Đông Ngàn Đỗ Đức
Lâu lâu mới lại về quê. Thăm chú em. Vẫn căn nhà buộc dứng trát
vách, chân tường hở hoác, những chỗ nát quá thì lại dùng xi măng trát
cứng. Chỗ nặng chỗ nhẹ, chỉ cơn gió phây qua là bức tường đã rung rinh,
không biết sẽ đổ lúc nào. Thế mà chú vẫn tự tai ngồi rung đùi. Tôi đưa
mắt bao quát: Vách nhà treo toàn lịch tờ, cái gái gú, cái hoa lá chim
cò, cái nội thất cái phong cảnh lòe loẹt. Không để ý tới tôi, chú lùa
tay vào gậm giường, giọng hồ hởi: “Bác uống gì nào, em có đủ thứ đây”.
Tôi thoáng nhìn, lưng chai mao đài, tí sa-kê, nửa thằng cắp ô, lại còn
góc chai Putin, chai Napoleon thì bụi bám kít, nút thay lá chuối chắc
còn võn vẽn một hai chén. Còn lại thì rượu thuốc rượu trắng chẳng biết
của hãng nào. Mà cũng nghi chỉ cái vỏ, còn trong là rượu linh tinh. Chú
là người thích chơi vỏ chai. Tôi biết thừa cái tính thích học đòi của
chú lây nhiễm từ hồi làm cán bộ xã. Đề phòng bị chê, chú bao giờ cũng
giương vây dựng rào nổ át giọng, nên chỉ lẳng lặng để chú nổ.
Tôi thở dài, mấy chục năm xa quê, về chẳng thấy nhà chú khác là bao
ngoài mấy cái lịch tờ treo lủng lẳng mà người phố xá từ lâu không ai
dùng nữa. Thấy vẻ dò hỏi trên mặt tôi chú chặn họng trước:
- Em là em đang tổ chức lại. Nhà này rồi sẽ xây bốn tầng, hai tầng ở, hai tầng cho thuê bộn tiền. Ai thuê, tôi hỏi, chú bảo thiếu gì cứ xây rồi khắc có người thuê, xã hội đang phát triển mà. Ngặt một điều là tiền, hơi hiếm. Mấy thằng hàng xóm giàu trước trót chửi nó là quân bóc lột, vì em ỉ thế mình thành phần cơ bản, giờ muối mặt hỏi vay. Nó cười, bảo cho! Nhưng em vẫn chưa biết thế nào. Mình cũng phải có cái gì thế chấp chứ, dễ đâu! Còn bác tính rau muống gà vườn nhặt tiền lẻ đến bao giờ, cũng khó tính lắm. Nhưng em vẫn áp kế hoạch cho 10 năm tới, sẽ phải xong. Mình phải có ý chí chứ bác, lúc nào cũng cò con thì nhếch nhác mãi thôi.
Vợ chú vừa đi đâu về, thoáng nghe giọng chú, bĩu môi: Bác đang nghe kế hoach tương lai của nhà em hả. Tầm nhìn, tầm nhìn… Chờ đấy xem ông ấy làm thế nào, chứ cái hoạch định thì ông ấy rải khắp xóm này cho mọi người nghe cả rồi và cũng trên chục năm rồi. Nghe ông ấy có mà đổ thóc giống ra ăn! Cả chục năm nay lúc nào cũng cái giọng ấy. Gớm hót hay như đài, tái với chả chín, đầu với chả tư! Giọng thím chợt trở nên đay nghiến: “Nhà nước người ta nói thế vì người ta còn dòm vào túi dân, còn tăng thuế thu thuế, còn nói phét được, chứ nhà em thì nhìn vào đâu? Chả nhẽ nhìn vào mấy cuộng rau muống già.
Thấy không khí có vẻ căng, tôi dàn hòa: “Thì cũng là tinh thần nhìn ra phía trước, lạc quan cũng có cái hay chứ thím”. Nào thím có im, lại lầm bầm: “Suốt ngày ngồi với cái Samsung đen trắng bằng cái quạt nan rồi nói theo như nó, hùa theo nó tái với xào. Tê tái thì có. Rõ là ngộ độc”.
Không đợi nghe tôi nói gì, thím quày quạ lao xuống bếp, mấy con gà tìm ăn trong xó tối quang quác lao ra, bụi mù. Thím la lên: “Ôi giời, nồi cám lợn ông chẳng nhớ đậy vung gà nó quào tan hoang ra đây này.” Chú tôi lặng thinh. Lát sau quay ra chữa ngượng: “Bác tính, con mẹ này suốt ngày phản biện em, kêu như vạc. Em bảo yên để tôi tính, mà nào nó có nghe”.
Giây lát cả hai im lặng. Chú hạ giọng vẻ đã bớt lạc quan: “Cũng bí thật bác a, là em nói thế để động viên mẹ nó đẩy bớt cái buồn ra biên cương nhà này, chứ thật tình chả biết làm gì bây giờ. Bác tính trào lưu chung thôi, nhà nước còn bí nữa là cái ngữ em. Em là cái thá gì chứ. Nên nói mãi mà không lừa được nhà em vì nó tinh lắm, nó móc em: ông ăn phải bả nói phét như đài, rõ phát rồ”.
