Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị trả lời báo giới ngay sau khi luật Thủ đô được Quốc hội ấn nút thông qua chiều 21/11.
“Trước khi có luật Thủ đô, những công việc mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô phải giải quyết hàng ngày vốn dĩ cũng đã hết sức to lớn và khó khăn. Sau khi có luật, đây là sẽ một thuận lợi lớn, là cơ sở pháp lý quan trọng, giao cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thủ đô những trách nhiệm mới“, Bí thư Thành ủy Hà Nội nói.
Theo ông Phạm Quang Nghị, luật Thủ đô, trên mỗi lĩnh vực giáo dục, văn hóa, đầu tư, ngân sách… đều ít nhiều thể hiện những đặc thù của Hà Nội, nhưng tổng hợp lại, luật tạo ra vị thế cho thủ đô của đất nước, khẳng định vị trí, tầm quan trọng và một vị thế mà không phải tỉnh, thành nào cũng có.
“Ngay sau khi QH thông qua luật Thủ đô, tôi nghĩ đến những việc cần làm chứ không phải say sưa với niềm vui luật được thông qua”, Bí thư chia sẻ. “Những yêu cầu đối với Thủ đô để xứng đáng với lòng mong đợi của cả nước, bây giờ có lẽ còn lớn hơn nữa. Trách nhiệm sẽ nặng hơn, nhưng thuận lợi sẽ tốt hơn“.
Theo ông Nghị, khâu yếu nhất cần làm ngay là kỷ cương xã hội. “Nhiều người còn chưa có ý thức đầy đủ, xứng đáng là công dân thủ đô“, Bí thư Hà Nội cho rằng biện pháp nâng mức phạt sẽ tăng tính răn đe, đồng thời kết hợp với các biện pháp giáo dục nâng cao ý thức.
“Luật Thủ đô không đem lại cho Hà Nội một cây đũa thần, vung lên một cái là ngày mai có thay đổi, mà cần một quá trình. Bản thân luật Thủ đô cũng hơn 3 năm mới có được sự nhất trí đồng thuận như hôm nay”, Bí thư Phạm Quang Nghị nhận định. “Chuyển biến trong thực tế chắc cũng cần thời gian, nhưng rõ ràng là có những yếu tố tích cực hơn”.
Ngoài những biện pháp trước mắt như từng bước chuyển trụ sở các bộ ngành, các nhà máy, xí nghiệp lớn ra khỏi khu trung tâm, hạn chế xây nhà cao quá 9 tầng trong nội thành, Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh việc quy hoạch 5 thành phố vệ tinh như một biện pháp lâu dài, đồng bộ để giải quyết các vấn đề bức xúc.
Siết nhập cư vì cái chung
Đối với một tỉ lệ không nhỏ (gần 30%) các ĐB biểu quyết không tán thành điều 19 trong dự thảo luật về các điều kiện siết nhập cư, Bí thư Hà Nội cho rằng “những người mong muốn quy định nhập cư dễ dàng hơn cũng là những người yêu quý Hà Nội và muốn chung tay, góp sức xây dựng thủ đô”.
“Song từ góc độ quản lý một đô thị, chúng ta phải tìm ra một lời giải tốt nhất, dù chưa phải phù hợp với mong muốn của một số người, nhưng phải vì cái chung“, ông Phạm Quang Nghị nhấn mạnh.
Trước một số lo ngại về những hệ lụy tiêu cực có thể có của các quy định siết nhập cư, ông Phạm Quang Nghị nhận định: “Nếu làm không tốt thì bất cứ chính sách nào cũng có thể bị lợi dụng”.
“Ngày trước thời bao cấp sống dựa vào hộ khẩu, tem phiếu, nhập cư cực khó mà vẫn có thể có tiêu cực. Như vậy, tiêu cực hay không phụ thuộc vào ý thức, tinh thần trách nhiệm thực thi chính sách chứ không phải bản thân quy định”, Bí thư Hà Nội nói.
Ông Nghị chỉ ra các số liệu dự báo khi áp dụng các quy định này, trong 4-5 năm tới, có thể giảm được khoảng 1 triệu người nhập cư vào Hà Nội.
