Trần An Nam chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Nguồn: Gretawire
Nguồn: Gretawire
Bài phát biểu của Tổng thống Obama tại Đại học Yangon
Rangoon, Miến Điện
Ngày 19 tháng 11, 2012
Tổng thống Obama: Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Myanmar Naingan, Mingalaba! (Tiếng cười và vỗ tay) Tôi rất vinh dự là Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ đến thăm đất nước của bạn và có mặt tại trường đại học này.
Rangoon, Miến Điện
Ngày 19 tháng 11, 2012
Tổng thống Obama: Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Myanmar Naingan, Mingalaba! (Tiếng cười và vỗ tay) Tôi rất vinh dự là Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ đến thăm đất nước của bạn và có mặt tại trường đại học này.
Tôi đến
đây vì tầm quan trọng của quốc gia của bạn. Bạn đang sống ở ngã tư của
Đông và Nam Á. Miến Điện có đường ranh giới với các quốc gia đông dân
nhất trên hành tinh này. Bạn có bề dày lịch sử cả hàng ngàn năm, và khả
năng giúp xác định số phận của khu vực trong đó có phát triển nhanh nhất
trên thế giới.
Tôi đến
đây vì vẻ đẹp và sự đa dạng của đất nước các bạn. Ngày hôm nay tôi đã
thấy bảo tháp vàng Shwedagon, và đã bị xúc động bởi những ý tưởng vượt
thời gian – niềm tin về thời gian của chúng ta sống trên trái đất này có
thể được xác định bởi sự khoan dung và tình yêu. Và tôi biết vùng đất
này được thành lập từ các khu dân cư đông đúc của thành phố cổ, cho đến
nay là nhà của hơn 60.000 ngôi làng, từ các đỉnh núi ở dãy Himalaya, các
khu rừng của bang Karen đến các bờ trên sông Irrawady.
Tôi đến
đây vì sự tôn trọng của tôi đối với trường đại học này. Đây là nơi đâu
tiên mà các nhóm chống chế độ thực dân đã hình thành. Đây cũng là nơi mà
bà Aung San đã biên soạn các tạp chí trước khi bà dẫn đầu phong trào
độc lập. Đây là nơi mà U Thant đã học được những phong cách của thế giới
bên ngoài trước khi hướng dẫn diễn đàn tại Liên Hiệp Quốc. Ở đây, các
chương trình học bổng đã phát triển mạnh mẽ trong một thế kỷ trước và
cũng là nơi sinh viên đòi hỏi các quyền căn bản về nhân quyền. Ngày nay,
Quốc hội của bạn đã cuối cùng thông qua một nghị quyết để mang lại sức
sống mới cho trường đại học này và nó phải đòi lại sự vĩ đại của nó, bởi
vì tương lai của đất nước này sẽ được xác định bởi giáo dục đối những
thanh niên trẻ tuổi.
Tôi đến
đây vì lịch sử giữa hai nước chúng ta. Một thế kỷ trước, các thương
nhân, nhà buôn và các nhà truyền giáo người Mỹ đã đến đây để xây dựng
các mối quan hệ, lòng tin và thương mại hữu nghị. Và từ bên trong các
biên giới này trong thời Đệ nhị Thế chiến, các phi công của chúng tôi đã
bay vào Trung Quốc và nhiều trong số họ đã phải hy sinh mạng sống của
họ. Cả hai quốc gia chúng ta vươn lên từ Đế quốc Anh, và Hoa Kỳ là một
trong những nước đầu tiên công nhận nền độc lập của Liên minh Miến Điện.
Chúng tôi tự hào khi tìm thấy một Trung tâm Hoa Kỳ tại Rangoon và xây
dựng những trao đổi với các trường học như thế này. Và thông qua nhiều
thập kỷ của sự khác biệt, người Mỹ đã thống nhất với tình cảm của mình
đối với đất nước và con người tại đây.
Trên
tất cả, tôi đến đây vì niềm tin của người Mỹ đối với phẩm giá con người.
Trong nhiều thập kỷ qua, hai nước chúng ta đã trở thành những người xa
lạ. Nhưng hôm nay, tôi có thể nói với bạn rằng chúng tôi luôn luôn hy
vọng về người dân tại đất nước này, luôn luôn hy vọng ở các bạn. Các bạn
đã cho chúng tôi hy vọng và chúng tôi làm chứng cho lòng can đảm của
các bạn.
Chúng
ta thấy các nhà hoạt động mặc áo trắng ghé thăm các gia đình tù nhân
chính trị vào ngày Chủ nhật và các tu sĩ trong bộ áo nghệ vàng biểu tình
phản đối một cách ôn hòa trên các đường phố. Chúng ta đã học được từ
những người bình thường, những người tổ chức các đội cứu trợ để đối phó
với cơn bão, và nghe tiếng nói của sinh viên và nhịp đập của các nghệ sĩ
hip-hop bùng lên âm thanh của tự do. Chúng tôi đến để biết những người
lưu vong và người tị nạn không bao giờ mất liên lạc với gia đình hoặc tổ
tiên của họ. Và chúng tôi đã lấy cảm hứng từ phẩm giá khốc liệt của Bà
Aung San Suu Kyi, khi bà đã chứng minh rằng không bao giờ có thể bỏ tù
một con người nếu hy vọng vẫn tiếp tục cháy bỏng trong trái tim của bạn.
Khi tôi
nhậm chức tổng thống, tôi đã gửi một thông điệp tới các chính quyền cai
trị bằng nỗi sợ hãi. Tôi đã nói, trong bài diễn văn nhậm chức rằng,
“Chúng tôi sẽ mở rộng bàn tay nếu bạn sẵn sàng thả lỏng bàn tay của
bạn”. Và trong một năm rưỡi qua, một quá trình chuyển đổi nhanh chóng đã
bắt đầu, và một chế độ độc tài trong năm thập kỷ qua đã nới lỏng sự kìm
kẹp của họ. Dưới nhiệm kỳ của Tổng thống Thein Sein, sự mong muốn thay
đổi đã được đáp ứng bằng một chương trình nghị sự cải cách. Chính phủ
hiện đang được dẫn đầu bởi thường dân, và quốc hội đang từ từ khẳng định
vai trò họ. Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ trong một thời gian dài
bị đặt ngoài vòng pháp luật nay có mặt trong cuộc bầu cử, và bà Aung San
Suu Kyi là một đại biểu của Quốc hội. Hàng trăm tù nhân lương tâm đã
được trả tự do, và lao động cưỡng bức đã bị cấm. Chính phủ đang tiến tới
đàm phán để chấm dứt xung đột vũ trang với các nhóm quân đội dân tộc
thiểu số, và các quy định mới của pháp luật cho phép đất nước có một nền
kinh tế cởi mở hơn.
