Posted by basamnews on 10/11/2012
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Sáu, ngày 9-11-2012
Ngày 26/10, tờ “New York Times” đăng trên trang nhất một bài viết về tài sản của gia đình Ôn Gia Bảo, trong đó nhấn mạnh đến vấn đề lạm dụng quyền lực để trục lợi và xung đột quyền lợi. Như nhà phân tích Francis Daho nhận xét trên tạp chí “Đại Tây Dương”, người giữ chức vụ Thủ tướng được xếp ở vị trí rất cao trong thứ bậc quyền lực ở Trung Quốc, cụ thể là người thứ ba của chế độ. Nhờ đó, phe cánh của Ôn Gia Bảo làm giàu thông qua “shili” (nguyên bản bằng tiếng Trung Quốc), thuật ngữ thông dụng vừa có nghĩa là quyền lực, sức mạnh và ảnh hưởng, nhưng cũng có nghĩa rộng rất tích cực trong văn hóa châu Á, cho dù nghĩa được dư luận thường dùng ám chỉ các mối liên hệ mờ ám giữa giới đầu nậu trong chính quyền và giới buôn bán làm ăn.
Ôn Gia Bảo là người luôn quan tâm đến mức phô trương tới nỗi thống khổ của dân chúng và từ đó được mệnh danh là “Wen Yeye” (ông Ôn), và vẫn được dư luận đánh giá tích cực mặc dù có nghi ngờ về gia đình ông. Khi đánh vào một nhân vật mang tính biểu tượng của chế độ như vậy, tờ “New York Times” đã làm suy yếu phái cải cách trong bối cảnh tranh giành quyền lực quyết liệt. Nhiều nhà bình luận nói đến khả năng thông tin này bị các mạng thông tin Trung Quốc thao túng, ngầm hành động nhân danh phái bảo thủ và với kế hoạch giữ phái cải cách chính trị ở khoảng cách đủ xa để không đe dọa bổng lộc và quyền lực của họ.
Dư luận bị đánh lạc hướng khỏi vấn đề chủ chốt trước các cuộc tranh luận về động cơ chính trị của bài báo, có thể được chỉ đạo bởi phái đối địch, hay cuộc tranh luận được người phát ngôn Chính phủ Trung Quốc tung ra khi nói về các cuộc tấn công chống nước này của phương Tây vì muốn kìm hãm sự lớn mạnh của Trung Quốc, cộng với những vụ việc tương tự liên quan đến tham nhũng hay ăn hối lộ ở các nước phương Tây được Bắc Kinh nhắc đi nhắc lại. Nhưng điều đáng nói ở đây, ở tâm điểm của đòi hỏi cải cách hình mẫu tăng trưởng, là vấn đề nhức nhối tham nhũng trên diện rộng trong giới tinh hoa Trung Quốc hay gia đình họ. Phần lớn các nhà nghiên cứu nước này giải thích rằng thực trạng đó đi liền với hoạt động của hệ thống chính trị, vừa mập mờ một cách nguy hiểm, vừa liên quan chặt chẽ với kinh doanh.
Dư luận bị ấn tượng trước những chi tiết được tờ báo tiết lộ, vừa mở rộng thêm vấn đề, vừa giải thích cho công chúng rộng rãi ở Mỹ và trên toàn thế giới biết được bổng lộc được tạo ra như thế nào để phân chia cho gia đình Ôn Gia Bảo và phe cánh của ông. Tuy nhiên, người điều tra, giống như mạng Bloomberg đã làm khi tiết lộ việc làm ăn của gia đình Tập Cận Bình hồi tháng 6/2012, cũng thận trọng nói rõ rằng không có một bằng chứng nào cho phép gây phương hại trực tiếp tới Ôn Gia Bảo.
Tuy vậy, bài báo chỉ đích danh việc làm giàu của Trương Bồi Lợi, vợ Thủ tướng Ôn Gia Bảo, khi bà đánh lộn một cách có hệ thống giữa lợi ích công và các vụ làm ăn sinh lời của cá nhân, lợi dụng vị thế ưu đãi của mình với tư cách là chuyên gia địa chất phụ trách công tác kiểm tra và điều hòa trong ngành công nghiệp sản xuất kim cương. Cuộc điều tra còn tiết lộ gia đình Ôn Gia Bảo có lợi ích trong Tập đoàn bảo hiểm Bình An, thông qua một người bạn gái, người đứng tên thay mặt cho phe cánh của Ôn Gia Bảo, cũng là công dân ở Thiên Tân như Ôn Gia Bảo. Vấn đề ở đây là tội lợi dụng bí mật vì các khoản đầu tư của người phụ nữ kia được thực hiện chỉ ít ngày trước khi Bình An lên sàn chứng khoán và sau đó giá cổ phiếu của tập đoàn này tăng vọt. Đồng thời và đây cũng là sự trùng hợp thú vị, Chính quyền Ôn Gia Bảo đã hủy bỏ một số biện pháp hạn chế quy mô các công ty bảo hiểm và Bình An, với giá trị lên tới gần 60 tỷ USD trên sàn chứng khoán.
Ngoài các vụ việc này còn có thêm một danh sách dài các xung đột quyền lợi và có thể cả các vụ lợi dụng ảnh hưởng để trục lợi trong phái ủng hộ Ôn Gia Bảo. Tác giả bài báo thận trọng nói rằng có thể những vụ này đưọc thực hiện mà Ôn Gia Bảo không biết. Nhưng sự việc ở đây là một loạt các vụ việc trùng hợp với nhau một cách khó hiểu. Chẳng hạn người anh em của Ôn Gia Bảo, là Giám đốc một công ty xây dựng, có thể được ưu tiên tiếp cận thị trường công, làm ăn thuận lợi và phát đạt. Trong khi đó, con trai Ôn Gia Bảo là Ôn Vân Tùng hay còn gọi là Winston Wen, là người đứng đầu một công ty đầu tư vừa có tiếng vừa làm ăn phát đạt, được tiếp cận nguồn vốn nước ngoài rộng rãi, kể cả vốn nhà nước, trong đó có cả của Xinhgapo.
Điều mà ai cũng biết là ở Trung Quốc, quyền lực nằm trong tay một nhóm đầu nậu từ rất lâu chia chác với nhau bổng lộc có được từ tài chính và sản xuất công nghiệp, dù là truyền thống hay có liên quan đến công nghệ mới, gần như nằm dưới sự kiểm soát của một loạt các tập đoàn lớn và Ngân hàng Nhà nước bị chính giới “thâm nhập” hay kiểm soát.
Cũng như mọi khi, Đảng Cộng sản Trung Quốc, vì lo lắng cho hình ảnh của mình mà họ biết là rất mong manh, phản ứng bằng cách phong tỏa mọi đường truy cập vào các mạng Internet đăng tải nhiều lời tố cáo và cập nhật thường xuyên các vụ ăn hối lộ lớn nhỏ ở Trung Quốc. Bắc Kinh đã từng làm như vậy khi phong tỏa truy cập vào Bloomberg do tiết lộ tài sản của những người thân của Tập Cận Bình vào tháng 6/2012. Kiểm duyệt đi liền với phản công trên hai mặt trận. Mặt trận riêng của gia đình Ôn Gia Bảo nhưng gặp khó khăn trong việc phủ nhận sự việc, và mặt trận tuyên truyền của Nhà nước tung ra luận điệu cũ rích cho đây là các vụ tấn công nhằm vào Trung Quốc mà không hề nói đến cốt lõi của sự việc.
