Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2012-11-19
Tổng thống Hoa Kỳ, Barack Obama, hiện đang có mặt tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia để tham dự một số sự kiện quan trọng của khối các nước Đông Nam Á, ASEAN, cùng với những quốc gia đối tác trong đó có Hoa Kỳ.Chuyến đi sau khi tái đắc cử vào chức vụ tổng thống Hoa Kỳ nhiệm kỳ thứ hai của ông Barack Obama được cho biết nhằm khẳng định lại chiến lược chuyển trọng tâm sang khu vực Châu Á- Thái Bình Dương của Nhà Trắng.
Đích thân tổng thống Obama khi đến Thái Lan, tại cuộc họp báo chiều hôm qua 18 tháng 11, đã nhắc lại đường lối đó:
Như quí vị đã chỉ ra Châu Á là chuyến đi đầu tiên của tôi kể từ cuộc bầu cử vừa rồi, Thái Lan là chặng dừng chân đầu tiên. Đó không phải là ngẫu nhiên, tôi từng nói nhiều lần Hoa Kỳ sẽ luôn là một quốc gia Thái Bình Dương. Là một khu vực phát triển tốt nhất trên thế giới, khu vực Á Châu- Thái Bình Dương sẽ định hình rất nhiều cho tình hình an ninh và thịnh vượng trong thế kỷ trước mắt với vai trò quan trọng tạo công ăn việc làm và cơ hội cho người Mỹ. Đó là lý do vì sao tôi, trong cương vị tổng thống nước Mỹ đặt ưu tiên cho việc can dự của Hoa Kỳ vào Châu Á. ‘
Hoa Kỳ sẽ luôn là một quốc gia Thái Bình Dương.
Tổng thống Obama
Tổng thống Hoa Kỳ nêu ra hướng mà ông nhắm tới tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương:
Cuối cùng mục tiêu của chúng tôi trong khu vực lả bảo đảm có một cấu trúc quốc tế hay khu vực hoạt động như Đối thoại ASEAN- Hoa Kỳ hay như Thượng đỉnh Đông Á cho phép chúng ta làm việc qua những căng thẳng, xung đột, bất đồng một cách xây dựng; cách mà cho phép giải quyết những bất đồng một cách hòa bình và trật tự.
Dù đến thăm ba nước trong chuyến đi này, thế nhưng theo đánh giá của giới quan sát thì Miến Điện là trọng tâm chính mà tổng thống Barack Obama muốn nhắm đến.
Trong buổi họp báo tại Thái Lan vào chiều trước khi sang Miến Điện, tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nhắc lại những diễn biến tại xứ Miến trong thời gian qua:
Trước hết theo tôi quan trọng là sự công nhận, chứ không phải xác nhận, của chính phủ Miến Điện đang có một tiến trình đang diễn ra tại nước này mà một năm rưỡi trước đây không ai nghĩ đến.
Thay đổi có thể được diễn ra một cách nhanh chóng khi mà những đổi thay trong một đất nước được thấy rõ, và dân chúng tại đó bắt đầu nhận thấy là tiếng nói của họ được thế giới lắng nghe.Tổng thống Miến Điện có những bước đưa đến hướng tốt đẹp hơn, bà Aung San Suu Kyi được bầu vào quốc hội, quí vị chứng kiến tù nhân chính trị được trà tự do, có một cam kết rõ ràng là sẽ tiến hành thêm những cải tổ chính trị nữa. Tuy nhiên tôi không nghĩ là bất cứ ai có ảo tưởng rằng Miến Điện đã đến nơi mà nước này cần phải đến. Nói cách khác, chúng ta chờ đợi can dự cho đến khi nào nước này có được một nền dân chủ hoàn hảo và một chinh phủ dân chủ hơn.
Tổng thống Obama
Tổng thống Hoa Kỳ nói đến vai trò của cộng đồng quốc tế trong việc hổ trợ cho những thay đổi tại đất nước Miến Điện:
Một điểm mà tôi học được từ các quốc gia trên thế giới là thay đổi có thể được diễn ra một cách nhanh chóng khi mà những đổi thay trong một đất nước được thấy rõ, và dân chúng tại đó bắt đầu nhận thấy là tiếng nói của họ được thế giới lắng nghe. Một điểm theo tôi mà cộng đồng thế giới có thể làm được là bảo đảm rằng người dân Miến Điện biết chúng ta chú ý,lắng nghe và quan tâm đến họ
Thời gian đến thăm Miến Điện của tổng thống Barack Obama chỉ kéo dài sáu tiếng đồng hồ; tuy nhiên đó là chuyến thăm lịch sử vì ông là vị tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên đến thăm xứ Miến.
nguồn:http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/obam-in-asea-11192012063540.html
======================================================================
Mỹ đẩy mạnh chính sách Châu Á Thái Bình Dương
Tổng thống Obama đến dự Thượng đỉnh ASEAN tại Phnom Penh (REUTERS)
Tổng thống Obama vốn sinh ở Hawai và lớn lên ở Indonesia. Ông
từng tự cho mình là « tổng thống Thái Bình Dương » đầu tiên của nước
Mỹ. Trong nhiệm kỳ đầu, ông đã chuyển hướng chiến lược của nước Mỹ về
vùng Châu Á Thái Bình Dương. Vừa đắc cử nhiệm kỳ hai, chuyến công du
nước ngoài đầu tiên của ông lại là một loạt các nước thuộc vùng này.