Vì vậy,
hôm nay tôi đã đến đây để thực hiện lời hứa của mình và mở rộng bàn tay
hữu nghị. Hoa Kỳ hiện nay đã có một Đại sứ tại Rangoon, các biện pháp
trừng phạt đã được nới lỏng, và chúng tôi sẽ giúp xây dựng lại một nền
kinh tế nhằm cung cấp cơ hội cho người dân, và phục vụ như một động cơ
tăng trưởng cho toàn thế giới. Nhưng cuộc hành trình đáng chú ý này chỉ
mới bắt đầu, và trước mắt vẫn còn một đoàn đường để đi tiếp. Những cải
cách được đưa ra từ thượng tần xã hội phải đáp ứng nguyện vọng của người
dân hình thành nên nền tảng đó. Chúng ta không thể để cho những tiến bộ
loáng thoáng vừa thấy bị dập tắt – nó cần phải được tăng cường, nó cần
phải trở thành một ngôi Sao Bắc đẩu cho tất cả mọi người tại quốc gia
này.
Và sự
thành công của bạn trong những nỗ lực đó là tối quan trọng đối với Hoa
Kỳ, cũng như đối với tôi. Mặc dù chúng ta đến từ nhiều nơi khác nhau,
nhưng chúng ta chia sẻ những giấc mơ giống nhau: quyền lựa chọn các lãnh
đạo của chúng ta, để chung sống hòa bình với nhau, để có được một nền
giáo dục và một cuộc sống tốt, yêu thương gia đình và cộng đồng của
chúng ta. Đó là lý do tại sao tự do không phải là một ý tưởng trừu
tượng, tự do là điều mà làm cho con người có thể tiến bộ – không chỉ ở
các thùng phiếu, nhưng cả trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Một
trong các Tổng thống vĩ đại nhất của chúng tôi ở Mỹ, Franklin Delano
Roosevelt, đã hiểu được sự thật này. Ông xác định mục đích của Mỹ không
chỉ là quyền bỏ phiếu. Ông hiểu rằng dân chủ không chỉ có quyền biểu
quyết. Ông kêu gọi cả thế giới nắm lấy bốn quyền tự do cơ bản: tự do
ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do ý muốn, và tự do khỏi nỗi sợ hãi. Bốn
quyền tự do căn bản này củng cố lẫn nhau, và nếu bạn không nhận ra một
trong số đó thì bạn sẽ không hiểu được bốn thứ ấy.
Vì vậy,
đó là tương lai mà chúng ta đang tìm kiếm cho chính mình, và cho tất cả
mọi người. Và đó là những gì mà tôi muốn nói với bạn ngày hôm nay.
Trước
tiên, chúng tôi tin tưởng vào quyền tự do biểu hiện để có thể nghe được
tiếng nói của những người bình thường, và các chính phủ phản ánh ý muốn
của họ – ý chí của nhân dân.
Tại Hoa
Kỳ, hơn hai thế kỷ qua, chúng tôi đã làm việc rất nhiều để giữ lời hứa
này cho tất cả các công dân của chúng tôi – để giành chiến thắng tự do
cho những người bị bắt làm nô lệ, mở rộng quyền bầu cử cho phụ nữ và
người Mỹ gốc Phi, để bảo vệ các quyền của người lao động để họ có các tổ
chức độc lập.
Và
chúng tôi nhận ra rằng không phải hai quốc gia nào cũng hiểu được những
quyền này một cách chính xác giống nhau, nhưng không cần hỏi thì cũng có
thể thấy đất nước các bạn sẽ mạnh mẽ hơn nếu dựa trên sức mạnh của tất
cả mọi người dân. Đó là những gì dẫn dắt các quốc gia đi đến thành công.
Đó là những cải cách mà đất nước bạn đã bắt đầu làm.
Thay vì
bị đàn áp, các quyền hội hợp của người dân bây giờ cần phải được tôn
trọng một cách đầy đủ hơn. Thay vì bị dập tắt, mạng lưới kiểm duyệt
truyền thông cần phải tiếp tục gỡ bỏ. Và trong khi các bạn thực hiện các
bước này, các bạn có thể thấy sự tiến bộ của chính các bạn. Thay vì bị
lãng quên, những tiếng nói của người dân phản đối việc xây dựng đập
Myitsone đã được lắng nghe. Thay vì bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, các
đảng chính trị đã được phép tham gia hoạt động. Bạn có thể thấy những
tiến bộ rõ ràng. Một cử tri cho biết trong cuộc bầu cử quốc hội vừa qua
rằng, “cha mẹ và ông bà chúng tôi chờ đợi ngày hôm nay nhưng không bao
giờ được nhìn thấy.” Và bây giờ bạn có thể nhìn thấy nó. Bạn có thể
thưởng thức sự tự do.
Và để
bảo vệ sự tự do của tất cả các cử tri, những người cầm quyền phải chấp
nhận những khó khăn. Đó là những gì mà hệ thống Mỹ chúng tôi được thiết
kế để làm. Hiện nay, Mỹ có thể có quân đội mạnh nhất thế giới, nhưng nó
phải được kiểm soát bởi người dân. Tôi, là Tổng thống Hoa Kỳ, đưa ra các
quyết định để quân đội sau đó thực hiện nhiệm vụ, chứ không phải là
ngược lại. Là Tổng thống và Tổng Tư lệnh, tôi có trách nhiệm đó bởi vì
tôi chịu trách nhiệm trước người dân.
Bây
giờ, về mặt khác, là Tổng thống, tôi không thể áp đặt ý chí của tôi lên
Quốc hội – Quốc hội Hoa Kỳ – mặc dù đôi khi tôi ước gì tôi có thể làm
điều đó. Nhánh lập pháp có quyền hạn và đặc quyền riêng của họ, và do
đó, họ kiểm soát và cân bằng quyền lực của tôi. Tôi chỉ định một số thẩm
phán của tòa án, nhưng tôi không thể yêu cầu họ phải làm việc như thế
nào, bởi vì tất cả mọi người ở Mỹ – từ một trẻ em đang sống trong nghèo
đói cho đến tôi, Tổng thống Hoa Kỳ – đều bình đẳng theo quy định của
pháp luật. Và một thẩm phán có thể đưa ra quyết định tôi có thi hành
đúng pháp luật hoặc vi phạm pháp luật hay không. Và tôi hoàn toàn chịu
trách nhiệm trước pháp luật đó.