Mặt chú tràn trề hối hận: “ Đã có hôm nó quàng quạc, khó chịu em trót tát nó một cái, cho dù nó nói đúng, vì nghĩ mình là cây cột cái trong nhà, nó thế là hỗn. May mà giận mấy hôm, nó không chấp nữa. Nói thì hơi buồn cười, nó bảo “Ông như cái thằng trẻ con, hết tuổi tí toét rồi, lo làm cái gì thì làm cụ thể đi, nhố nhăng thế đủ rồi”. Chú cười hụ hụ: ”Con mẹ nhà em tính nông dân nhưng mà tốt. Không có nó thì em cũng rã họng rồi”… May mà chú biết thế, cũng còn được.
Chuyên quê hương lúc này, nhắc lại cứ nẫu cả ruột!
22/4/2012
Admin gửi hôm Thứ Hai, 26/11/2012
nguồn:http://danluan.org/tin-tuc/20121126/dong-ngan-do-duc-nau-ca-ruot-hay-chuyen-que-huong
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
- Em là em đang tổ chức lại. Nhà này rồi sẽ xây bốn tầng, hai tầng ở, hai tầng cho thuê bộn tiền. Ai thuê, tôi hỏi, chú bảo thiếu gì cứ xây rồi khắc có người thuê, xã hội đang phát triển mà. Ngặt một điều là tiền, hơi hiếm. Mấy thằng hàng xóm giàu trước trót chửi nó là quân bóc lột, vì em ỉ thế mình thành phần cơ bản, giờ muối mặt hỏi vay. Nó cười, bảo cho! Nhưng em vẫn chưa biết thế nào. Mình cũng phải có cái gì thế chấp chứ, dễ đâu! Còn bác tính rau muống gà vườn nhặt tiền lẻ đến bao giờ, cũng khó tính lắm. Nhưng em vẫn áp kế hoạch cho 10 năm tới, sẽ phải xong. Mình phải có ý chí chứ bác, lúc nào cũng cò con thì nhếch nhác mãi thôi.
Vợ chú vừa đi đâu về, thoáng nghe giọng chú, bĩu môi: Bác đang nghe kế hoach tương lai của nhà em hả. Tầm nhìn, tầm nhìn… Chờ đấy xem ông ấy làm thế nào, chứ cái hoạch định thì ông ấy rải khắp xóm này cho mọi người nghe cả rồi và cũng trên chục năm rồi. Nghe ông ấy có mà đổ thóc giống ra ăn! Cả chục năm nay lúc nào cũng cái giọng ấy. Gớm hót hay như đài, tái với chả chín, đầu với chả tư! Giọng thím chợt trở nên đay nghiến: “Nhà nước người ta nói thế vì người ta còn dòm vào túi dân, còn tăng thuế thu thuế, còn nói phét được, chứ nhà em thì nhìn vào đâu? Chả nhẽ nhìn vào mấy cuộng rau muống già.
Thấy không khí có vẻ căng, tôi dàn hòa: “Thì cũng là tinh thần nhìn ra phía trước, lạc quan cũng có cái hay chứ thím”. Nào thím có im, lại lầm bầm: “Suốt ngày ngồi với cái Samsung đen trắng bằng cái quạt nan rồi nói theo như nó, hùa theo nó tái với xào. Tê tái thì có. Rõ là ngộ độc”.
Không đợi nghe tôi nói gì, thím quày quạ lao xuống bếp, mấy con gà tìm ăn trong xó tối quang quác lao ra, bụi mù. Thím la lên: “Ôi giời, nồi cám lợn ông chẳng nhớ đậy vung gà nó quào tan hoang ra đây này.” Chú tôi lặng thinh. Lát sau quay ra chữa ngượng: “Bác tính, con mẹ này suốt ngày phản biện em, kêu như vạc. Em bảo yên để tôi tính, mà nào nó có nghe”.
Giây lát cả hai im lặng. Chú hạ giọng vẻ đã bớt lạc quan: “Cũng bí thật bác a, là em nói thế để động viên mẹ nó đẩy bớt cái buồn ra biên cương nhà này, chứ thật tình chả biết làm gì bây giờ. Bác tính trào lưu chung thôi, nhà nước còn bí nữa là cái ngữ em. Em là cái thá gì chứ. Nên nói mãi mà không lừa được nhà em vì nó tinh lắm, nó móc em: ông ăn phải bả nói phét như đài, rõ phát rồ”.
Mặt chú tràn trề hối hận: “ Đã có hôm nó quàng quạc, khó chịu em trót tát nó một cái, cho dù nó nói đúng, vì nghĩ mình là cây cột cái trong nhà, nó thế là hỗn. May mà giận mấy hôm, nó không chấp nữa. Nói thì hơi buồn cười, nó bảo “Ông như cái thằng trẻ con, hết tuổi tí toét rồi, lo làm cái gì thì làm cụ thể đi, nhố nhăng thế đủ rồi”. Chú cười hụ hụ: ”Con mẹ nhà em tính nông dân nhưng mà tốt. Không có nó thì em cũng rã họng rồi”… May mà chú biết thế, cũng còn được.
Chuyên quê hương lúc này, nhắc lại cứ nẫu cả ruột!
22/4/2012
Admin gửi hôm Thứ Hai, 26/11/2012
nguồn:http://danluan.org/tin-tuc/20121126/dong-ngan-do-duc-nau-ca-ruot-hay-chuyen-que-huong
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001