Tuy nhiên, sự việc chuyển sang một quy mô khác trong vụ Ôn Gia Bảo. Cuộc tấn công phản ánh sự đối lập nghiệt ngă giữa thực tế và vẻ bề ngoài, có nguy cơ phá hoại hình ảnh về một quỹ đạo nhân văn và xã hội, được xây dựng một cách công phu từ năm 2002, được nuôi dưỡng ngay trong trào lưu cải cách của Trung Quốc thời hậu Mao. Từ Hồ Diệu Bang đến Triệu Tử Dương. Ban cáo trạng dài của tờ “New York Times” quả thực đánh chính diện vào hình ảnh – hoàn toàn ăn nhập với giọng điệu tuyên truyền của chế độ – liêm khiết, hiện đại. cần mẫn trong công việc và quan tâm đến nỗi thống khổ của dân chúng mà Thủ tướng mãn nhiệm tạo ra cho mình. Nhưng với việc tiết lộ các vụ tham nhũng này, tờ “New York Times” quên nói đến một mâu thuẫn khác. Đó là cuộc chiến chính trị của Ôn Gia Bảo từ năm 2009 nhằm xóa bỏ bổng lộc, đưa công lý đứng lên trên Đảng và buộc giới tinh hoa phải có trách nhiệm hơn. Nhưng nhiều người trong đó vẫn không muốn có sự minh bạch và không muốn chịu trách nhiệm, cố tình bác bỏ ý kiến cho rằng phải đối mặt với may rủi trong bầu cử, kể cả ở cấp thấp là làng xã, nơi các lãnh đạo cấp thấp can thiệp để thao túng bầu cử tự do.
Cũng có giả thiết theo đó cuộc điều tra của tờ “New York Times” được một phái địch thủ của Ôn Gia Bảo gợi ý hay ít nhất cũng là được tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện. Nhóm này có thể bao gồm một số người trong bộ máy an ninh và một số người gần gũi với Giang Trạch Dân, cũng như một số người ủng hộ Bạc Hy Lai. Phái chính trị Maoít trước đây cũng có ý định bảo vệ bổng lộc mà phái cải cách muốn xóa bỏ và đặc biệt là tránh cho Đảng phải đối
mặt với thách thức có độ rủi ro cao là cạnh tranh bầu cử ở diện rộng hơn và đặc biệt là cởi mở hơn và không bị thao túng.
Phe Bạc Hy Lai, vốn cho là mình đang đánh cược với sự sống còn của chính mình và của nước Trung Quốc như một số nhân vật bảo thủ dân túy thường nói, có xu hướng phân tích sự sụp đổ của thủ lĩnh mình như là hệ quả của hành động thao túng tiến trình kế nhiệm. Như vậy không thể không có chuyện bạn bè của họ quyết định phản công trong chính vấn đề đó vào lúc số phận của Bạc Hy Lai càng xấu đi hơn nữa sau khi bị khai trừ khỏi Quốc hội. Lần đầu tiên kể từ khi Mao Trạch Đông qua đời, tiến trình kế nhiệm diễn ra mà không được Đặng Tiểu Bình bảo trợ về mặt tinh thần, nên ngày càng bộc lộ ra trước công luận các vấn đề lớn trong chính trị và xã hội ở Trung Quốc. Trong số đó nạn tham nhũng trong giới tinh hoa tiếp tục là một trong những điểm yếu nguy hiểm nhất của chế độ mà thế hệ lãnh đạo hiện nay không ngừng phê phán nhưng chưa bao giờ có thể loại bỏ được.
Tất cả các phe đều bị “dính đòn”, kể cả phái truyền thống nhất cũng như phái cởi mở nhất hay trái lại là phái dân túy nhất theo Bạc Hy Lai. Trước đòi hỏi phải minh bạch và có trách nhiệm chính trị đang lan rộng trên các mạng xã hội, Chính phủ Trung Quốc đang lâm vào tình thế mong manh về tinh thần. Đòi hỏi đó cũng là cơ hội để các phái tung ra các cú đánh hèn hạ, tố cáo và phản công khiến hình ảnh của chính giới Trung Quốc ngày càng xấu đi. Chính giới nước này tập hợp nhau lại đằng sau Ôn Gia Bảo, nhưng vị thế của họ đã suy yếu sau những tiết lộ trên tờ “New York Times”.
*
* *
TTXVN (Hồng Công 8/11)
Từ lâu nay trên chính trường Trung Quốc giới phân tích đã nói đến cuộc chiến chính trị giữa Thủ tướng Ôn Gia Bảo và cựu ủy viên Bộ Chính trị Bạc Hy Lai. Giờ đây, khi mà Bạc Hy Lai đang vướng vòng lao lý, còn Thủ tướng Ôn Gia Bảo chuẩn bị về hưu, chính trường Trung Quốc lại một lần nữa chấn động bởi thông tin do báo chí Mỹ đăng tải về những khối tài sản kếch xù của gia đình ông Ôn Gia Bảo. Báo mạng Asia Times Online số ra ngày 1/11 vừa đăng bài viết của tác giả Francesco Sisei, cho rằng vụ việc này giống như một quả bom an được phe cánh ủng hộ Bạc Hy Lai dùng để phản công trong cuộc chiến giữa chính trị gia ngã ngựa này và Thủ tướng Ôn Gia Bảo. Dưới đây là nội dung bài viết:
Đó chắc chắn là một câu chuyện quan trọng, và bởi vì điều đó, có nhiều hơn một cách để nhìn nhận nó. Câu chuyện đặc biệt dài trên Thời báo Niu Yoóc về những phi vụ kinh doanh của gia đình Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã phát nổ giống như một quả bom tấn ở Bắc Kinh đúng vào thời điểm Chính phủ Trung Quốc đang bận rộn chuẩn bị cho kỳ Đại hội lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc và phiên tòa xét xử cựu ủy viên Bộ Chính trị kiêm Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, người đã bị hạ bệ trong vụ bê bối chính trị lớn nhất ở Trung Quốc kể từ sau vụ hạ bệ Lâm Bưu năm 1971.
Hiện vẫn chưa rõ là liệu câu chuyện về Ôn Gia Bảo và thời gian diễn ra câu chuyện này có phái là một sự trùng hợp hay không, nhiều hay ít bất hạnh hơn, hoặc nếu như thay vào đó nó là một kế hoạch được thiết kế đầy tính nghệ thuật bởi bất kỳ phe phái nào liên quan đến vụ bê bối, trong Đại hội 18 hoặc trong các mối quan hệ song phương Mỹ-Trung thì sao. Tuy vậy, câu chuyện đã diễn ra với tất cả các cấp độ này.
Những chi tiết trên Thời báo Niu Yoóc xuất hiện vào đúng thời điểm Chính phủ Trung Quốc công bố việc miễn nhiệm tư cách Đại biểu Quốc hội của Bạc Hy Lai. Một người theo chủ nghĩa Mao mới và được biết đến là một kẻ thù không đội trời chung của Ôn Gia Bảo.
Có thể chỉ là một sự trùng hợp, nhưng việc công khai những cáo buộc về các lợi ích kinh doanh của gia đình Thủ tướng Ôn Gia Bảo thông qua một tờ báo Mỹ sẽ làm suy yếu vị thế thủ tướng vào thời điểm Đảng Cộng sản Trung Quốc chuẩn bị phiên tòa xét xử Bạc Hy Lai, chống lại người mà ôn Gia Bảo đã “chiến đấu”. Hoặc cũng có thể việc tuyên bố miễn nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội của Bạc Hy Lai là một âm mưu của Chính phủ Trung Quốc nhằm giảm bớt tác động của các cuộc tấn công dự kiến nhằm vào Ôn Gia Bảo.
Trong bất kỳ trường hợp nào, trên thực tế – và đặc biệt nếu như liên kết câu chuyện về Ôn Gia Bảo với thông tin trước đó do hãng tin Bloomberg đăng tải về các thương vụ kinh doanh của người thân Phó Chủ tịch Tập Cận Bình – bài báo trên Thời báo Niu Yoóc là quan trọng bởi vì nó thể hiện sự can thiệp trực tiếp đầu tiên và đầy sức mạnh của truyền thông Mỹ vào tiến trình chính trị của Trung Quốc, như chuyên gia theo dõi tình hình Trung Quốc kỳ cựu Pierluigi Zanatta đã chỉ ra trong bài báo đó.