Điều đó khẳng định quyết tâm trở lại vùng Châu Á Thái Bình
Dương của tổng thống Obama trong nhiệm kỳ 2. Liên quan đến chủ đề này,
báo Les Echos chạy tựa « Obama chứng minh rằng nhiệm kỳ hai của ông sẽ
mang đậm màu sắc Châu Á ».
Tờ báo nhắc lại, khi mới tiếp quản Nhà Trắng hồi đầu năm 2009, tổng thống Obama đã chọn nước đi thăm đầu tiên là anh bạn láng giềng Canada, và phải đợi đến cuối năm đó thì ông mới đến Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore và Hàn Quốc. Thế nhưng lần này, ông chọn đi công du nước ngoài đầu tiên là Châu Á Thái Bình Dương. Và hôm qua, ông đã chính thức cuộc hành trình 3 ngày đến vùng này như là một lời chứng minh cho việc tiếp tục chính sách trở lại khu vực Châu Á Thái Bình Dương trong nhiệm kỳ thứ hai của mình. Chuyến viếng thăm này diễn ra trong bối cảnh nhiều nước trong khu vực lo ngại trước những tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc, một sự lựa chọn rất có chủ đích.
Nước đầu tiên mà ông Obama đặt chân đến đó là Thái Lan. Vì sao ? Vì Thái Lan là đồng minh suốt 180 năm qua của Mỹ, tức đồng minh lâu đời nhất của Mỹ tại vùng Châu Á Thái Bình Dương. Đây là nước có vai trò quan trọng trong hệ thống các căn cứ quân sự triển khai ở nước ngoài của Mỹ. Từ những căn cứ hải quân và không quân của Thái Lan, quân đội Hoa Kỳ có thể tiến hành những cuộc tập trận quy mô như cuộc diễn tập mang tên Cobra Gold hồi năm 2011 với sự tham gia của 13 000 quân nhân của 24 nước. Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra cũng đã cho biết sẽ tiến hành thương thảo để tăng cường các hoạt động thương mại với Hoa Kỳ và với các nước thành viên của Hiệp ước đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP.
Thế nhưng, theo Les Echos, điểm nhấn của lần công du này của tổng thống Obama sẽ là Miến Điện. Ông Obama là tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên đến thăm đất nước này. Ông Obama không chỉ gặp tổng thống Miến Điện Thein Sein mà còn hội kiến với lãnh đạo đối lập bà Aung San Suu Kyi. Đây là một động thái thể hiện sự ủng hộ của chính phủ Obama đối với tiến trình cải cách dân chủ do tổng thống Thein Sein tiến hành tại Miến Điện. Trong bối cảnh đó, không ít người đã không đồng tình với ông Obama và cho rằng tổng thống Obama đã tỏ ra sốt sắng quá sớm đối với chính phủ Thein Sein, bởi vì tiến trình dân chủ tại Miến Điện vẫn chưa xong và hồ sơ xung đột sắc tộc và tôn giáo ở nước này còn đang nóng bỏng.
Dư luận Miến Điện chia rẽ về chuyến thăm của tổng thống Mỹ
Bài viết của Libération phản ánh tâm tư tình cảm của dân Miến Điện đối với chuyến thăm của tổng thống Hoa Kỳ. Tờ báo dẫn lại lời của một số sinh viên Miến Điện hoan nghênh chuyến thăm của tổng thống Obama, nhưng các sinh viên này còn tỏ ra dè dặt chưa dám đề cập thẳng đến vấn đề chính trị. Vì sao ? Tờ báo đã nêu ra một thực trạng có thể giải đáp thắc mắc trên, đó là dù được cho là đã bắt đầu bước vào con đường dân chủ, nhưng cách quản lý của nhà cầm quyền Miến Điện vẫn còn nặng theo kiểu quân phiệt cũ.
Dưới một góc nhìn khác, một hướng dẫn viên du lịch Miến Điện cho rằng, bên cạnh việc hô hào dân chủ, chuyến thăm Miến Điện của tổng thống Obama cũng còn nhắm đến lợi ích kinh tế của nước Mỹ. Người này cho rằng, tổng thống Obama đã muốn tăng cường hợp tác với các đồng minh trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương để kềm chế « chủ nghĩa bá quyền của Trung Quốc » bằng biện pháp tăng cường hiện diện quân sự từ đây đến năm 2020, giờ đây chuyến công du này của ông sẽ mở rộng lối vào khu vực cho các nhà đầu tư Hoa Kỳ.
