Tranhung09:Rất cảm ơn GS Đặng Hùng Võ đã châm ngòi cho nó nổ banh cái đất nước này! (Th09)
với VnExpress, ông Đặng Hùng Võ cho biết, cuộc làm việc với người
dân Văn Giang (Hưng Yên) ngày hôm qua "hoàn toàn trên tư cách cá
nhân" vì ông "từng ký 2 văn bản" liên quan tới dự án khu đô thị
Văn Giang. Ông cho hay, sau đối thoại, chưa lãnh đạo hay quan chức nào có ý
kiến gì với ông.
THỪA NHẬN THẨM QUYỀN GIAO ĐẤT LÀ "KHÔNG
ĐÚNG" SONG ÔNG ĐẶNG HÙNG VÕ CHO RẰNG, VỤ VĂN GIANG KHÔNG CHỈ ĐƠN GIẢN NHƯ
VẬY. CÒN BỘ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG KHẲNG ĐỊNH, CUỘC ĐỐI THOẠI CỦA ÔNG VÕ KHÔNG
PHẢN ÁNH QUAN ĐIỂM CỦA BỘ.
Basam: Kinh hoàng! Suốt 11 năm, có trên 3.000
văn bản về đất
đai thuộc thẩm quyền quyết định của chính phủ, nhưng lại đượcthủ tướng ký, dù có
sự ủy quyền của chính phủ, thậm chí có một nghị định lúc nào đó “cho phép” theo
kiểu lách luật, thì cũng là trái pháp luật.
Một vụ án chưa từng thấy, với
tội danh “cố ý làm trái, gây hậu quả đặc biệt đặc biệt nghiêm trọng”?
Ông Đặng
Hùng Võ: 'Vụ Văn Giang không đơn giản'
THỪA NHẬN THẨM QUYỀN GIAO ĐẤT LÀ "KHÔNG
ĐÚNG" SONG ÔNG ĐẶNG HÙNG VÕ CHO RẰNG, VỤ VĂN GIANG KHÔNG CHỈ ĐƠN GIẢN NHƯ
VẬY. CÒN BỘ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG KHẲNG ĐỊNH, CUỘC ĐỐI THOẠI CỦA ÔNG VÕ KHÔNG
PHẢN ÁNH QUAN ĐIỂM CỦA BỘ.
> ÔNG ĐẶNG HÙNG VÕ
XIN LỖI NGƯỜI DÂN VĂN GIANG
Trao đổi
với VnExpress, ông Đặng Hùng Võ cho biết, cuộc làm việc với người
dân Văn Giang (Hưng Yên) ngày hôm qua "hoàn toàn trên tư cách cá
nhân" vì ông "từng ký 2 văn bản" liên quan tới dự án khu đô thị
Văn Giang. Ông cho hay, sau đối thoại, chưa lãnh đạo hay quan chức nào có ý
kiến gì với ông.
g Hùng+ x h �� �ʓ cuộc làm việc với người
dân Văn Giang (Hưng Yên) ngày hôm qua "hoàn toàn trên tư cách cá
nhân" vì ông "từng ký 2 văn bản" liên quan tới dự án khu đô thị
Văn Giang. Ông cho hay, sau đối thoại, chưa lãnh đạo hay quan chức nào có ý
kiến gì với ông.Ông Đặng Hùng Võ trong cuộc đối thoại ngày 8/11. Ảnh: Nguyễn Hưng. |
Theo ông
Đặng Hùng Võ, vấn đề quan trọng, mấu chốt đối với vụ việc này là xác định
"thẩm quyền của Chính phủ hay Thủ tướng" trong quyết định giao đất.
Bởi thẩm quyền đó kéo dài suốt từ 15/10/1993 cho tới 1/7/2004 khi tất cả văn
bản đều do Thủ tướng ký.
"Vấn
đề là phải có lý do gì từ ngày xưa chứ, phải làm rõ tại sao, trên cơ sở nào
hình thành "thông lệ" này chứ không phải đến dự án này mới có chuyện
ấy", ông Võ nói. Vị cựu Thứ trưởng cho biết, sáng 9/11, ông đã hỏi Văn
phòng Chính phủ và được biết, số lượng quyết định của Thủ tướng về đất đai trên
cơ sở thẩm quyền của Chính phủ trong giai đoạn này là trên 3.000 văn bản.
Theo ông
Võ, phân tích theo chiều sâu luật pháp thì đây là điều "không bình
thường". "Pháp luật phải rất chặt chẽ, không thể tư duy theo kiểu
luật như thế này mà cơ quan quản lý có thể thực hiện khác đi mà vẫn coi là
được. Đấy là một kinh nghiệm khi nhắc đến việc Thủ tướng quyết tất cả mọi thứ
đối với đất đai trong khi thẩm quyền lại của Chính phủ. Nếu nói Chính phủ ủy
quyền cho Thủ tướng thì cũng chưa đúng với luật. Còn tất nhiên vi phạm đất đai
ở Việt Nam là chuyện cơm bữa", ông Võ nhận xét.
Nói thêm
về cuộc đối thoại ngày 8/11, ông Võ cho biết, ông thành tâm nhận trách nhiệm vì
chưa đủ luận cứ để bác lại quan điểm của người dân và luật sư. Song ông cho
rằng, phải xem lại tất cả chứ câu chuyện "không thể đơn giản như
vậy". Trong tuần tới, ông sẽ suy xét lại mọi vấn đề để có kết luận cuối
cùng trước khi gửi văn bản kiến nghị tới Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Tại cuộc
đối thoại này, ông Đặng Hùng Võ đã nhận lỗi trước người dân Văn Giang vì
"những gì gây thất thoát cho bà con". Cuộc đối thoại xoay quanh việc
8 năm trước, khi còn đương chức, ông Võ đã ký hai tờ trình lên Thủ tướng, đề
xuất thu hồi đất để xây dựng đường cao tốc nối Hưng Yên và Hà Nội qua cầu Thanh
Trì và khu đô thị Văn Giang (huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên).
Trao đổi
với VnExpress sáng nay, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường
Chu Phạm Ngọc Hiển cho biết, ông không quan tâm và cũng không theo dõi cuộc đối
thoại giữa ông Đặng Hùng Võ và người dân Văn Giang (Hưng Yên) vào ngày 8/11, dù
ông Võ là cựu lãnh đạo Bộ và cuộc đối thoại cũng được tổ chức ở trụ sở cũ của
Bộ.
"Ông
Võ đã về hưu, đối thoại là việc của ông chứ không liên quan gì tới Bộ. Bộ Tài
nguyên Môi trường đã đưa ra quan điểm và đối thoại với dân", ông Hiển nói.
Thứ trưởng Hiển cũng từng đối thoại với người dân Văn Giang vào cuối tháng 8.
Dự án khu
đô thị Văn Giang được Thủ tướng cho phép thực hiện, giao Công ty Đầu tư và phát
triển đô thị Việt Hưng làm chủ đầu tư. Ngày 30/6/2004, Thủ tướng có quyết định
thu hồi, giao đất để thực hiện. Dự án có quy mô xấp xỉ 500 ha thuộc 3 xã Xuân
Quan, Phụng Công, Cửu Cao thuộc huyện Văn Giang và 55 ha để làm đường giao
thông liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên. Đây là dự án khu đô thị sinh thái lớn nhất
miền Bắc với tổng vốn đầu tư ban đầu lên tới 6 tỷ USD.