Và tôi
mô tả hệ thống của chúng tôi tại Hoa Kỳ bởi vì đó là cách mà các bạn cần
phải đạt được đối với tương lai xứng đáng của các bạn – một tương lai
mà một tù nhân lương tâm cũng là quá nhiều. Bạn cần phải đạt được một
tương lai trong đó pháp luật là tối thượng chứ không phải bất kỳ nhà
lãnh đạo nào, bởi vì pháp luật là trách nhiệm đối với nhân dân. Bạn cần
phải đạt được một tương lai trong đó không có trẻ em nào phải bị ép đi
lính và không có người phụ nữ nào bị bóc lột, và luật pháp bảo vệ họ
ngay trong lúc khi họ dễ bị tổn thương nhất hay ngay cả khi họ yếu đuối
nhất; một tương lai mà an ninh quốc gia được củng cố bởi một quân đội
được phục vụ bởi người dân và Hiến pháp đảm bảo rằng chỉ có những người
do nhân dân bầu lên mới có quyền lãnh đạo.
Trên
hành trình đó, Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ các bạn từng bước một – bằng cách hỗ trợ
để trao quyền cho các tổ chức xã hội dân sự, bằng cách hướng dẫn quân
đội của bạn tham gia thúc đẩy tính chuyên nghiệp và quyền con người, và
bằng cách hợp tác với các bạn khi bạn gắng liền với những tiến bộ hướng
tới dân chủ cùng với những phát triển kinh tế. Vì vậy, thúc đẩy cuộc
hành trình đó sẽ giúp bạn theo đuổi một tự do thứ hai – niềm tin rằng
tất cả mọi người cần có được tự do theo ý muốn của họ.
Thật
không đủ khi phải đánh đổi sự bất lực tù đày để đổi lấy một dạ dày trống
rỗng. Nhưng lịch sử cho thấy rằng chính phủ của nhân dân, do nhân dân
và vì nhân dân là một chính phủ mạnh hơn rất nhiều trong việc cung cấp
sự thịnh vượng. Và đó là những gì mà chúng tôi muốn cộng tác với các
bạn.
Khi
những người bình thường có tiếng nói về tương lai của họ, thì không có
ai có thể lấy đi một tất đất của các bạn. Và đó là lý do tại sao cải
cách phải đảm bảo rằng người dân của quốc gia này có thể hiểu những điều
cơ bản nhất về tài sản – quyền sở hữu mảnh đất mà các bạn đang sống và
làm việc ngay trên đó.
Khi tài
năng của bạn được tháo gỡ, các cơ hội sẽ được tạo ra cho tất cả mọi
người. Mỹ đã bãi bỏ lệnh cấm đối với các công ty kinh doanh ở đây, và
chính phủ của bạn đã bãi bỏ những hạn chế về đầu tư cũng như thực hiện
các bước để mở cửa nền kinh tế. Và hiện nay, nhiều luồng của cải bắt đầu
chảy vào biên giới của bạn, chúng tôi hy vọng và mong rằng việc này sẽ
giúp nâng cao đời sống của nhiều người dân hơn. Việc này không thể giúp
riêng cho một nhóm lãnh đạo ở thượng tầng. Nó phải giúp tất cả mọi
người. Và đó là loại tăng trưởng kinh tế, nơi mà tất cả mọi người có cơ
hội đồng đều –nếu bạn làm việc chăm chỉ, bạn có thể thành công – đó là
những gì có thể giúp một quốc gia di chuyển nhanh chóng khi nói đến phát
triển.
Tuy
nhiên, kiểu tăng trưởng đó chỉ có thể đạt được nếu tham nhũng bị đánh bỏ
lại ở phía sau. Để dẫn đến các cơ hội đầu tư, cải cách phải thúc đẩy
ngân sách minh bạch và công nghiệp tư nhân.
Để ví
dụ, Mỹ khẳng định rằng những công ty của chúng tôi đáp ứng các tiêu
chuẩn cao về sự cởi mở [minh bạch] cũng như minh bạch nếu họ làm kinh
doanh ở đây. Và chúng tôi sẽ làm việc với các tổ chức như Ngân hàng Thế
giới để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và thúc đẩy nền kinh tế trong đó cho
phép các doanh nghiệp, doanh nhân nhỏ phát triển mạnh mẽ và cho phép
những người lao động dành dụm số tiền họ kiếm được. Và tôi rất hoan
nghênh quyết định mới đây của chính phủ bạn trong việc tham gia điều mà
chúng tôi gọi là Quan hệ đối tác Chính phủ Mở (Open Government
Partnership), trong đó công dân có thể đến để truy cứu trách nhiệm và
tìm hiểu chính xác các khoản tiền được chi tiêu như thế nào và hệ thống
chính phủ vận hành ra sao.
Trên
tất cả điều đó, khi tiếng nói của các bạn được chính phủ lắng nghe,
nhiều khả năng là các nhu cầu của các bạn sẽ được đáp ứng. Và đó là lý
do tại sao cải cách phải đạt được đối với cuộc sống hàng ngày của những
người đang bị đói và những người đang bị bệnh, và những người sống mà
không có điện hoặc nước. Và ở đây cũng vậy, nước Mỹ sẽ làm phần việc của
chúng tôi để hợp tác với các bạn.
Hôm
nay, tôi tự hào thiết lập lại sứ mệnh của USAID ở đất nước này, đó là cơ
quan viện trợ lớn nhất của Hoa Kỳ. Và Hoa Kỳ muốn trở thành một đối tác
trong việc giúp đỡ đất nước này, nơi từng là vựa lúa của châu Á, nhằm
thiết lập lại năng lực để nuôi sống người dân và để chăm sóc những người
bệnh tại đây, và giáo dục các trẻ em, và xây dựng thể chế dân chủ trong
lúc bạn tiếp tục con đường cải cách.
