Trọng Nghĩa
Đừng có trách Hunxen mà tội cho ông ấy. Việt Nam có biển đảo đang bị Trung Quốc xâm chiếm và có nguy cơ sẽ còn bị xâm chiếm bằng hết, thế mà liên tục bắt giam hàng chục người dân phản đối Trung Quốc xâm lược, ra sức giải tán bao nhiêu cuộc biểu tình chống Trung Quốc của dân chúng Hà Nội và Sài Gòn thì sao? Hunxen cũng muốn thi đua với Hà Nội “biểu lộ tình hữu nghị với ông anh 4 tốt” theo cách của mình đấy thôi. Việt Nammà không vướng vào chuyện biển đảo, và không chịu áp lực của lòng yêu nước sôi sục trong nhân dân ấy à, thì e còn giở lắm ngón hay ho hơn hẳn Hunxen ấy chứ.Phải chăng Cam Bốt đã trở thành «nội gián» cho Trung Quốc trong nội bộ ASEAN để thúc đẩy lợi ích của Trung Quốc tại Biển Đông? Câu hỏi này lại được giới quan sát nêu lên vào hôm nay, 21/11/2012, sau khi báo chí tiết lộ rằng Chủ tịch đương nhiệm ASEAN cho đến giờ phút chót vẫn muốn nêu bật điều mà Cam Bốt và Trung Quốc đều cho là ASEAN đã nhất trí không quốc tế hóa hồ sơ Biển Đông.
Bauxite Việt Nam
Trong một bản tin đánh đi từ Phnom Penh vào tối hôm qua (20/11), mạng truyền thông Singapore Chanel News Asia tiết lộ : «Nhiều quốc gia ASEAN nêu lên tính không chính xác của một số điểm trong dự thảo Tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị Thượng đỉnh» tại Cam Bốt. Điểm đặc biệt gây tranh cãi là một số câu chữ nói về cách quản lý tranh chấp Biển Đông.
Theo nhà báo Singapore, trong dự thảo Tuyên bố đúc kết Hội nghị Thượng đỉnh 10 nước ASEAN họp ngày 18/11, có nguyên một đoạn trong phần nói về Biển Đông khẳng định rằng đã có đồng thuận trong các lãnh đạo ASEAN là không nên quốc tế hóa vấn đề Biển Đông. Đoạn văn đó đã buộc nhiều nước thành viên lên tiếng yêu cầu Chủ tịch ASEAN điều chỉnh sự thiếu chính xác đó vì lẽ trên điểm này, không hề có nhất trí trong nội bộ Hiệp hội Đông Nam Á.
Theo một số quan chức ASEAN, sai sót đến từ Chủ tịch ASEAN là Cam Bốt đã đưa điều khoản này vào bản dự thảo đầu tiên được lưu hành. Tuy nhiên ngay từ hôm 19/11, phía Philippines, mà cụ thể là Tổng thống Benigno Aquino, với hậu thuẫn của một số nước khác, trong đó có Việt Nam, đã cực lực bác bỏ kết luận đó, cho rằng nội việc Philippines không đồng ý cũng đủ chứng mình là không có đồng thuận.
Vấn đề là bất chấp lời phản đối của ông Aquino – mà theo các quan chức Philippines – đã được chính ông nêu thẳng với ông Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen nhân cuộc họp thượng đỉnh ASEAN – Nhật Bản, sai sót đó vẫn được duy trì trong bản dự thảo cuối cùng đã được lưu hành vào sáng hôm qua, 20/11 tức là vào ngày chót của hội nghị Phnom Penh.
Trước tình trạng đó, đại diện các nước không chấp nhận kết luận của Cam Bốt đã lập tức gởi công văn cho Chủ tịch hội nghị để đòi điều chỉnh, và đoạn văn gây tranh cãi rốt cuộc đã bị xóa khỏi bản Tuyên bố chính thức.
Theo ghi nhận của hãng Chanel News Asia, Philippines là quốc gia đầu tiên phủ nhận kết luận sai của Cam Bốt, sau đó đến lượt các nước Brunei, Indonesia, Việt Nam và Singapore cũng cho Cam Bốt biết rõ lập trường của mình.
Trong một thông báo, Bộ Ngoại giao Singapore, với lời lẽ tế nhị, đã cho rằng bản dự thảo của chủ tịch ASEAN chỉ «trích dẫn sai» các lãnh đạo khi họ thảo luận về Biển Đông. Sau khi sai sót này được điều chỉnh,Singaporethấy rằng phần nói về Biển Đông phản ánh đúng hơn những gì đã được thảo luận.
Trích dẫn sai hay cố tình áp đặt quan điểm của mình trên các đồng minh trong khối? Nghi vấn này chưa thể có câu trả lời, nhưng giới quan sát đã ghi nhận là sự trùng hợp tuyệt đối giữa Cam Bốt và Trung Quốc khi phát biểu về vấn đề quốc tế hóa hồ sơ Biển Đông điều mà Trung Quốc cực lực chống lại.
Hôm thứ Hai 19/11 chẳng hạn một phát ngôn viên Chính phủ Trung Quốc đã không ngần ngại tuyên bố là khối ASEAN đã đạt được thỏa thuận là không quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông.
Đối với các nhà báo quốc tế, tiến trình thảo luận trong những ngày qua tại ASEAN đã lại cho thấy là Cam Bốt một lần nữa lại tranh thủ vai trò Chủ tịch ASEAN để áp đặt các quan điểm của Trung Quốc về Biển Đông trên các đồng minh của mình.
Vào tháng Bảy vừa qua, Cam Bốt đã sẵn sàng để cho ASEAN mất uy tín khi thực hiện lời đe dọa là hủy bỏ việc công bố Tuyên bố chung của Hội nghị Ngoại trưởng nếu văn kiện này nêu lên vấn đề tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc theo yêu cầu của Philippines và Việt Nam. Hành động đó đã khiến một số nhà phân tích coi Cam Bốt là nước đại diện cho quyền lợi của Bắc Kinh trong lòng ASEAN.
T.N.
Nguồn: http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20121121-cam-bot-lai-bi-nghi-ngo-giup-trung-quoc-thao-tung-ho-so-bien-dong
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/42849
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001