Nguyễn Hưng/ Vnexpress
Xem thêm: Chính phủ có cố ý
làm trái luật đất đai?
==========
Vụ ông Võ gặp dân: Bộ 'không quan tâm'
Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ bảy, ngày 10 tháng mười một năm 2012
Một thứ trưởng tài nguyên môi trường nói cuộc gặp của cựu thứ trưởng
Đặng Hùng Võ với dân Văn Giang là của người 'đã về hưu' và không liên
quan gì tới bộ.
Phát biểu với VnExpress, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Chu Phạm Ngọc Hiển nói ông "không quan tâm" tới cuộc gặp và nói thêm:
"Ông Võ đã về hưu, đối thoại là việc của ông chứ không liên quan gì tới Bộ."
"Bộ Tài nguyên Môi trường đã đưa ra quan điểm và đối thoại với dân", VnExpress dẫn lời ông Hiển nói và cho biết thêm bản thân vị thứ trưởng này cũng đã từng đối thoại với dân Văn Giang hồi cuối tháng Tám."
Ông Chu Phạm Ngọc Hiển phát biểu chỉ một ngày sau khi ông Võ thừa nhận sai lầm trong việc tư vấn thu hồi đất đai tại dự án Đô thị sinh thái và nhận lỗi trong cuộc gặp ba tiếng với người dân từ Văn Giang, Hưng Yên.
Trong cuộc gặp, luật sư đại diện cho người dân Văn Giang, ông Trần Vũ Hải, nói việc thừa nhận sai lầm của ông Võ là cơ sở để "giải tỏa" vụ việc và ông có cơ sở để tiếp tục giúp người dân đòi công lý.
Luật sư Hải nói: "Nhà nước, hoặc những người liên quan phải nhận thấy mình sai, sau đó sẽ có phương án sửa.
"Chứ còn hiện nay người ta đang nghĩ rằng nhân dân Văn Giang, mấy trăm hộ dân ở đây là thành phần ngoan cố, chống đối và họ sai chứ không phải là nhà nước sai.
"Cho nên họ nói rằng 'không, chúng tôi không sai, chúng tôi đấu tranh vì công lý. Chúng tôi không sai mà các ông sai."
Nhiều văn bản trái luật?
Hồi đầu tháng Mười, luật sư Hải đã có Bấm văn bản gửi Bộ Tài nguyên Môi trường đòi giải thích một loạt các vấn đề pháp lý và hiện chưa rõ bộ này đã có phản hồi hay chưa.
Phát biểu khi gặp ông Đặng Hùng Võ cùng người dân Văn Giang, luật sư Hải tiên đoán Ecopark Văn Giang là dự án "sẽ chết" và ông không muốn người dân cũng "chết" theo.
Vị cựu Thứ trưởng trong khi đó nói trong cuộc gặp rằng việc ông Nguyễn Tấn Dũng, khi đó là Phó Thủ tướng Chính phủ, ký quyết định thu hồi và giao đất ở Văn Giang hồi năm 2004 là "không đúng thẩm quyền" và "trái luật".
Luật sư Hải nói theo các sửa đổi luật mà Quốc hội thông qua trong thập niên 1990, Chính phủ đứng ra quyết định việc thu hồi đất như ở Văn Giang chứ không phải đơn phương Thủ tướng.
Nhưng Giáo sư Võ nói với VnExpress rằng ông đã hỏi Văn phòng Chính phủ sáng 9/11 và được biết trong giai đoạn gần 11 năm từ 15/10/1993 tới 1/7/2004, Thủ tướng đã có trên 3.000 quyết định về đất đai trên cơ sở thẩm quyền của chính phủ.
Giáo sư Võ nói thêm: "Vấn đề là phải có lý do gì từ ngày xưa chứ, phải làm rõ tại sao, trên cơ sở nào hình thành "thông lệ" này chứ không phải đến dự án này mới có chuyện ấy."
(BBC)
Phát biểu với VnExpress, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Chu Phạm Ngọc Hiển nói ông "không quan tâm" tới cuộc gặp và nói thêm:
"Ông Võ đã về hưu, đối thoại là việc của ông chứ không liên quan gì tới Bộ."
"Bộ Tài nguyên Môi trường đã đưa ra quan điểm và đối thoại với dân", VnExpress dẫn lời ông Hiển nói và cho biết thêm bản thân vị thứ trưởng này cũng đã từng đối thoại với dân Văn Giang hồi cuối tháng Tám."
Ông Chu Phạm Ngọc Hiển phát biểu chỉ một ngày sau khi ông Võ thừa nhận sai lầm trong việc tư vấn thu hồi đất đai tại dự án Đô thị sinh thái và nhận lỗi trong cuộc gặp ba tiếng với người dân từ Văn Giang, Hưng Yên.
Trong cuộc gặp, luật sư đại diện cho người dân Văn Giang, ông Trần Vũ Hải, nói việc thừa nhận sai lầm của ông Võ là cơ sở để "giải tỏa" vụ việc và ông có cơ sở để tiếp tục giúp người dân đòi công lý.
Luật sư Hải nói: "Nhà nước, hoặc những người liên quan phải nhận thấy mình sai, sau đó sẽ có phương án sửa.
"Chứ còn hiện nay người ta đang nghĩ rằng nhân dân Văn Giang, mấy trăm hộ dân ở đây là thành phần ngoan cố, chống đối và họ sai chứ không phải là nhà nước sai.
"Cho nên họ nói rằng 'không, chúng tôi không sai, chúng tôi đấu tranh vì công lý. Chúng tôi không sai mà các ông sai."
Nhiều văn bản trái luật?
Hồi đầu tháng Mười, luật sư Hải đã có Bấm văn bản gửi Bộ Tài nguyên Môi trường đòi giải thích một loạt các vấn đề pháp lý và hiện chưa rõ bộ này đã có phản hồi hay chưa.
Phát biểu khi gặp ông Đặng Hùng Võ cùng người dân Văn Giang, luật sư Hải tiên đoán Ecopark Văn Giang là dự án "sẽ chết" và ông không muốn người dân cũng "chết" theo.
Vị cựu Thứ trưởng trong khi đó nói trong cuộc gặp rằng việc ông Nguyễn Tấn Dũng, khi đó là Phó Thủ tướng Chính phủ, ký quyết định thu hồi và giao đất ở Văn Giang hồi năm 2004 là "không đúng thẩm quyền" và "trái luật".
Luật sư Hải nói theo các sửa đổi luật mà Quốc hội thông qua trong thập niên 1990, Chính phủ đứng ra quyết định việc thu hồi đất như ở Văn Giang chứ không phải đơn phương Thủ tướng.
Nhưng Giáo sư Võ nói với VnExpress rằng ông đã hỏi Văn phòng Chính phủ sáng 9/11 và được biết trong giai đoạn gần 11 năm từ 15/10/1993 tới 1/7/2004, Thủ tướng đã có trên 3.000 quyết định về đất đai trên cơ sở thẩm quyền của chính phủ.
Giáo sư Võ nói thêm: "Vấn đề là phải có lý do gì từ ngày xưa chứ, phải làm rõ tại sao, trên cơ sở nào hình thành "thông lệ" này chứ không phải đến dự án này mới có chuyện ấy."
