Lê Anh Hùng
Hà Nội, 5/11/2012
Thời gian gần đây, giữa lúc tình hình đất nước đang diễn biến theo chiều hướng ngày càng xấu hơn trên hầu khắp các mặt, từ chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục cho đến an ninh – quốc phòng, những phát ngôn sơ sẩy của một vài nhà khoa học kiêm chính trị gia không chỉ khiến cho dân chúng chưng hửng mà còn gây ra nhiều bức xúc trong dư luận.
Tiêu biểu cho những bình luận thiếu chín chắn như thế là lời khẳng định của GS TS Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch nước, trong một bài viết hơn một năm trước trên báo Nhân dân, “Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền XHCN… khác hẳn về bản chất và cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản”, và phát biểu của GS TS Nguyễn Lân Dũng (nguyên Đại biểu Quốc hội ba khoá X, XI, XII và hiện là Uỷ viên Uỷ ban TW Mặt trận TQVN) trong cuộc phỏng vấn của đài BBC ngày 15/8/2012: “Ban Chấp hành Trung ương đã đại diện cho toàn nhân dân rồi”!!!
Người ta chưng hửng và bức xúc chủ yếu là vì những “phát ngôn nhân” đó không phải chỉ là những chính trị gia thuần tuý mà họ trước hết là những nhà khoa học với đầy đủ học hàm, học vị khiến bao người phải ngưỡng phục.
Khoa học và chính trị rõ ràng là hai lĩnh vực không mấy tương thích với nhau. Trong khi nhà khoa học, theo đúng nghĩa, luôn nói những gì mà mình tin là đúng về mặt khoa học thì nhà chính trị lại thường phát ngôn điều mà những người quyết định vận mệnh chính trị của mình muốn nghe, bất kể đó là cử tri trong chế độ dân chủ hay “tổ chức” trong chế độ độc tài đảng trị. Trung thực – đức tính tối quan trọng đối với một nhà khoa học – xem ra lại không phải là tấm vé thông hành đắc dụng trong chính trị, đặc biệt là ở các quốc gia cộng sản, nơi mà sự giả dối đã ngự trị ngay từ đầu. Khoa học không cần tới bất kỳ một bộ xiêm y lộng lẫy nào để khẳng định mình, trong khi chính trị – từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây – luôn là một nghệ thuật, một loại hình “sân khấu” đặc biệt cho đủ kiểu “diễn viên”, chính diện cũng như phản diện.
Một giai thoại thú vị về Isaac Newton (1642-1727) cho chúng ta thấy một nhà khoa học lỗi lạc lại hoàn toàn có thể là một tay mơ trong chính trị. Nhân vật mà nhiều người vẫn ví như là nhà khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại này từng 2 lần (1689-1690; 1701) tham gia Nghị viện Anh với bao kỳ vọng của dân chúng. Tuy nhiên, phát biểu duy nhất của ông với tư cách nghị sỹ mà người ta ghi lại được lại là thế này: “Trong này lạnh quá, làm ơn đóng giùm tôi cái cửa sổ đi!” (có thể ông đã cười mũi vào cái tổ chức chính trị không thích hợp với tạng của mình bằng câu nói hài hước lưu lại cho hậu thế đó chăng?)
Giáo sư Tạ Quang Bửu là một nhà khoa học kiêm chính trị gia tiêu biểu đã để lại dấu ấn của mình trên chính trường Việt Namdưới chế độ cộng sản. Với tư cách Bộ trưởng Bộ Đại học và THCN, ông đã tạo ra bước ngoặt trong chính sách giáo dục ở Bắc Việt Nam những năm 1970 bằng cách đề ra hình thức thi vào đại học (Trước đó, trong những năm chiến tranh chống Mỹ, học sinh vào đại học chỉ được lựa chọn dựa trên thành phần và lý lịch, chứ không trải qua thi cử). Bên cạnh đó là những tấm gương nhà khoa học kiêm chính trị gia như GS Tôn Thất Tùng (1912-1982; Thứ trưởng Bộ Y tế từ năm 1947-1961; Đại biểu QH liên tục từ khoá II đến khoá VII), Luật sư Ngô Bá Thành (1931-2004; nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội; Đại biểu QH các khoá VI, VII, VIII và X) hay GS.TS Nguyễn Minh Thuyết (nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; Đại biểu QH khoá XI và XII). Họ đều là những người được biết đến với bản tính bộc trực, thẳng thắn và trên hết là vì dân, vì nước. Vài ví dụ đó đủ cho chúng ta thấy những nhà khoa học thành công trong chính trị ở Việt Nam là không hề thiếu, dù dưới chế độ độc tài đảng trị thì đây là điều không đơn giản chút nào. Ngay cả với GS Nguyễn Đình Tứ, một người vẫn được đánh giá cao cả về tài năng lẫn nhân cách và là nhà khoa học duy nhất được “vinh dự” đặt chân vào Bộ Chính trị, người ta cũng thấy tiếc cho ông như một nhà khoa học xuất chúng của nước nhà.
