Thứ Năm, 23 tháng 8, 2012

'Bầu Kiên' bị bắt 



Ông Nguyễn Đức Kiên còn là sáng lập viên Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF)

Ông Nguyễn Đức Kiên, người thường được gọi là 'Bầu Kiên', Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng Cổ phần Thương mại Á châu (ACB), vừa bị bắt chiều hôm 20/8, theo báo chí trong nước.
Báo Tuổi Trẻ TP HCM đưa tin "ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt giữ để điều tra về một số sai phạm liên quan đến hoạt động kinh tế của ông này".
Được biết việc bắt ông Kiên được cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an thực hiện vào chiều thứ Hai 20/8, và ngay buổi tối, nhà ông tại Hà Nội đã bị khám xét, công an thu giữ một số 'tài liệu liên quan đến hành vi đang bị điều tra' của ông.
Thông tin Bầu Kiên, sinh năm 1964, bị bắt đang làm chấn động dư luận trong nước, không chỉ bởi vì ảnh hưởng của ông trong lĩnh vực tài chính.
Ngoài vị trí ở ACB, được cho là còn nhiều quyền lực hơn cả Chủ tịch Hội đồng Quản trị, ông Kiên còn nắm nhiều cổ phần tại các ngân hàng lớn khác như Eximbank, Kiên Long, Vietbank, Đại Á và Techcombank.
Riêng tại ACB, ông và gia đình giữ số cổ phiếu nhiều hơn Chủ tịch Hội đồng sáng lập Trần Mộng Hùng và thân nhân.
Về danh chính ngôn thuận, ông Kiên giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc công ty cổ phần mang tên Tập đoàn tài chính Á Châu.
Ông cũng đầu tư vào một vài lĩnh vực khác như du lịch, may mặc.
Ông là thành viên hội đồng quản trị của hai công ty du lịch lớn là Du lịch Chợ Lớn và Du lịch Thiên Minh.
Ngay sau khi tin ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt được tung ra, cổ phiếu của các công ty trên sàn giao dịch HNX30 giảm đồng loạt.

Trang tin CafeF đưa tin hai ngân hàng có liên quan ông Kiên là ACB dư bán sàn một triệu cổ phiếu, EIB (Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam - Eximbank) dư bán sàn hai triệu cổ phiếu.
Trang này cho biết cả HNX-Index và VN-Index đều giảm mạnh, "toàn thị trường có 170 mã giảm giá".

Bầu bóng đá

Bầu Kiên còn được biết qua vai trò của mình trong lĩnh vực nhiều tiền nhưng cũng gây nhiều tranh cãi là bóng đá.
Ông là sáng lập viên Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) và cổ súy cho các thay đổi mạnh trong điều hành các giải bóng đá Việt Nam.
Dư luận cũng nói nhiều tới liên quan của ông với các nhóm lợi ích với ảnh hưởng trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng.
Có cáo buộc ông có quan hệ thân cận với một số lãnh đạo cấp cao ở trong nước.
Việc ông mời đích danh Thượng tướng công an Nguyễn Văn Hưởng, cố vấn an ninh và tôn giáo cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, làm cố vấn cho VPF hồi cuối năm ngoái đã gây nhiều đồn đoán.
Đầu năm nay, báo Thể thao 24h đưa tin ông Nguyễn Đức Kiên cùng một số lãnh đạo VPF ăn tối với Thủ tướng suốt ba tiếng đồng hồ và sau đó 'lật ngược tình thế' trong cuộc chiến bản quyền Giải Bóng đá quốc gia với Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) cùng Tập đoàn truyền thông An Viên (AVG).
Bản tin của báo này nhanh chóng bị can thiệp phải gỡ bỏ.
Báo Thể thao 24h sau đó phải cải chính và xin chịu kỷ luật sau khi đăng thông tin 'bịa đặt' về bữa ăn tối nói trên.
______________________________
______________________________

Cập nhật liên tục vụ Bầu Kiên

Nguồn tin riêng báo Giáo dục Việt Nam cho biết, cơ quan CSĐT Bộ Công an đã tiến hành bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên.
11h05: Thông tin mới nhất từ nguồn tin báo Giáo dục Việt Nam, cơ quan CSĐT Bộ Công an tiến hành triệu tập ông Lê Xuân Hải - TGĐ Ngân hàng ACB và là Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán ACB (ACBS).
Ông Lý Xuân Hải giữ chức vụ Tổng Giám đốc Ngân hàng Á Châu từ năm 2005 đến nay.
11h04: TTVN thông tin chính thức từ phía đại diện ACB, ông Kiên chỉ là cổ đông bình thường của ACB, nắm giữ dưới 5% cổ phần và cũng không giữ các chức vụ trong HĐQT và ban TGĐ. Sau thông tin ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) – từng là phó chủ tịch Hội đồng sáng lập của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) bị bắt giữ, phóng viên đã có cuộc trao đổi với đại diện của ACB.
Ông Nguyễn Thanh Toại, Phó TGĐ của ACB cho biết, hoạt động của ACB hiện tại vẫn diễn ra bình thường và việc ông Kiên bị bắt giữ không có ảnh hưởng gì, nguyên nhân là do:
(i) Ông Kiên chỉ là cổ đông bình thường của ACB, nắm giữ dưới 5% cổ phần và cũng không giữ các chức vụ trong HĐQT và ban TGĐ, do đó việc liên quan đến ông Kiên không thuộc diện phải công bố thông tin.
(ii) Việc bắt giữ ông Kiên không liên quan tới hoạt động tại ngân hàng ACB mà vì lý do kinh tế của cá nhân ông Kiên.
10h15: Nhóm phóng viên tác nghiệp tại nhà riêng của ông Nguyễn Đức Kiên bị nhiều đối tượng tự xưng là bảo vệ tòa biệt thự ngăn cản quyết liệt và có nhiều lời nói, hành vi thiếu văn hóa. Thậm chí, khi phóng viên chụp hình tòa biệt thự, một bảo vệ còn đứng trước ống kính... vỗ mông.