(BBC)
==========
Đất đai: Đại biểu Quốc hội trái ý Đảng
Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ bảy, ngày 10 tháng mười một năm 2012
Mặc
dù Đảng Cộng sản Việt Nam đã tái xác định đất đai là sở hữu toàn dân do
Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, nhưng nhiều Đại
biểu Quốc hội vẫn kiến nghị phải có chế độ đa sở hữu đất đai.
Có ý kiến ngược lại quan điểm chỉ đạo của Đảng là khuynh hướng mới xuất hiện trong thời gian gần đây. Dù rằng theo thể chế chính trị ở Việt Nam Đảng Cộng sản mới thực sự là người lãnh đạo, Chính phủ và Quốc hội chỉ là người thực hiện thừa hành. Ngoài ra phải thêm rằng, các giới chức chính quyền từ cấp thấp nhất như xã phường cho đến cấp cao nhất như Thủ tướng, Chủ tịch Nước nhất nhất đều là đảng viên. Thành phần Quốc hội cũng vậy, số đại biểu là người ngoài Đảng chiếm tỷ lệ rất ít và được sàng lọc trước khi chấp nhận cho ứng cử.
Đa sở hữu đất đai là tất yếu
Ngày 6/11 vừa qua, các đại biểu Quốc hội đã sôi nổi thảo luận về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. Khá nhiều đại biểu nêu ý kiến trái ngược với Nghị quyết Trung ương 6 Khóa 11 ban hành ngày 30/10/2012. Các đại biểu trở lại vấn đề phải qui định đa sở hữu đất đai vì “sẽ cởi trói được nhiều vấn đề”. VnEconomy bản tin trên mạng ngày 8/11 trích ý kiến đại biểu Phạm Huy Hùng đơn vị Hà Nội nói rằng, Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi vẫn qui định đất đai là sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu.
Tuy nhiên ông Hùng khuyến cáo, trong những năm sắp tới, Đảng và Quốc hội nên chấp thuận sở hữu tư nhân về đất đai đối với một số trường hợp. Vị đại biểu này cho rằng, trên thực tế nhiều nơi được giao đất đã hành xử không khác gì những người chủ đất thực sự, toàn quyền định đoạt và chuyển nhượng tràn lan, gây bức xúc trong xã hội.
Luật Sư Bùi Quang Nghiêm, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM trong dịp trả lời Nam Nguyên nói rằng Việt Nam nên áp dụng đa sở hữu về đất đai:
Cùng tường thuật về các phiên thảo luận của Quốc hội liên quan tới Dự luật Đất đai sửa đổi, báo Thanh Niên Online trích phát biểu của Đại biểu Trương Trọng Nghĩa đơn vị TP.HCM cho rằng có sự bất cập từ Hiến pháp cho tới Luật Đất đai. Theo vị Đại biểu này, Hiến pháp qui định đất đai là sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu, nhưng trong luật đất đai chỉ qui định quyền đại diện, không qui định quyền của “ông chủ” là người dân đang sở hữu, dẫn tới “ông chủ” trở thành người sử dụng, không phài chủ sở hữu. Vẫn theo Thanh Niên Online Đại biểu Trương Trọng Nghĩa kêu gọi phải đưa vào Luật điều khoản qui định quyền của nhân dân với đất đai, đó là quyền định đoạt với tài sản của mình. Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu không được vi phạm quyền của người sở hữu đất đai là nhân dân.
Trong cuộc phỏng vấn của Nam Nguyên, TS Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam nói rằng, sở hữu nhà nước hay sở hữu toàn dân chỉ là cách gọi, theo ông điều quan trọng hơn cả là quyền sử dụng được luật pháp bảo vệ như thế nào, hiện nay vẫn chưa được làm rõ trong Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. Ông tiếp lời:
“Việc tùy tiện xâm phạm vào quyền sử dụng ấy đã diễn ra tương đối phổ biến, vì vậy chúng tôi đề xuất Quốc hội Việt Nam nên sớm ban hành Luật Tài sản. Trong đó tài sản bất động sản bao gồm cả quyền sử dụng đất và khi đã có quyền tài sản rồi thì có cả quyền chiếm hữu sử dụng hưởng lợi định đoạt đối với tài sản đó như là thông lệ quốc tế ở các nước. Như vậy quyền sở hữu tài sản được bảo vệ, cần đưa ra luật riêng về vấn đề này.”
Cả hai tờ báo điện tử Thanh Niên và Thời báo Kinh tế Việt Nam đều trích lời Đại biểu Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viên Nghiên cứu Lập pháp của Quốc hội cho biết có đến 48% cơ quan Trung ương và 37% cơ quan địa phương đề xuất phải có sở hữu tư nhân về đất đai. Ngay cả Ban sửa đổi Hiến pháp cũng đề nghị có hai hình thức sở hữu, ngoài sở hữu toàn dân còn có sở hữu tư nhân. Tuy vậy các nghị quyết Trung ương từ khóa 9 và nay khóa 11 đều quyết định chỉ có một hình thức duy nhất, đất đai là sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
Theo TS Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Tư pháp, vấn đề đa sơ hữu đất đai có nhiều rào cản rất khó vượt qua, đặc biệt là qui định của Hiến pháp. TS Nguyễn Đình lộc nhận định:
Giới hạn quyền của Nhà nước trong thu hồi đất bắt buộc
Mỗi năm ở Việt Nam xảy ra khoảng 120.000 vụ khiếu kiện-tố cáo liên quan đất đai. Thu hồi đất và bồi thường không thỏa đáng là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới các vụ khiếu kiện, thậm chí tập trung đông người để khiếu kiện tập thể. Theo VnEconomy, nhiều vị đại biểu chỉ ra rằng các dự án thu hồi đất luôn thiếu công khai minh bạch, người dân không được tham gia bàn bạc. Tại rất nhiều dự án, giá đền bù thấp nhưng sau đó bán lại rất cao. Do đó, các đại biểu đề nghị dự luật phải bổ sung cơ chế chia sẽ quyền lợi từ việc thu hồi đất giữa nhà đầu tư và người sử dụng đất bi thu hồi.
Thanh Niên Online trích lời Đại biểu Lê Trọng Sang đơn vị TP.HCM đề nghị: “cần sửa đổi luật theo hướng nhà nước trưng mua, trưng dụng quyền sử dụng đất. Áp dụng trong trường hợp cần thiết phù hợp với qui định Hiến pháp. Sau đó cần xây dựng luật trưng mua, trưng dụng và tài sản khác gắn liền với đất để bảo đảm quyền lợi của người dân.
Khi tham gia góp ý về Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, TS Phạm Sĩ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam nói với chúng tôi là, những người có đất bị thu hồi đem vào sử dụng chung thì phải xem họ là những người có đóng góp vào sự nghiệp phát triển đất nước, cho nên ngoài phần thu hồi bị thiệt hại, thì họ cũng tương tự như những người có tiền bị thu hồi vốn, họ còn phải được hưởng lợi từ kết quả phát triển. Dù kết quả phát triển từ một con đường hay từ một dự án phát triển đô thị. TS Phạm Sĩ Liêm nhấn mạnh:
“Chúng tôi đề nghị đúng như Hiến pháp qui định, khi Nhà nước cần đến thì trưng mua chứ không phải thu hồi. Bởi vì trên đất ấy còn có rất nhiều tài sản người dân. Còn về giá chúng tôi đề nghị giá công bằng, còn công bằng thế nào thì sẽ giải thích trong dịp khác.”