Libération cho rằng, người chiến thắng lớn nhất trong cuộc chơi này là tổng thống Miến Điện Thein Sein : được bầu làm tổng thống dân sự hồi tháng 3 năm ngoái, ông Thein Sein đã vượt mọi mong đợi với một thời gian ngắn kỷ lục trong việc được Hoa Kỳ tháo bỏ lệnh cấm vận và sắp tới sẽ còn được nhận trợ giúp của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF).
Trung Quốc : cải cách chỉ là viễn tưởng ?
Dư luận thế giới mấy ngày qua bàn nhiều về tương lai cải cách của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình. Một câu hỏi đặt ra là liệu chỉ một hoặc hai cá nhân đứng đầu có thể làm thay đổi cả hệ thống hay không ? Báo Les Echos nhận định là không, với bài phân tích chạy tựa « Đảng Cộng sản Trung Quốc là một cỗ máy nghiền nát các nhà cải cách ».
Tờ báo cho rằng, ông Tập Cận Bình có thể được xem là người thực tế hơn so với người tiền nhiệm, còn ông Lý Khắc Cường thì là người cẩn trọng có đầu óc canh tân, ấy thế nhưng ngoài hai người này ra, tất cả những người được cho là có óc canh tân đều đã không lọt được vào Thường vụ Bộ Chính trị, trong khi đó một số nhân vật được cho là cộm cán của chính sách cứng rắn lại lọt vào. Tức là, theo tờ báo, định chế có quyền lực cao nhất này bao gồm một người có óc thực tế là ông Tập Cận Bình, một người có tư tưởng tự do nhưng cẩn trọng là ông Lý Khắc Cường, và hai ông này sẽ phải đối mặt với số nhân vật còn lại theo đường lối bảo thủ.
Nhìn sâu hơn, Les Echos cho rằng, không thể đánh giá chính xác tình hình Trung Quốc nếu chỉ dựa vào sự phân tích một vài cá nhân đứng đầu, mà phải nhìn vào toàn hệ thống. Tờ báo nhắc lại một số minh chứng về những lần trễ hẹn của tiến trình cải cách tại Trung Quốc. Đó là việc cựu thủ tướng Ôn Gia Bảo khi còn tại vị đã không ít lần tuyên bố trên các phương tiện thông tin đại chúng về lập trường cái cách chính trị của mình, thế nhưng đó chỉ là lời nói, chứ còn trong thực tế ông đã hành động hoàn toàn khác.
Hồi năm 2002, ông Giang Trạch Dân cũng từng đọc diễn văn trước đại hội Đảng khẳng định tính nghiêm trọng của nạn tham nhũng và quyết tâm loại trừ nó, thế rồi giờ đây trước đại hội Đảng ông Hồ Cẩm Đào cũng đọc diễn văn lập lại y hệt nguyện vọng đó. Tờ báo cho rằng, sự lập lại này giống như lời thừa nhận thất bại trước tham nhũng trong 10 vừa qua của cặp đôi Hồ Cẩm Đào-Ôn Gia Bảo.
Tờ báo nhấn mạnh, Đại hội vừa qua lại một lần nữa minh chứng rằng đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ là một cỗ máy, không một cá nhân nào được phép có tư tưởng khác biệt với đường lối chính thống. Tờ báo nói thêm, không một cá nhân nào có thể có sức nặng thật sự trên cả tập thể, một tập thể mà ngày càng siết chặt hàng ngũ để bảo vệ lợi ích nhóm trong đó có lợi ích của riêng mình.
Trong bối cảnh đó, Les Echos dẫn lời của một nhà quan sát cho rằng, ông Tập Cận Bình có thể chỉ là một tấm bình phong mà cả tập thể đẩy ông ra hứng chịu gió mưa để bảo vệ cho lợi ích của cả tập thể.
Đông Nam Á : tranh chấp lãnh thổ dẫn đến chạy đua võ trang ?
« Châu Á và Châu Đại Dương là hai bạn hàng lớn mua vỹ khí hạng nặng », đó là tựa đề bài thông tin đăng trên nhật báo Le Monde.
Tờ báo cho biết, theo báo cáo năm 2012 của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) về vũ khí và an ninh toàn cầu, các nước Châu Á và Châu Đại Dương đã mua đến phân nửa số vũ khí hạng nặng trong giao dịch vũ khí trên thế giới trong giai đoạn 2007-2011. Năm nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất hành tinh đều thuộc khu vực này, đó là : Ấn Độ, Hàn Quốc, Pakistan, Trung Quốc và Singapore.
Liên quan đến vùng Đông Nam Á, trong giai đoạn năm 2007-2011, lượng mua vũ khí của các nước thuộc khu vực này đã tăng gấp 3 lần so với giai đoạn 2002-2006. Điều đáng chú ý là, sự gia tăng này lại có nguyên nhân chính là tình trạng leo thang tranh chấp lãnh thổ trên vùng biển quanh Trung Quốc. Báo cáo cũng chỉ rõ, tại Ấn Độ và Trung Quốc có đến 80% vũ khí được nhập từ Nga. Trong khi đó, vũ khí do Mỹ sản xuất chiếm đến 74% lượng nhập khẩu vũ khí của Hàn Quốc và 43% của Singapore.