Hình chụp phía trước tư gia ông Nguyễn Đức Kiên

9h54: Một cán bộ điều tra cho biết, công tác khám xét nhà riêng ông Nguyễn Đức Kiên tại số 27 đường Xuân Diệu đã được tiến hành vào tối qua, nhiều tài liệu được thu giữ để phục vụ công tác điều tra.
9h15: Sáng nay (21/8), phóng viên Giáo dục Việt Nam đã đến nhà của ông Nguyễn Đức Kiên (số 27 đường Xuân Diệu, Quận Tây Hồ, Hà Nội). Theo những người dân xung quanh, sáng qua (20/8), họ vẫn thấy ông Kiên đi chiếc xe Mercedes. Đặc biệt, cách đây ít phút, người dân thấy một chiếc xe biển số tư nhân chở một chiếc cây tùng la hán vào nhà ông Kiên. Một số bảo vệ tòa nhà đang đi đi lại lại...
Nguồn tin riêng báo Giáo dục Việt Nam cho biết, cơ quan CSĐT Bộ Công an đã tiến hành bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên. Công việc bắt giữ được tiến hành vào chiều qua, 20/8. Công tác khám xét đang được tiến hành.

Về Ông Nguyễn Đức Kiên

Ông Nguyễn Đức Kiên sinh năm 1964 và lớn lên tại Gia Lâm, Hà Nội. Năm 1980, ông thi đậu vào Đại học Kỹ thuật Quân sự (nay là Học viện Kỹ thuật Quân sự), khóa 15. Sau một năm học tại Học viện, đạt kết quả xuất sắc, ông được chọn đi du học tại Hungary.
Từ năm 1981-1985, ông học tại Trường kỹ thuật quân sự Zalka Maté , ngành thông tin liên lạc quân sự. Từ năm 1985-1993 là cán bộ Tổng công ty Dệt May VN.
Chiều nay 21/8, Thống đốc Nguyễn Văn Bình sẽ đăng đàn giải trình về nợ xấu, tháo van tín dụng sản xuất và tái cơ cấu ngân hàng yếu kém. Kế hoạch lập Công ty mua bán nợ quy mô nghìn tỷ đồng có thể cũng được nhắc đến.
Nội dung trọng tâm của buổi chất vấn Thống đốc dự kiến là việc xử lý "cục máu đông" nợ xấu. Thống đốc cũng sẽ phải làm rõ đâu là con số nợ xấu thực sự khi ngành ngân hàng đã đưa ra những con số khá "vênh" nhau.
Năm 1994, ông cùng các ông Trần Mộng Hùng, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang xây dựng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB), sau đó là Phó chủ tịch Hội Đồng Quản Trị trước khi chuyển thành Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB.
Đến trước khi thôi làm thành viên HĐQT của ACB, vợ chồng ông Nguyễn Đức Kiên và ba em của ông nắm giữ 9,71% cổ phần của ACB.
Trong đó, ông Kiên nắm giữ 3,75% và bà Đặng Ngọc Lan – vợ ông Kiên – nắm giữ 4,11%.
Ngoài ra, ông Kiên còn có cổ phần trong các ngân hàng lớn khác như Eximbank, Kiên Long, Vietbank, Đại Á, Techcombank.
Bên cạnh lĩnh vực ngân hàng và bóng đá, bầu Kiên còn đầu tư vào rất nhiều lĩnh vực khác như du lịch, may mặc…
Ông đã từng là Chủ tịch của Liên doanh dầu nhờn Caltex và Phó Chủ tịch của Liên doanh KFC Việt Nam.
Trong lĩnh vực du lịch, ông Nguyễn Đức Kiên có “ghế” trong hội đồng quản trị của CTCP Dịch vụ Du lịch Chợ Lớn (cùng với ông Phạm Trung Cang) và CTCP Du lịch Thiên Minh. Công ty Thiên Minh đầu năm nay được biết đến nhiều với thương vụ chi 45 triệu USD mua lại chuỗi khách sạn Victoria.
Theo báo cáo thường niên năm 2010 của Ngân hàng ACB thì ông Kiên là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn tài chính Á Châu.
Công ty này thành lập năm 2009, có trụ sở chính tại số 57B Phan Chu Trinh, phường Phan Chu Trinh - Hoàn Kiếm – Hà Nội
Giai đoạn cuối năm 2011, ông Nguyễn Đức Kiên có hàng loạt những phát biểu, hành động với bóng đá Việt Nam.
Ông Kiên là người khởi xướng sự thành lập của Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam.
Ông Kiên cũng được biết đến trong cuộc tranh chấp bản quyền truyền hình với Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) và Công ty Cổ phần viễn thông và truyền thông An Viên (AVG).
Tuy vậy, ngày 20 tháng 4 năm 2012, ông tuyên bố VPF đã có được bản quyền truyền hình từ tay AVG.
Tuy chỉ là nhân vật số 2 tại ACB, sau ông Trần Mộng Hùng, nhưng danh tiếng của ông Kiên còn nổi hơn hầu hết các thành viên khác của ACB vì các thành tích liên quan đến bóng đá VN. Ông là người có nhiều cống hiến cho bóng đá Việt Nam, là cổ đông chính của Eximbank, đơn vị tài trợ cho V-league ở giải đấu 2010-2011.
Ông là Chủ tịch câu lạc bộ bóng đá Hà Nội ACB.
Mới đây nhất là bài phát biểu về cách tổ chức của Liên Đoàn Bóng Đá Việt Nam, ông nêu ra ý kiến thành lập giải bóng đá mang tên Super Liga với các câu lạc bộ hàng đầu Việt Nam.
Nhóm phóng viên GDVN
Admin gửi hôm Thứ Ba, 21/08/2012 
nguồn:http://danluan.org/node/13920
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
“LỀ TRÁI” – TIN RÚNG ĐỘNG: Bầu Kiên đã bị bắt 