Bài báo đã được viết với lượng dữ liệu phong phú không chỉ về vợ và con trai Thủ tướng Ôn Gia Bảo mà cả bà mẹ già 90 tuổi của vị Thủ tướng này cũng được cho là nắm giữ những khối tài sản trị giá hàng trăm triệu USD. Theo Thời báo Niu Yoóc, hầu hết số tiền đó được tích lũy trong nhiệm kỳ Thủ tướng của ông Ôn Gia Bảo. Câu chuyện này không mới – nó là một bí mật mở từ nhiều năm nay – nhưng bài báo đã cung cấp một lượng lớn chi tiết trong vụ việc này. Ông Ôn Gia Bảo được miêu tả gần giống một kẻ làm tiền lớn trong Nhà nước Trung Quốc, một kiểu “phó vương” mới của người Trung Quốc, người sẵn sàng thúc đẩy các lợi ích riêng của gia đình ông ta.
Mặc khác, Thời báo Niu Yoóc không đề cập đến cam kết cải cách chính trị của Thủ tướng Ôn Gia Bảo và cũng không đề cập đến vai trò trung tâm của vị Thủ tướng Trung Quốc trong cuộc chiến chống nhân vật theo chủ nghĩa Mao mới là Bạc Hy Lai.
Đây là những thực tế đã được biết đến, những thực tế mà có lẽ sẽ không tạo ra một bối cảnh khác cho cáo buộc Ôn Gia Bảo tham nhũng. Ngược lại, bởi vì tất cả người Trung Quốc đều biết về cuộc đối đầu khốc liệt giữa hai ông ôn Gia Bảo và Bạc Hy Lai, người của Bạc Hy Lai có thể sử dụng những cáo buộc chống lại Ôn Gia Bảo để tranh cãi rằng vụ án tham nhũng của Bạc Hy Lai không phải là quá đặc biệt.
Điều này sẽ không giúp gì cho việc hạ bệ sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc, vốn đầy rẫy quan chức tham nhũng, như câu chuyện mà báo Mỹ đã nêu ra, bởi vì Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chứng minh điều đó bằng sự kiên cường với thời gian. Tuy nhiên, nó có thể làm nổi bật những cuộc tấn công nhằm vào Bạc Hy Lai.
Bạc Hy Lai là người muốn đưa Trung Quốc trở lại những nguyên tắc của Mao Trạch Đông, cắt đứt những cơ hội của các công ty tư nhân và tập trung quyền lực cùng tiền bạc vào nhà nước. Chiến lược này có thể dẫn đến một hệ thống tham nhũng lớn hơn bên trong Nhà nước Trung Quốc, tạo cho nó những doanh nghiệp nhà nước thiếu hiệu quả.
Trong trường hợp này câu chuyện về những lợi ích kinh doanh của gia đình ông Ôn Gia Bảo có thể giúp ích cho cuộc chiến trinh trị của Bạc Hy Lai. Trên thực tế, vào buổi tối, trong khi trang web của Thời báo Niu Yoóc bị Trung Quốc chặn, những người ủng hộ Bạc Hy Lai tiếp tục lưu truyền bài báo về gia đình ôn Gia Bảo trên trang mạng Weibo, Twitter của người Trung Quốc.
Đây là cuộc tấn công lớn thứ hai của báo chí Mỹ nhằm vào các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Cách đây ít tuần, hãng tin tài chính Bloomberg đã đăng một bài viết về khối tài sản của gia đình ông Tập Cận Bình, người mà sau ngày 8/11 tới chắc chắn sẽ trở thành Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và tháng 3 sang năm sẽ được thăng chức lên vị trí Chủ tịch nước. Phản ứng của Bắc Kinh là cắt đứt đường truy cập vào bài báo của Bloomberg và chặn trang web của hãng này ở Trung Quốc.
Ở một đất nước mà văn hóa chính trị bị bao phủ bởi những lớp hoài nghi và lý thuyết mưu mô, người dân đang hướng vào người có thể giúp đỡ hai tổ chức truyền thông nói trên trong công việc của họ. Ở Trung Quốc khó khăn hơn ở các nước phương Tây trong việc tìm đường trong một mớ báo chí và thông báo tài chính hỗn độn cũng như những hồ sơ công khai mà không có hướng dẫn hay dấu hiệu để nhìn vào. Do đó, một số người ở Bắc Kinh tin rằng nhiều khả năng cả Thời báo Niu Yoóc lẫn hãng tin Bloomberg đều được huấn luyện hoặc hỗ trợ bởi những người có trong tay một lưỡi rìu để “chém” Tập Cận Bình và Ôn Gia Bảo. Đó có thể là một dấu hiệu rằng những người thân cận với Bạc Hy Lai vẫn chưa sẵn sàng từ bỏ cuộc chiến của họ.
Trong khi đó, trong cùng thời điểm ấy, hãng thông tấn chính thức Tân Hoa Xã đã liệt kê ra danh sách một loạt cáo buộc nghiêm trọng chống lại Bạc Hy Lai. Mỗi một cáo buộc đó đều có thể khiến Bạc Hy Lai phải lĩnh án tử hình. Bạc Hy Lai bị cáo buộc tội đồng lõa trong vụ sát hại doanh nhân người Anh Neil Heywood. Vợ của Bạc Hy Lai, bà Cốc Khai Lai, đã bị kết án tử hình nhưng được hoãn thi hành án hai năm, do tội sát hại Neil Heywood. Bạc Hy Lai cũng bị cáo buộc khiến cho cựu Phó Thị trưởng kiêm Giám đốc Sở Công an Trung Khánh Vương Lập Quân – người từng là cánh tay phải của Bạc Hy Lai – tìm cách trốn ra nước ngoài – bị khép tội phản quốc và đã bị kết án 15 năm tù.
Số phận chính trị của Bạc Hy Lai đã bị khép lại, ngay cả khi chúng ta không biết khi nào tiến trình này sẽ hoàn tất. Tuy nhiên, những cáo buộc nghiêm trọng dồn dập cho thấy ràng vị cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh thậm chí có thể bị xử tử (cái chết vì bạo lực chính trị cuối cùng ở Trung Quốc, bề ngoài là do tai nạn, là trường họp của Lâm Bưu năm 1971). Hoặc nó cũng có thể là tiền đề để Chính phủ Trung Quốc tiến hành một chiến dịch mở rộng nhằm thanh lọc toàn bộ những đồng minh cuối cùng của Bạc Hy Lai, những người có thể bị nghi ngờ là đứng đằng sau các vụ tiết lộ gần đây. Khi cuộc tấn công chống lại các nhà lãnh đạo bị cáo buộc tham nhũng tiếp tiếp tục tiến đến mục tiêu nổi tiếng tiếp theo, nó thậm chí có thể ảnh hưởng đến cả Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.
Trong khi đó, hai hậu quả ngay lập tức chắc chắn sẽ xảy ra sau câu chuyện này. Hậu quả nhỏ có thể là áp đặt những sự kìm hãm và hạn chế mới, mạnh mẽ hơn đối với các hoạt động của tầng lớp doanh nhân “Đỏ” Trung Quốc. Hậu quả lớn hơn là cuộc chiến chính trị xung quanh đại hội có thể sẽ gia tăng sức nóng.
*
* *
TTXVN (Hồng Công 6/11)
Theo báo mạng Asia Times Online số ra ngày 30/10, làn sóng tự thiêu của người Tây Tạng nhằm phản đối sự cai trị của Chính phủ Trung Quốc có lẽ đã bước vào một giai đoạn mới sau số vụ tự thiêu kỷ lục trong tuần mới đây ở vùng đất linh thiêng này.
Theo các chuyên gia, thất bại trong việc kiềm chế các cuộc biểu tình “bốc lửa” đã phơi bày một thách thức lớn đối với Bắc Kinh, vốn đã thực hiện các chiến lược phối hợp nhằm dập tắt chiến dịch phản đối của người Tây Tạng – từ đề nghị thưởng tiền mặt cho những người Tây Tạng thông báo về các vụ tự thiêu tiềm tàng, cho đến siết chặt an ninh khẩn cấp tại các tu viện.