Đất
nước này nổi tiếng với các nguồn tài nguyên thiên nhiên, và chúng phải
bảo vệ để chống lại những dự án khai thác bừa bãi. Và chúng ta hãy nhớ
rằng trong một nền kinh tế toàn cầu, tài nguyên lớn nhất của một quốc
gia là con người. Vì vậy, bằng cách đầu tư vào các bạn, quốc gia này có
thể mở ra cánh cửa thịnh vượng hơn – bởi vì chìa khóa tiềm năng của một
quốc gia phụ thuộc vào việc trao quyền cho tất cả mọi người, đặc biệt là
những người trẻ.
Cũng
như giáo dục là chìa khóa cho tương lai của Mỹ, đó cũng sẽ là chìa khóa
cho tương lai của các bạn. Và vì vậy chúng tôi mong muốn được làm việc
cùng với các bạn, cũng như chúng tôi đã làm với các nước láng giềng xung
quanh, để mở rộng cơ hội và để học sinh của chúng ta có thể trao đổi và
đào sâu hơn nhiều vấn đề. Chúng tôi muốn sinh viên ở đây du học đến Hoa
Kỳ và học hỏi từ chúng tôi, và chúng tôi muốn sinh viên Mỹ đến đây và
học hỏi từ các bạn.
Và sự
thật này dẫn tôi đến tự do thứ ba mà tôi muốn thảo luận: sự tự tín
ngưỡng – sự tự do thờ phượng tôn giáo cũng như các phẩm giá cơ bản về
con người mà các bạn mong muốn.
Đất
nước này, giống như đất nước của tôi, được kết tạo với ưu điểm cùng với
các sắc tộc đa dạng. Không phải ai cũng trông giống nhau. Không ai tất
cả mọi người đều đến từ cùng một khu vực. Không phải ai cũng tôn thờ tín
ngưỡng cùng một cách. Tại các thành phố và thị trấn của các bạn, có các
chùa chiền và đền thờ và nhà thờ Hồi giáo và nhà thờ đứng cạnh nhau.
Hơn một trăm sắc tộc khác nhau đã làm nên câu chuyện của các bạn. Tuy
nhiên, trong các vùng biên giới, chúng ta đã nhìn thấy một số của quân
nổi dậy lớn nhất nhất trên thế giới, trong đó có vô số người vô tội đã
bị giết hại và làm đổ nát không biết bao nhiêu gia đình và cộng đồng, và
ngăn cản những bước tiến trong quá trình phát triển.
Không
có quá trình cải cách nào sẽ thành công nếu không hòa hợp dân tộc. (Vỗ
tay) Đây là khoảnh khác đặc biệt mang đến cơ hội để các bạn chấm dứt
những bất đồng súng đạn, mang lại hòa giải lâu dài, và theo đuổi nền hòa
bình tại những nơi đang còn diễn ra nhiều mâu thuẫn, bao gồm cả Bang
Kachin. Những nỗ lực này phải dẫn đến một nền hòa bình ổn định và lâu
dài hơn, bao gồm cho phép các tổ chức nhân đạo vào cứu giúp cho những
người lâm nạn, và tạo cơ hội để người dân tại đây có thể trở về lại nhà
của họ.
Hôm
nay, chúng ta nhìn thấy bạo lực đã diễn ra gần đây tại tiểu bang
Rakhine, chúng ta đã gây ra quá nhiều đau khổ, và chúng ta thấy căng
thẳng vẫn còn tiếp diễn làm tăng thêm nhiều mối nguy hiểm. Đã quá lâu,
những người tại đây – bao gồm cả nhóm sắc tộc Rakhine, đã phải đối mặt
với quá nhiều hiểm nghèo và áp bức. Nhưng không có lý do gì để sử dụng
bạo lực đối với những người dân vô tội. Và Rohingya – gìn giữ cùng một
phẩm giá như các bạn và tôi ở đây.
Hòa
giải dân tộc sẽ mất thời gian, nhưng vì lợi ích của nhân loại chung của
chúng ta, và vì tương lai của đất nước này, hòa giải là cần thiết để
ngăn chặn sự kích động và ngăn chặn bạo lực. Và tôi hoan nghênh cam kết
của chính phủ trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến những bất
công và trách nhiệm, và tiếp cận nhân đạo và quyền công dân. Đó là một
tầm nhìn mà thế giới sẽ tiếp tục hỗ trợ khi bạn di chuyển về phía trước.
Mỗi
quốc gia đều phải đấu tranh để xác định quốc tịch của mình. Nước Mỹ đã
có các cuộc tranh luận lớn về những vấn đề này, và những cuộc tranh luận
này vẫn tiếp tục cho đến ngày nay, bởi vì chúng tôi là một quốc gia
thuộc những người nhập cư – những người đến từ tất cả các nơi khác nhau
trên thế giới. Nhưng những gì chúng tôi đã học được ở Mỹ là có một số
nguyên tắc mang tính phổ quát, áp dụng cho tất cả mọi người không phân
biệt bạn trông như thế nào, không phân biết bạn đến từ đâu, không phân
biệt bạn tín ngưỡng tôn giáo nào. Quyền của người dân được sinh sống mà
không bị các mối đe dọa trong đó các gia đình của họ có thể bị hãm hại
hoặc nhà của họ có thể bị đốt cháy đơn giản chỉ vì họ là ai hoặc họ đến
từ đâu.
Chỉ có
người dân của đất nước này mới có thể định nghĩa thế nào là liên minh
của các bạn, xác định thế nào là một công dân có nghĩa nhất tại đất nước
này. Nhưng tôi có niềm tin rằng nếu như bạn làm thế thì bạn có thể thấy
sự đa dạng này lại là một sức mạnh chứ không phải là một khuyết điểm.
Quốc gia của bạn sẽ mạnh hơn bởi vì có nhiều nền văn hóa khác nhau,
nhưng bạn phải nắm bắt cơ hội đó. Bạn phải nhận ra sức mạnh đó.
Tôi nói
điều này bởi vì đất nước của tôi và cuộc sống của riêng tôi đã dạy cho
tôi sức mạnh về sự đa dạng. Hoa Kỳ là một quốc gia của các Kitô hữu và
người Do Thái, và người Hồi giáo và Phật giáo, và Ấn giáo và những người
không tín ngưỡng. Câu chuyện của chúng tôi được hình thành bởi tất cả
mọi ngôn ngữ, và làm giàu bằng mọi nền văn hóa. Đất nước chúng tôi có
những người đến từ mọi nơi trên thế giới. Chúng tôi đã nếm trải vị cay
đắng của cuộc nội chiến và sự phân biệt, nhưng lịch sử của chúng tôi cho
thấy rằng sự thù hận trong lòng con người có thể nhạt đi, các lằn ranh
giữa các chủng tộc và các bộ tộc sẽ mờ dần. Và những gì còn lại chỉ là
một sự thật đơn giản: e pluribus Unum [một trong tất cả] – đó là những
gì mà chúng tôi nói ở Mỹ. Đối với nhiều người, chúng tôi là một quốc gia
và chúng tôi là cùng một dân tộc. Và sự thật đó đã, qua nhiều thách
thức của thời gian, giúp chúng tôi đoàn kết mạnh mẽ hơn. Nó đã làm cho
đất nước chúng tôi hùng mạnh hơn. Đó là một phần những gì đã làm nên một
nước Mỹ tuyệt vời.
