Posted by basamnews on 02/11/2012
RFI tiếng Trung
1.11.2012
Tác giả: Tiêu Man
Người dịch: XYZ
Sau khi báo Mỹ “New York Times” ngày 25.10 cho đăng bản báo cáo điều tra dài, phơi bày gia tộc Ôn Gia Bảo có khối tài sản 2,7 tỉ USD, trang mạng tiếng Trung của báo này đã bị đóng, báo chí chính thống của Trung Quốc cũng nhất loạt im tiếng. Nhưng việc đóng tất cả các trang mạng cũng không ngăn cản được sự truyền lan tin tức này, thời gian càng kéo dài, số cư dân mạng biết được và sôi nổi tranh luận về sự kiện này sẽ càng đông.
Trong chuyên mục Người Hoa ở Paris ngày hôm nay, chúng tôi đã phỏng vấn ông Trương Kiện, nhà truyền giáo người Hoa ở Paris, ông Trương Kiện cũng là một nhà bất đồng chính kiến hoạt động tích cực ở Paris, thông qua chat room, ông đã giữ liên lạc, tiến hành đối thoại và tranh luận với rất nhiều cư dân mạng ở trong nước. Chúng ta hãy tìm hiểu thông qua lời giới thiệu của ông Trương Kiện: Phản ứng về bài viết trên “New York Times” của cư dân mạng Trung Quốc ra sao trong tình trạng mạng bị chặn và báo chí im tiếng. Trong khi trả lời phỏng vấn, ông Trương Kiện còn giới thiệu thêm lời kêu gọi mà họ đã tung lên mạng: Mỗi người hãy bỏ ra một đồng để giúp Ôn Gia Bảo kiện tụng và công bố tài sản gia tộc. Đầu tiên, ông giới thiệu phản ứng trước bản báo cáo điều tra dài trên “New York Times” về tài sản gia tộc Ôn Gia Bảo của cư dân mạng Trung Quốc:
Trương Kiện: Báo “New York Times” công bố về tình hình tài sản gia tộc Ôn Gia Bảo mà họ đã điều tra, ảnh hưởng từ điều này tới trong nước là cực lớn, mặc dù giới chính thống Trung Quốc đã cho đóng toàn bộ các trang mạng và báo chí, nhưng một vài cộng đồng như “Thiên nha” và “Khải địch” vẫn có các tin tức liên quan, nhất là sự đáp trả từ trang báo chính thống Trung Quốc people.com mới đây đối với “New York Times”, mặc dù không nhắc gì đến gia tộc Ôn Gia Bảo, nhưng lại dẫn đến sự chú ý của rất nhiều cư dân mạng, họ đã sử dụng cách thức vượt tường lửa để truy cập vào các trang mạng hải ngoại mà lấy được những tin tức liên quan một cách nhanh chóng.
RFI: Các ông từng có một vài cuộc tranh luận và tương tác trên mạng với các cư dân mạng ở bên trong Trung Quốc, về đại thể họ có quan điểm như thế nào về vấn đề này?
Trương Kiện: Với những người bạn trong nước có liên lạc thường xuyên và mở các video room thì tin này không hề gây ngạc nhiên, bởi vì trên mạng có rất nhiều “room” tả phái của Trung Quốc, chúng tôi gọi đó là “room [phái] Mao tả”, từ ba bốn năm trước, thậm chí còn sớm hơn, đã có “10 đại gia tộc Trung Quốc” do họ dựng lên, bao gồm “gia tộc Giang Trạch Dân”, “gia tộc Lý Bằng”, “gia tộc Ôn Gia Bảo”, “gia tộc Hồ Cẩm Đào”…, đã liệt kê ra rất nhiều tài liệu nói những gia tộc này có rất nhiều tài sản, họ đã bắt chước kiểu “4 đại gia tộc” thời Trung Hoa Dân quốc để liên tục truyên truyền trên mạng. Chúng tôi có ấn tượng không tốt về “[phái] Mao tả”, chúng tôi vẫn cảm thấy khá là chắc chắn đối với Thủ tướng Ôn Gia Bảo khi thấy ít ra thì ông ta cũng đã có rất nhiều lời khuấy động dân chủ ở Trung Quốc để tiến hành cải cách xã hội. Đặc biệt là sau vụ Bạc Hy Lai, những nhân vật “tả phái” ấy đã làm cho sự việc này dữ dội hơn trên mạng, nhất là “[phái] Mao tả”, ngay từ rất lâu đã thấy những lời chỉ trích tương tự như vậy đối với Ôn Gia Bảo, Tập Cận Bình ở trên mạng, chỉ có không chi tiết bằng mà thôi, còn “New York Times” thì hiển nhiên là khá chi tiết rồi.