Chỉ tính riêng tuần từ ngày 20/10 đến ngày 27/10 vừa qua đã xảy ra 7 vụ tự thiêu, đánh dấu đây là tuần chết chóc nhất của các vụ tự thiêu trong nhiều tuần kể từ khi các cuộc biểu tình “bốc lửa” gia tăng hồi tháng 3 vừa qua nhằm chống lại sự cai trị của Bắc Kinh tại vùng đất thiêng này. Theo các nguồn tin, mới đây đã hai lần xảy ra hai vụ tự thiêu mỗi ngày – một kỷ lục khác – và số vụ tự thiêu bắt đầu từ tháng 2/2009 đến nay đã tăng lên con số 62.
Các cuộc biểu tình hiện vẫn đang tiếp diễn, bất chấp những lời kêu gọi chấm dứt biểu tình được đưa ra sau một cuộc họp đặc biệt của các nhóm Tây Tạng lưu vong được triệu tập theo lời khuyên của thủ lĩnh tinh thần Đạtlai Lạtma, người hiện đang sống lưu vong ở thị trấn vùng núi Dharapisala của Ấn Độ.
Phát biểu trên đài RFA, ông Robert Barnett, một học giả nghiên cứu về Tây Tạng tại Đại học Columbia (Mỹ) nhận xét: “Đây là một diễn biến rất nghiêm trọng, cho thấy người Tây Tạng tin rằng số vụ tự thiêu gia tăng sẽ tạo ra sự khác biệt thực sự đối với tình hình chính trị của họ và nó có thể dẫn đến việc sẽ có nhiều người tự thiêu cháy bản thân mình hơn nữa”. Ông Barnett cho rằng các cuộc biểu tình tự thiêu, vốn đang đặt ra câu hởi về sự cai trị của Bắc Kinh và kêu gọi sự trở về của Đạtlai Lạtma, đã bước vào một giai đoạn mới.
Giai đoạn đầu tiên, theo ông Barnett, đã bùng phát hồi tháng 3 năm nay khi các thầy tu tại Tu viện cứng đầu Kirti ở khu tự trị Ngaba của người Tây Tạng, phía Tây tỉnh Tứ Xuyên đã thiêu sống bản thân mình để thể hiện sự giận dữ của họ đối với chính sách siết chặt an ninh tại tu viện của họ. Biểu tình đã lan ra các khu vực lân cận là hai tỉnh Thanh Hải và Cam Túc và lan tiếp đến Khu tự trị Tây Tạng khi người Tây Tạng thế tục cùng các thầy tu và nữ tu sĩ tự biến mình thành những ngọn đuốc sống và chiếm giữ đường phố bằng các cuộc biểu tình, nêu bật sự phản đối của họ đối với sự cai trị của người Trung Quốc.
Học giả Barnett nhấn mạnh: “Giai đoạn hai liên quan đến những người thế tục, những người không chịu trách nhiệm về bất kỳ vụ việc đặc biệt nào nhưng có khả năng thế hiện sự thôns cảm đối với các thầy tu và nữ tu sĩ. Đã có một sự nhận thức chung rằng các tu sĩ đang phải chịu sức ép”. Ông Barnett giải thích rằng làn sóng biểu tình tự thiêu mới nhất – liên quan đến các vụ tự thiêu hai người một ngày – một loạt 5 vụ tự thiêu trong vòng một tuần ở khu vực Kanlho tại Khu tự trị Tây Tạng – báo hiệu một giai đoạn mới. Học giả này nhấn mạnh: “Đối với tôi, đây dường như là một diễn biến mới”.
Biểu tình tự thiêu gia tăng
Các cuộc biểu tình tự thiêu đang gia tăng ngay cả khi nhà chức trách Trung Quốc thực hiện các biện pháp khác nhau để kiềm chế tình hình. Ngày 21/10, cảnh sát Trung Quốc đã dán các thông báo ở khu vực Kanlho đề nghị rằng những ai báo cho nhà chức trách về các vụ tự thiêu đã được lên kế hoạch sẽ được thưởng một khoản tiền trị giá gần 8.000 USD. Kể từ khi thông báo này được đưa ra, 4 vụ tự thiêu đã xảy ra trong khu vực đó.
Mary Beth Markey, Chủ tịch nhóm luật sư Chiến dịch Quốc tế vì Tây Tạng có trụ sở ở Oasinhtơn (Mỹ) nhận định: “Ngôn ngữ được sử dụng trong thông báo phù hợp với việc không có lời thừa nhận chính thức về các chính sách hoặc hoạt động chắc chắn đã góp phần vào các vụ tự thiêu ở Tây Tạng kể từ tháng 2/2009. Thay vào đó, các quan chức tiếp tục mô tả các vụ tự thiêu của người Tây Tạng là các hành động bắt chước, tội phạm hoặc sai lầm trong ý nghĩ được cải trang từ chủ nghĩa khủng bố”.
Các quan chức Trung Quốc cũng đã tiếp cận gia đình của những người Tây Tạng tự thiêu trong thời gian gần đây và đề nghị cho họ 1 triệu nhân dân tệ (khoảng 160.000 USD “nếu như họ thú nhận và ký vào một tài liệu viết rằng người đó đã chết do tranh chấp trong gia đình và không biểu tình chống sự cai trị của Trung Quốc”. Dorjee Kyi, vợ của Sangay Gyatso, một người cha 27 tuổi của 2 đứa trẻ và là người đã tự thiêu hôm 6/10 trong một khu vực tu viện ở thành phố nhỏ Tsoe (Hợp’Tác – theo tiếng Trung Quốc) ở tinh Cam Túc, đã bác bỏ lời đề nghị. Thông tin này được các nguồn tin thân với gia đình Gyatso xác nhận.
Hàng trăm người bị bắt
Trong khi đó, các nhóm nhân quyền cho biết hàng trăm người Tây Tạng bị chính quyền tình nghi có liên quan đến các vụ tự thiêu đã bị bắt giữ, thường là tại các địa điểm mà gia đình họ không biết và không có quyền gì về mặt pháp luật.
Theo các nguồn tin, trong một nỗ lực rõ ràng nhằm gieo rắc nỗi sợ hãi vào người Tây Tạng, các bản án tù cứng rắn – lên tới 11 năm – đang được áp dụng đối với những người lan truyền ra bên ngoài các tin tức về những vụ tự thiêu. Các liên kết thông tin tới những khu vực xảy ra các vụ tự thiêu cũng đã bị cắt đứt ngay lập tức nhằm tránh bất kỳ sự công khai tiêu cực nào.
Stephanie Brigden, Giám đốc nhóm luật sư Tự do Tây Tạng có trụ sở tại Luân Đôn (Anh) cho biết: “Khắp Tây Tạng, Nhà nước Trung Quốc đang sử dụng vũ lực và sự đe dọa để đàn áp những lời kêu gọi tự do và ngăn chặn thông tin về biểu tình. Người dân Tây Tạng tiếp tục phản đối sự cai trị của người Trung Quốc, bất chấp: Nhà nước Trung Quốc sử dụng vũ lực gây chết người để chống lại các cuộc biểu tình, các vụ mất tích, các vụ bắt giữ quy mô lớn, tra tấn, những cái chết trong nhà giam, sự giám sát các cộng đồng và các biện pháp nhằm khiến người Tây Tạng chống lại nhau”.
Bà Brigden nói rằng người Tây Tạng cũng đang lựa chọn những địa điểm tiến hành các vụ tự thiêu một cách thận trọng, nghiêng về xu hướng tiềm năng là tự biến mình thành những bó đuốc sống trước các tòa nhà của Chính phủ Trung Quốc, là biểu tượng cho sự chiếm đóng của Bắc Kinh.