20/8/2012!

21 August 2012 38 views No Comment
     
VangAnh đã kiểm chứng thông tin và xác minh cho biết ông Nguyễn Đức Kiên, người được biết đến với nick Bầu Kiên trong giới thể thao bóng đá Việt nam, đã bị bắt.
An ninh đã dẫn độ Bầu Kiên đi vào lúc 17h chiều Thứ Hai ngày 20/8/2012.
Bầu Kiên nổi tiếng trong 2 lĩnh vực là tài chính liên quan đến các ngân hàng lớn nổi tiếng, và lĩnh vực thể thao liên đoàn bóng đá Việt Nam.
Tin tức cho biết việc ông Kiên bị bắt không liên quan nhiều đến vấn đề thể thao!
Chi tiết cụ thể thế nào?
Mời các tềnh yêu nghỉ ngơi, đêm sâu an giấc, sáng mai dậy sẽ nghe tin tức thông báo từ báo chí chính thống :-)
Bài liên quan: Giới ngân hàng ‘choáng’ khi bầu Kiên bị bắt


Nguyễn Đức Kiên (theo wikipedia)

Tiểu sử

Nguyễn Đức Kiên sinh năm 1964 và lớn lên tại Gia Lâm, Hà Nội.[1] Năm 1980, ông thi đậu vào Đại học Kỹ thuật Quân sự (nay là Học viện Kỹ thuật Quân sự), khóa 15. Sau một năm học tại Học viện, đạt kết quả xuất sắc, ông được chọn đi du học tại Hungary.[2]
Từ năm 1981-1985 học tại Trường kỹ thuật quân sự Zalka Maté , ngành thông tin liên lạc quân sự. Từ năm 1985-1993 là cán bộ Tổng công ty Dệt May VN
Năm 1994, cùng các ông Trần Mộng Hùng, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang xây dựng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB), sau đó là Phó chủ tịch Hội Đồng Quản Trị trước khi chuyển thành Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB.

Tài chính

Đến trước khi thôi làm thành viên HĐQT của ACB, vợ chồng Nguyễn Đức Kiên và ba em của ông nắm giữ 9,71% cổ phần của ACB.
Trong đó, ông Kiên nắm giữ 3,75% và bà Đặng Ngọc Lan – vợ ông Kiên – nắm giữ 4,11%.
Ngoài ra, ông Kiên còn có cổ phần trong các ngân hàng lớn khác như Eximbank, Kiên Long, Vietbank, Đại Á, Techcombank
Bên cạnh lĩnh vực ngân hàng và bóng đá, bầu Kiên còn đầu tư vào rất nhiều lĩnh vực khác như du lịch, may mặc…
Ông đã từng là Chủ tịch của Liên doanh dầu nhờn Caltex và Phó Chủ tịch của Liên doanh KFC Việt Nam.
Trong lĩnh vực du lịch, Nguyễn Đức Kiên Kiên có “ghế” trong hội đồng quản trị của CTCP Dịch vụ Du lịch Chợ Lớn (cùng với ông Phạm Trung Cang) và CTCP Du lịch Thiên Minh. Công ty Thiên Minh đầu năm nay được biết đến nhiều với thương vụ chi 45 triệu USD mua lại chuỗi khách sạn Victoria.
Theo báo cáo thường niên năm 2010 của Ngân hàng ACB thì hiện nay ông Kiên là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn tài chính Á Châu.
Công ty này thành lập năm 2009, có trụ sở chính tại số 57B Phan Chu Trinh, phường Phan Chu Trinh – Hoàn Kiếm – Hà Nội

Bóng đá

Giai đoạn cuối năm 2011, ông Nguyễn Đức Kiên có hàng loạt những phát biểu, hành động gây cách mạng cho bóng đá Việt Nam.[3]
Ông Kiên là người khởi xướng sự thành lập của Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam.
Ông Kiên cũng được biết đến trong cuộc tranh chấp bản quyền truyền hình với Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) và Công ty Cổ phần viễn thông và truyền thông An Viên (AVG). Ông Kiên đã tự ý cho các đài truyền hình vào sân tác nghiệp tự do. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch thanh tra bản hợp đồng giữa VFF và AVG. Ngày 16/2, thanh tra Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công bố kết luận bản hợp đồng này hợp pháp, dẫn tới thất bại của VPF và ông Kiên.[4]
Tuy vậy, ngày 20 tháng 4 năm 2012, ông tuyên bố VPF đã có được bản quyền truyền hình từ tay AVG [5].