RFI: Sau khi bài viết trên “New York Times” được công bố, những kẻ “Mao tả” ấy có phản ứng gì?
Trương Kiện: “Mao tả” trước đây luôn công kích“New York Times” và báo chí Châu Âu và Pháp là báo chí chống Trung Quốc của Phương Tây, là không công bằng khi đưa tin về Trung Quốc, là muốn lật đổ Trung Quốc. Nhưng hiện giờ những kẻ “Mao tả” này lại đổi giọng nói “New York Times” là tốt, điều này làm cho người ta phải ngạc nhiên. Một tờ báo luôn được cho là không khách quan vô tư, thì sao lại có thể đưa tin về Ôn Gia Bảo trở nên khách quan vô tư được? Điều này chứng tỏ có rất nhiều thứ được ẩn giấu ở đằng sau dính dáng đến cuộc đấu đá trong nội bộ Đảng cộng sản Trung Quốc.
RFI: Loại trừ “Mao tả” đi, thì những cư dân mạng Trung Quốc khác mà ông từng tiếp xúc nhìn nhận ra sao?
Trương Kiện: Một bộ phận đáng kể cư dân mạng thực ra cũng không ngạc nhiên gì. Họ luôn cho rằng: Trung Quốc cải cách mở cửa đã 30 năm, rất nhiều quan chức Trung Quốc, kể cả quan chức trong Bộ chính trị cho dù bản thân có không “thối nát” đi nữa, thì người nhà của họ cũng nhất định sẽ là kẻ hưởng lợi trực tiếp từ cải cách mở cửa 30 năm, chỉ có điều là được hưởng lợi ít nhiều không giống nhau mà thôi. Họ chính là một tập đoàn được hưởng lợi, ngăn cản cải cách chính trị ở Trung Quốc thực ra chính là những tập đoàn lợi ích này, chứ không phải là những kẻ “tả phái”, cũng không phải là những người “hữu phái” được gọi là “Hán gian”như chúng tôi.
RFI: Các cư dân mạng Trung Quốc này sẽ chờ đợi gì ở bước tiếp theo?
Trương Kiện: Chúng tôi đang phát động một cuộc vận động trên mạng, kêu gọi mỗi người dân Trung Quốc hãy bỏ ra 1 đồng để ủng hộ Thủ tướng Ôn Gia Bảo trực tiếp kiện “New York Times”, đồng thời cũng ủng hộ Thủ tướng Ôn Gia Bảo công bố tài sản gia tộc mình trên “New York Times”. Đại để là một phiên bản trên “New York Times” phải tốn mấy trăm nghìn USD, vậy thì cả Trung Quốc 1,3 tỉ dân, mỗi người 1 xu là dứt khoát có thể đăng được rồi. Nếu như Thủ tướng Ôn Gia Bảo công bố tài sản gia đình mình, thì điều này sẽ tiến được một bước rất lớn theo hướng chống thối nát giữ thanh liêm thực sự, theo hướng dân chủ hóa thực sự ở Trung Quốc. Xã hội Trung Quốc phát triển tới ngày hôm nay, kinh tế đã bước được tới vùng nước sâu của cải cách, tình hình hiện thực buộc xã hội này phải tiến hành cải cách chính trị. Xã hội dân sự Trung Quốc đã quá thất vọng với sự tiến hành cải cách chính trị tự thân của Trung Quốc, Đại hội 18 họp lại kìm kẹp ngôn luận ở khắp nơi, rất nhiều người bạn ở trong nước “bị mời đi uống trà”, thậm chí còn bị chuyển tới những thành phố khác, có thể thấy được sự lo sợ và thiếu tự tin của giới chính thống là như thế nào. Trước tình thế này, những người mà theo chúng ta, ít ra về biểu hiện có tác phong đạo đức khá cao nếu có can đảm làm được một việc gì đó, thì mới thể hiện được cái tâm chống thối nát thực sự, thúc đẩy sự tiến bộ dân chủ của Trung Quốc thực sự ở họ.
Hỡi các bạn độc giả, trên đây là tình hình và những phân tích có liên quan đến bài viết trên “New York Times”đang gây tranh luận sôi nổi trong cộng đồng mạng mà ông Trương Kiện, nhà truyền giáo và nhà bất đồng chính kiến người Hoa ở Paris giới thiệu, đồng thời ông cũng kêu gọi hãy quyên góp giúp Thủ tướng Ôn Gia Bảo trong việc kiện tụng.