Chúng
tôi đã sửa đổi Hiến pháp để mở rộng các nguyên tắc dân chủ mà chúng tôi
yêu mến. Và tôi đứng trước các bạn hôm nay trong cương vị Tổng thống của
quốc gia mạnh nhất trên trái đất này, nhưng phải công nhận rằng có một
khoảng thời gian trong quá khứ, màu da của của tôi đã không cho phép tôi
được quyền đi bầu cử. Và đó sẽ cho các bạn thấy rằng nếu đất nước chúng
tôi có thể vượt qua sự khác biệt đó, thì các bạn cũng có thể làm được.
Tất cả mọi người trong biên giới này là một phần trong câu chuyện của
bạn, và bạn nên nắm lấy điều đó. Đó không phải là nguồn gốc của sự yếu
đuối, đó là nguồn lực của sức mạnh – nếu bạn nhận ra nó.
Và điều
đó mang tôi đến điều tự do cuối cùng mà tôi sẽ thảo luận ngày hôm nay,
và đó là quyền sinh sống của tất cả mọi người sống mà không phải bị sợ
hãi.
Trong
nhiều cách, sự sợ hãi là lực lượng đứng giữa con người và ước mơ của họ.
Sợ hãi xung đột và các loại vũ khí chiến tranh. Sợ hãi với tương lai
khác biệt với quá khứ. Sợ những thay đổi sẽ sắp xếp lại xã hội và nền
kinh tế của chúng ta. Sợ hãi những người có màu da khác nhau, hoặc đến
từ những nơi khác nhau, hoặc thờ phượng một cách khác nhau. Trong một số
khoảnh khắc đen tối nhất, khi bà Aung San Suu Kyi bị cầm tù, bà đã viết
một bài luận về tự do khỏi sự sợ hãi. Bà ấy nói sợ bị mua chuộc bởi
những người sử dụng nó – “Sợ bị quyền lực mua chuộc những người sử dụng
nó, và sợ hãi bởi tai họa của những người có thể mua chuộc quyền lực”.
Đó là
nỗi sợ hãi mà bạn có thể để lại phía sau. Chúng ta thấy rằng cơ hội
trong các nhà lãnh đạo là những người đang bắt đầu hiểu rằng sức mạnh
đến từ sự hấp dẫn bởi những hy vọng của người dân, chứ không phải nỗi sợ
hãi của nhân dân. Chúng ta nhìn thấy trong ánh mắt người dân rằng họ
khẳng định lần này phải khác, lần nay thay đổi sẽ đến và sẽ tiếp tục
thay đổi. Như bà Aung San Suu Kyi đã viết: “Sợ hãi không phải là trạng
thái tự nhiên của con người văn minh”. Tôi tin điều đó. Và hôm nay, bạn
đang cho toàn thế giới thấy sự sợ hãi không phải là trạng thái tự nhiên
của cuộc sống ở đất nước này.
Đó là
lý do tại sao tôi tới đây. Đó là lý do tại sao tôi đã đến Rangoon. Và đó
là lý do tại sao những gì xảy ra ở đây là rất quan trọng – không chỉ
đối với khu vực này mà cả toàn thế giới. Bởi vì các bạn đang tham gia
cuộc hành trình có khả năng truyền cảm hứng cho rất nhiều người. Đây là
một thử nghiệm liệu một quốc gia có thể chuyển đổi thành một nơi tốt hơn
hay không.
Hoa Kỳ
là một quốc gia Thái Bình Dương, và chúng tôi thấy tương lai của chúng
tôi bị ràng buộc với những quốc gia và các dân tộc ở hướng Tây của chúng
tôi. Và khi nền kinh tế của chúng tôi hồi phục, đây là nơi mà chúng tôi
tin rằng sẽ tìm thấy sự tăng trưởng rất lớn nhất. Chúng tôi đã kết thúc
cuộc chiến tranh mà chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ bị chi phối đáng kể
trong một thập kỷ qua, khu vực này sẽ là một trọng tâm đối với những nỗ
lực của chúng tôi nhằm xây dựng một nền hòa bình thịnh vượng.
Ở đây
tại Đông Nam Á, chúng tôi thấy tiềm năng trong việc hội nhập giữa các
quốc gia và người dân trung khu vực. Và là Tổng thống, tôi đã ôm chặt
ASEAN không phải vì lý do vì tôi đã có thời thơ ấu trong khu vực này, ở
tại Indonesia. Bởi vì với các nước ASEAN, chúng tôi thấy quốc gia này
đang tiến bước – các quốc gia đang phát triển, và các nền dân chủ đang
nổi lên; các chính phủ đang hợp tác; sự tiến bộ đang được xây dựng trên
sự đa dạng từ các đại dương và các đảo và rừng rậm đến các thành phố,
các dân tộc thuộc mọi chủng tộc và mọi tôn giáo. Đây là những gì mà thế
kỷ 21 sẽ phải nhìn nhận nếu chúng ta có can đảm bỏ qua một bên sự khác
biệt và tiến bước về phía trước với sự quan tâm và tôn trọng lẫn nhau.
Và ở
Rangoon, tôi muốn gửi một thông điệp đến khắp châu Á: Chúng ta không cần
phải xác định bởi các nhà tù của quá khứ. Chúng ta cần phải nhìn về
phía tương lai. Thông điệp gửi đến lãnh đạo của Bắc Triều Tiên, tôi đã
đưa ra một lựa chọn: giã từ vũ khí hạt nhân và chọn con đường của hòa
bình và tiến bộ. Nếu bạn làm được điều đó, bạn sẽ tìm thấy bàn tay mở
rộng từ Hoa Kỳ.