Danh tiếng

Tuy chỉ là nhân vật số 2 tại ACB, sau ông Trần Mộng Hùng, nhưng danh tiếng của ông Kiên còn nổi hơn hầu hết các thành viên khác của ACB vì các thành tích liên quan đến bóng đá VN. ông là người có nhiều cống hiến cho bóng đá Việt Nam, là cổ đông chính của Eximbank, đơn vị tài trợ cho V-league ở giải đấu 2010-2011.
Ông là chủ tịch câu lạc bộ bóng đá Hà Nội ACB.
Mới đây nhất là bài phát biểu về cách tổ chức của Liên Đoàn Bóng Đá Việt Nam,Ông nêu ra ý kiến thành lập giải bóng đá mang tên Super Liga với các câu lạc bộ hàng đầu Việt Nam Ông cũng là người đi đầu trong việc cải tổ lại ban tổ chức và bộ máy lãnh đạo bóng đá VN, cụ thể là ở V-League với những tiêu cưc ở vị trí trọng tài. Bài phát biểu táo bạo của ông tại hội nghị tổng kết mùa giải đã đi vào lịch sử của bóng đá VN khi chưa có ông ‘bầu’ nào dám lên tiếng phản bác lại VFF. Bài phát biểu của ông đã nhận được sự đồng tình từ các lãnh đạo, chủ tịch các đội bóng tại V-League và đông đảo người hâm mộ bóng đá VN
nguồn:http://nguoiviettudoutah.org/2011/?p=28040
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
"Bầu" Kiên, một trong những người giàu nhất Việt Nam, bị bắt vì tội "kinh doanh trái phép"


Ông Nguyễn Đức Kiên trong một cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 14/12/2011.
Ông Nguyễn Đức Kiên trong một cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 14/12/2011.
REUTERS/Stringer

Trọng Thành
Hôm nay, 21/08/2012, báo chí trong nước và truyền thông nước ngoài đồng loạt đưa tin ông Nguyễn Đức Kiên, còn gọi là "bầu" Kiên, một nhân vật nổi danh trong giới tài chính - ngân hàng và thể thao Việt Nam, đã bất ngờ bị bắt vào chiều hôm qua 20/8, để điều tra vì các tội danh kinh tế. Vụ bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên xảy ra cùng lúc với việc chứng khoán sụt giá và vàng đột ngột tăng giá.

Vào 17 giờ chiều qua tại Hà Nội, cơ quan công an Việt Nam đã bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên, 48 tuổi, và tiến hành khám nhà ông chủ tài chính ngân hàng tại khu Hồ Tây vì tội « kinh doanh trái phép » theo luật Hình sự.
Theo thông báo chính thức, ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt để điều tra vì các đơn tố cáo liên quan đến ba công ty do ông Kiên làm chủ tịch Hội đồng Quản trị : Công ty cổ phần đầu tư thương mại B&B, Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội và Công ty Trách nhiệm hữu hạn đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội.
Ông Nguyễn Đức Kiên nguyên là Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB), được coi là một trong các ngân hàng quan trọng nhất ở Việt Nam, với khoảng 280 chi nhánh và văn phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển ở Việt Nam. Standard Chartered, một trong các ngân hàng đứng đầu Anh Quốc nắm giữ 15% cổ phần của ngân hàng ACB.
Ông Kiên cũng được báo chí Việt Nam mô tả như là một trong số 100 người sở hữu chứng khoán lớn nhất tại Việt Nam. Theo báo chí trong nước, ông Nguyễn Đức Kiên có nhiều cổ phần tại các ngân hàng lớn như : Eximbank, Vietbank…
Theo một số nhà phân tích, vụ bắt giữ ông chủ tài chính ngân hàng Nguyễn Đức Kiên diễn ra vào thời điểm nội bộ ban lãnh đạo đảng Cộng sản đang có nhiều thay đổi về nhân sự và chính sách, nhằm vãn hồi uy tín của chính quyền đang xuống thấp, với hàng loạt vụ tham nhũng lớn trong các tập đoàn kinh tế nhà nước, nhiều bê bối trong lĩnh vực ngân hàng – tài chính, tình trạng bất công phổ biến trong lĩnh vực đất đai… Ông Nguyễn Đức Kiên cũng được nhiều người cho rằng có quan hệ thân cận với một số lãnh đạo cao cấp trong chính quyền Việt Nam. 
Vụ bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên xảy ra cùng lúc với việc chứng khoán sụt giá và vàng đột ngột tăng giá. Cổ phiếu của Ngân hàng ACB tại Hà Nội, nơi ông Kiên cùng nhiều thành viên trong gia đình hùn vốn, rớt gần 7% vào sáng nay, sau khi đã mất giá hơn 5% trước khi đóng cửa, chiều qua.
Vụ bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên được đánh giá là diễn ra hết sức bất ngờ. Trước đó ít giờ, ông Kiên có buổi gặp gỡ các nhà báo liên quan đến giải bóng đá V-League 2012 vừa kết thúc, với tư cách là Chủ tịch CLB bóng đá Hà Nội. Ông Kiên cũng là phó Chủ tịch Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam – VPF, một công ty cổ phần bóng đá đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam.
Vụ bắt giữ ông Kiên nhắc lại vụ ông Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam – một trong các tập đoàn kinh tế lớn nhất nước – bị truy tố vì tội danh kinh tế, đã bỏ trốn ngay trước khi cơ quan điều tra có lệnh bắt giữ, vào trung tuần tháng 6/2012.
nguồn:http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120821-%E2%80%98bau%E2%80%99-kien-mot-trong-nhung-nguoi-giau-nhat-viet-nam-bi-bat-vi-toi-%C2%AB-kinh-doanh-tra
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chính quyền trấn an vụ bắt giữ bầu Kiên


Bộ Công an và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có những tuyên bố đầu tiên về vụ bắt giữ ‘ông trùm ngân hàng’ Nguyễn Đức Kiên giữa bối cảnh các thị trường tài chính và chứng khoán xuất hiện dấu hiệu hỗn loạn.