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012
nguồn:http://anhbasam.wordpress.com/2012/11/02/1341-truong-kien-moi-nguoi-hay-bo-ra-mot-dong-de-giup-on-gia-bao-kien-new-york-times-va-cong-bo-tai-san-gia-toc/#more-80180
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
TRƯƠNG KIỆN: MỖI NGƯỜI HÃY BỎ RA MỘT ĐỒNG ĐỂ GIÚP ÔN GIA BẢO
KIỆN “NEW YORK TIMES” VÀ CÔNG BỐ TÀI SẢN GIA TỘC
1.11.2012Tác giả: Tiêu Man
Người dịch: XYZ
Sau khi báo Mỹ “New York Times” ngày 25.10 cho đăng bản báo cáo điều tra dài, phơi bày gia tộc Ôn Gia Bảo có khối tài sản 2,7 tỉ USD, trang mạng tiếng Trung của báo này đã bị đóng, báo chí chính thống của Trung Quốc cũng nhất loạt im tiếng. Nhưng việc đóng tất cả các trang mạng cũng không ngăn cản được sự truyền lan tin tức này, thời gian càng kéo dài, số cư dân mạng biết được và sôi nổi tranh luận về sự kiện này sẽ càng đông.
Trong chuyên mục Người Hoa ở Paris ngày hôm nay, chúng tôi đã phỏng vấn ông Trương Kiện, nhà truyền giáo người Hoa ở Paris, ông Trương Kiện cũng là một nhà bất đồng chính kiến hoạt động tích cực ở Paris, thông qua chat room, ông đã giữ liên lạc, tiến hành đối thoại và tranh luận với rất nhiều cư dân mạng ở trong nước. Chúng ta hãy tìm hiểu thông qua lời giới thiệu của ông Trương Kiện: Phản ứng về bài viết trên “New York Times” của cư dân mạng Trung Quốc ra sao trong tình trạng mạng bị chặn và báo chí im tiếng. Trong khi trả lời phỏng vấn, ông Trương Kiện còn giới thiệu thêm lời kêu gọi mà họ đã tung lên mạng: Mỗi người hãy bỏ ra một đồng để giúp Ôn Gia Bảo kiện tụng và công bố tài sản gia tộc. Đầu tiên, ông giới thiệu phản ứng trước bản báo cáo điều tra dài trên “New York Times” về tài sản gia tộc Ôn Gia Bảo của cư dân mạng Trung Quốc:
Trương Kiện: Báo “New York Times” công bố về tình hình tài sản gia tộc Ôn Gia Bảo mà họ đã điều tra, ảnh hưởng từ điều này tới trong nước là cực lớn, mặc dù giới chính thống Trung Quốc đã cho đóng toàn bộ các trang mạng và báo chí, nhưng một vài cộng đồng như “Thiên nha” và “Khải địch” vẫn có các tin tức liên quan, nhất là sự đáp trả từ trang báo chính thống Trung Quốc people.com mới đây đối với “New York Times”, mặc dù không nhắc gì đến gia tộc Ôn Gia Bảo, nhưng lại dẫn đến sự chú ý của rất nhiều cư dân mạng, họ đã sử dụng cách thức vượt tường lửa để truy cập vào các trang mạng hải ngoại mà lấy được những tin tức liên quan một cách nhanh chóng.
RFI: Các ông từng có một vài cuộc tranh luận và tương tác trên mạng với các cư dân mạng ở bên trong Trung Quốc, về đại thể họ có quan điểm như thế nào về vấn đề này?
Trương Kiện: Với những người bạn trong nước có liên lạc thường xuyên và mở các video room thì tin này không hề gây ngạc nhiên, bởi vì trên mạng có rất nhiều “room” tả phái của Trung Quốc, chúng tôi gọi đó là “room [phái] Mao tả”, từ ba bốn năm trước, thậm chí còn sớm hơn, đã có “10 đại gia tộc Trung Quốc” do họ dựng lên, bao gồm “gia tộc Giang Trạch Dân”, “gia tộc Lý Bằng”, “gia tộc Ôn Gia Bảo”, “gia tộc Hồ Cẩm Đào”…, đã liệt kê ra rất nhiều tài liệu nói những gia tộc này có rất nhiều tài sản, họ đã bắt chước kiểu “4 đại gia tộc” thời Trung Hoa Dân quốc để liên tục truyên truyền trên mạng. Chúng tôi có ấn tượng không tốt về “[phái] Mao tả”, chúng tôi vẫn cảm thấy khá là chắc chắn đối với Thủ tướng Ôn Gia Bảo khi thấy ít ra thì ông ta cũng đã có rất nhiều lời khuấy động dân chủ ở Trung Quốc để tiến hành cải cách xã hội. Đặc biệt là sau vụ Bạc Hy Lai, những nhân vật “tả phái” ấy đã làm cho sự việc này dữ dội hơn trên mạng, nhất là “[phái] Mao tả”, ngay từ rất lâu đã thấy những lời chỉ trích tương tự như vậy đối với Ôn Gia Bảo, Tập Cận Bình ở trên mạng, chỉ có không chi tiết bằng mà thôi, còn “New York Times” thì hiển nhiên là khá chi tiết rồi.