Bất luận thế nào, giới khoa học cũng là “hiền tài” và “nguyên khí” của quốc gia. Cách đây ngót 70 năm, nhiều nhà khoa học xuất chúng của Việt Nam đã dấn thân và thể hiện tinh thần trách nhiệm cao cả, chí công vô tư của mình trước tình thế “nước sôi lửa bỏng” của đất nước. Dĩ nhiên, không phải tất cả họ đều hiện diện trong nội các của Thủ tướng Trần Trọng Kim hay trong Chính phủ và Nghị viện Nhân dân của nền dân chủ cộng hoà non trẻ sau đó.
Tài năng là một khái niệm khó lượng định, song nhân cách xem ra lại không khó đến vậy, như đại thi hào Nguyễn Du xưa vẫn tâm niệm: “Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”. Lịch sử dường như lại một lần nữa đặt lên vai các nhà khoa học chân chính trong và ngoài nước một sứ mệnh nặng nề mà cao cả, bất kể họ có tham gia vào sân chơi chính trị hay không. Bởi không ai khác mà chính họ, những tinh hoa của giống nòi, mới là những người đầu tiên nhận ra đâu là căn nguyên của tình trạng tụt hậu, trì trệ và rối ren hiện nay của nước nhà./.
L.A.H.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/42421
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Thời gian gần đây, giữa lúc tình hình đất nước đang diễn biến theo chiều hướng ngày càng xấu hơn trên hầu khắp các mặt, từ chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục cho đến an ninh – quốc phòng, những phát ngôn sơ sẩy của một vài nhà khoa học kiêm chính trị gia không chỉ khiến cho dân chúng chưng hửng mà còn gây ra nhiều bức xúc trong dư luận.
Tiêu biểu cho những bình luận thiếu chín chắn như thế là lời khẳng định của GS TS Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch nước, trong một bài viết hơn một năm trước trên báo Nhân dân, “Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền XHCN… khác hẳn về bản chất và cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản”, và phát biểu của GS TS Nguyễn Lân Dũng (nguyên Đại biểu Quốc hội ba khoá X, XI, XII và hiện là Uỷ viên Uỷ ban TW Mặt trận TQVN) trong cuộc phỏng vấn của đài BBC ngày 15/8/2012: “Ban Chấp hành Trung ương đã đại diện cho toàn nhân dân rồi”!!!
Người ta chưng hửng và bức xúc chủ yếu là vì những “phát ngôn nhân” đó không phải chỉ là những chính trị gia thuần tuý mà họ trước hết là những nhà khoa học với đầy đủ học hàm, học vị khiến bao người phải ngưỡng phục.
Khoa học và chính trị rõ ràng là hai lĩnh vực không mấy tương thích với nhau. Trong khi nhà khoa học, theo đúng nghĩa, luôn nói những gì mà mình tin là đúng về mặt khoa học thì nhà chính trị lại thường phát ngôn điều mà những người quyết định vận mệnh chính trị của mình muốn nghe, bất kể đó là cử tri trong chế độ dân chủ hay “tổ chức” trong chế độ độc tài đảng trị. Trung thực – đức tính tối quan trọng đối với một nhà khoa học – xem ra lại không phải là tấm vé thông hành đắc dụng trong chính trị, đặc biệt là ở các quốc gia cộng sản, nơi mà sự giả dối đã ngự trị ngay từ đầu. Khoa học không cần tới bất kỳ một bộ xiêm y lộng lẫy nào để khẳng định mình, trong khi chính trị – từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây – luôn là một nghệ thuật, một loại hình “sân khấu” đặc biệt cho đủ kiểu “diễn viên”, chính diện cũng như phản diện.