Vụ bắt giữ Nguyễn Đức Kiên
đã gây ra cú sốc lớn trên
thị trường tài chính Việt Nam
Trước đó, vào đêm thứ Hai ngày 20/8, ông Kiên, vốn từng là phó chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Á châu (ACB), đã bị tống đạt lệnh bắt tại nhà riêng ở Hà Nội.

Vào sáng ngày thứ Ba ngày 21/8, thị trường tài chính Việt Nam một lần nữa xôn xao trước thông tin đăng tải trên một số trang mạng rằng Tổng giám đốc ACB Lý Xuân Hải cũng bị bắt giữ.

Tuy nhiên thông tin này sau đó đã bị gỡ bỏ và báo chí trong nước đưa tin rằng ông Hải chỉ bị thẩm tra và ‘đang hợp tác tích cực với cơ quan điều tra’.

‘Không dính đến ACB’

Trong thông cáo được Thông tấn xã Việt Nam dẫn, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an thông báo họ bắt giữ ông Kiên để tạm giam thực hiện điều tra về tội ‘kinh doanh trái phép’ theo điều 159 Bộ Luật hình sự.

Cơ quan cảnh sát điều tra cho biết họ cũng ra quyết định khởi tố đối với ông Kiên.

Theo thông cáo này thì công an tiến hành điều tra ông Kiên vì có ‘đơn thư khiếu nại tố cáo vi phạm pháp luật’ đối với ông này.

Theo đó, ông Kiên bị tố cáo có vi phạm trong phạm vi ba công ty do ông làm chủ tịch Hội đồng quản trị là Công ty cổ phần đầu tư thương mại B&B, Công ty Cổ phần đầu tư ACB Hà Nội và Công ty Trách nhiệm hữu hạn đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội.

Do đó, Bộ Công an khẳng định rằng việc bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên không có liên quan gì đến hoạt động của ông này tại Ngân hàng Á châu.

“Ông Nguyễn Đức Kiên không tham gia quản lý, điều hành Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu ACB,” thông cáo của Bộ Công an cho biết.

Thông cáo cũng cho biết quyết định khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Kiên là hoạt động bình thường của cơ quan điều tra Bộ Công an.

Đáng chú ý ngoài việc dẫn thông cáo trấn an trên của Bộ Công an vào trưa ngày 21/8, trước đó hãng thông tấn chính thức trực thuộc chính phủ Việt Nam này không hề đưa tin về vụ việc bắt giữ ông Kiên vốn đang làm chấn động nền kinh tế trong nước.

Cùng lúc, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng phát đi thông cáo với nội dung gần tương tự với Bộ Công an với nội dung chủ yếu là ông Kiên ‘không tham gia quản lý điều hành’ tại ACB.

Vụ bắt giữ Nguyễn Đức Kiên diễn ra ngay trước khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình có phiên điều trần trước Quốc hội về nợ xấu và tái cơ cầu hệ thống ngân hàng Việt Nam hôm thứ Ba ngày 21/8.

“Bước đầu điều tra sai phạm chỉ liên quan đến ba công ty do ông Nguyễn Đức Kiên làm chủ tịch Hội đồng quản trị,” Ngân hàng Nhà nước nêu rõ trên trang mạng của mình.

Ngân hàng Nhà nước cũng trấn an khách hàng gửi tiền ACB ‘hoàn toàn yên tâm’ và trong trường hợp cần thiết họ sẽ ‘sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản’ cho ACB.

Ngân hàng ACB là ngân hàng đứng đầu khu vực ngoài quốc doanh của Việt Nam vốn số vốn điều lệ gần 9.400 tỷ động, theo trang mạng của ngân hàng này.

Thống đốc lên tiếng

Tại nghị trường, các vị đại biểu Quốc hội đã tung những phát pháo đầu tiên về vụ bắt giữ ông Kiên đến Thống đốc Nguyễn Văn Bình trong phiền điều trần sáng nay.

Đại biểu Đỗ Văn Đương của thành phố Hồ Chí Minh được VnExpress dẫn lời chất vấn ông Bình có nắm được các sai phạm của ông Kiên hay không và sẽ xử lý như thế nào.

Thị trường chứng khoáng Việt Nam
đã có một phiên giao dịch náo loạn hôm 21/8
Tuy nhiên, người chủ trì phiên điều trần là phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã yêu cầu ông Bình miễn trả lời về các sai phạm của ông Kiên vì Viện kiểm sát sẽ trả lời bằng văn bản, theo tường thuật của báo mạng VnExpress.

Thay vào đó, bà Ngân yêu cầu ông Bình giải trình ‘các vấn đề liên quan’.

Nội dung trả lời của ông Bình vẫn là trấn an thị trường về ACB và lặp lại thông cáo của Ngân hàng Nhà nước.

Ông Bình cũng thừa nhận rằng Hội đồng sáng lập ngân hàng ACB mà ông Kiên từng là phó chủ tịch không phù hợp với quy định của pháp luật.