Chung Hoàng (ghi)- VietNamNet
nguồn:http://www.danchimviet.info/archives/69260
======================================================================
Nói với ông Bí thư Thành ủy Hà Nội
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
“Trước khi có luật Thủ đô, những công việc mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô phải giải quyết hàng ngày vốn dĩ cũng đã hết sức to lớn và khó khăn. Sau khi có luật, đây là sẽ một thuận lợi lớn, là cơ sở pháp lý quan trọng, giao cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thủ đô những trách nhiệm mới“, Bí thư Thành ủy Hà Nội nói.
Theo ông Phạm Quang Nghị, luật Thủ đô, trên mỗi lĩnh vực giáo dục, văn hóa, đầu tư, ngân sách… đều ít nhiều thể hiện những đặc thù của Hà Nội, nhưng tổng hợp lại, luật tạo ra vị thế cho thủ đô của đất nước, khẳng định vị trí, tầm quan trọng và một vị thế mà không phải tỉnh, thành nào cũng có.
“Ngay sau khi QH thông qua luật Thủ đô, tôi nghĩ đến những việc cần làm chứ không phải say sưa với niềm vui luật được thông qua”, Bí thư chia sẻ. “Những yêu cầu đối với Thủ đô để xứng đáng với lòng mong đợi của cả nước, bây giờ có lẽ còn lớn hơn nữa. Trách nhiệm sẽ nặng hơn, nhưng thuận lợi sẽ tốt hơn“.
Theo ông Nghị, khâu yếu nhất cần làm ngay là kỷ cương xã hội. “Nhiều người còn chưa có ý thức đầy đủ, xứng đáng là công dân thủ đô“, Bí thư Hà Nội cho rằng biện pháp nâng mức phạt sẽ tăng tính răn đe, đồng thời kết hợp với các biện pháp giáo dục nâng cao ý thức.
“Luật Thủ đô không đem lại cho Hà Nội một cây đũa thần, vung lên một cái là ngày mai có thay đổi, mà cần một quá trình. Bản thân luật Thủ đô cũng hơn 3 năm mới có được sự nhất trí đồng thuận như hôm nay”, Bí thư Phạm Quang Nghị nhận định. “Chuyển biến trong thực tế chắc cũng cần thời gian, nhưng rõ ràng là có những yếu tố tích cực hơn”.
Ngoài những biện pháp trước mắt như từng bước chuyển trụ sở các bộ ngành, các nhà máy, xí nghiệp lớn ra khỏi khu trung tâm, hạn chế xây nhà cao quá 9 tầng trong nội thành, Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh việc quy hoạch 5 thành phố vệ tinh như một biện pháp lâu dài, đồng bộ để giải quyết các vấn đề bức xúc.
Siết nhập cư vì cái chung
Đối với một tỉ lệ không nhỏ (gần 30%) các ĐB biểu quyết không tán thành điều 19 trong dự thảo luật về các điều kiện siết nhập cư, Bí thư Hà Nội cho rằng “những người mong muốn quy định nhập cư dễ dàng hơn cũng là những người yêu quý Hà Nội và muốn chung tay, góp sức xây dựng thủ đô”.
“Song từ góc độ quản lý một đô thị, chúng ta phải tìm ra một lời giải tốt nhất, dù chưa phải phù hợp với mong muốn của một số người, nhưng phải vì cái chung“, ông Phạm Quang Nghị nhấn mạnh.
Trước một số lo ngại về những hệ lụy tiêu cực có thể có của các quy định siết nhập cư, ông Phạm Quang Nghị nhận định: “Nếu làm không tốt thì bất cứ chính sách nào cũng có thể bị lợi dụng”.
“Ngày trước thời bao cấp sống dựa vào hộ khẩu, tem phiếu, nhập cư cực khó mà vẫn có thể có tiêu cực. Như vậy, tiêu cực hay không phụ thuộc vào ý thức, tinh thần trách nhiệm thực thi chính sách chứ không phải bản thân quy định”, Bí thư Hà Nội nói.
Ông Nghị chỉ ra các số liệu dự báo khi áp dụng các quy định này, trong 4-5 năm tới, có thể giảm được khoảng 1 triệu người nhập cư vào Hà Nội.
