Tác giả: EET |
Lịch sử 60 năm của nước Trung Quốc cộng sản không hề vẻ vang hay vĩ
đại gì. Đây là một hành trình của sự thất vọng, chết chóc và đau đớn của
mỗi gia đình tại Trung Quốc, của sự tẩy não có hệ thống mà dạy người
dân ca ngợi kẻ ăn cướp.
Chúng ta phải rõ ràng về Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là gì: đây vẫn là một chế độ đàn áp, toàn trị như nó đã từng như vậy. Vẫn không có bỏ phiếu; không có bất cứ một loại hình dân chủ mới nổi nào, và cũng sẽ không bao giờ có. ĐCSTQ là một tai họa cho loài người. Thông tin ở đây thật khó mà tin được – sự coi thường nhân mạng là điều quá khó để hiểu được. Thực tế là sự coi rẻ này vẫn tiếp tục, dù được che đậy và xảo quyệt hơn, và làm người ta ngờ vực hơn. Nó thấm qua những kệ hàng trong siêu thị dưới hình thức chất melamine, đồ chơi nhiễm chì và thức ăn chứa chất độc. Nó rò rỉ qua hệ thống chính trị của chúng ta và làm hại nền móng của chúng ta bằng tiền và gián điệp.
ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm cho cái chết của hơn 80 triệu người dân
Trung Quốc trong thời bình. Con số thống kê này có lẽ chưa đủ để người
dân tại các quốc gia tự do hiểu được cách thức vận hành của chế độ.
Nền móng của Đảng
Về mặt ý thức hệ, ĐCSTQ tin vào “chuyên chính vô sản” và “liên tục cách mạng dưới chế độ chuyên chính vô sản.”
Ngay khi ĐCSTQ nắm quyền tại Trung Quốc, nó đã giết hại địa chủ để giải quyết vấn đề quan hệ sản xuất tại những vùng nông thôn. Nó đã giết hại nhà tư bản để đạt mục tiêu cải cách công thương. Sau khi hai giai cấp này bị tiêu diệt, vấn đề liên quan đến quyền kiểm soát kinh tế đã được giải quyết.
Giải quyết những vấn đề khác cũng bị kêu gọi phải giết chóc. Phong
trào chống cánh hữu đã tiêu diệt những người trí thức. Việc giết chóc
những người Cơ Đốc giáo, Đạo giáo, Phật giáo và các nhóm dân chúng phổ
biến khác cũng đã giải quyết vấn đề tôn giáo. Tàn sát tập thể trong thời
Cách mạng Văn hóa đã thiết lập quyền thống trị tuyệt đối của ĐCSTQ về
mặt văn hóa và chính trị.
Cuộc thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn đã từng được sử dụng để ngăn chặn cuộc khủng hoảng chính trị và đè bẹp sự đòi hỏi dân chủ. Cuộc bức hại Pháp Luân Công nhằm giải quyết vấn đề niềm tin và phương thức chữa bệnh truyền thống. Những hành động này là cần thiết để ĐCSTQ củng cố quyền lực và duy trì sự thống trị của nó trong những cuộc khủng hoảng tài chính liên tiếp.
Trung Quốc đứng ở đâu trên thế giới
Báo cáo về tự do báo chí của Phóng viên Không biên giới năm
2008 xếp hạng Trung Quốc đứng thứ 167 trong tổng số 173 nước. Trung
Quốc là một trong sáu “kẻ thù của Internet” theo đánh giá của Phóng viên Không biên giới.
Trung Quốc là nhà tù lớn nhất thế giới dành cho những nhà bất đồng chính kiến trên mạng, và theo sau là Việt Nam và Iran. Trong chỉ số xếp hạng của Freedom House, Trung Quốc được đánh giá là “không có tự do.” Sau đây là nhóm các quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc mà xếp cuối về tự do và các quyền trên phạm vi toàn cầu: Cu Ba, Ai Cập, Iran, Bắc Hàn, Ả Rập Xê Út, Sy-ri, Tuy-ni-di, Turkmenistan, Uzbekistan, Việt Nam và Miến Điện.
Mỗi năm, Trung Quốc tử hình nhiều người hơn bất kỳ quốc gia nào khác
trên thế giới. Tổ chức Ân xá Quốc tế đã ghi nhận 470 vụ tử hình trong
năm 2007, trong khi Quỹ Dui Hua có trụ sở tại Mỹ ước tính có 5.000 đến
6.000 vụ cùng năm, dựa trên số liệu có được từ các viên chức địa phương.
Số người bị tử hình chính thức vẫn còn là một bí mật quốc gia.
Khoảng 3-5 triệu người Trung Quốc đang bị giam cầm tại các trại lao động cưỡng bức.
40-50 triệu người đã bị giam cầm trong các trại lao động kể từ năm 1949.
99% những người bị cáo buộc “đe dọa an ninh quốc gia” đều bị kết án phạm tội.
Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc về Vấn đề Tra tấn, ông Manfred Nowak, vẫn đang chờ đợi một câu trả lời của Trung Quốc về cáo buộc mổ cắp nội tạng các học viên Pháp Luân Công được nhà nước phê chuẩn.
Phong trào thoái Đảng đang thay đổi Trung Quốc
Trong hơn 60 năm qua, mọi thứ mà ĐCSTQ động chạm vào đều bị làm cho
hư hại bởi dối trá, chiến tranh, đói kém, độc tài, tàn sát và khủng bố.
Cộng đồng người Hoa khắp thế giới đã âm thầm đóng góp và thúc đẩy tự do
cho Trung Quốc kể từ khi Đảng Cộng sản nắm quyền 60 năm về trước. Một số
người đã bị tra tấn và giết hại chỉ vì nỗ lực truyền rộng tin tức,
nhưng lòng dũng cảm đã khiến họ tiếp tục vững bước. Dù các kênh thông
tin khác không đưa tin về câu chuyện này, làn sóng thoái Đảng vẫn đang
ngày càng dâng cao, cả ở Hoa Lục và hải ngoại.
Từ khi Thời báo Đại Kỷ Nguyên đăng Chín bài bình luận về Đảng Cộng sản (Cửu Bình)
vào tháng 11 năm 2004, 60 triệu người Trung Quốc đã thoái xuất khỏi
ĐCSTQ và các tổ chức liên đới. Làn sóng thoái Đảng đã ăn sâu vào tận gốc
rễ của Đảng khi các nhà ngoại giao, tổng bí thư, viên chức cảnh sát và
các quan chức cao cấp khác đã công khai cắt đứt mối liên hệ của họ với
lá cờ màu đỏ máu mà họ từng thề bảo vệ nó bằng cả mạng sống.
( Đại Kỷ Nguyên )
|
Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012
ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC QUÁ KHỨ VÀ HIỆN TẠI
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001