"Thống đốc đã nói Nguyễn Đức Kiên bị bắt không liên quan đến ngân hàng ACB, vì vậy người gửi tiền tại ACB yên tâm,” VnExpress dẫn lời bà Ngân tại Quốc hội.

Trong lúc này, đại diện ngân hàng ACB cũng đã phát biểu trên báo chí trong nước để trấn an dư luận về hoạt động của ACB sau vụ bắt giữ ông Kiên.

Ông Nguyễn Thanh Toại, phó tổng giám đốc ngân hàng ACB nói với báo Tuổi Trẻ rằng vụ bắt giữ ông Kiên là ‘việc cá nhân’ của ông này.

Ông Toại cũng cho biết ông Kiên không còn là cổ đông lớn của ACB và bản thân Hội đồng sáng lập của ngân hàng này mà ông Kiên là thành viên đã bị Ngân hàng Nhà nước ra quyết định yêu cầu hủy.

Ông Huỳnh Quang Tuấn, phó tổng giám đốc ACB cũng nói với Tuổi Trẻ là cổ phần của ông Kiên ở ngân hàng này ‘chỉ dưới 5%’.

Mất 1,8 tỷ đôla

Bất chấp những tuyên bố trấn an của chính quyền, thị trường chứng khoán Việt Nam hôm 21/8 đã phản ứng hết sức mạnh mẽ trước việc ông Kiên bị bắt.

Cả hai sàn giao dịch Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đều giảm gần hết biên độ sau khi chứng kiến nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu trong cơn hoảng loạn.

Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số VN-Index của sàn thành phố Hồ Chí Minh lao dốc đến 4,67% trong khi chỉ số HNX-Index trên sàn Hà Nội mất 5,24% số điểm.

Với mức giảm này, theo tính toán của các chuyên gia chứng khoán, thì thị trường chứng khoán Việt Nam đã mất tổng cộng 35.600 tỷ đồng, tương đương gần 1,8 tỷ đôla Mỹ, gộp cả hai sàn.

Cũng theo tính toán của chuyên gia chứng khoán, vốn hóa trên toàn bộ thị trường chứng khoán Việt Nam hiện vào khoảng 36 tỷ Mỹ kim.

Không chỉ những mã cổ phiếu các ngân hàng mà ông Kiên nắm cổ phần như ACB và EIB bị bán tháo mà đà tháo chạy cũng lan ra trên khắp thị trường. Tổng cộng có 380 mã chứng khoán ‘đỏ sàn’ trên cả hai thị trường giao dịch ở Việt Nam, trong đó có hầu hết các mã chứng khoán chủ lực của thị trường.

Mã cổ phiếu ACB trên sàn Hà Nội chạm đáy trong phiên giao dịch hôm nay xuống còn 24.100 đồng. Tính chung toàn bộ số cổ phiếu ACB mất hơn 1.680 tỷ đồng giá trị.

Các mã chứng khoán của các ngành ngân hàng, khai khoáng, bất động sản và xây dựng bị tác động mạnh nhất.

BBC


nguồn:http://www.letrai.net/2012/08/chinh-quyen-tran-vu-bat-giu-bau-kien.html
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bình luận về tội “Kinh doanh trái phép”

Published on August 21, 2012 
Luật sư Trần Vũ Hải nói kinh doanh trái phép là tội danh ít nghiêm trọng, không cần bắt giam “trừ trường hợp đặc biệt”.



Ông Nguyễn Đức Kiên vừa bị khởi tố về tội Kinh doanh trái phép, tội danh được ghi trong Điều 159 Bộ Luật Hình sự.
Thông tin đăng trên các website trong nước trích lời cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an nói bước đầu điều tra sai phạm chỉ trong phạm vi liên quan đến ba công ty mà ông Kiên có tham gia vai trò quản lý, gồm Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại B&B; Công ty Cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội; và Công ty TNHH Đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội.
Từ Hà Nội, luật sư Trần Vũ Hải tuy từ chối bình luận trực tiếp cá nhân ông Nguyễn Đức Kiên nhưng nói theo luật, đây là tội danh ít nghiêm trọng, có mức án tù tối đa là hai năm và có thể kèm khoản tiền phạt đến 30 triệu đồng.
Luật sư Hải nói: “Vấn đề bắt giam hay không [đối với loại hình tội phạm này] hầu như cũng được giảm nhẹ, trừ những trường hợp đặc biệt như có ý đồ trốn tránh, v.v… Nếu đúng chỉ có tội này, không có tội khác thì đúng ra là không có lệnh bắt giam.”
Thẩm quyền xét xử các vụ án kiểu này thông thường thuộc cấp quận huyện, tuy có thể đưa lên tòa cấp trên “trong các trường hợp đặc biệt”, ông Hải nói thêm.
Theo BBC
nguồn:http://www.ttxva.org/binh-luan-ve-toi-kinh-doanh-trai-phep/
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Vụ Nguyễn Đức Kiên bị bắt : Đấu đá trong nội bộ Đảng ?
Ông Nguyễn Đức Kiên. Ảnh chụp ngày 17/07/2011, khi ông Kiên đến xem một trận bóng đá ở Hà Nội.
Ông Nguyễn Đức Kiên. Ảnh chụp ngày 17/07/2011, khi ông Kiên đến xem một trận bóng đá ở Hà Nội.
REUTERS/Stringer

Thụy My
Lãnh vực tài chính Việt Nam hôm nay 21/08/2012 đã rúng động sau vụ ông Nguyễn Đức Kiên, một trong những nhà tài phiệt mạnh mẽ nhất trong ngành ngân hàng, đã bị bắt vì kinh doanh trái phép. Ngân hàng Trung ương đã phải công khai can thiệp để tránh tình trạng hoảng loạn. Theo các chuyên gia, thì vụ này có thể liên quan đến đấu đá trong nội bộ Đảng.