Bàn về khu vực Bắc Phi và Trung Đông, báo cáo cho biết, các chính sách chuyển giao vũ khí cho hai khu vực này bắt đầu gây tranh cãi dữ dội từ khi bùng nổ mùa xuân Ả Rập, và từ đó rất ít tiến triển.
Nhìn trên toàn thế giới, báo cáo cho hay, giao dịch vũ khí trong giai đoạn 2007-2011 đã tăng 24% so với giai đoạn 2002-2006. Năm nước xuất khẩu lớn nhất thế giới là Mỹ, Nga, Đức, Pháp và Anh với 3/4 thị phần thế giới. Trung Quốc đứng hàng thứ tư trong số các nước nhập nhiều vũ khí hạng nặng nhất, và đứng thứ 6 trong số các đại gia xuất khẩu vũ khí, tức tăng được một bậc so với giai đoạn 2002-2006.
Đức rời xa Nga và xích lại gần Ba Lan
Nhìn về Châu Âu, Le Monde có bài « Đức xa Nga và xích lại gần Ba Lan ». Tờ báo cho biết, hồi ông Gerhard Schroder còn là thủ tướng Đức, ông và tổng thống Putin khi ây đã không ngừng thúc đẩy quan hệ chiến lược giữa hai nước. Thế nhưng, ngược lại với người tiền nhiệm, đương kim thủ tướng Angela Merkel đang dần tỏ ra lạnh lùng với Nga. Bằng chứng là trong cuộc viêng thăm lạnh nhạt vừa qua của bà đến Matxcova.
Tờ báo nhắc lại, Quốc hội Đức đã thông qua nghị quyết bao gồm 17 kiến nghị gửi đến chính phủ Merkel trong đó đầu tiên là yêu cầu chính phủ này tăng cường sức ép về hồ sơ nhân quyền của Nga mà các nghị sĩ Đức cho là đang ngày càng bị bóp nghẹt từ khi ông Putin trở lại điện Kremlin.
Trong bối cảnh đó, hiện có đến 6 000 doanh nghiệp Đức hoạt động ở Nga, Đức cần khí đốt của Nga. Giao dịch giữa hai nước hiện đạt 75 tỷ euro, thế nhưng Nga vẫn chưa phải là đối tác thương mại lớn hơn Bỉ và Ba Lan. Có lẽ vì vậy mà chính phủ Đức mới không ngại xa Nga để xích gần hơn với Ba Lan trong bối cảnh kinh tế khó khăn này ?
nguồn:http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20121119-my-day-manh-chinh-sach-chau-a-thai-binh-duong
======================================================================
Hoa Kỳ: ‘Đồng minh là nền tảng trong nỗ lực tái cần bằng tại châu Á’
Tờ báo nhắc lại, khi mới tiếp quản Nhà Trắng hồi đầu năm 2009, tổng thống Obama đã chọn nước đi thăm đầu tiên là anh bạn láng giềng Canada, và phải đợi đến cuối năm đó thì ông mới đến Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore và Hàn Quốc. Thế nhưng lần này, ông chọn đi công du nước ngoài đầu tiên là Châu Á Thái Bình Dương. Và hôm qua, ông đã chính thức cuộc hành trình 3 ngày đến vùng này như là một lời chứng minh cho việc tiếp tục chính sách trở lại khu vực Châu Á Thái Bình Dương trong nhiệm kỳ thứ hai của mình. Chuyến viếng thăm này diễn ra trong bối cảnh nhiều nước trong khu vực lo ngại trước những tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc, một sự lựa chọn rất có chủ đích.
Nước đầu tiên mà ông Obama đặt chân đến đó là Thái Lan. Vì sao ? Vì Thái Lan là đồng minh suốt 180 năm qua của Mỹ, tức đồng minh lâu đời nhất của Mỹ tại vùng Châu Á Thái Bình Dương. Đây là nước có vai trò quan trọng trong hệ thống các căn cứ quân sự triển khai ở nước ngoài của Mỹ. Từ những căn cứ hải quân và không quân của Thái Lan, quân đội Hoa Kỳ có thể tiến hành những cuộc tập trận quy mô như cuộc diễn tập mang tên Cobra Gold hồi năm 2011 với sự tham gia của 13 000 quân nhân của 24 nước. Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra cũng đã cho biết sẽ tiến hành thương thảo để tăng cường các hoạt động thương mại với Hoa Kỳ và với các nước thành viên của Hiệp ước đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP.