RFI: Sau khi bài viết trên “New York Times” được công bố, những kẻ “Mao tả” ấy có phản ứng gì?
Trương Kiện: “Mao tả” trước đây luôn công kích“New York Times” và báo chí Châu Âu và Pháp là báo chí chống Trung Quốc của Phương Tây, là không công bằng khi đưa tin về Trung Quốc, là muốn lật đổ Trung Quốc. Nhưng hiện giờ những kẻ “Mao tả” này lại đổi giọng nói “New York Times” là tốt, điều này làm cho người ta phải ngạc nhiên. Một tờ báo luôn được cho là không khách quan vô tư, thì sao lại có thể đưa tin về Ôn Gia Bảo trở nên khách quan vô tư được? Điều này chứng tỏ có rất nhiều thứ được ẩn giấu ở đằng sau dính dáng đến cuộc đấu đá trong nội bộ Đảng cộng sản Trung Quốc.
RFI: Loại trừ “Mao tả” đi, thì những cư dân mạng Trung Quốc khác mà ông từng tiếp xúc nhìn nhận ra sao?
Trương Kiện: Một bộ phận đáng kể cư dân mạng thực ra cũng không ngạc nhiên gì. Họ luôn cho rằng: Trung Quốc cải cách mở cửa đã 30 năm, rất nhiều quan chức Trung Quốc, kể cả quan chức trong Bộ chính trị cho dù bản thân có không “thối nát” đi nữa, thì người nhà của họ cũng nhất định sẽ là kẻ hưởng lợi trực tiếp từ cải cách mở cửa 30 năm, chỉ có điều là được hưởng lợi ít nhiều không giống nhau mà thôi. Họ chính là một tập đoàn được hưởng lợi, ngăn cản cải cách chính trị ở Trung Quốc thực ra chính là những tập đoàn lợi ích này, chứ không phải là những kẻ “tả phái”, cũng không phải là những người “hữu phái” được gọi là “Hán gian”như chúng tôi.
RFI: Các cư dân mạng Trung Quốc này sẽ chờ đợi gì ở bước tiếp theo?
Trương Kiện: Chúng tôi đang phát động một cuộc vận động trên mạng, kêu gọi mỗi người dân Trung Quốc hãy bỏ ra 1 đồng để ủng hộ Thủ tướng Ôn Gia Bảo trực tiếp kiện “New York Times”, đồng thời cũng ủng hộ Thủ tướng Ôn Gia Bảo công bố tài sản gia tộc mình trên “New York Times”. Đại để là một phiên bản trên “New York Times” phải tốn mấy trăm nghìn USD, vậy thì cả Trung Quốc 1,3 tỉ dân, mỗi người 1 xu là dứt khoát có thể đăng được rồi. Nếu như Thủ tướng Ôn Gia Bảo công bố tài sản gia đình mình, thì điều này sẽ tiến được một bước rất lớn theo hướng chống thối nát giữ thanh liêm thực sự, theo hướng dân chủ hóa thực sự ở Trung Quốc. Xã hội Trung Quốc phát triển tới ngày hôm nay, kinh tế đã bước được tới vùng nước sâu của cải cách, tình hình hiện thực buộc xã hội này phải tiến hành cải cách chính trị. Xã hội dân sự Trung Quốc đã quá thất vọng với sự tiến hành cải cách chính trị tự thân của Trung Quốc, Đại hội 18 họp lại kìm kẹp ngôn luận ở khắp nơi, rất nhiều người bạn ở trong nước “bị mời đi uống trà”, thậm chí còn bị chuyển tới những thành phố khác, có thể thấy được sự lo sợ và thiếu tự tin của giới chính thống là như thế nào. Trước tình thế này, những người mà theo chúng ta, ít ra về biểu hiện có tác phong đạo đức khá cao nếu có can đảm làm được một việc gì đó, thì mới thể hiện được cái tâm chống thối nát thực sự, thúc đẩy sự tiến bộ dân chủ của Trung Quốc thực sự ở họ.
Hỡi các bạn độc giả, trên đây là tình hình và những phân tích có liên quan đến bài viết trên “New York Times”đang gây tranh luận sôi nổi trong cộng đồng mạng mà ông Trương Kiện, nhà truyền giáo và nhà bất đồng chính kiến người Hoa ở Paris giới thiệu, đồng thời ông cũng kêu gọi hãy quyên góp giúp Thủ tướng Ôn Gia Bảo trong việc kiện tụng.
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012
nguồn:http://anhbasam.wordpress.com/2012/11/02/1341-truong-kien-moi-nguoi-hay-bo-ra-mot-dong-de-giup-on-gia-bao-kien-new-york-times-va-cong-bo-tai-san-gia-toc/#more-80180
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001