Khuyến nghị của World Bank và UNDP đã cung cấp những ý tưởng về cải cách đặc biệt quan trọng về chính sách đất đai, chúng tôi trích đọc nội dung tóm lược được Thanh Niên Online đóng khung:
Ngân hàng Thế giới (WB) khuyến nghị việc thu hồi đất bắt buộc chỉ nên giới hạn vào các mục đích quốc phòng, an ninh và phục vụ cho các dự án vì lợi ích công cộng như đường sá, công viên, trường học... mà không nên áp dụng cho các dự án vì mục đích kinh tế. WB đưa ra 13 khuyến nghị cụ thể như: Áp dụng quyền sử dụng đất nông nghiệp vô thời hạn cho các cá nhân và hộ gia đình; xóa bỏ các hạn mức diện tích sử dụng đất nông nghiệp đối với cá nhân và hộ gia đình; việc thu hồi đất bắt buộc của nhà nước cần giới hạn chỉ áp dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh và phục vụ cho các dự án vì lợi ích công cộng như đường sá, công viên, trường học...
Hàng chục cuộc hội nghị hội thảo góp ý Dự thảo Luật đất đai sửa đổi đã được thực hiện trong thời gian gần đây, với rất nhiều ý kiến phản biện của các nhà khoa học, chuyên gia mọi lãnh vực. Tuy vậy khuyến nghị của Ngân hàng Thế giới và Chương trình Phát triển LHQ tại Việt Nam được đánh giá là đầy đủ toàn diện và có hệ thống.
Điều mà các chuyên gia và người dân trông đợi là Đảng, Chính phủ và Quốc hội đúc kết được những phản biện góp ý và khuyến nghị thiết thực này, để Việt Nam sớm có được một Luật Đất đai tiến bộ góp phần vào quá trình phát triển đất nước.
Nam Nguyên, phóng viên RFA
----------------------------
* MINH DIỆN
(RFA/AFP) Đất tròng trọt được ưu tiên cho khu đô thị, cao ốc?..RFA/AFP
Có ý kiến ngược lại quan điểm chỉ đạo của Đảng là khuynh hướng mới xuất hiện trong thời gian gần đây. Dù rằng theo thể chế chính trị ở Việt Nam Đảng Cộng sản mới thực sự là người lãnh đạo, Chính phủ và Quốc hội chỉ là người thực hiện thừa hành. Ngoài ra phải thêm rằng, các giới chức chính quyền từ cấp thấp nhất như xã phường cho đến cấp cao nhất như Thủ tướng, Chủ tịch Nước nhất nhất đều là đảng viên. Thành phần Quốc hội cũng vậy, số đại biểu là người ngoài Đảng chiếm tỷ lệ rất ít và được sàng lọc trước khi chấp nhận cho ứng cử.
Đa sở hữu đất đai là tất yếu
Ngày 6/11 vừa qua, các đại biểu Quốc hội đã sôi nổi thảo luận về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. Khá nhiều đại biểu nêu ý kiến trái ngược với Nghị quyết Trung ương 6 Khóa 11 ban hành ngày 30/10/2012. Các đại biểu trở lại vấn đề phải qui định đa sở hữu đất đai vì “sẽ cởi trói được nhiều vấn đề”. VnEconomy bản tin trên mạng ngày 8/11 trích ý kiến đại biểu Phạm Huy Hùng đơn vị Hà Nội nói rằng, Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi vẫn qui định đất đai là sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu.
Tuy nhiên ông Hùng khuyến cáo, trong những năm sắp tới, Đảng và Quốc hội nên chấp thuận sở hữu tư nhân về đất đai đối với một số trường hợp. Vị đại biểu này cho rằng, trên thực tế nhiều nơi được giao đất đã hành xử không khác gì những người chủ đất thực sự, toàn quyền định đoạt và chuyển nhượng tràn lan, gây bức xúc trong xã hội.
Luật Sư Bùi Quang Nghiêm, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM trong dịp trả lời Nam Nguyên nói rằng Việt Nam nên áp dụng đa sở hữu về đất đai:
Phải đưa vào Luật điều khoản qui định quyền của nhân dân với đất đai, đó là quyền định đoạt với tài sản của mình. Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu không được vi phạm quyền của người sở hữu đất đai là nhân dân“Giai đoạn lịch sử 1945-1975 Việt Nam đã có đất đai đa sở hữu rồi… Nó giống như kinh tế nhiều thành phần, có những loại đất đai thuộc sở hữu Nhà nước, có những loại đất đai thuộc sở hữu tư nhân, có những loại đất đai thuộc sở hữu tập thể, có những loại đất đai thuộc sở hữu của các doanh nghiệp.”
ĐB Trương Trọng Nghĩa/Thanh Niên online
Cùng tường thuật về các phiên thảo luận của Quốc hội liên quan tới Dự luật Đất đai sửa đổi, báo Thanh Niên Online trích phát biểu của Đại biểu Trương Trọng Nghĩa đơn vị TP.HCM cho rằng có sự bất cập từ Hiến pháp cho tới Luật Đất đai. Theo vị Đại biểu này, Hiến pháp qui định đất đai là sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu, nhưng trong luật đất đai chỉ qui định quyền đại diện, không qui định quyền của “ông chủ” là người dân đang sở hữu, dẫn tới “ông chủ” trở thành người sử dụng, không phài chủ sở hữu. Vẫn theo Thanh Niên Online Đại biểu Trương Trọng Nghĩa kêu gọi phải đưa vào Luật điều khoản qui định quyền của nhân dân với đất đai, đó là quyền định đoạt với tài sản của mình. Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu không được vi phạm quyền của người sở hữu đất đai là nhân dân.
Trong cuộc phỏng vấn của Nam Nguyên, TS Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam nói rằng, sở hữu nhà nước hay sở hữu toàn dân chỉ là cách gọi, theo ông điều quan trọng hơn cả là quyền sử dụng được luật pháp bảo vệ như thế nào, hiện nay vẫn chưa được làm rõ trong Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. Ông tiếp lời:
“Việc tùy tiện xâm phạm vào quyền sử dụng ấy đã diễn ra tương đối phổ biến, vì vậy chúng tôi đề xuất Quốc hội Việt Nam nên sớm ban hành Luật Tài sản. Trong đó tài sản bất động sản bao gồm cả quyền sử dụng đất và khi đã có quyền tài sản rồi thì có cả quyền chiếm hữu sử dụng hưởng lợi định đoạt đối với tài sản đó như là thông lệ quốc tế ở các nước. Như vậy quyền sở hữu tài sản được bảo vệ, cần đưa ra luật riêng về vấn đề này.”