Lobsang Sangay, người đứng đầu Chính quyền Tây Tạng Trung ương (CTA – như chính quyền lưu vong này tự nhận), nói rằng các vụ tự thiêu bắt nguồn từ “sự đàn áp chính trị, sự cô lập kinh tế, phá hủy môi trường và đồng hóa văn hóa do Chính phủ Trung Quốc tiến hành ở Tây Tạng. Chấm dứt đàn áp thì các vụ tự thiêu sẽ chấm dứt”. Theo ông Lobsang Sangay, “ở Tây Tạng ngày nay có nhiều người Trung Quốc hơn người Tây Tạng, nhiều binh sĩ quân đội Trung Quốc hơn các thầy tu Tây Tạng, nhiều camera giám sát hơn là các cửa sổ và nhiều súng hơn là các ngọn đèn của người Tây Tạng”./.
nguồn;http://anhbasam.wordpress.com/2012/11/10/thu-tuong-on-gia-bao-voi-van-de-tham-nhung-va-cuoc-chien-phe-phai/#more-81051
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Sáu, ngày 9-11-2012
THỦ TƯỚNG ÔN GIA BẢO VỚI VẤN ĐỀ THAM NHŨNG VÀ CUỘC CHIẾN PHE PHÁI
TTXVN (Angiê 6/11)Ngày 26/10, tờ “New York Times” đăng trên trang nhất một bài viết về tài sản của gia đình Ôn Gia Bảo, trong đó nhấn mạnh đến vấn đề lạm dụng quyền lực để trục lợi và xung đột quyền lợi. Như nhà phân tích Francis Daho nhận xét trên tạp chí “Đại Tây Dương”, người giữ chức vụ Thủ tướng được xếp ở vị trí rất cao trong thứ bậc quyền lực ở Trung Quốc, cụ thể là người thứ ba của chế độ. Nhờ đó, phe cánh của Ôn Gia Bảo làm giàu thông qua “shili” (nguyên bản bằng tiếng Trung Quốc), thuật ngữ thông dụng vừa có nghĩa là quyền lực, sức mạnh và ảnh hưởng, nhưng cũng có nghĩa rộng rất tích cực trong văn hóa châu Á, cho dù nghĩa được dư luận thường dùng ám chỉ các mối liên hệ mờ ám giữa giới đầu nậu trong chính quyền và giới buôn bán làm ăn.
Ôn Gia Bảo là người luôn quan tâm đến mức phô trương tới nỗi thống khổ của dân chúng và từ đó được mệnh danh là “Wen Yeye” (ông Ôn), và vẫn được dư luận đánh giá tích cực mặc dù có nghi ngờ về gia đình ông. Khi đánh vào một nhân vật mang tính biểu tượng của chế độ như vậy, tờ “New York Times” đã làm suy yếu phái cải cách trong bối cảnh tranh giành quyền lực quyết liệt. Nhiều nhà bình luận nói đến khả năng thông tin này bị các mạng thông tin Trung Quốc thao túng, ngầm hành động nhân danh phái bảo thủ và với kế hoạch giữ phái cải cách chính trị ở khoảng cách đủ xa để không đe dọa bổng lộc và quyền lực của họ.
Dư luận bị đánh lạc hướng khỏi vấn đề chủ chốt trước các cuộc tranh luận về động cơ chính trị của bài báo, có thể được chỉ đạo bởi phái đối địch, hay cuộc tranh luận được người phát ngôn Chính phủ Trung Quốc tung ra khi nói về các cuộc tấn công chống nước này của phương Tây vì muốn kìm hãm sự lớn mạnh của Trung Quốc, cộng với những vụ việc tương tự liên quan đến tham nhũng hay ăn hối lộ ở các nước phương Tây được Bắc Kinh nhắc đi nhắc lại. Nhưng điều đáng nói ở đây, ở tâm điểm của đòi hỏi cải cách hình mẫu tăng trưởng, là vấn đề nhức nhối tham nhũng trên diện rộng trong giới tinh hoa Trung Quốc hay gia đình họ. Phần lớn các nhà nghiên cứu nước này giải thích rằng thực trạng đó đi liền với hoạt động của hệ thống chính trị, vừa mập mờ một cách nguy hiểm, vừa liên quan chặt chẽ với kinh doanh.
Dư luận bị ấn tượng trước những chi tiết được tờ báo tiết lộ, vừa mở rộng thêm vấn đề, vừa giải thích cho công chúng rộng rãi ở Mỹ và trên toàn thế giới biết được bổng lộc được tạo ra như thế nào để phân chia cho gia đình Ôn Gia Bảo và phe cánh của ông. Tuy nhiên, người điều tra, giống như mạng Bloomberg đã làm khi tiết lộ việc làm ăn của gia đình Tập Cận Bình hồi tháng 6/2012, cũng thận trọng nói rõ rằng không có một bằng chứng nào cho phép gây phương hại trực tiếp tới Ôn Gia Bảo.
Tuy vậy, bài báo chỉ đích danh việc làm giàu của Trương Bồi Lợi, vợ Thủ tướng Ôn Gia Bảo, khi bà đánh lộn một cách có hệ thống giữa lợi ích công và các vụ làm ăn sinh lời của cá nhân, lợi dụng vị thế ưu đãi của mình với tư cách là chuyên gia địa chất phụ trách công tác kiểm tra và điều hòa trong ngành công nghiệp sản xuất kim cương. Cuộc điều tra còn tiết lộ gia đình Ôn Gia Bảo có lợi ích trong Tập đoàn bảo hiểm Bình An, thông qua một người bạn gái, người đứng tên thay mặt cho phe cánh của Ôn Gia Bảo, cũng là công dân ở Thiên Tân như Ôn Gia Bảo. Vấn đề ở đây là tội lợi dụng bí mật vì các khoản đầu tư của người phụ nữ kia được thực hiện chỉ ít ngày trước khi Bình An lên sàn chứng khoán và sau đó giá cổ phiếu của tập đoàn này tăng vọt. Đồng thời và đây cũng là sự trùng hợp thú vị, Chính quyền Ôn Gia Bảo đã hủy bỏ một số biện pháp hạn chế quy mô các công ty bảo hiểm và Bình An, với giá trị lên tới gần 60 tỷ USD trên sàn chứng khoán.
Ngoài các vụ việc này còn có thêm một danh sách dài các xung đột quyền lợi và có thể cả các vụ lợi dụng ảnh hưởng để trục lợi trong phái ủng hộ Ôn Gia Bảo. Tác giả bài báo thận trọng nói rằng có thể những vụ này đưọc thực hiện mà Ôn Gia Bảo không biết. Nhưng sự việc ở đây là một loạt các vụ việc trùng hợp với nhau một cách khó hiểu. Chẳng hạn người anh em của Ôn Gia Bảo, là Giám đốc một công ty xây dựng, có thể được ưu tiên tiếp cận thị trường công, làm ăn thuận lợi và phát đạt. Trong khi đó, con trai Ôn Gia Bảo là Ôn Vân Tùng hay còn gọi là Winston Wen, là người đứng đầu một công ty đầu tư vừa có tiếng vừa làm ăn phát đạt, được tiếp cận nguồn vốn nước ngoài rộng rãi, kể cả vốn nhà nước, trong đó có cả của Xinhgapo.
Điều mà ai cũng biết là ở Trung Quốc, quyền lực nằm trong tay một nhóm đầu nậu từ rất lâu chia chác với nhau bổng lộc có được từ tài chính và sản xuất công nghiệp, dù là truyền thống hay có liên quan đến công nghệ mới, gần như nằm dưới sự kiểm soát của một loạt các tập đoàn lớn và Ngân hàng Nhà nước bị chính giới “thâm nhập” hay kiểm soát.
Cũng như mọi khi, Đảng Cộng sản Trung Quốc, vì lo lắng cho hình ảnh của mình mà họ biết là rất mong manh, phản ứng bằng cách phong tỏa mọi đường truy cập vào các mạng Internet đăng tải nhiều lời tố cáo và cập nhật thường xuyên các vụ ăn hối lộ lớn nhỏ ở Trung Quốc. Bắc Kinh đã từng làm như vậy khi phong tỏa truy cập vào Bloomberg do tiết lộ tài sản của những người thân của Tập Cận Bình vào tháng 6/2012. Kiểm duyệt đi liền với phản công trên hai mặt trận. Mặt trận riêng của gia đình Ôn Gia Bảo nhưng gặp khó khăn trong việc phủ nhận sự việc, và mặt trận tuyên truyền của Nhà nước tung ra luận điệu cũ rích cho đây là các vụ tấn công nhằm vào Trung Quốc mà không hề nói đến cốt lõi của sự việc.
