Người Việt - Ông Nguyễn Tấn Dũng 'đội sổ' về mức độ tín nhiệm
at 6/12/2013 01:25:00 AM
Người Việt
Theo kết quả đợt “lấy phiếu tín nhiệm” 47 cá nhân là lãnh đạo của quốc
hội, nhà nước và chính phủ CSVN, thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nằm trong
số ba người dẫn đầu về “tín nhiệm thấp” (160 phiếu).
Đại biểu Quốc hội bỏ phiếu trong đợt “lấy phiếu tín nhiệm” đầu tiên. (Hình: Tuổi Trẻ)
Hai người còn lại, cùng ông Nguyễn Tấn Dũng, đội sổ về mức độ tín nhiệm
là ông Nguyễn Văn Bình – Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (209 phiếu) và ông
Phạm Vũ Luận – Bộ trưởng Giáo dục – Đào tạo (177 phiếu).
Đây là lần đầu tiên Quốc hội Việt Nam tổ chức “lấy phiếu tín nhiệm” 49
cá nhân, đang đảm nhiệm những chức vụ quan trọng trong quốc hội, nhà
nước và chính phủ như: Chủ tịch Nhà nước, Phó Chủ tịch Nhà nước, Chủ
tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, các thành viên của Ủy ban Thường
vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc
hội, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và những thành viên
khác của chính phủ, Chánh án Tòa án Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát
Tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Nhưng vì Bộ trưởng Tài chính và Tổng Kiểm toán Nhà nước mới được bầu lại
nên số cá nhân được đưa ra để Quốc hội Việt Nam “lấy phiếu tín nhiệm”
chỉ còn 47.
Theo một nghị quyết do Quốc hội Việt Nam ban hành hồi cuối năm ngoái,
“lấy phiếu tín nhiệm” là bước đầu tiên để xác định mức độ tín nhiệm của
các đại biểu Quốc hội, dành cho những cá nhân là lãnh đạo quốc hội, lãnh
đạo nhà nước và lãnh đạo chính phủ. Nếu cá nhân nào bị 2/3 đại biểu
Quốc hội xếp vào loại “tín nhiệm thấp” thì Quốc hội sẽ khuyến cáo cá
nhân đó từ chức, hoặc tổ chức cho đại biểu Quốc hội “bỏ phiếu tín nhiệm”
để miễn nhiệm.
Do vậy, tuy cùng đội sổ về mức độ tín nhiệm, song Thủ tướng, Thống đốc
Ngân hàng nhà nước, Bộ trưởng Giáo dục Đào tạo vẫn có thể tại vị, bởi số
phiếu “tín nhiệm thấp” chưa vượt chạm mức 2/3.
Một điểm rất đáng chú ý là dù Quốc hội Việt Nam có tới 498 đại biểu,
song kết quả kiểm phiếu đợt “lấy phiếu tín nhiệm” đầu tiên này cho thấy,
có rất nhiều đại biểu không bày tỏ chính kiến: Không xác định họ “tín
nhiệm cao”, “tín nhiệm”, hoặc “tín nhiệm thấp” một số cá nhân trong nhóm
47 cá nhân được đưa ra “lấy phiếu tín nhiệm”.
Chẳng hạn, nếu cộng toàn bộ số phiếu mà các đại biểu Quốc hội đã bỏ cho
bà Nguyễn Thị Kim Ngân – Phó Chủ tịch Quốc hội, người dẫn đầu về mức độ
“tín nhiệm cao” (372 phiếu) thì có thể thấy còn đến 8 đại biểu Quốc hội
không bày tỏ chính kiến của họ đối với nhân vật này. Nói cách khác, chỉ
có 490 phiếu/498 đại biểu cho biết mức độ tín nhiệm của họ đối với bà
Ngân.
Tình trạng tương tự xảy ra đối với tất cả 47 cá nhân được đưa ra “lấy
phiếu tín nhiệm” lần này. Không có ai nhận đủ toàn bộ số phiếu của 498
đại biểu Quốc hội cho cả ba mức độ tín nhiệm: “tín nhiệm cao”, “tín
nhiệm”, hoặc “tín nhiệm thấp”.
Nếu đại biểu Quốc hội kín đáo cho thấy việc họ không đồng tình với
phương thức đã được chọn để bày tỏ “mức độ tín nhiệm” của họ, đối với
việc “lấy phiếu tín nhiệm”, bằng cách không bỏ phiếu, thành ra không cá
nhân nào nhận đủ 498 phiếu, thì dân chúng công khai chỉ trích chuyện
chia mức độ tín nhiệm thành ba loại: “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, hoặc
“tín nhiệm thấp”.
Một blogger viết: “Nói một cách bình dân thì tín nhiệm là tin. Bàn về
niềm tin thì chỉ có hai khía cạnh là tin hoặc không tin. Khi chưa đủ cơ
sở để tin hoặc xác quyết là không đáng tin thì người ta ‘bán tín, bán
nghi’. Xét cho cùng, chuyện ‘lấy phiếu tín nhiệm’ của đại biểu Quốc hội
đối với lãnh đạo Quốc hội, lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo Chính phủ cũng
không thể nằm ngoài quy luật này. Sự khác biệt, nếu có, chỉ là cách gọi.
‘Tín nhiệm cao’ có nghĩa là ‘tin’. ‘Tín nhiệm’ là ‘bán tín, bán nghi’
và kế đó, ‘Tín nhiệm thấp’ có nghĩa là ‘không tin chút nào’.
'Đã là lãnh đạo Quốc hội, lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo Chính phủ mà tỷ lệ
‘tín nhiệm’ (bán tín, bán nghi) và tỷ lệ ‘tín nhiệm thấp’ (không tin
chút nào) cao quá thì còn để đó làm gì? ‘Lấy phiếu tín nhiệm’ có giúp
gầy dựng lại được niềm tin trong nhân dân hay không là ở chỗ đó đó. Cũng
phải nói thêm là thông thường, nếu có tập thể nào đó, trong một dịp nào
đó phải bày tỏ niềm tin mà đa số không bảo họ không tin, cũng chẳng
khẳng định họ vững tin, chỉ ‘bán tín, bán nghi’. Và ‘bán tín, bán nghi’
chiếm tỷ lệ áp đảo thì rõ ràng là có rất nhiều thứ phải bàn”. (G.Đ)
nguồn:http://www.diendantheky.net/2013/06/nguoi-viet-ong-nguyen-tan-dung-oi-so-ve.html
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001