Cả hai tờ báo điện tử Thanh Niên và Thời báo Kinh tế Việt Nam đều trích lời Đại biểu Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viên Nghiên cứu Lập pháp của Quốc hội cho biết có đến 48% cơ quan Trung ương và 37% cơ quan địa phương đề xuất phải có sở hữu tư nhân về đất đai. Ngay cả Ban sửa đổi Hiến pháp cũng đề nghị có hai hình thức sở hữu, ngoài sở hữu toàn dân còn có sở hữu tư nhân. Tuy vậy các nghị quyết Trung ương từ khóa 9 và nay khóa 11 đều quyết định chỉ có một hình thức duy nhất, đất đai là sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
Theo TS Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Tư pháp, vấn đề đa sơ hữu đất đai có nhiều rào cản rất khó vượt qua, đặc biệt là qui định của Hiến pháp. TS Nguyễn Đình lộc nhận định:
Nếu bây giờ chúng ta tuyên bố đất đai không còn thuộc sở hữu toàn dân nữa mà là đa sở hữu thì thế nào, cách nào để mà làm, cách nào để có thể chuyển hóa điều đó, thành luật thì rất dễ nhưng bằng cách nào để làm điều đó thì không đơn giảnThực tế bây giờ muốn đa sở hữu đất đai cũng không đơn giản, phải tính đến nó sẽ đưa tới những hậu quả gì cho xã hội, cho người dân. Không đơn giản bây giờ cứ đa sở hữu là vui vẻ với nhau đâu… không phải… Vì hiện nay dù chưa đa sở hữu thì trong tay một số người có tích tụ ruộng đất rất lớn, mà đa sở hữu thì những đất đai đó đối với xã hội sẽ như thế nào đó là vấn đề chưa tính ra được. Cho nên không đơn giản đâu, bây giờ việc phân hóa diện tích đất đai trong tay một số người thì không nhỏ, trong lúc đó nhiều người lại không có. Nếu bây giờ chúng ta tuyên bố đất đai không còn thuộc sở hữu toàn dân nữa mà là đa sở hữu thì thế nào, cách nào để mà làm, cách nào để có thể chuyển hóa điều đó, thành luật thì rất dễ nhưng bằng cách nào để làm điều đó thì không đơn giản.”
TS Nguyễn Đình Lộc
Giới hạn quyền của Nhà nước trong thu hồi đất bắt buộc
Mỗi năm ở Việt Nam xảy ra khoảng 120.000 vụ khiếu kiện-tố cáo liên quan đất đai. Thu hồi đất và bồi thường không thỏa đáng là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới các vụ khiếu kiện, thậm chí tập trung đông người để khiếu kiện tập thể. Theo VnEconomy, nhiều vị đại biểu chỉ ra rằng các dự án thu hồi đất luôn thiếu công khai minh bạch, người dân không được tham gia bàn bạc. Tại rất nhiều dự án, giá đền bù thấp nhưng sau đó bán lại rất cao. Do đó, các đại biểu đề nghị dự luật phải bổ sung cơ chế chia sẽ quyền lợi từ việc thu hồi đất giữa nhà đầu tư và người sử dụng đất bi thu hồi.
Thanh Niên Online trích lời Đại biểu Lê Trọng Sang đơn vị TP.HCM đề nghị: “cần sửa đổi luật theo hướng nhà nước trưng mua, trưng dụng quyền sử dụng đất. Áp dụng trong trường hợp cần thiết phù hợp với qui định Hiến pháp. Sau đó cần xây dựng luật trưng mua, trưng dụng và tài sản khác gắn liền với đất để bảo đảm quyền lợi của người dân.
Khi tham gia góp ý về Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, TS Phạm Sĩ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam nói với chúng tôi là, những người có đất bị thu hồi đem vào sử dụng chung thì phải xem họ là những người có đóng góp vào sự nghiệp phát triển đất nước, cho nên ngoài phần thu hồi bị thiệt hại, thì họ cũng tương tự như những người có tiền bị thu hồi vốn, họ còn phải được hưởng lợi từ kết quả phát triển. Dù kết quả phát triển từ một con đường hay từ một dự án phát triển đô thị. TS Phạm Sĩ Liêm nhấn mạnh:
“Chúng tôi đề nghị đúng như Hiến pháp qui định, khi Nhà nước cần đến thì trưng mua chứ không phải thu hồi. Bởi vì trên đất ấy còn có rất nhiều tài sản người dân. Còn về giá chúng tôi đề nghị giá công bằng, còn công bằng thế nào thì sẽ giải thích trong dịp khác.”
Chúng tôi đề nghị đúng như Hiến pháp qui định, khi Nhà nước cần đến thì trưng mua chứ không phải thu hồi. Bởi vì trên đất ấy còn có rất nhiều tài sản người dân. Còn về giá chúng tôi đề nghị giá công bằngMột ngày trước khi Quốc hội Việt Nam thảo luận về Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, hôm 5/11 Ngân hàng Thế giới và Chương trình Phát triển LHQ tại Việt Nam đã công bố các khuyến nghị chính sách “Sửa đổi Luật Đất đai để thúc đẩy phát triển bền vững ở Việt Nam.” Hầu hết báo điện tử trong nước đều trích đăng thông tin này. Tiền Phong Online gọi là khuyến nghị sửa Luật Đất đai để kiểm soát tham nhũng. Trong khi Thanh Niên Online đậm nét với việc “Giới hạn quyền của Nhà nước trong thu hồi đất bắt buộc.
TS Phạm Sĩ Liêm
Khuyến nghị của World Bank và UNDP đã cung cấp những ý tưởng về cải cách đặc biệt quan trọng về chính sách đất đai, chúng tôi trích đọc nội dung tóm lược được Thanh Niên Online đóng khung:
Ngân hàng Thế giới (WB) khuyến nghị việc thu hồi đất bắt buộc chỉ nên giới hạn vào các mục đích quốc phòng, an ninh và phục vụ cho các dự án vì lợi ích công cộng như đường sá, công viên, trường học... mà không nên áp dụng cho các dự án vì mục đích kinh tế. WB đưa ra 13 khuyến nghị cụ thể như: Áp dụng quyền sử dụng đất nông nghiệp vô thời hạn cho các cá nhân và hộ gia đình; xóa bỏ các hạn mức diện tích sử dụng đất nông nghiệp đối với cá nhân và hộ gia đình; việc thu hồi đất bắt buộc của nhà nước cần giới hạn chỉ áp dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh và phục vụ cho các dự án vì lợi ích công cộng như đường sá, công viên, trường học...
Tiền Phong Online gọi là khuyến nghị sửa Luật Đất đai để kiểm soát tham nhũng. Trong khi Thanh Niên Online đậm nét với việc “Giới hạn quyền của Nhà nước trong thu hồi đất bắt buộcÁp dụng quy định bắt buộc giao cho tổ chức cung cấp dịch vụ định giá đất để xác định giá đất phù hợp thị trường. Tổ chức cung cấp dịch vụ định giá đất cần được lựa chọn dựa trên sự đồng thuận giữa những người dân bị ảnh hưởng và các bên liên quan. Giá đền bù đất cần được quyết định thông qua các Hội đồng độc lập cấp tỉnh và cấp T.Ư, dựa trên kết quả định giá đất của tổ chức cung cấp dịch vụ định giá đất; Đưa ra quy định về chia sẻ lợi ích giữa bên hưởng lợi và bên bị ảnh hưởng nhằm phục hồi và phát triển sinh kế lâu dài cho những người dân địa phương bị ảnh hưởng bởi các dự án thủy điện, khai thác mỏ hay các dự án khác có tính chất tương tự...
Hàng chục cuộc hội nghị hội thảo góp ý Dự thảo Luật đất đai sửa đổi đã được thực hiện trong thời gian gần đây, với rất nhiều ý kiến phản biện của các nhà khoa học, chuyên gia mọi lãnh vực. Tuy vậy khuyến nghị của Ngân hàng Thế giới và Chương trình Phát triển LHQ tại Việt Nam được đánh giá là đầy đủ toàn diện và có hệ thống.