Trong
năm 2012, chúng ta không cần phải bám vào các bộ phận của Đông, Tây và
Bắc và Nam. Chúng tôi hoan nghênh sự trỗi dậy ôn hòa của Trung Quốc,
hàng xóm của bạn về phía Bắc, và Ấn Độ, hàng xóm của bạn về hướng Tây.
Liên Hiệp Quốc – Hoa Kỳ sẽ làm việc với bất kỳ quốc gia nào, lớn hay
nhỏ, nếu các quốc gia này đóng góp chung vì một thế giới hòa bình hơn và
thịnh vượng hơn, và công bằng hơn và tự do hơn. Và Hoa Kỳ sẽ là bạn với
bất kỳ quốc gia nào tôn trọng các quyền công dân của nước họ và có
trách nhiệm trước luật pháp quốc tế.
Đó là
một quốc gia, đó là thế giới mà bạn có thể bắt đầu xây dựng ngay ở thành
phố lịch sử cổ kính này. Quốc gia từng bị cô lập này có thể cho thế
giới thấy sức mạnh của sự khởi đầu mới mẽ, và chứng minh một lần nữa
rằng cuộc hành trình dân chủ đi đôi với cùng với phát triển. Tôi nói
điều này vì biết rằng vẫn còn vô số người ở đất nước này, những người
không được hưởng những cơ hội mà nhiều bạn ngồi đây đang có. Có hàng
chục triệu người hiện nay không có điện. Có nhiều tù nhân lương tâm đang
đợi ngày tự do. Có những người tị nạn và các gia đình di dời trong các
trại trú ẩn – và hy vọng vẫn còn là điều gì đó nằm ở một chân trời xa
xôi đối với họ.
Hôm
nay, tôi nói với các bạn – và tôi nói với tất cả mọi người ngoài kia có
thể nghe tiếng nói của tôi – rằng Hoa Kỳ sẽ đi cùng với các bạn, bao gồm
cả những người đã bị lãng quên, những người bị tước đoạt, những người
đang bị tẩy chay, và những người nghèo. Chúng tôi luôn mang theo câu
chuyện của bạn trong đầu chúng tôi và hy vọng của bạn trong trái tim
chúng tôi, bởi vì trong thế kỷ 21 với sự lây lan của công nghệ và phá vỡ
các rào cản này, tiền tuyến của tự do nằm ngay trong phạm vi quốc gia
và mỗi cá nhân, không chỉ đơn giản là giữa các bạn.
Như một
cựu tù nhân chính trị đã từng nói chuyện với đồng bào của ông, “Chính
trị là công việc của bạn. Nó không chỉ dành cho [các] chính trị gia”. Và
chúng tôi có một biểu hiện ở Hoa Kỳ rằng các văn phòng quan trọng nhất
trong một nền dân chủ là văn phòng của công dân – không phải Tổng
thống, không phải Chủ tịch Quốc hội, mà là công dân.
(Vỗ tay)
Vì vậy,
đôi lúc bất thường và khó khăn và đầy thử thách và đôi khi bực bội như
cuộc hành trình này có thể vẽ ra, nhưng cuối cùng, các bạn – những công
dân của đất nước này, là những người phải xác định tự do có nghĩa là gì.
Bạn là những người sẽ phải nắm bắt tự do, bởi vì tinh thần của cuộc
cách mạng thực sự nằm ngay trong mỗi trái tim của chúng ta. Nó đòi hỏi
sự can đảm mà rất nhiều các nhà lãnh đạo của các bạn đã phải trải qua.
Con
đường phía trước sẽ còn gặp rất nhiều thách thức lớn, và sẽ có những
người chống lại các lực lượng thay đổi. Nhưng tôi đứng đây với sự tự tin
rằng điều gì đó đang xảy ra ở nước này không thể đảo lại ngược được, và
ý chí của người dân có thể giúp nâng cao đất nước này lên và thiết lập
một ví dụ tuyệt vời cho toàn thế giới. Và bạn sẽ có Hoa Kỳ là một đối
tác trong cuộc hành trình cải cách này. Vì vậy, “cezu tin bad de”.
(Vỗ tay)
Cảm ơn các bạn.
(Vỗ tay)
© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2012
nguồn:http://phiatruoc.info/tong-thong-obama-khong-co-qua-tri-trinh-cai-cach-nao-se-thanh-cong-neu-khong-hoa-hop-dan-toc/
======================================================================
Tổng thống Obama: Miến Ðiện là tấm gương cho Châu Á, thế giới
Tổng thống Obama: Miến Ðiện là tấm gương cho Châu Á, thế giới
Tổng thống Obama và lãnh tụ đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi trong
cuộc họp báo tại tư gia của bà Suu Kyi ở Yangon, Myanmar, ngày
19/11/2012.
Dan Robinson (VOA) - RANGOON
— Trong chuyến thăm lịch sử đến Miến Ðiện, Tổng thống Hoa Kỳ Barack
Obama thừa nhận sự bắt đầu của tiến trình cải cách của nước này, và ông
nói rằng Hoa Kỳ sẽ ủng hộ các nỗ lực dân chủ, tiến trình phát triển kinh
tế, và các nỗ lực hòa giải quốc gia của Miến Ðiện. Từ Rangoon, thông
tín viên đài VOA Dan Robinson gởi về bài tường trình sau đây.
Trong bài diễn văn đọc tại Ðại học Rangoon, Tổng thống Obama đã liên hệ
đến một lời hứa ông đưa ra tại tại lễ nhậm chức tổng thống năm 2009 là
sẽ “chìa một bàn tay” đến các chính phủ từng cai trị bằng nhân dân bằng
đàn áp nếu họ sẵn lòng “buông nắm đấm ra.”
Tổng thống Obama đã ôn lại lịch sử lâu đời của quan hệ Hoa Kỳ-Miến Ðiện,
và nói rằng ông đến thăm Miến Ðiện bởi vì Hoa Kỳ tin vào phẩm cách của
con người. Ông nói một cuộc chuyển tiếp quan trọng đang diễn ra tại
Miến Ðiện.
Ông Obama nói: “Trong một năm rưỡi qua, chế độ độc tài kéo dài 5 thập
niên trước đó đã nới lỏng sự kìm kẹp. Dưới thời kỳ của Tổng thống Thein
Sein, khát vọng thay đổi đã được đáp lại bằng một nghị trình cải cách.
Nay một chính phủ dân sự đang lãnh đạo đất nước, và một Quốc hội đang
tự khẳng định sự hiện diện của mình.”