Tuy nhiên, sự việc chuyển sang một quy mô khác trong vụ Ôn Gia Bảo. Cuộc tấn công phản ánh sự đối lập nghiệt ngă giữa thực tế và vẻ bề ngoài, có nguy cơ phá hoại hình ảnh về một quỹ đạo nhân văn và xã hội, được xây dựng một cách công phu từ năm 2002, được nuôi dưỡng ngay trong trào lưu cải cách của Trung Quốc thời hậu Mao. Từ Hồ Diệu Bang đến Triệu Tử Dương. Ban cáo trạng dài của tờ “New York Times” quả thực đánh chính diện vào hình ảnh – hoàn toàn ăn nhập với giọng điệu tuyên truyền của chế độ – liêm khiết, hiện đại. cần mẫn trong công việc và quan tâm đến nỗi thống khổ của dân chúng mà Thủ tướng mãn nhiệm tạo ra cho mình. Nhưng với việc tiết lộ các vụ tham nhũng này, tờ “New York Times” quên nói đến một mâu thuẫn khác. Đó là cuộc chiến chính trị của Ôn Gia Bảo từ năm 2009 nhằm xóa bỏ bổng lộc, đưa công lý đứng lên trên Đảng và buộc giới tinh hoa phải có trách nhiệm hơn. Nhưng nhiều người trong đó vẫn không muốn có sự minh bạch và không muốn chịu trách nhiệm, cố tình bác bỏ ý kiến cho rằng phải đối mặt với may rủi trong bầu cử, kể cả ở cấp thấp là làng xã, nơi các lãnh đạo cấp thấp can thiệp để thao túng bầu cử tự do.
Cũng có giả thiết theo đó cuộc điều tra của tờ “New York Times” được một phái địch thủ của Ôn Gia Bảo gợi ý hay ít nhất cũng là được tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện. Nhóm này có thể bao gồm một số người trong bộ máy an ninh và một số người gần gũi với Giang Trạch Dân, cũng như một số người ủng hộ Bạc Hy Lai. Phái chính trị Maoít trước đây cũng có ý định bảo vệ bổng lộc mà phái cải cách muốn xóa bỏ và đặc biệt là tránh cho Đảng phải đối
mặt với thách thức có độ rủi ro cao là cạnh tranh bầu cử ở diện rộng hơn và đặc biệt là cởi mở hơn và không bị thao túng.
Phe Bạc Hy Lai, vốn cho là mình đang đánh cược với sự sống còn của chính mình và của nước Trung Quốc như một số nhân vật bảo thủ dân túy thường nói, có xu hướng phân tích sự sụp đổ của thủ lĩnh mình như là hệ quả của hành động thao túng tiến trình kế nhiệm. Như vậy không thể không có chuyện bạn bè của họ quyết định phản công trong chính vấn đề đó vào lúc số phận của Bạc Hy Lai càng xấu đi hơn nữa sau khi bị khai trừ khỏi Quốc hội. Lần đầu tiên kể từ khi Mao Trạch Đông qua đời, tiến trình kế nhiệm diễn ra mà không được Đặng Tiểu Bình bảo trợ về mặt tinh thần, nên ngày càng bộc lộ ra trước công luận các vấn đề lớn trong chính trị và xã hội ở Trung Quốc. Trong số đó nạn tham nhũng trong giới tinh hoa tiếp tục là một trong những điểm yếu nguy hiểm nhất của chế độ mà thế hệ lãnh đạo hiện nay không ngừng phê phán nhưng chưa bao giờ có thể loại bỏ được.
Tất cả các phe đều bị “dính đòn”, kể cả phái truyền thống nhất cũng như phái cởi mở nhất hay trái lại là phái dân túy nhất theo Bạc Hy Lai. Trước đòi hỏi phải minh bạch và có trách nhiệm chính trị đang lan rộng trên các mạng xã hội, Chính phủ Trung Quốc đang lâm vào tình thế mong manh về tinh thần. Đòi hỏi đó cũng là cơ hội để các phái tung ra các cú đánh hèn hạ, tố cáo và phản công khiến hình ảnh của chính giới Trung Quốc ngày càng xấu đi. Chính giới nước này tập hợp nhau lại đằng sau Ôn Gia Bảo, nhưng vị thế của họ đã suy yếu sau những tiết lộ trên tờ “New York Times”.
*
* *
TTXVN (Hồng Công 8/11)
Từ lâu nay trên chính trường Trung Quốc giới phân tích đã nói đến cuộc chiến chính trị giữa Thủ tướng Ôn Gia Bảo và cựu ủy viên Bộ Chính trị Bạc Hy Lai. Giờ đây, khi mà Bạc Hy Lai đang vướng vòng lao lý, còn Thủ tướng Ôn Gia Bảo chuẩn bị về hưu, chính trường Trung Quốc lại một lần nữa chấn động bởi thông tin do báo chí Mỹ đăng tải về những khối tài sản kếch xù của gia đình ông Ôn Gia Bảo. Báo mạng Asia Times Online số ra ngày 1/11 vừa đăng bài viết của tác giả Francesco Sisei, cho rằng vụ việc này giống như một quả bom an được phe cánh ủng hộ Bạc Hy Lai dùng để phản công trong cuộc chiến giữa chính trị gia ngã ngựa này và Thủ tướng Ôn Gia Bảo. Dưới đây là nội dung bài viết:
Đó chắc chắn là một câu chuyện quan trọng, và bởi vì điều đó, có nhiều hơn một cách để nhìn nhận nó. Câu chuyện đặc biệt dài trên Thời báo Niu Yoóc về những phi vụ kinh doanh của gia đình Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã phát nổ giống như một quả bom tấn ở Bắc Kinh đúng vào thời điểm Chính phủ Trung Quốc đang bận rộn chuẩn bị cho kỳ Đại hội lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc và phiên tòa xét xử cựu ủy viên Bộ Chính trị kiêm Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, người đã bị hạ bệ trong vụ bê bối chính trị lớn nhất ở Trung Quốc kể từ sau vụ hạ bệ Lâm Bưu năm 1971.
Hiện vẫn chưa rõ là liệu câu chuyện về Ôn Gia Bảo và thời gian diễn ra câu chuyện này có phái là một sự trùng hợp hay không, nhiều hay ít bất hạnh hơn, hoặc nếu như thay vào đó nó là một kế hoạch được thiết kế đầy tính nghệ thuật bởi bất kỳ phe phái nào liên quan đến vụ bê bối, trong Đại hội 18 hoặc trong các mối quan hệ song phương Mỹ-Trung thì sao. Tuy vậy, câu chuyện đã diễn ra với tất cả các cấp độ này.
Những chi tiết trên Thời báo Niu Yoóc xuất hiện vào đúng thời điểm Chính phủ Trung Quốc công bố việc miễn nhiệm tư cách Đại biểu Quốc hội của Bạc Hy Lai. Một người theo chủ nghĩa Mao mới và được biết đến là một kẻ thù không đội trời chung của Ôn Gia Bảo.
Có thể chỉ là một sự trùng hợp, nhưng việc công khai những cáo buộc về các lợi ích kinh doanh của gia đình Thủ tướng Ôn Gia Bảo thông qua một tờ báo Mỹ sẽ làm suy yếu vị thế thủ tướng vào thời điểm Đảng Cộng sản Trung Quốc chuẩn bị phiên tòa xét xử Bạc Hy Lai, chống lại người mà ôn Gia Bảo đã “chiến đấu”. Hoặc cũng có thể việc tuyên bố miễn nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội của Bạc Hy Lai là một âm mưu của Chính phủ Trung Quốc nhằm giảm bớt tác động của các cuộc tấn công dự kiến nhằm vào Ôn Gia Bảo.