Điều mà các chuyên gia và người dân trông đợi là Đảng, Chính phủ và Quốc hội đúc kết được những phản biện góp ý và khuyến nghị thiết thực này, để Việt Nam sớm có được một Luật Đất đai tiến bộ góp phần vào quá trình phát triển đất nước.
Nam Nguyên, phóng viên RFA
----------------------------
ÔNG VÕ ĐỪNG MÚA VÕ TRƯỚC DÂN NỮA
Cách đây gần bốn năm tôi viết một bài báo về chuyện đất đai ở tỉnh Bình Dương.
Chuyện thế này:
Năm 1987 tỉnh Sông Bé tiếp nhận của Lực lượng TNXP thành phố Hồ Chí Minh 980 héc-ta đất khai hoang trồng cao su, giao cho Văn phòng Huyện ủy Bến Cát quản lý. Sau đó toàn bộ diện tích đất này được giao cho Công ty cao su Sông Bé (SOBEXCO ) khai thác kinh doanh. Năm 2001, SOBECO giải thể, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương tiến hành cấp đất cho những người có công và cán bộ hưu, đồng thời tiến hành bán vườn cao su. Việc cấp đất này khi thực hiện có nhiều mờ ám, vì nói cấp cho gia đình có công, nhưng thực tế 14 người được cấp đất chỉ có 1 người là cán bộ hưu, 7 người là cán bộ đương chức, còn 6 người "ẩn danh"...
Năm 1987 tỉnh Sông Bé tiếp nhận của Lực lượng TNXP thành phố Hồ Chí Minh 980 héc-ta đất khai hoang trồng cao su, giao cho Văn phòng Huyện ủy Bến Cát quản lý. Sau đó toàn bộ diện tích đất này được giao cho Công ty cao su Sông Bé (SOBEXCO ) khai thác kinh doanh. Năm 2001, SOBECO giải thể, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương tiến hành cấp đất cho những người có công và cán bộ hưu, đồng thời tiến hành bán vườn cao su. Việc cấp đất này khi thực hiện có nhiều mờ ám, vì nói cấp cho gia đình có công, nhưng thực tế 14 người được cấp đất chỉ có 1 người là cán bộ hưu, 7 người là cán bộ đương chức, còn 6 người "ẩn danh"...
Việc
bán cây cao su còn mờ mịt hơn. Họ quy định giá một hec-ta có
50.000.000 đồng, là cái giá mà dân Bình Dương nói là chẳng khác nào một
thứ “đào lộn hột!” (cây điều), bởi vì ai cũng biết, công khai hoang lên
luống một héc-ta đất trồng cao su bình quân 25.000.000 đồng, phân bón
lót lần đầu 8.000.000 đồng, mỗi héc- ta trồng 500 cây giống, mỗi cây
5.000 đồng, vị chi 25.000.000 đồng, tổng chi phí một héc-ta cao su trồng
mới 55.000.000 đồng. Vật mà họ bán những lô cao su đang khai thác mủ
có 50.000.000 đ/ha?
Bởi
giá bèo, cho nên cũng như việc cấp đất, dân không có ai được may mắn
'xía dzô', mà hầu hết là các quan chức đương quyền chia nhau. Chỉ riêng
Cao Minh Huệ, giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, đã xơi hết 278 héc-
ta rồi. Ông ta là người đứng đầu cơ quan quản lý đất đai tỉnh Bình
Dương, lại là con nuôi một vị quan to, là em ruột Cao Minh Quang , Thứ
trưởng Bộ y tế, thần thế dữ lắm!
Nhưng
đối với những nhóm lợi ich đầy tham vọng, nếu chỉ có việc ăn lời mấy
gốc cao su thì chả nhằm nhò gì. Họ chơi nước bài cao hơn, xơi tái cả cây
lẫn đất. Và ván bài này họ thắng đậm nhờ Thứ trưởng Bộ TNMT, Gs. Đăng
Hùng Võ.
Theo
văn bản của UBND tỉnh Bình, chỉ bán cây cao su, không bán đất. Nhưng
Cao Minh Huệ và nhóm lợi ích chơi kiểu lập lờ đánh lận con đen. Khi làm
các văn bản thủ tục gửi Bộ Tài nguyên-Môi trường, xin cấp“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” cho
những người đã mua cây cao su, Huệ và phe nhóm đã tìm cách giấu nhẹm
đi phần “không bán đất” theo như UBND tỉnh đã có văn bản chính thức. Ông
Đặng Hùng Võ, chẳng biết thẩm định thẩm điếc thế nào, mà thay mặt Bộ
TNMT, phê vào công văn, cho phép cấp "Giấy chứng nhân quyền sử dụng
đất". Nhờ cái bút phê ấy, Cao Minh Quang và nhóm lợi ích đã biến gần
1000 héc-ta đất lực lượng thanh niên xung phong thành phố Hồ Chí Minh đổ
mồ hôi và máu khai phá, thành những ô những thừa có sổ đỏ cho từng
người.
Đó
chưa phải cú “hốt hụi” sau chót! Gần một năm sau, UBND tỉnh Bình Dương
quyết định xây dựng khu công nghiệp trên khu đât vừa cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất theo chấp thuận của Bộ Tài nguyên-Môi trường, quy
định giá đền bù một héc-ta là 800.000.000 đồng. Một năm trước mua cả
cây cả đất 50.000.000 đồng hec-ta, giờ riêng đất đã được nhà nước bồi
thường 800.000.000 đồng héc-ta, lãi gấp 16 lần. Khác gì buôn ma túy?
Ngày
đó tôi đã nhờ một người bạn thân của Đặng Hùng Võ, nói với ông cho tôi
gặp ít phút, hoặc qua điẹn thoại, để hỏi xem vì sao ông để bọn Cao
Minh Huệ lợi dụng, làm thất thoát của nhà nước gần 1000 tỷ đồng như
vây? Đặng Hùng Võ không gặp tôi, chỉ nhắn qua người bạn, rằng vì ông
ta tin Sở Tài nguyên-Môi trường Bình Dương nên không kiểm tra kỹ, ông
rất vô tư.
Tôi nghĩ
Giáo sư Đặng Hùng Võ chỉ sơ suất một lần như vậy, nhưng bây giờ lại rộ
lên vụ dự án ECOPRK ở Văn Giang, Hưng Yên, nghiêm trọng hơn. Thì
ra Đặng Hùng Võ không chỉ sơ suất có một lần!
Lục
tìm tư liệu từ Đông sang Tây, từ kim chí cổ, tôi chưa thấy ở đâu, thời
nào có một quyết định liên quan đến quyền lợi, sinh mạng hàng ngàn người
dân mà các nhà lãnh đạo lại thực hiện gấp gáp như thế này:
- Ngày 27-6-2004,
Hội đồng thẩm định kỳ văn bản thẩm định.