Tổng thống Obama nêu ra việc Miến Ðiện trả tự do cho nhiều tù nhân chính
trị, việc Liên minh Toàn quốc Ðấu tranh cho Dân chủ được ra tranh cử
năm 2010, việc cấm cưỡng bức lao động, các luật lệ mới về kinh tế, và
các thỏa thuận ngưng bắn sơ khởi với các nhóm sắc tộc.
Tổng thống Obama nói rằng ông đến thăm Miến Ðiện để chìa ra một bàn tay
hữu nghị, và ông nhắc đến việc Hoa Kỳ nới lỏng các lệnh trừng phạt và
việc bổ nhiệm đại sứ tại Miến Ðiện. Nhưng ông cũng nhắc nhở rằng chặng
đường phía trước của Miến Ðiện hãy còn rất dài.
Tổng thống Obama nói: “Cuộc hành trình phi thường này chỉ mới khởi sự,
và chặng đường phía trước hãy còn rất dài. Cải cách được phát động từ
thượng tầng xã hội cần phải đáp ứng được khát vọng của nhân dân vốn là
là nền móng của xã hội. Những đốm sáng của tiến bộ mà chúng ta đã thấy
không được tắt đi, mà chúng cần phải được tăng cường, những đốm sáng đó
cần phải trở thành kim chỉ nam cho toàn thể nhân dân của quốc gia này.”
Tổng thống kể ra các quyền tự do mà người dân Miến Ðiện phải có, trong
đó có quyền tự do hội họp, tín ngưỡng và phát biểu. Ông kêu gọi chấm dứt
việc kiểm duyệt truyền thông.
Ông Obama được vỗ tay hoan nghênh hai lần, một lần khi ông nói không có
tiến trình cải cách nào có thể thành công mà không có sự hoà giải quốc
gia với các nhóm sắc tộc. Ông cũng kêu gọi chấm dứt bạo lực nhắm vào
người Rohingya ở bang Rakhine của Miến Ðiện.
* Tổng thống Obama đọc diễn văn tại Ðại học Rangoon, ngày 19/11/2012.
Tổng thống Obama đọc diễn văn tại Ðại học Rangoon, ngày 19/11/2012.Ngoại trưởng Hillary Clinton tháp tùng ông Obama đến Miến Ðiện. Ðoàn xe đã đi dọc theo một con đường hai bên đầy kín người, trong đó có học sinh phất cờ Miến Ðiện, và các biểu ngữ có ghi “Ông Obama, chúng tôi yêu ông.”
Tổng thống Obama đọc diễn văn tại Ðại học Rangoon, ngày 19/11/2012.Ngoại trưởng Hillary Clinton tháp tùng ông Obama đến Miến Ðiện. Ðoàn xe đã đi dọc theo một con đường hai bên đầy kín người, trong đó có học sinh phất cờ Miến Ðiện, và các biểu ngữ có ghi “Ông Obama, chúng tôi yêu ông.”
Tại trụ sở Quốc hội, Tổng thống Obama đã gặp Tổng thống Thein Sein, một cựu tướng lãnh đã lãnh đạo các biện pháp cải cách.
Tổng thống Obama nói ông chia sẻ với Tổng thống Thein Sein sự tin tưởng
rằng tiến trình cải cách mà ông đang thực hiện là một tiến trình sẽ thúc
đẩy quốc gia này đi tới.
Trong các nhận định được thông dịch, tổng thống Miến Ðiện tuyên bố bang
giao đã có một số thất vọng và trở ngại trong hai thập niên qua, nhưng
đang được hàn gắn.
Ông Thein Sein nói ông muốn nhắc lại lời cam kết tiếp tục hợp tác để tăng cường quan hệ song phương trong những năm sắp tới.
Tại tư thất của bà Aung San Suu Kyi, ông Obama ca ngơi bà như một chiến
sĩ can trường đấu tranh cho dân chủ. Bà cho rằng những cải cách đang
được xúc tiến sẽ vấp phải những thách thức khó khăn.
Tổng thống Obama nói ông đặc biệt muốn cảm tạ bà Aung San Suu Kyi đã
tiếp ông ở nhà bà. Ðây là nơi mà qua bao nhiêu năm khó khăn bà đã chứng
tỏ một sự can trường và lòng kiên quyết không lay chuyển được. Ðây là
nơi bà đã chứng tỏ rằng quyền tự do và phẩm cách của con người không thể
chối bỏ được.
Bà Suu Kyi đáp: “Thời điểm khó khăn nhất trong mọi cuộc chuyển tiếp là
lúc chúng ta tưởng rằng đã nhìn thấy thành công. Lúc đó, chúng ta phải
rất thận trọng đừng để bị quyến rũ bởi ảo tưởng thành công và rằng chúng
ta đang cố gắng hướng tới thành công thực sự cho nhân dân chúng ta và
cho tình hữu nghị giữa hai nước.”
Trong bài phát biểu của mình, Tổng thống Obama nói Miến Ðiện có thể coi
như “một thử nghiệm liệu một quốc gia có thể chuyển qua một nơi tốt đẹp
hơn” và là một gương điển hình cho các nước khác trong khu vực.
* Tổng thống Obama gặp Tổng thống Miến Ðiện Thein Sein tại Yangon, ngày 19/11/2012.
Tổng thống Obama gặp Tổng thống Miến Ðiện Thein Sein tại Yangon, ngày 19/11/2012.Ông Obama nói: “Ở Rangoon này, tôi muốn gửi đi một thông điệp đến khắp châu Á rằng chúng ta không cần thiết phải được định hình bởi các nhà tù trong quá khứ. Chúng ta cần phải nhìn về tương lai. Ðối với giới lãnh đạo của Bắc Triều Tiên, tôi đã đề xuất một sự chọn lựa: hãy từ bỏ vũ khí hạt nhân và theo con đường hoà bình và tiến bộ. Nếu làm như thế, quý vị sẽ nhận được Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ mở rộng tầm tay đón nhận.”
Tổng thống Obama gặp Tổng thống Miến Ðiện Thein Sein tại Yangon, ngày 19/11/2012.Ông Obama nói: “Ở Rangoon này, tôi muốn gửi đi một thông điệp đến khắp châu Á rằng chúng ta không cần thiết phải được định hình bởi các nhà tù trong quá khứ. Chúng ta cần phải nhìn về tương lai. Ðối với giới lãnh đạo của Bắc Triều Tiên, tôi đã đề xuất một sự chọn lựa: hãy từ bỏ vũ khí hạt nhân và theo con đường hoà bình và tiến bộ. Nếu làm như thế, quý vị sẽ nhận được Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ mở rộng tầm tay đón nhận.”
