Tân và cựu Tổng bí thư ĐCSTQ, ngày 15/11/2012. |
(AFP 18/11/2012) Vừa
đăng quang ngôi vị nhân vật số một Trung
Quốc, ông Tập Cận Bình đã biết được những ai trong số những
người « trẻ tuổi » có thể thay chân mình vào năm 2022, khi nhiệm
kỳ mười năm của ông kết thúc.
Các chuyên gia khẳng định có hai khuôn mặt triển vọng nhất.
Trước hết là Hồ Xuân Hoa (Hu Chunhua), một nhân vật quan trọng trong đảng Cộng
sản Trung Quốc.
Ông Hồ Xuân Hoa tốt nghiệp ngành văn chương, thăng tiến nhờ đàn áp các cuộc
biểu tình ở Tây Tạng. Người thứ hai là Tôn Chánh
Tài (Sun Zhengcai), một nhà nông học trước đây từng làm việc
tại Anh quốc.
Sau đại hội 18 đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra trong tuần
qua tại Bắc Kinh, hai nhân vật trên đây, đều ở tuổi 49, đã được vào Bộ Chính
trị. Cơ quan có 25 ủy viên này là cánh cửa cuối cùng trước khi bước vào được
Ban thường trực Bộ Chính trị, nơi nắm giữ quyền lực tối thượng tại Trung Quốc.
Sân khấu chính trị ở nước này được điều hành bởi đảng Cộng
sản, và vì đảng Cộng sản. Một đảng có đến 82 triệu đảng viên, và việc chỉ định
những người lãnh đạo là một tiến trình rất chậm chạp, hoàn toàn diễn ra trong
bí mật.
Ông Hồ Xuân Hoa |
Cũng giống như quá trình lên ngôi của ông Tập Cận Bình đã
được chuẩn bị từ năm 2007, nhất định trong những năm tới sẽ đến lượt hai ông Hồ
Xuân Hoa và Tôn Chánh Tài
trở thành ủy viên thường trực Bộ Chính trị, và một trong hai người sẽ trở thành
Tổng bí thư Trung Quốc
trong tương lai.
Ngoài ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường - Thủ tướng tương
lai, các ủy viên thường trực khác đều đến hạn tuổi vào đại hội lần tới, năm
2017. Hơn nữa, những nhân vật khác đang cùng trong Bộ Chính trị với Hồ Xuân Hoa
và Tôn Chánh Tài
đều lớn tuổi hơn hai ông
này. Nhiều người sẽ không còn hiện diện trên đường đua kế vị
cho năm 2022.
Nghi thức « đăng quang» bất di bất dịch kiểu Stalin diễn
ra tại Đại lễ đường Nhân dân ở quảng trường Thiên An Môn, và tiến trình dài
dằng dặc trước đó, bị nhiều người chỉ trích là quá sức lỗi thời. Ông Hứa Chí
Vĩnh (Xu Zhiyong), luật sư và là nhà đấu tranh cho nhân quyền nhận xét : « Ngày nay Trung Quốc vẫn không có được khả
năng chối từ xu hướng độc đoán, độc tài về quyền lực, tham nhũng tràn
lan ».
Ngược lại, những người xu nịnh chế độ thì nhấn mạnh, thể
thức khép kín này giúp Trung Quốc
tránh được những vụ đấu đá chính trị dữ dội, chẳng hạn như trong thời kỳ Mao
Trạch Đông ; và sự kế tục ổn định về chính trị là một trong những chìa
khóa của tăng trưởng kinh tế Trung
Quốc. Ông
Joseph Cheng, thuộc City University ở Hồng Kông biện hộ: “Trong hai mươi năm vừa qua, Đảng đã tìm
cách định chế hóa việc chuyển đổi nhẹ nhàng, được dự kiến trước trên thượng
tầng”.
Ông Tôn Chánh Tài |
Hồ Xuân Hoa hiện là Bí thư Nội Mông. Xuất thân từ một gia
đình nghèo, ông ta đã được thử thách qua việc tham gia đàn áp các cuộc biểu
tình chống Trung Quốc
ở Tây Tạng vào cuối thập niên 80, bên cạnh Hồ Cẩm Đào, lúc đó là Bí thư Đảng ủy
vùng này. Hai người không có quan hệ họ hàng, nhưng người thanh niên Hồ Xuân
Hoa thường được coi là đệ tử của ông Hồ Cẩm Đào, đến nỗi có biệt danh là
« Tiểu Hồ ».
Theo Zhang Xin, nhà chính trị học thuộc trường đại học Nhân
dân Bắc Kinh, thì sự tích cực của Hồ Xuân Hoa trong vấn đề Tây Tạng, tính quyết
đoán, lý tưởng đoàn kết của ông ta đã khiến ông lấy điểm trước các cán bộ Đảng,
vốn coi sự ổn định là giá trị hàng đầu. Ông khẳng định : « Hồ Xuân Hoa đã chứng tỏ ông ta có thể
nắm được quan hệ giữa các cộng đồng và duy trì đoàn kết dân tộc (…). Sự cứng
rắn trước các nhà ly khai là một nhân tố quan trọng cho sự thành công của Hồ
Xuân Hoa ».
Về phần Tôn Chánh Tài,
sự thăng tiến của ông phần lớn là nhờ kinh nghiệm trong nông nghiệp - lãnh vực
thiết yếu trong một đất nước có 1,3 tỉ miệng ăn phải nuôi.
Ông Joseph Cheng cho rằng Hồ Cẩm Đào ủng hộ việc
thăng chức cho cả hai nhân vật trên ; nhưng Tôn Chánh Tài thì còn có được cả sự
hỗ trợ của cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân. Ở tuổi 86, ông Giang vẫn tiếp tục giựt
được một số mối dây sau hậu trường.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001