- Ngày 28-6-2004,
UBND tỉnh Hưng Yên ký tờ trình gửi Bộ TNMT
- Ngày 29-6-2004,
Bộ TNMT ký tờ trình Chính phủ
- Ngày 30-6-2004,
Chính phủ ký quyết định thu hồi đất…
Cái
gọi là “lộ trình” như cách nói của Võ Đất Đai đã thấy rõ có sự hẹn hò,
thông đồng, cài cắm trước. Ở nước ta, một hồ sơ mà tầm cỡ, mức vốn, diện
tích đất lớn lớn và quan trọng như vậy mà chỉ giải quyết trong 4 ngày
liên tục, qua 4 cấp quan trọng, quả là chuyện xưa nay chỉ có Một, và chỉ
Một mà thôi!
Một
dự án hàng tỷ đô-la như ECOPARK, tài liệu liên quan hàng đống, lược
giản tối đa cũng vài trăm trang. Chỉ đọc lướt vài trăm trang tài liệu,
thử hỏi hết bao nhiêu thời gian? Ở đây không được phép đọc lướt, mà phải
đọc kỹ để xác định có khả thi không, có đúng pháp luật không? Vậy mà
các vị vừa đọc vừa ký gọn lỏn mỗi một ngày? Các vị thẩm định bằng
cách nào mà tài thế, thưa giáo sư tiên sinh?
Từ
Hưng Yên lên Hà Nội một trăm cây số, tờ trình của UBND tỉnh Hưng Yên
ký 28-6 , ngày 29-6 đã trình lên Bộ tài nguyên môi trường. Ngay trong
ngày đó, Bộ Tài nguyên-Môi trường vừa thẩm định cái tờ trình cùa tỉnh
Hưng Yên, vừa làm tờ trình của bộ, chuyển lên chính phủ, và ngay hôm
sau, 29-6, Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định thu hồi đất số
742-QĐ-TTg. Qúy vị thử nhìn xem, ba tờ trình và tờ quyết định ấy có
phải đều cùng chưa ráo mực không? Làm gì mà gấp gáp còn hơn "cưới chạy
tang" vậy?
Phải
nói thẳng ra rằng, nếu Đặng Hùng Võ không ký tờ trình của Bộ TNMT,
thì không có quyết định 742-QQ-TTg, dẫn tới cuộc giải tỏa đất đai trái
luật ở Văn Giang, gây cảnh tiếng súng ầm vang, khói đạn mù trời 6
tháng trước và khiếu kiện triền miên đến hôm nay chưa dứt?
Ông Đặng Hùng Võ lấy lý do phải làm gấp để lách luật,“cuộc sống cần thì không thể chở luật”, và nếu không làm thì dự án phải kéo dài một, hai năm không lợi cho nhà nước (!?).
Ô
hay, vậy ra cứ có lợi trước mắt là những người như ông có quyền lách
luật, thậm chí không cần luật à? Ông Võ thừa hiểu, luật do Quốc hội ban
hành, Chính phủ phải tuyệt đối tuân theo, chứ đâu phải thấy có lợi mà
làm theo kiểu “Tôm cờ lộn cứt lên đầu?”. Thử hỏi các ông lách luật, lại
sợ luật mới bất lợi nên vội tranh thủ làm hồ sơ “chạy luật”, làm bừa
phứa như vậy đã thu được kết quả gì? Tám năm sau, cái dự án ECOPARK ấy
chưa nhúc nhích, riêng việc giải phóng mặt bằng đã khó gặm với dân, vì
dân không thuận, phải trả giá bằng một cuộc cưỡng chế long trời lở đất
thêm rắc rối mà vẫn chưa đâu ra đâu. Nếu làm đàng hoàng, chấp nhận chậm
một, hai năm có hơn không? Cái chính là không làm gấp “chiều lòng” đại
gia thì sẽ không được “chia chác kế, phần trăm kế”. Thiên hạ vẫn nghĩ
rằng, đã nhận tiền thì họ phải làm gấp, làm tắp lự cho kỳ xong chứ sao?…
Ông
Võ Đất Đai (Đặng Hùng Võ) đã không ngán ai mà bật lên câu nói ấn tượng
đến phát chối là "việc có lợi không cần đợi luật!". Ôi, thế là Võ Đất
Đai đã thừa nhận làm vì lợi rồi còn gì! Lợi cho nước, cho dân hay cho
ai?
Thế
bao nhiêu việc có lợi cho dân sao các ông không lách luật giúp dân, mà
động một tý là căn cứ khoản này điều nọ, có cái lạc hậu từ đời tám
hoánh rồi? Trong cuộc sống hàng ngày phơi đầy bất công, người dân khốn
khổ do luật pháp chưa hoàn chỉnh, sao các ông không linh động cho dân
nhờ?
Những điều ông Võ nói, càng nghe càng khó lọt tai!
Ông
nói, là các ông lách luật, phải làm ngay trước khi luật mới bổ sung có
hiệu lực, chỉ vì có lợi cho nhà nước? Xin lỗi giáo sư Đặng Hùng Võ, tôi
nghĩ ông không phải là một người trung thực, vô tư và ngây thơ đến
thế? Người dân Văn Giang nói riêng, cả nước nói chung, thừa biết cái
gì, ở đâu có lợi cho đất nước, những chỗ nào đã, đang và sẽ bị nhóm lợi
ích nhân danh nhà nước trục lợi!
Ông
Đặng Hùng Võ nên nhớ, để bảo vệ Thủ đô Hà Nội, năm 1967, người dân Văn
Giang đã tự biến những cánh đổng ngô xanh tốt, những ruộng lúa đang
trổ bông của mình thành trận địa pháo phòng không, và dỡ cả nhà mình ra
làm hầm cho bộ đội. Nếu lịch sừ lặp lại, hoặc ngay bây giờ biến cánh
đồng Văn Giang thành một trận địa pháo tầm xa bảo vệ biên giới, biển
đảo của Tổ Quốc, tôi tin rằng người dân Văn Giang không một chút đắn đo.
Nhưng, với cái kiểu lách luật, làm luật, nhằm mang lại lợi ích phe
nhóm, thì người dân Văn Giang cũng như cả nước trả lời không! Mỗi tấc
đất đnơi đây ều thẫm đẫm mồ hôi và máu người dân, đừng đùa với máu!
Đặng
Hùng Võ nói các Bộ như Tài chính, Xây dựng, đều đồng tình cách làm gấp
gáp và Chính phủ hối thúc?! Ô hay, một giáo sư thường đăng đàn dạy
người ta về luật pháp, giải hích Luật Đất đai cho thiên hạ nghe, nhẽ ra
ông phải là người thượng tôn pháp luật, cớ sao lại tìm cách ngụy biện,
che giấu, chặn họng thiên hạ, đồng lõa? với máu tham của đại gia? Để
chúng minh mình vô tư, ông Đặng Hùng Võ phân trần rằng, ba năm sau,
2008, ông mới biết cái Công ty có dự án ECOPARK, và nhận lời viết bài
cho họ. Thưa giáo sư tiên sinh, có lẽ tôi không phải nhắc ngài về lòng
tự trọng và cái gọi là “phép biện chứng", "lộ trình" nữa!
Ông
Đặng Hùng Võ nhận lỗi trước dân Văn Giang, và họ đã vỗ tay. Người dân
chân lấm tay bùn sờ đấu gối nói thật chúng tôi vốn dễ tính. Nhưng, chả
nhẽ một trí thức tầm cỡ như giáo sư, một người có chính kiến như ông,
mà chỉ đáp lại dân bằng một cuộc gặp với lời nhận lỗi qua loa như vậy
sao?