Trong bất kỳ trường hợp nào, trên thực tế – và đặc biệt nếu như liên kết câu chuyện về Ôn Gia Bảo với thông tin trước đó do hãng tin Bloomberg đăng tải về các thương vụ kinh doanh của người thân Phó Chủ tịch Tập Cận Bình – bài báo trên Thời báo Niu Yoóc là quan trọng bởi vì nó thể hiện sự can thiệp trực tiếp đầu tiên và đầy sức mạnh của truyền thông Mỹ vào tiến trình chính trị của Trung Quốc, như chuyên gia theo dõi tình hình Trung Quốc kỳ cựu Pierluigi Zanatta đã chỉ ra trong bài báo đó.
Bài báo đã được viết với lượng dữ liệu phong phú không chỉ về vợ và con trai Thủ tướng Ôn Gia Bảo mà cả bà mẹ già 90 tuổi của vị Thủ tướng này cũng được cho là nắm giữ những khối tài sản trị giá hàng trăm triệu USD. Theo Thời báo Niu Yoóc, hầu hết số tiền đó được tích lũy trong nhiệm kỳ Thủ tướng của ông Ôn Gia Bảo. Câu chuyện này không mới – nó là một bí mật mở từ nhiều năm nay – nhưng bài báo đã cung cấp một lượng lớn chi tiết trong vụ việc này. Ông Ôn Gia Bảo được miêu tả gần giống một kẻ làm tiền lớn trong Nhà nước Trung Quốc, một kiểu “phó vương” mới của người Trung Quốc, người sẵn sàng thúc đẩy các lợi ích riêng của gia đình ông ta.
Mặc khác, Thời báo Niu Yoóc không đề cập đến cam kết cải cách chính trị của Thủ tướng Ôn Gia Bảo và cũng không đề cập đến vai trò trung tâm của vị Thủ tướng Trung Quốc trong cuộc chiến chống nhân vật theo chủ nghĩa Mao mới là Bạc Hy Lai.
Đây là những thực tế đã được biết đến, những thực tế mà có lẽ sẽ không tạo ra một bối cảnh khác cho cáo buộc Ôn Gia Bảo tham nhũng. Ngược lại, bởi vì tất cả người Trung Quốc đều biết về cuộc đối đầu khốc liệt giữa hai ông ôn Gia Bảo và Bạc Hy Lai, người của Bạc Hy Lai có thể sử dụng những cáo buộc chống lại Ôn Gia Bảo để tranh cãi rằng vụ án tham nhũng của Bạc Hy Lai không phải là quá đặc biệt.
Điều này sẽ không giúp gì cho việc hạ bệ sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc, vốn đầy rẫy quan chức tham nhũng, như câu chuyện mà báo Mỹ đã nêu ra, bởi vì Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chứng minh điều đó bằng sự kiên cường với thời gian. Tuy nhiên, nó có thể làm nổi bật những cuộc tấn công nhằm vào Bạc Hy Lai.
Bạc Hy Lai là người muốn đưa Trung Quốc trở lại những nguyên tắc của Mao Trạch Đông, cắt đứt những cơ hội của các công ty tư nhân và tập trung quyền lực cùng tiền bạc vào nhà nước. Chiến lược này có thể dẫn đến một hệ thống tham nhũng lớn hơn bên trong Nhà nước Trung Quốc, tạo cho nó những doanh nghiệp nhà nước thiếu hiệu quả.
Trong trường hợp này câu chuyện về những lợi ích kinh doanh của gia đình ông Ôn Gia Bảo có thể giúp ích cho cuộc chiến trinh trị của Bạc Hy Lai. Trên thực tế, vào buổi tối, trong khi trang web của Thời báo Niu Yoóc bị Trung Quốc chặn, những người ủng hộ Bạc Hy Lai tiếp tục lưu truyền bài báo về gia đình ôn Gia Bảo trên trang mạng Weibo, Twitter của người Trung Quốc.
Đây là cuộc tấn công lớn thứ hai của báo chí Mỹ nhằm vào các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Cách đây ít tuần, hãng tin tài chính Bloomberg đã đăng một bài viết về khối tài sản của gia đình ông Tập Cận Bình, người mà sau ngày 8/11 tới chắc chắn sẽ trở thành Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và tháng 3 sang năm sẽ được thăng chức lên vị trí Chủ tịch nước. Phản ứng của Bắc Kinh là cắt đứt đường truy cập vào bài báo của Bloomberg và chặn trang web của hãng này ở Trung Quốc.
Ở một đất nước mà văn hóa chính trị bị bao phủ bởi những lớp hoài nghi và lý thuyết mưu mô, người dân đang hướng vào người có thể giúp đỡ hai tổ chức truyền thông nói trên trong công việc của họ. Ở Trung Quốc khó khăn hơn ở các nước phương Tây trong việc tìm đường trong một mớ báo chí và thông báo tài chính hỗn độn cũng như những hồ sơ công khai mà không có hướng dẫn hay dấu hiệu để nhìn vào. Do đó, một số người ở Bắc Kinh tin rằng nhiều khả năng cả Thời báo Niu Yoóc lẫn hãng tin Bloomberg đều được huấn luyện hoặc hỗ trợ bởi những người có trong tay một lưỡi rìu để “chém” Tập Cận Bình và Ôn Gia Bảo. Đó có thể là một dấu hiệu rằng những người thân cận với Bạc Hy Lai vẫn chưa sẵn sàng từ bỏ cuộc chiến của họ.
Trong khi đó, trong cùng thời điểm ấy, hãng thông tấn chính thức Tân Hoa Xã đã liệt kê ra danh sách một loạt cáo buộc nghiêm trọng chống lại Bạc Hy Lai. Mỗi một cáo buộc đó đều có thể khiến Bạc Hy Lai phải lĩnh án tử hình. Bạc Hy Lai bị cáo buộc tội đồng lõa trong vụ sát hại doanh nhân người Anh Neil Heywood. Vợ của Bạc Hy Lai, bà Cốc Khai Lai, đã bị kết án tử hình nhưng được hoãn thi hành án hai năm, do tội sát hại Neil Heywood. Bạc Hy Lai cũng bị cáo buộc khiến cho cựu Phó Thị trưởng kiêm Giám đốc Sở Công an Trung Khánh Vương Lập Quân – người từng là cánh tay phải của Bạc Hy Lai – tìm cách trốn ra nước ngoài – bị khép tội phản quốc và đã bị kết án 15 năm tù.
Số phận chính trị của Bạc Hy Lai đã bị khép lại, ngay cả khi chúng ta không biết khi nào tiến trình này sẽ hoàn tất. Tuy nhiên, những cáo buộc nghiêm trọng dồn dập cho thấy ràng vị cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh thậm chí có thể bị xử tử (cái chết vì bạo lực chính trị cuối cùng ở Trung Quốc, bề ngoài là do tai nạn, là trường họp của Lâm Bưu năm 1971). Hoặc nó cũng có thể là tiền đề để Chính phủ Trung Quốc tiến hành một chiến dịch mở rộng nhằm thanh lọc toàn bộ những đồng minh cuối cùng của Bạc Hy Lai, những người có thể bị nghi ngờ là đứng đằng sau các vụ tiết lộ gần đây. Khi cuộc tấn công chống lại các nhà lãnh đạo bị cáo buộc tham nhũng tiếp tiếp tục tiến đến mục tiêu nổi tiếng tiếp theo, nó thậm chí có thể ảnh hưởng đến cả Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.
Trong khi đó, hai hậu quả ngay lập tức chắc chắn sẽ xảy ra sau câu chuyện này. Hậu quả nhỏ có thể là áp đặt những sự kìm hãm và hạn chế mới, mạnh mẽ hơn đối với các hoạt động của tầng lớp doanh nhân “Đỏ” Trung Quốc. Hậu quả lớn hơn là cuộc chiến chính trị xung quanh đại hội có thể sẽ gia tăng sức nóng.