Thế nhưng, theo Les Echos, điểm nhấn của lần công du này của tổng thống Obama sẽ là Miến Điện. Ông Obama là tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên đến thăm đất nước này. Ông Obama không chỉ gặp tổng thống Miến Điện Thein Sein mà còn hội kiến với lãnh đạo đối lập bà Aung San Suu Kyi. Đây là một động thái thể hiện sự ủng hộ của chính phủ Obama đối với tiến trình cải cách dân chủ do tổng thống Thein Sein tiến hành tại Miến Điện. Trong bối cảnh đó, không ít người đã không đồng tình với ông Obama và cho rằng tổng thống Obama đã tỏ ra sốt sắng quá sớm đối với chính phủ Thein Sein, bởi vì tiến trình dân chủ tại Miến Điện vẫn chưa xong và hồ sơ xung đột sắc tộc và tôn giáo ở nước này còn đang nóng bỏng.
Dư luận Miến Điện chia rẽ về chuyến thăm của tổng thống Mỹ
Bài viết của Libération phản ánh tâm tư tình cảm của dân Miến Điện đối với chuyến thăm của tổng thống Hoa Kỳ. Tờ báo dẫn lại lời của một số sinh viên Miến Điện hoan nghênh chuyến thăm của tổng thống Obama, nhưng các sinh viên này còn tỏ ra dè dặt chưa dám đề cập thẳng đến vấn đề chính trị. Vì sao ? Tờ báo đã nêu ra một thực trạng có thể giải đáp thắc mắc trên, đó là dù được cho là đã bắt đầu bước vào con đường dân chủ, nhưng cách quản lý của nhà cầm quyền Miến Điện vẫn còn nặng theo kiểu quân phiệt cũ.
Dưới một góc nhìn khác, một hướng dẫn viên du lịch Miến Điện cho rằng, bên cạnh việc hô hào dân chủ, chuyến thăm Miến Điện của tổng thống Obama cũng còn nhắm đến lợi ích kinh tế của nước Mỹ. Người này cho rằng, tổng thống Obama đã muốn tăng cường hợp tác với các đồng minh trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương để kềm chế « chủ nghĩa bá quyền của Trung Quốc » bằng biện pháp tăng cường hiện diện quân sự từ đây đến năm 2020, giờ đây chuyến công du này của ông sẽ mở rộng lối vào khu vực cho các nhà đầu tư Hoa Kỳ.
Libération cho rằng, người chiến thắng lớn nhất trong cuộc chơi này là tổng thống Miến Điện Thein Sein : được bầu làm tổng thống dân sự hồi tháng 3 năm ngoái, ông Thein Sein đã vượt mọi mong đợi với một thời gian ngắn kỷ lục trong việc được Hoa Kỳ tháo bỏ lệnh cấm vận và sắp tới sẽ còn được nhận trợ giúp của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF).
Trung Quốc : cải cách chỉ là viễn tưởng ?
Dư luận thế giới mấy ngày qua bàn nhiều về tương lai cải cách của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình. Một câu hỏi đặt ra là liệu chỉ một hoặc hai cá nhân đứng đầu có thể làm thay đổi cả hệ thống hay không ? Báo Les Echos nhận định là không, với bài phân tích chạy tựa « Đảng Cộng sản Trung Quốc là một cỗ máy nghiền nát các nhà cải cách ».
Tờ báo cho rằng, ông Tập Cận Bình có thể được xem là người thực tế hơn so với người tiền nhiệm, còn ông Lý Khắc Cường thì là người cẩn trọng có đầu óc canh tân, ấy thế nhưng ngoài hai người này ra, tất cả những người được cho là có óc canh tân đều đã không lọt được vào Thường vụ Bộ Chính trị, trong khi đó một số nhân vật được cho là cộm cán của chính sách cứng rắn lại lọt vào. Tức là, theo tờ báo, định chế có quyền lực cao nhất này bao gồm một người có óc thực tế là ông Tập Cận Bình, một người có tư tưởng tự do nhưng cẩn trọng là ông Lý Khắc Cường, và hai ông này sẽ phải đối mặt với số nhân vật còn lại theo đường lối bảo thủ.
Nhìn sâu hơn, Les Echos cho rằng, không thể đánh giá chính xác tình hình Trung Quốc nếu chỉ dựa vào sự phân tích một vài cá nhân đứng đầu, mà phải nhìn vào toàn hệ thống. Tờ báo nhắc lại một số minh chứng về những lần trễ hẹn của tiến trình cải cách tại Trung Quốc. Đó là việc cựu thủ tướng Ôn Gia Bảo khi còn tại vị đã không ít lần tuyên bố trên các phương tiện thông tin đại chúng về lập trường cái cách chính trị của mình, thế nhưng đó chỉ là lời nói, chứ còn trong thực tế ông đã hành động hoàn toàn khác.
Hồi năm 2002, ông Giang Trạch Dân cũng từng đọc diễn văn trước đại hội Đảng khẳng định tính nghiêm trọng của nạn tham nhũng và quyết tâm loại trừ nó, thế rồi giờ đây trước đại hội Đảng ông Hồ Cẩm Đào cũng đọc diễn văn lập lại y hệt nguyện vọng đó. Tờ báo cho rằng, sự lập lại này giống như lời thừa nhận thất bại trước tham nhũng trong 10 vừa qua của cặp đôi Hồ Cẩm Đào-Ôn Gia Bảo.