Một giai thoại thú vị về Isaac Newton (1642-1727) cho chúng ta thấy một nhà khoa học lỗi lạc lại hoàn toàn có thể là một tay mơ trong chính trị. Nhân vật mà nhiều người vẫn ví như là nhà khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại này từng 2 lần (1689-1690; 1701) tham gia Nghị viện Anh với bao kỳ vọng của dân chúng. Tuy nhiên, phát biểu duy nhất của ông với tư cách nghị sỹ mà người ta ghi lại được lại là thế này: “Trong này lạnh quá, làm ơn đóng giùm tôi cái cửa sổ đi!” (có thể ông đã cười mũi vào cái tổ chức chính trị không thích hợp với tạng của mình bằng câu nói hài hước lưu lại cho hậu thế đó chăng?)
Giáo sư Tạ Quang Bửu là một nhà khoa học kiêm chính trị gia tiêu biểu đã để lại dấu ấn của mình trên chính trường Việt Namdưới chế độ cộng sản. Với tư cách Bộ trưởng Bộ Đại học và THCN, ông đã tạo ra bước ngoặt trong chính sách giáo dục ở Bắc Việt Nam những năm 1970 bằng cách đề ra hình thức thi vào đại học (Trước đó, trong những năm chiến tranh chống Mỹ, học sinh vào đại học chỉ được lựa chọn dựa trên thành phần và lý lịch, chứ không trải qua thi cử). Bên cạnh đó là những tấm gương nhà khoa học kiêm chính trị gia như GS Tôn Thất Tùng (1912-1982; Thứ trưởng Bộ Y tế từ năm 1947-1961; Đại biểu QH liên tục từ khoá II đến khoá VII), Luật sư Ngô Bá Thành (1931-2004; nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội; Đại biểu QH các khoá VI, VII, VIII và X) hay GS.TS Nguyễn Minh Thuyết (nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; Đại biểu QH khoá XI và XII). Họ đều là những người được biết đến với bản tính bộc trực, thẳng thắn và trên hết là vì dân, vì nước. Vài ví dụ đó đủ cho chúng ta thấy những nhà khoa học thành công trong chính trị ở Việt Nam là không hề thiếu, dù dưới chế độ độc tài đảng trị thì đây là điều không đơn giản chút nào. Ngay cả với GS Nguyễn Đình Tứ, một người vẫn được đánh giá cao cả về tài năng lẫn nhân cách và là nhà khoa học duy nhất được “vinh dự” đặt chân vào Bộ Chính trị, người ta cũng thấy tiếc cho ông như một nhà khoa học xuất chúng của nước nhà.
Bất luận thế nào, giới khoa học cũng là “hiền tài” và “nguyên khí” của quốc gia. Cách đây ngót 70 năm, nhiều nhà khoa học xuất chúng của Việt Nam đã dấn thân và thể hiện tinh thần trách nhiệm cao cả, chí công vô tư của mình trước tình thế “nước sôi lửa bỏng” của đất nước. Dĩ nhiên, không phải tất cả họ đều hiện diện trong nội các của Thủ tướng Trần Trọng Kim hay trong Chính phủ và Nghị viện Nhân dân của nền dân chủ cộng hoà non trẻ sau đó.
Tài năng là một khái niệm khó lượng định, song nhân cách xem ra lại không khó đến vậy, như đại thi hào Nguyễn Du xưa vẫn tâm niệm: “Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”. Lịch sử dường như lại một lần nữa đặt lên vai các nhà khoa học chân chính trong và ngoài nước một sứ mệnh nặng nề mà cao cả, bất kể họ có tham gia vào sân chơi chính trị hay không. Bởi không ai khác mà chính họ, những tinh hoa của giống nòi, mới là những người đầu tiên nhận ra đâu là căn nguyên của tình trạng tụt hậu, trì trệ và rối ren hiện nay của nước nhà./.
L.A.H.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/42421
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001