Trong bài diễn văn ở Rangoon, ông Obama đề cập đến tựa đề của một luận
án và cuốn sách của bà Aung San Suu Kyi, “Thoát khỏi sự sợ hãi.”
Ông nói người dân Miến Ðiện đang chứng tỏ với thế giới rằng sự sợ hãi
không nhất thiết phải là tình trạng tự nhiên của cuộc sống ở nước họ.
Dan Robinson
http://www.voatiengviet.com/content/obama-thuc-hien-chuyen-tham-lich-su-den-mien-dien/1548719.html
Dan Robinson
http://www.voatiengviet.com/content/obama-thuc-hien-chuyen-tham-lich-su-den-mien-dien/1548719.html
nguồn:http://danlambaovn.blogspot.com/2012/11/tong-thong-obama-mien-ien-la-tam-guong.html#more
======================================================================
Chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Obama đến Miến Điện (Phóng sự ảnh)
Tôi đến đây vì sự tôn trọng của tôi đối với trường đại học này. Đây là nơi đâu tiên mà các nhóm chống chế độ thực dân đã hình thành. Đây cũng là nơi mà bà Aung San đã biên soạn các tạp chí trước khi bà dẫn đầu phong trào độc lập. Đây là nơi mà U Thant đã học được những phong cách của thế giới bên ngoài trước khi hướng dẫn diễn đàn tại Liên Hiệp Quốc. Ở đây, các chương trình học bổng đã phát triển mạnh mẽ trong một thế kỷ trước và cũng là nơi sinh viên đòi hỏi các quyền căn bản về nhân quyền. Ngày nay, Quốc hội của bạn đã cuối cùng thông qua một nghị quyết để mang lại sức sống mới cho trường đại học này và nó phải đòi lại sự vĩ đại của nó, bởi vì tương lai của đất nước này sẽ được xác định bởi giáo dục đối những thanh niên trẻ tuổi. [...]
Chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Obama đến Miến Điện (Phóng sự ảnh)
Bảo Anh tổng họp
CTV Phía Trước
[...] CTV Phía Trước
Tôi đến đây vì sự tôn trọng của tôi đối với trường đại học này. Đây là nơi đâu tiên mà các nhóm chống chế độ thực dân đã hình thành. Đây cũng là nơi mà bà Aung San đã biên soạn các tạp chí trước khi bà dẫn đầu phong trào độc lập. Đây là nơi mà U Thant đã học được những phong cách của thế giới bên ngoài trước khi hướng dẫn diễn đàn tại Liên Hiệp Quốc. Ở đây, các chương trình học bổng đã phát triển mạnh mẽ trong một thế kỷ trước và cũng là nơi sinh viên đòi hỏi các quyền căn bản về nhân quyền. Ngày nay, Quốc hội của bạn đã cuối cùng thông qua một nghị quyết để mang lại sức sống mới cho trường đại học này và nó phải đòi lại sự vĩ đại của nó, bởi vì tương lai của đất nước này sẽ được xác định bởi giáo dục đối những thanh niên trẻ tuổi. [...]
Lễ chào đón Tổng thống Obama tại sân bay Quốc tế Yangon. Ảnh: REUTERS/Jason Ree
Nhân dân Miến Điện chào đón đòn xe của Tổng thống Obama trên đường phố Yangon hôm 19 tháng 11, 2012. Ảnh: REUTERS/Jason Reed
Nhân dân Miến Điện chào đón đòn xe của Tổng thống Obama. Ảnh: REUTERS/Minzayar
Tổng thống Barack Obama và Tổng thống Thein Sein. Ảnh: AP Photo/Carolyn Kaster
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama bắt tay Tổng thống Miến Điện Thein Sein trong một buổi họp tại Yangon ngày 19 tháng 11, 2012. Ảnh: REUTERS/Jason Reed
Tổng thống Barack Obama viếng thăm Bảo tháp vàng Shwedagon. Ảnh: AP Photo/Carolyn Kaster
Tổng thống Barack Obama đặt vòng hoa tại Bảo tháp vàng Shwedagon ở Yangon. Ảnh: REUTERS/Jason Reed
Tổng thống Barack Obama và Ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton thăm Bảo tháp vàng Shwedagon. Ảnh: AP Photo/Carolyn Kaster
Người dân Miến Điện chào đón Tổng thống Obama trước cổng nhà của bà Aung San Suu Kyi. Ảnh: REUTERS/Jason Reed
Đám đông tụ tập ủng hộ Tổng thống Obama và lãnh đạo dân chủ trước cổng nhà của bà Aung San Suu Kyi ở Yangon. Ảnh: REUTERS/Jason Reed
Tổng thống Barack Obama, Aung San Suu Kyi và Ngoại trưởng Hillary R. Clinton trước cổng nhà của bà Suu Kyi. Anh: AP Photo/Pablo Martinez Monsivais
Tổng thống Barack Obama và bả Aung San Suu Kyi. Ảnh: AP Photo/Pablo Martinez Monsivais
Tổng thống Barack Obama và lãnh đạo dân chủ đối lập MAung San Suu Kyi trước nhà của bà tại Yangon. Ảnh: REUTERS/Soe Zeya Tun
Lãnh đạo đối lập Miến Điện bà Suu Kyi nói chuyến với các báo chí sau buổi gặp mặt với Tổng thống Obama tại tư gia của bà ngày 19 tháng 11, 2012. Ảnh: REUTERS/Soe Zeya Tun
Tổng thống Obama cùng bà Suu Kyi vẫy tay chào đám đông trước tư gia của bà ở Yangon. Ảnh: REUTERS/Jason Reed
Tổng thống Obama hôn bà Suu Kyi sau buổi họp gặp mặt tại tư gia của bà ở Yangon. Ảnh:REUTERS/Jason Reed
Tổng thống Barack Obama đọc diễn văn tại Đại học Yangon ngày 19 tháng 11, 2012. Ảnh: AP Photo/Pablo Martinez Monsivais
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Clinton và lãnh đạo dân chủ đối lập bà Suu Kyi trong buổi diễn văn của Tổng thống Obama tại Đại học Yangon. Ảnh: REUTERS/Jason Reed
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001