Tờ báo nhấn mạnh, Đại hội vừa qua lại một lần nữa minh chứng rằng đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ là một cỗ máy, không một cá nhân nào được phép có tư tưởng khác biệt với đường lối chính thống. Tờ báo nói thêm, không một cá nhân nào có thể có sức nặng thật sự trên cả tập thể, một tập thể mà ngày càng siết chặt hàng ngũ để bảo vệ lợi ích nhóm trong đó có lợi ích của riêng mình.
Trong bối cảnh đó, Les Echos dẫn lời của một nhà quan sát cho rằng, ông Tập Cận Bình có thể chỉ là một tấm bình phong mà cả tập thể đẩy ông ra hứng chịu gió mưa để bảo vệ cho lợi ích của cả tập thể.
Đông Nam Á : tranh chấp lãnh thổ dẫn đến chạy đua võ trang ?
« Châu Á và Châu Đại Dương là hai bạn hàng lớn mua vỹ khí hạng nặng », đó là tựa đề bài thông tin đăng trên nhật báo Le Monde.
Tờ báo cho biết, theo báo cáo năm 2012 của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) về vũ khí và an ninh toàn cầu, các nước Châu Á và Châu Đại Dương đã mua đến phân nửa số vũ khí hạng nặng trong giao dịch vũ khí trên thế giới trong giai đoạn 2007-2011. Năm nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất hành tinh đều thuộc khu vực này, đó là : Ấn Độ, Hàn Quốc, Pakistan, Trung Quốc và Singapore.
Liên quan đến vùng Đông Nam Á, trong giai đoạn năm 2007-2011, lượng mua vũ khí của các nước thuộc khu vực này đã tăng gấp 3 lần so với giai đoạn 2002-2006. Điều đáng chú ý là, sự gia tăng này lại có nguyên nhân chính là tình trạng leo thang tranh chấp lãnh thổ trên vùng biển quanh Trung Quốc. Báo cáo cũng chỉ rõ, tại Ấn Độ và Trung Quốc có đến 80% vũ khí được nhập từ Nga. Trong khi đó, vũ khí do Mỹ sản xuất chiếm đến 74% lượng nhập khẩu vũ khí của Hàn Quốc và 43% của Singapore.
Bàn về khu vực Bắc Phi và Trung Đông, báo cáo cho biết, các chính sách chuyển giao vũ khí cho hai khu vực này bắt đầu gây tranh cãi dữ dội từ khi bùng nổ mùa xuân Ả Rập, và từ đó rất ít tiến triển.
Nhìn trên toàn thế giới, báo cáo cho hay, giao dịch vũ khí trong giai đoạn 2007-2011 đã tăng 24% so với giai đoạn 2002-2006. Năm nước xuất khẩu lớn nhất thế giới là Mỹ, Nga, Đức, Pháp và Anh với 3/4 thị phần thế giới. Trung Quốc đứng hàng thứ tư trong số các nước nhập nhiều vũ khí hạng nặng nhất, và đứng thứ 6 trong số các đại gia xuất khẩu vũ khí, tức tăng được một bậc so với giai đoạn 2002-2006.
Đức rời xa Nga và xích lại gần Ba Lan
Nhìn về Châu Âu, Le Monde có bài « Đức xa Nga và xích lại gần Ba Lan ». Tờ báo cho biết, hồi ông Gerhard Schroder còn là thủ tướng Đức, ông và tổng thống Putin khi ây đã không ngừng thúc đẩy quan hệ chiến lược giữa hai nước. Thế nhưng, ngược lại với người tiền nhiệm, đương kim thủ tướng Angela Merkel đang dần tỏ ra lạnh lùng với Nga. Bằng chứng là trong cuộc viêng thăm lạnh nhạt vừa qua của bà đến Matxcova.
Tờ báo nhắc lại, Quốc hội Đức đã thông qua nghị quyết bao gồm 17 kiến nghị gửi đến chính phủ Merkel trong đó đầu tiên là yêu cầu chính phủ này tăng cường sức ép về hồ sơ nhân quyền của Nga mà các nghị sĩ Đức cho là đang ngày càng bị bóp nghẹt từ khi ông Putin trở lại điện Kremlin.
Trong bối cảnh đó, hiện có đến 6 000 doanh nghiệp Đức hoạt động ở Nga, Đức cần khí đốt của Nga. Giao dịch giữa hai nước hiện đạt 75 tỷ euro, thế nhưng Nga vẫn chưa phải là đối tác thương mại lớn hơn Bỉ và Ba Lan. Có lẽ vì vậy mà chính phủ Đức mới không ngại xa Nga để xích gần hơn với Ba Lan trong bối cảnh kinh tế khó khăn này ?
nguồn:http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20121119-my-day-manh-chinh-sach-chau-a-thai-binh-duong
======================================================================
Hoa Kỳ: ‘Đồng minh là nền tảng trong nỗ lực tái cần bằng tại châu Á’
Đặng Khương chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Laura Meckler, WSJ
Laura Meckler, WSJ
Bangkok, Thái Lan
– Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã hạ cánh xuống thủ đô Thái Lan, một
đồng minh lâu năm của Hoa Kỳ, trong một chuyến đi cấp tốc đến châu Á.
