Hiền Trang chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Brian Spegele, WSJ
Brian Spegele, WSJ
Chuyến
thăm lịch sử của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đến Miến Điện vào hôm
thứ Hai vừa qua làm nhiều người hy vọng đây có thể giúp đẩy nhanh tiến
trình cải cách chính trị và kinh tế.
Vậy Hoa
Kỳ đóng vai trò như thế nào đối với việc thúc đẩy cải cách chính trị
tại quốc gia láng giềng khổng lồ nằm ở phía bắc Miến Điện? Theo một số
người Trung Quốc có mối quan hệ thân thiết với các lãnh đạo có ảnh hưởng
trong đảng [Cộng sản Trung Quốc], thì họ cho biết rằng tốt nhất là
Washington nên tránh xa khỏi vấn đề của Trung Quốc.
Một
cuộc lập luận đặc trưng nổi bật đã được bàn thảo trong một bữa cơm trưa
cách đây không lâu tại một nhà hàng mang phong cách Mao Trạch Đông gần
Bộ Giáo dục ở Bắc Kinh. Trước các món ăn mà Chủ tịch Mao từng ưa thích
ăn nhất – thịt lợn om, hoặc ‘hongshaorou’ theo tiếng phổ thông – một
phóng viên ngoại quốc ngồi nghe một người trẻ, có mối quan hệ thân thiết
trong giới Cộng sản đặt ra ba điều kiện mà Trung Quốc sẽ theo đuổi táo
bạo đối với việc cải cách chính trị dưới triều đại của lãnh đạo mới vừa
được ‘bầu’ – ông Tập Cận Bình:
Trước
tiên, các lãnh đạo phải ủng hộ việc cải cách. Thứ hai, hoàn cảnh trong
nước phải cho phép nó xảy ra. Cuối cùng, Trung Quốc cần có một môi
trường quốc tế lành mạnh để cho phép các lãnh đạo tự tin theo đuổi những
cải cách mang tính nhạy cảm trên.
Giữa
lúc người bạn trẻ này đang nói chuyện, trên tường ảnh của Mao cùng với
các nhà cách mạng Chu Ân Lai và Lâm Bưu nhìn thẳng xuống bàn. Chu Ân Lai
là người xây dựng các chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong thời kỳ
của Mao, trong khi Lâm Bưu nắm quân sự và người được chỉ định kế nhiệm
trước khi cuộc đảo chính năm 1971 bị thất bại. Cả hai đều nhận thức rõ
về các tác động bên ngoài có thể có ảnh hưởng đến nền chính trị trong
nước ở Trung Quốc.
Những
ngờ vực sâu sắc của Bắc Kinh về “trục châu Á” của chính quyền Obama đã
dẫn đến những tiếng nói mới của các tướng diều hâu Trung Quốc trong vài
năm qua. Trong khi đó, những nỗ lực của chính quyền [Obama] trong việc
tăng cường các mối quan hệ với các nước láng giềng của Trung Quốc như
Việt Nam, Nhật Bản và gần đây nhất là Miến Điện, được nhiều người nhìn
nhận là một nỗ lực của Washington nhằm bao vây tầm ảnh hưởng của Trung
Quốc trong khu vực.
Các
lãnh đạo Đảng [Cộng sản Trung Quốc] nhận thức sâu sắc về lịch sử đất
nước của họ, đó là lý do vì sao một số người ở Trung Quốc lập luận rằng
sự gây hấn của Hoa Kỳ hoặc các nước khác có thể làm ảnh hưởng và thậm
chí đình trệ tiến trình cải cách chính trị trong nội bộ nước này. Câu
chuyện của Vương An Thạch, một quan chức gây tranh cãi trong thời gian
thuộc nhà Bắc Tống (960-1127 tr.CN), như là một lời nhắc nhở đối với
đảng về những mối nguy hiểm tiềm tàng trong việc thúc đẩy cải cách quá
mạnh mẽ.
Vương
An Thạch nổi lên trong nửa sau của thế kỷ 11, thời gian mà triều đình
lúc bấy đang suy yếu bởi thâm hụt ngân sách và một loạt các vấn đề xã
hội khác. Vương An Thạch được nhà Tống [Thần Tông] cử làm Tể tướng, và
ông đã đề ra các chính sách cải cách kinh tế, trong đó đẩy mạnh vai trò
của nhà nước trong việc quản lý nền kinh tế, bao gồm cả việc điều chỉnh
thuế má và cung cấp các khoản vay của trình đình cho nông dân. Những
động thái này đã làm phân chia nội bộ lãnh đạo, và cuộc đấu tranh chính
trị nội bộ đã làm triều đình suy yếu dần và góp phần cho sự sụp đổ dưới
bàn tay của những kẻ xâm lược trong những năm tiếp theo.
Những
câu chuyện như vậy là một lời nhắc nhở về lý do tại sao các lãnh đạo
đảng ngày nay theo đuổi quá trình cải cách dựa trên các quyết định trong
sự đồng thuận [bằng số phiếu], vì lo sợ bị chia rẽ và suy yếu có thể
làm cho họ dễ bị nước ngoài xâm nhập. Áp lực từ bên ngoài đã phần nào
củng cố nỗi sợ hãi này và làm cho mô hình đồng thuận được vững chắc hơn –
và một số nhà phân tích chính trị cho biết rằng đây chính là một rào
cản lớn đối với con đường cải cách của Trung Quốc.
Ngày
nay, Trung Quốc dần dần nhận thức được môi trường đặc biệt thù địch của
nước ngoài. Cùng với “trục châu Á” của Hoa Kỳ, Bắc Kinh phải đối mặt với
các vụ tranh chấp lãnh thổ ngày cằng căng thẳng với Nhật Bản ở Biển Hoa
Đông cũng như các tranh chấp tương tự với các nước láng giềng như Việt
Nam và Philippines ở Biển Đông.
Hàng
chục ngàn người Trung Quốc đã tham gia cuộc biểu tình chống Nhật Bản hồi
tháng Chín vừa qua, các doanh nghiệp Nhật Bản đã bị tấn công dữ dội và
buộc phải đóng cửa và các thương hiệu xe hơi Nhật Bản đã bị đập nát tan
tành. Họ kêu gọi Bắc Kinh cần cứng rắn hơn trong các vấn đề liên quan
đến Nhật Bản, nhưng các lãnh đạo Trung Quốc có vẻ không lắm mặn mà vì lo
ngại có thể gây thiệt hại trong mối quan hệ thương mại quan trọng với
Nhật Bản trong những ngày tới.
Sau khi
ăn xong bữa cơm trưa, sự kiên nhẫn của Hoa Kỳ phải chăng đã rõ ràng:
đảng [Cộng sản Trung Quốc] cần phải cái cách từ từ theo thời gian, nhưng
nếu có áp lực mạnh mẽ từ phía Hoa Kỳ hay bất kỳ quốc gia nào khác thì
các lãnh đạo đảng sẽ không kịp chuẩn bị để đón nhận các điệu kiện đó.
© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2012
nguồn:http://phiatruoc.info/truc-chau-a-co-the-lam-ton-hai-cai-cach-o-trung-quoc-nhu-the-nao/
======================================================================
Chú ý: Nhấn
vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001