Ông Nguyễn Đức Kiên, 48 tuổi, « đã bị bắt vì kinh doanh trái phép ». Hãng tin AFP cho biết trang web chính phủ cho biết như trên, mà không có thêm chi tiết nào khác. Nhật báo Tuổi Trẻ online nói rằng ông Kiên đã bị câu lưu hôm thứ Hai 20/8, sau khi công an đã khám xét nhà ông ở gần Hồ Tây, một khu phố giàu có của thủ đô Hà Nội.
Là người sáng lập Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB), một trong những ngân hàng cổ phần quan trọng nhất của Việt Nam, trong đó tập đoàn Anh Standard Chartered có nắm cổ phần, Nguyễn Đức Kiên được tờ Vietnamnet mô tả là một trong những người giàu nhất Việt Nam.
Báo Tuổi Trẻ cho rằng vụ ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt đã tạo ra « một cơn sốc » tại Việt Nam. Cổ phiếu ACB trên thị trường chứng khoán Hà Nội đã sụt giá gần 7%, mức sụt giảm cao nhất cho phép trong ngày, trước khi bị ngưng giao dịch. Chỉ số HNX của thị trường chứng khoán Hà Nội cũng bị sụt 5,24% vào thời điểm đóng cửa.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nguyễn Văn Bình đã phát biểu trên truyền hình nhằm trấn an dư luận. Ông tuyên bố : « Nhằm đảm bảo an toàn cho toàn bộ hệ thống, Ngân hàng Trung ương Việt Nam đã sử dụng các biện pháp có được để bảo đảm thanh khoản cho ACB và các ngân hàng khác trong trường hợp bị rút tiền hàng loạt ».
Trước đó ngân hàng ACB đã ra thông báo khẳng định vụ này không ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Ông Nguyễn Thanh Toại, Phó tổng giám đốc ACB nói rằng : « Đó là chuyện riêng của ông Kiên », và cho biết ông Kiên chỉ nắm dưới 5% cổ phần.
Theo báo chí trong nước hoàn toàn dưới sự kiểm soát của Nhà nước, thì ông Nguyễn Hữu Kiên cũng nắm nhiều cổ phần trong các ngân hàng Sacombank, Eximbank, Vietbank và nhiều định chế tài chính khác nhau. Một số trong các ngân hàng này cũng nhấn mạnh việc ông Kiên chỉ nắm một phần nhỏ trong số vốn của họ.
Ông Nguyễn Đức Kiên là người từng cổ vũ cho việc cải cách hệ thống ngân hàng, được chính quyền khởi động từ năm 2011 nhằm làm lành mạnh hóa một lãnh vực đang gặp khó khăn, chủ yếu do nợ xấu và phương pháp quản lý không thích hợp theo kiểu thời bao cấp trước đây.
AFP cho biết, tuy vậy một số nhà phân tích cho rằng vụ này trước hết có liên quan tới các vụ đấu đá trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam. Một quan sát viên ngoại quốc khẳng định : « Chỉ là vấn đề đó mà thôi !».
Từ vài tháng qua, chính quyền Việt Nam liên tục đưa ra những lời tuyên bố chống tham nhũng, mà AFP cho rằng mục đích cuối cùng là chính trị.
Ông Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam của đại học New South Wales tại Úc nhận định: “Cái không khí hiện nay dường như là tóm những con cá lớn để chứng tỏ là Đảng quyết đối mặt với tham nhũng ».
Theo ông thì vụ bắt Nguyễn Đức Kiên chủ yếu nhắm vào Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhân vật thực sự quyền lực số một trong Đảng Cộng sản. « Các thành viên khác trong Đảng lo sợ ông Nguyễn Tấn Dũng nắm quá nhiều quyền hành, và cho rằng ông cần phải được đặt lại đúng chỗ ».
Nhiều blog uy tín khẳng định ông Nguyễn Đức Kiên đã cùng làm ăn với con gái của Thủ tướng. Ông Thayer nhấn mạnh : « Có rất nhiều tin đồn về đề tài này. Điều đó có thể cũng không liên quan gì đến vụ ông Kiên bị bắt (…) nhưng cũng đủ để gởi đi một thông điệp ».
AFP nói thêm, ngoài ra công chúng còn biết đến ông Nguyễn Đức Kiên với tư cách « ông bầu » của câu lạc bộ bóng đá Hà Nội. Năm ngoái, ông đã đả kích nạn tham nhũng trong ngành bóng đá, phản đối cách quản lý của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) trong việc tổ chức các giải chuyên nghiệp.
nguồn:http://anonymouse.org/cgi-bin/anon-www.cgi/http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120821-vu-nguyen-duc-kien-bi-bat-dau-da-trong-noi-bo-dang
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hệ lụy chính trị của việc bắt Bầu Kiên ? 