Chuyến đi này sẽ bao gồm cuộc gặp gỡ cấp cao với lãnh đạo Miến Điện và
sẽ là chuyến thăm đầu tiên của một tổng thống Hoa Kỳ đến nước này.
Chuyến
đi của ông sẽ kết thúc ở Campuchia, nơi tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh
Đông Á, một diễn đàn mà Hoa Kỳ sử dụng để đẩy mạnh sự ảnh hưởng của họ
trong khu vực.
Tổng
thống Obama sẽ có mặt ở khu vực châu Á chỉ vỏn vẹn ba ngày, tranh thủ
thời gian giữa các cuộc đàm phán Quốc hội về ngân sách vào hôm thứ Sáu
và ngày nghỉ truyền thống trước Lễ Tạ Ơn vào ngày thứ Tư tới đây.
Tuy
nhiên, Nhà Trắng cho biết rằng chuyến đi này rất quan trọng đối với nỗ
lực của ông Obama nhằm tách khỏi sự chú ý từ Trung Đông sang trục châu
Á, nơi mà tổng thống đang cố gắng tăng cường ảnh hưởng của lực lượng
quân sự Hoa Kỳ, cũng như ảnh hưởng kinh tế và chính trị – một phần nhằm
đối trọng lại với sự ảnh hưởng của Trung Quốc.
Nhưng
ngay cả khi ông công du đến châu Á thì mặt khác ông phải đối mặt với
cuộc khủng hoảng ở Trung Đông, giữa lúc bạo lực vẫn tiếp tục diễn ra
giữa Israel và Hamas.
Tại
Thái Lan, ông Obama đã được chào đón bằng thảm đỏ bởi các quan chức Thái
Lan, từ cửa máy bay Air Force One đến đoàn xe của ông ở gần bên cạnh.
Sau đó, ông cùng Ngoại trưởng Hillary Clinton đã thăm di tích lịch sử
mang tính biểu tượng tôn giáo, Tu viện Hoàng gia Wat Pho.
Ông Obama cũng sẽ đến thăm Vua Bhumibol Adulyadej và gặp gỡ với Thủ tướng Yingluck Shinawatra.
Các
quan chức Nhà Trắng nhấn mạnh lại mối quan hệ lâu dài với Thái Lan, nhằm
gửi một thông điệp tới các nước còn lại trong khu vực rằng: Vẫn có
nhiều giá trị trong việc quan hệ với Hoa Kỳ.
“Đồng
minh là nền tảng trong nỗ lực tái cân bằng của chúng tôi ở châu Á”, Ben
Rhodes, Phó Cố vấn An ninh Quốc gia, cho phóng viên biết trên đường đến
châu Á.
Thứ Hai
này, ông Obama sẽ đến Myanmar, nước mà trong 18 tháng qua đã trải qua
nhiều chuyển đổi từ các lãnh đạo quân sự tàn bạo sang nền dân chủ – vày
chuyến thăm này nhằm tiếp tục khuyến khích các thay đổi cần thiết. Ông
Obama có thể sẽ công bố thêm các viện trợ cho Miến Điện.
“Chúng
tôi thấy tiềm năng to lớn trong mối quan hệ đó [Hoa Kỳ - Miến Điện], cả
về những gì Hoa Kỳ có thể làm để thúc đẩy quá trình chuyển đổi dân chủ
tại Miến Điện, nhưng cũng hiểu rằng Miến Điện là một nước quan trọng nằm
trong một khu vực quan trọng, và có thể trở thành một đối tác của Hoa
Kỳ theo cách mà mang lại những lợi ích rộng lớn hơn”, ông Rhodes nói.
Hoa Kỳ đề cập đến tên đất nước là “Burma” vì họ chưa bao giờ công nhận
chế độ độc tài quân sự đã đổi tên nước này sang Myanmar. Trước chuyến
đi, các quan chức Hoa Kỳ cho biết họ không có kế hoạch thay đổi cách
tiếp cận đó.
Một số
tổ chức nhân quyền quốc tế nói rằng chính phủ Thein Sein cần phải làm
nhiều hơn nữa để chứng minh sự thành thật trước chuyến viếng thăm của
tổng thống. Họ chỉ trích những bạo lực sắc tộc dữ dội chống lại các nhóm
thiểu số người Hồi giáo, tiếp tục bỏ tù các đối thủ chính trị và việc
hiến pháp Miến Điện giữ 25% số ghế cho các thành viên quân đội trong
quốc hội.