Với
trách nhiệm, và uy tín của mình, ông Đặng Hùng Võ hãy làm những việc
cần phải làm, xin đừng nghĩ cách tiếp tục “múa võ” với dân để lấp liếm
nữa. Tám năm trước ông đã lách luật, nay GS. Hùng Võ lại tìm thời cơ giở
ra đủ trò "hùng hồn võ miệng" hay sao?
M.D
-----------------------------
> Bài liên quan:
GS Đặng Hùng Võ đối thoại
với dân bị thu đất Văn Giang
Cập nhật lúc :12:04 PM, 08/11/2012
Nguyên Thứ trưởng Bộ TN-MT Đặng Hùng Võ cho biết sẽ đối thoại với đại
diện các hộ dân bị thu hồi đất tại Văn Giang vào chiều 8/11 tại trụ sở
cũ của Bộ TN-MT.
“Tôi muốn sòng phẳng với bà con”
Vì sao một người đã nghỉ hưu lại tổ chức cuộc đối thoại với đại diện
người dân bị thu hồi đất tại dự án Văn Giang (Hưng Yên)? Theo ông Võ là
do trước đây, ôngi có trả lời trên các phương tiện truyền thông rằng
việc thu hồi đất tại Văn Giang là đúng pháp luật. Bộ cũng đã tổ chức đối
thoại với người dân Văn Giang nhưng bà con vẫn chưa thỏa mãn. Và ông là
người đã ký các tờ trình thực hiện dự án tại Văn Giang và bà con đặt
vấn đề sẽ tố cáo nên ông quyết định đối thoại với bà con.
Ngày 8/11, ông Đặng Hùng Võ đối thoại với dân bị thu đất tại Văn Giang, Hưng Yên |
Nhưng ông đã về hưu và Bộ TN-MT phải là
người giải quyết các kiến nghị của người dân Văn Giang. Vậy Bộ có ý
kiến gì về cuộc đối thoại này?
Cuộc đối thoại hoàn toàn
mang tính chất cá nhân. Tôi có mượn trụ sở cũ của Bộ TN-MT để gặp bà
con và trưởng phòng tiếp dân của Bộ TN-MT sẽ chứng kiến cuộc đối thoại.
Tôi muốn giải thích
với bà con việc tôi ký tờ trình thực hiện dự án tại Văn Giang không phải
với tư cách cá nhân mà tôi ký với tư cách thứ trưởng Bộ TN&MT. Phía
Bộ TN&MT có bảo tôi: “Ông ngồi nhà đi, ông không phải đối thoại”.
Tôi đã thuyết minh cho các anh ấy rằng nếu tôi không đối thoại, bà con
sẽ bảo tôi là người hèn nhát nên các anh ấy hiểu, đồng ý. Tôi nghĩ đối
thoại cũng là cách đoàng hoàng. Người tử tế thì phải đối xử với nhau cho
tử tế. Có gì mà ngại? Tôi muốn sòng phẳng với bà con và cũng muốn báo
chí đến chứng kiến để không còn hồ nghi, thông tin trong vụ Văn Giang
cũng không bị nhiễu.
Mặt khác, tôi chấp nhận
đối thoại với bà con để bà con có thêm thông tin, hiểu hơn ngữ cảnh quy
trình thu hồi đất lúc đó, cái lý nó nằm ở đâu. Nếu bà con đối thoại với
tôi chưa chịu thì đối thoại tiếp…
Tôi chắc chắn mình
không làm gì sai. Tôi chưa bao giờ cầm bất cứ một phong bì nào gắn với
việc mình ký, đây là nguyên tắc sống của tôi.
Ông mong muốn mang thông điệp gì đến cuộc đối thoại?
Thứ nhất, tôi mong muốn
giúp cho bà con hiểu về pháp luật đất đai. Pháp luật đất đai của VN
không phải dễ hiểu và người ta hay tìm những chi tiết nhỏ nhặt để nói
rằng vi phạm pháp luật. Việc đầu tiên là làm cho bà con hiểu rõ tính
chính đáng của dự án và tôi tin rằng không ai có thể cãi về điều này.
Đây là một dự án sử dụng quỹ đất để đổi đất lấy hạ tầng gồm con đường
nối Hưng Yên với Hà Nội đi qua Văn Giang, cầu Thanh Trì. Con đường đó sẽ
quyết định sự phát triển của Hưng Yên và bà con Văn Giang cũng được
lợi… Kế đến, tôi muốn trả lời cho bà con về pháp luật tại dự án Văn
Giang.
Vấn đề nữa là thủ tục
của dự án (trong ba ngày tỉnh trình lên Bộ, Bộ trình lên Chính phủ và
Thủ tướng Chính phủ ký thu hồi đất). Tôi phải giải thích cho bà con biết
trình tự thu hồi đất từ đâu đến đâu. Có thể bà con biết rồi nhưng tôi
muốn chính thức nói trước báo giới để bà con biết trình tự vì sao lại
được ký nhanh như thế.
Tôi tin rằng cuộc đối
thoại sẽ làm bà con hiểu thêm. Bà con có bức xúc trong việc thu hồi đất
tại Văn Giang nhưng làm gì để bà con đỡ bức xúc là vấn đề phải chung tay
làm, kể cả việc sửa đổi pháp luật.
Phó Chánh Thanh tra Bộ TN-MT LÊ VŨ ANH TUẤN: BộTN-MT không liên quan đến việc gặp của ông Võ
Ông Võ chỉ là mượn địa điểm tại trụ sở
cũ của Bộ TN-MT để gặp người dân Văn Giang với tư cách cá nhân vì theo
ông, nhà ông không đủ chỗ. Bộ không hề sắp đặt cho ông Võ tiếp người dân
Văn Giang và ông Võ không phải là người thay mặt Bộ để trả lời công
dân. Bộ không liên quan hay có trách nhiệm về việc này. Bộ chỉ tạo điều
kiện cho ông Võ mượn một địa điểm để tiếp người dân.
Việc mời người dân, chuẩn bị nội dung,
ấn định thời gian đều do ông Võ thực hiện. Đây là một buổi tiếp khách
thì đúng hơn. Vì ông Võ giờ là một công dân và ông tiếp những người dân
đến với mình. Theo tôi hiểu, ông Võ trước đây là người tham gia soạn
thảo Luật Đất đai hiện hành và người dân Văn Giang có những vướng mắc về
chính sách đất đai muốn được ông Võ giải thích rõ hơn. Tôi cho rằng đó
là buổi gặp để tư vấn.
Sẽ có chín người đại diện cho người dân
Văn Giang cùng luật sư Trần Vũ Hải (đại diện các luật sư bảo vệ quyền
lợi cho các hộ dân bị thu hồi đất tại Văn Giang) tham gia đối thoại với
ông Võ. Chúng tôi muốn đối thoại với ông Võ vì ông là người phụ trách
việc này, nắm thực tế lúc đó để nghe xem đúng sai ở đâu. Trên cơ sở đó
các hộ dân Văn Giang sẽ có kiến nghị với cơ quan chức năng để có giải
pháp hợp lý, đảm bảo quyền lợi của các hộ dân chúng tôi.
(http://bvbong.blogspot.com/2012/11/ong-vo-ung-mua-vo-truoc-dan-nua.html)
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001