một môi trường toàn cầu tăng cường các lợi ích của Mỹ và nhìn chung chấp nhận quyền lực và ảnh hưởng của Mỹ. Kết quả dẫn đến là một thế giới ít nguy hiểm hơn nhiều so với bất kỳ thời điểm nào trước đây. Nói cách khác, Mỹ đã chiến thắng. Giờ đây, nước này cần có một chiến lược an ninh quốc gia và một đường hướng cho chính sách đối ngoại phản ánh thực tế đó./.
nguồn:http://anhbasam.wordpress.com/2012/11/10/nuoc-my-hien-an-toan-hon-cach-nghi-cua-oasinhton/#more-81026
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001