“Chuyến
viếng thăm Miến Điện làm được rất nhiều điều: làm nên lịch sử, thúc đẩy
cải cách, và đối trọng lại với Trung Quốc. Nhưng có một điều mà họ
không làm là đưa ra các chiến lược thúc đẩy quyền con người”, John
Sifton thuộc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền [Human Rights Watch] nói. “Và
đây là lý do tại sao chủ đề này rất quan trọng, tổng thống ít nhất cần
đảm bảo để nhắc đến một số chủ đề này, chẳng hạn như việc trả tự do cho
các tù nhân chính trị. Nếu không thể làm được thì chuyến thăm sẽ hoàn
toàn là một mất mát rất lớn”.
Các
quan chức Hoa Kỳ nói rằng những bước tiến trong thời gian qua như gửi
Ngoại trưởng Clinton đến Miến Điện, bổ nhiệm đại sứ đầu tiên của Hoa Kỳ
trong 22 năm và nới lỏng các trừng phạt kinh tế – đã được đáp ứng cùng
với các cải cách sâu rộng. Họ [lãnh đạo Miến Điện] cũng mong đợi nhiều
từ chuyến thăm của Tổng thống Obama, trong đó sẽ bao gồm một bài diễn
văn gửi đến nhân dân tại đây và thăm các nhà hoạt động dân chủ cũng như
gặp gỡ lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi tại nhà bà, nơi bà từng bị quản
thúc tại gia trong 15 năm.
Nhà
Trắng cho biết thông điệp của ông Obama là tiếp tục kêu gọi nước này cải
cách thêm nữa. “Đây là một thời điểm quan trọng mà chúng tôi tin rằng
các lãnh đạo Miến Điện đã đi trên con đường đúng đắn, và quan trọng hơn
nữa là chúng tôi không bỏ lỡ khoảnh khắc này để tiếp tục thúc giục họ
tiếp tục thay đổi. Chúng tôi muốn làm cho tiến trình này không thể đảo
ngược”, Danny Russel – Giám đốc Cấp cao về châu Á thuộc Hội đồng An ninh
Quốc gia cho biết.
Các
bước tiến của Miến Điện trong việc cải thiện mối quan hệ với Hoa Kỳ và
các quốc gia khác được xem như một thách thức đối với mối quan hệ mạnh
mẽ truyền thống với Trung Quốc trong khu vực này. Tuy nhiên, trước
chuyến thăm, một quan chức cấp cao Trung Quốc cho báo chí nước ngoài
biết rằng Trung Quốc không nghĩ chuyến đi của ông Obama là mối đe dọa
đối với họ.
“Chúng
tôi tin rằng Hoa Kỳ không có ý đến đây để đe dọa Trung Quốc, và Trung
Quốc cũng không có ý định để đặt ra các mối đe dọa đối với Hoa Kỳ”, Thứ
trưởng Ngoại giao Fu Ying cho biết hôm thứ Bảy.
Chuyến
đi của ông Obama sẽ kết thúc ở Campuchia, một quốc gia khác với các hồ
sơ nhân quyền đầy phức tạp. Nhà Trắng cho biết ông Obama không sẽ thăm
nước này hoặc gặp gỡ với Thủ tướng Hun Sen, nếu Campuchia không phải là
nước chủ nhà Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và tổ chức cuộc họp Hội
nghị Thượng đỉnh Đông Á.
Một làn
sóng ngầm được cho biết là Hoa Kỳ đã nỗ lực ủng hộ các các quốc gia nhỏ
hơn trong khu vực để sử dụng diễn đàn đa phương này nhằm thiết lập một
bộ quy tắc ứng xử đối với vấn đề tranh chấp Biển Đông. Hơn một nửa tổng
số thương mại thế giới đi qua vùng biển này, nơi mà Trung Quốc lên
tiếng tuyên bố chủ quyền bao gồm hầu như tất cả diện tích và tranh chấp
với các nước nhỏ hơn như Malaysia, Philippines và Việt Nam.
Hoa Kỳ
cho biết họ giữ thế trung lập đối với các tranh chấp nhưng muốn đảm bảo
tự do đối với các tuyến đường vận chuyển. Trung Quốc đã từng lên tiếng
rằng tranh chấp nên được giải quyết thông qua đàm phán song phương với
các nước láng giềng nhỏ hơn, trong khi đó Hoa Kỳ ủng hộ cách giải quyết
mang tầm vóc khu vực. Thực tế thì cơ hội giải quyết vấn đề này tại Hội
nghị Thượng đỉnh có vẻ rất mỏng manh, đặc biệt giữa lúc Trung Quốc đang
trải qua một quá trình chuyển đổi lãnh đạo. Bắc Kinh có thể cảm thấy
rằng họ cần thiết phải tiếp tục chính sách mà nước họ đã đề ra liên quan
đến tranh chấp Biển Đông.
Carlos Tejada và Enda Curran đã đóng góp thêm các chi tiết trong bài viết này.
© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2012
nguồn:http://phiatruoc.info/hoa-ky-dong-minh-la-nen-tang-trong-no-luc-tai-can-bang-tai-chau-a/
======================================================================
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001