Chung Hoàng (ghi)- VietNamNet
nguồn:http://www.danchimviet.info/archives/69260
======================================================================
Nói với ông Bí thư Thành ủy Hà Nội
Lê Khả Sỹ
- Tôi cũng là người “sinh sống nhờ” trên đất Hà Nội như ông và dù cuối
năm đang bận chơi nhưng sau khi đọc bài ghi lời của ông nói Nhiều người chưa xứng đáng công dân Thủ đô đăng trên trang mạng VietNamNet / 21-11-2012, tôi đành bỏ chút thì giờ viết đôi lời nói lại với ông.
*
Thưa ông Phạm Quang Nghị !
Nếu tôi nhớ không nhầm thì những năm gần đây, lần này nữa là ông đã bốn
lần tỏ lời coi thường người Hà Nội, những công dân đang sống và làm việc
dưới quyền của các người mà Bí thư Thành ủy “đứng mũi chịu sào”. Lần
này, ông mất thêm 3 điểm ở cuộc bầu cử nhiệm kỳ 2016-2020 nếu ông còn
sống và ứng cử !
Ông nói nhiều người chưa xứng đáng là công dân Thủ đô, nhiều là
bao nhiêu ? Do tầm nhìn thiển cận của ông chỉ thấy số ít biểu hiện tiêu
cực đã thành sức ép của dư luận đối với trách nhiệm lãnh đạo Thành phố
nên ông cáu rồi nói bậy “vơ đũa cả nắm”. Ông không đủ tầm bao quát nhiều
biểu hiện tốt đẹp của nhân dân Thủ đô – yếu tố quyết định những thành
công giúp ông viết các báo cáo tổng kết, giúp ông không xấu hổ khi đăng
đàn huơ tay diễn thuyết !.
Có lẽ ông nhớ nhiều về học thuyết Mác-Lê, không biết đến Tam tự kinh, sách vỡ lòng về đạo làm người đã dạy: Nhân chi sơ / tính bản thiện…(con
người sinh ra lúc đầu là hiền lành), về sau lành hay dữ là do tác động
của xã hội và sự uốn nắn giáo dục của bề trên. Bề trên, ngoài ông bà cha
mẹ, thầy cô giáo là đến vua quan coi việc chăm dân giữ nước ! Như ông
nói nhiều người chưa xứng đáng là công dân Thủ đô thì trước hết
là ông rồi tiếp đến các thuộc hạ của ông nên tự nguyện nằm ra cho người
dân Hà Nội đánh trăm roi đã, sau đó mới tranh luận !
Ông nói nhiều người chưa xứng đáng là công dân Thủ đô. Như thế nào là xứng đáng ? Chắc ông chỉ nhớ 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng
chứ gì ? Chưa đủ đâu ông ơi ! Về luân thường đạo lý không hề đề cập đến
thôi khỏi nói, dân chúng tôi chỉ muốn ông hãy suy nghĩ về các câu nói
của cổ nhân sau đây: Quan giỏi dân khôn, Quan đần dân khổ, quan hư dân đốn, Quan thám dân liều…để
mà hiểu thấu về trách nhiệm của người lãnh đạo ! Công bằng mà phán xử,
như lớp tuổi chúng tôi cũng phải “đồng cam cộng khổ” với các người, đến
nằm cùng chiếu, trật cái mông nhiều xương ít thịt ra cho lớp trẻ đánh
trăm roi vì đã một thời như con vẹt, chỉ biết ăn theo nói leo về lý
tưởng, không dạy họ được một câu về luân thường đạo lý nhưng bây giờ mở
mồm ra là rủa “đồ mất dạy”. Cha trời ơi, có dạy đâu mà mất (!)
Tốt nhất là ông kịp thời cải chính câu nói dẫn trên. Ở đời nói và làm
không sai đã quý, nói và làm sai mà biết sửa sớm, sửa cho đúng càng quý
hơn ! Đôi lời mạo muội nói với ông, có gì chưa phải xin thứ lỗi !
Kính chào trân trọng
Công dân Lê Khả Sỹ
nguồn:http://danlambaovn.blogspot.com/2012/11/noi-voi-ong-bi-thu-thanh-uy-ha-noi.html#more
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001