(ThuVienBao.com)

Vụ bắt ông Kiên có thể là cây gậy buộc Thủ tướng chia quyền?
Hiện vẫn còn sớm để đưa ra kết luận rõ ràng nào về chuyện có động cơ chính trị nào đằng sau vụ bắt ông Nguyễn Đức Kiên dựa vào những thông tin ít ỏi đang được cung cấp nhỏ giọt.
Nếu chúng ta nhìn vào tiểu sử của ông, hay những gì chúng ta biết về tiểu sử đó, ông Kiên không phải là người xa lạ với các tranh cãi.
Ông đã bị cáo buộc về những vụ làm ăn mờ ám trong quá khứ và đã bất đồng với nhiều cá nhân và tổ chức có quyền lực.
Do vậy có khả năng ông Kiên đã chọc vào ai đó có quan hệ ở cấp cao và vụ này không liên quan trực tiếp tới chính trị hay quan hệ của ông với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Mặc dù vậy, các cáo buộc hiện tại có vẻ khá nhẹ và cách bắt giữ ông khá đáng ngạc nhiên và bởi vậy cách giải thích hợp lý hơn có thể là ông Kiên là nạn nhân của cố gắng nhằm làm suy yếu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Ông Kiên có liên hệ với Thủ tướng và một số nguồn nói rằng ông là một trong số những người giàu có nằm ngoài chính phủ làm ăn với các cộng sự của Thủ tướng trong nhiều dự án lớn, kể cả một số dự án gây tranh cãi, bao gồm cả các hoạt động sáp nhập trong ngành ngân hàng.
Người ta cũng đồn rằng vụ bắt giữ ông đã được giữ bí mật tới phút chót và một phần của bộ máy an ninh và các bộ trưởng nội các có quan hệ với Thủ tướng đã không được thông báo nhằm tránh sự can thiệp vào quá trình bắt giữ.

"Các đối thủ của ông có lẽ không đủ số đông trong Bộ Chính trị để buộc ông ra đi hoặc không có người sẵn sàng thay thế."
Nếu đúng vậy, người thông qua vụ bắt giữ có lẽ muốn đạt được hai mục tiêu:
1. Tìm thấy tì vết của ông Kiên có liên quan tới Thủ tướng hay gia đình ông và dùng nó để hạ uy tín của ông Dũng, vốn đã bị hoen ố sau vụ scandal Vinahsin và hoạt động yếu kém của khu vực doanh nghiệp nhà nước nói chung. Nếu các đối thủ có thể biến ông Dũng thành biểu tượng của tham nhũng, họ có thể toan đẩy ông khỏi ghế thủ tướng và lấy lại tính chính danh đã hoen ố của Đảng Cộng sản trong việc chống tham nhũng.
2. Ngăn cản những nhân vật giàu có từ khu vực tư - và thậm chí cả chính trị gia - có liên hệ với ông Dũng bằng cách cho thấy rủi ro của mối quan hệ và như thế giảm được quyền lực và ảnh hưởng của ông Dũng.
Trong tình huống này, vụ bắt ông Kiên có thể được xem là diễn biến mới nhất trong cuộc tranh giành quyền lực giữa Thủ tướng Dũng và các đối thủ đứng đầu Đảng Cộng sản, một cuộc chiến mà việc dùng các cuộc điều tra tham nhũng để loại bỏ đồng minh của đối phương và sử dụng truyền thông nội địa một cách chiến thuật là chuyện không có gì xa lạ.
Thỏa hiệp mới
Chỉ riêng vụ bắt ông Kiên không thôi có lẽ không báo hiệu sự sụp đổ nhanh chóng của ông Thủ tướng.
Điều đáng quan sát là sau ông Kiên liệu có thêm các vụ bắt giữ nào trong những tuần/tháng tới đây hay vụ ông Kiên chỉ được dùng như cây gậy mà các đối thủ của Thủ tướng dùng để buộc ông bỏ bớt quyền lực.
Khả năng thứ hai này có vẻ hợp lý hơn và có lẽ sẽ lại có một đơn thỏa hiệp mới trong đó Thủ tướng chuyển một số quyền uy cho đối thủ nhưng vẫn tại nhiệm.

Ông Dũng có vẻ đang bị các đối thủ trong Đảng tấn công

Các đối thủ của ông có lẽ không đủ số đông trong Bộ Chính trị để buộc ông ra đi hoặc không có người sẵn sàng thay thế. Trước mắt có nhiều khả năng ông Dũng vẫn tại nhiệm.
Cuộc đấu đá nội bộ này chắc chắn có ảnh hưởng tới tình hình kinh tế, chủ yếu vì những tranh cãi chính xoay quanh việc làm sạch hệ thống ngân hàng nợ nần chồng chất cũng như cải cách doanh nghiệp nhà nước.
Việc cải cách ngân hàng đã bị trì hoãn từ lâu, nhiều hạn chót đã bị lỡ và nó cho thấy sự thiếu nhất quán trong chính sách kinh tế vĩ mô vốn gây ra tình trạng khó vay vốn và ảnh hưởng tới các doanh nghiệp tư nhân.
Vụ bắt ông Kiên có vẻ phát tín hiệu cho thấy hiện vẫn chưa có sự đồng thuận trong số các lãnh đạo cao cấp về cách giải quyết vấn đề trong hệ thống ngân hàng (và cải cách kinh tế nói chung) và kết quả sẽ là bất ổn về chính sách kinh tế trong tương lai.

 Stephen Norris

Chuyên gia phân tích - Control Risks Group

Theo BBC Vietnamese


nguồn:http://thuvienbao.com/forum/showthread.php?241915-He-luy-chinh-tri-cua-viec-bat-Bau-Kien-&p=341519
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001