*
* *
TTXVN (Hồng Công 6/11)
Theo báo mạng Asia Times Online số ra ngày 30/10, làn sóng tự thiêu của người Tây Tạng nhằm phản đối sự cai trị của Chính phủ Trung Quốc có lẽ đã bước vào một giai đoạn mới sau số vụ tự thiêu kỷ lục trong tuần mới đây ở vùng đất linh thiêng này.
Theo các chuyên gia, thất bại trong việc kiềm chế các cuộc biểu tình “bốc lửa” đã phơi bày một thách thức lớn đối với Bắc Kinh, vốn đã thực hiện các chiến lược phối hợp nhằm dập tắt chiến dịch phản đối của người Tây Tạng – từ đề nghị thưởng tiền mặt cho những người Tây Tạng thông báo về các vụ tự thiêu tiềm tàng, cho đến siết chặt an ninh khẩn cấp tại các tu viện.
Chỉ tính riêng tuần từ ngày 20/10 đến ngày 27/10 vừa qua đã xảy ra 7 vụ tự thiêu, đánh dấu đây là tuần chết chóc nhất của các vụ tự thiêu trong nhiều tuần kể từ khi các cuộc biểu tình “bốc lửa” gia tăng hồi tháng 3 vừa qua nhằm chống lại sự cai trị của Bắc Kinh tại vùng đất thiêng này. Theo các nguồn tin, mới đây đã hai lần xảy ra hai vụ tự thiêu mỗi ngày – một kỷ lục khác – và số vụ tự thiêu bắt đầu từ tháng 2/2009 đến nay đã tăng lên con số 62.
Các cuộc biểu tình hiện vẫn đang tiếp diễn, bất chấp những lời kêu gọi chấm dứt biểu tình được đưa ra sau một cuộc họp đặc biệt của các nhóm Tây Tạng lưu vong được triệu tập theo lời khuyên của thủ lĩnh tinh thần Đạtlai Lạtma, người hiện đang sống lưu vong ở thị trấn vùng núi Dharapisala của Ấn Độ.
Phát biểu trên đài RFA, ông Robert Barnett, một học giả nghiên cứu về Tây Tạng tại Đại học Columbia (Mỹ) nhận xét: “Đây là một diễn biến rất nghiêm trọng, cho thấy người Tây Tạng tin rằng số vụ tự thiêu gia tăng sẽ tạo ra sự khác biệt thực sự đối với tình hình chính trị của họ và nó có thể dẫn đến việc sẽ có nhiều người tự thiêu cháy bản thân mình hơn nữa”. Ông Barnett cho rằng các cuộc biểu tình tự thiêu, vốn đang đặt ra câu hởi về sự cai trị của Bắc Kinh và kêu gọi sự trở về của Đạtlai Lạtma, đã bước vào một giai đoạn mới.
Giai đoạn đầu tiên, theo ông Barnett, đã bùng phát hồi tháng 3 năm nay khi các thầy tu tại Tu viện cứng đầu Kirti ở khu tự trị Ngaba của người Tây Tạng, phía Tây tỉnh Tứ Xuyên đã thiêu sống bản thân mình để thể hiện sự giận dữ của họ đối với chính sách siết chặt an ninh tại tu viện của họ. Biểu tình đã lan ra các khu vực lân cận là hai tỉnh Thanh Hải và Cam Túc và lan tiếp đến Khu tự trị Tây Tạng khi người Tây Tạng thế tục cùng các thầy tu và nữ tu sĩ tự biến mình thành những ngọn đuốc sống và chiếm giữ đường phố bằng các cuộc biểu tình, nêu bật sự phản đối của họ đối với sự cai trị của người Trung Quốc.
Học giả Barnett nhấn mạnh: “Giai đoạn hai liên quan đến những người thế tục, những người không chịu trách nhiệm về bất kỳ vụ việc đặc biệt nào nhưng có khả năng thế hiện sự thôns cảm đối với các thầy tu và nữ tu sĩ. Đã có một sự nhận thức chung rằng các tu sĩ đang phải chịu sức ép”. Ông Barnett giải thích rằng làn sóng biểu tình tự thiêu mới nhất – liên quan đến các vụ tự thiêu hai người một ngày – một loạt 5 vụ tự thiêu trong vòng một tuần ở khu vực Kanlho tại Khu tự trị Tây Tạng – báo hiệu một giai đoạn mới. Học giả này nhấn mạnh: “Đối với tôi, đây dường như là một diễn biến mới”.
Biểu tình tự thiêu gia tăng
Các cuộc biểu tình tự thiêu đang gia tăng ngay cả khi nhà chức trách Trung Quốc thực hiện các biện pháp khác nhau để kiềm chế tình hình. Ngày 21/10, cảnh sát Trung Quốc đã dán các thông báo ở khu vực Kanlho đề nghị rằng những ai báo cho nhà chức trách về các vụ tự thiêu đã được lên kế hoạch sẽ được thưởng một khoản tiền trị giá gần 8.000 USD. Kể từ khi thông báo này được đưa ra, 4 vụ tự thiêu đã xảy ra trong khu vực đó.
Mary Beth Markey, Chủ tịch nhóm luật sư Chiến dịch Quốc tế vì Tây Tạng có trụ sở ở Oasinhtơn (Mỹ) nhận định: “Ngôn ngữ được sử dụng trong thông báo phù hợp với việc không có lời thừa nhận chính thức về các chính sách hoặc hoạt động chắc chắn đã góp phần vào các vụ tự thiêu ở Tây Tạng kể từ tháng 2/2009. Thay vào đó, các quan chức tiếp tục mô tả các vụ tự thiêu của người Tây Tạng là các hành động bắt chước, tội phạm hoặc sai lầm trong ý nghĩ được cải trang từ chủ nghĩa khủng bố”.
Các quan chức Trung Quốc cũng đã tiếp cận gia đình của những người Tây Tạng tự thiêu trong thời gian gần đây và đề nghị cho họ 1 triệu nhân dân tệ (khoảng 160.000 USD “nếu như họ thú nhận và ký vào một tài liệu viết rằng người đó đã chết do tranh chấp trong gia đình và không biểu tình chống sự cai trị của Trung Quốc”. Dorjee Kyi, vợ của Sangay Gyatso, một người cha 27 tuổi của 2 đứa trẻ và là người đã tự thiêu hôm 6/10 trong một khu vực tu viện ở thành phố nhỏ Tsoe (Hợp’Tác – theo tiếng Trung Quốc) ở tinh Cam Túc, đã bác bỏ lời đề nghị. Thông tin này được các nguồn tin thân với gia đình Gyatso xác nhận.
Hàng trăm người bị bắt
Trong khi đó, các nhóm nhân quyền cho biết hàng trăm người Tây Tạng bị chính quyền tình nghi có liên quan đến các vụ tự thiêu đã bị bắt giữ, thường là tại các địa điểm mà gia đình họ không biết và không có quyền gì về mặt pháp luật.
Theo các nguồn tin, trong một nỗ lực rõ ràng nhằm gieo rắc nỗi sợ hãi vào người Tây Tạng, các bản án tù cứng rắn – lên tới 11 năm – đang được áp dụng đối với những người lan truyền ra bên ngoài các tin tức về những vụ tự thiêu. Các liên kết thông tin tới những khu vực xảy ra các vụ tự thiêu cũng đã bị cắt đứt ngay lập tức nhằm tránh bất kỳ sự công khai tiêu cực nào.
Stephanie Brigden, Giám đốc nhóm luật sư Tự do Tây Tạng có trụ sở tại Luân Đôn (Anh) cho biết: “Khắp Tây Tạng, Nhà nước Trung Quốc đang sử dụng vũ lực và sự đe dọa để đàn áp những lời kêu gọi tự do và ngăn chặn thông tin về biểu tình. Người dân Tây Tạng tiếp tục phản đối sự cai trị của người Trung Quốc, bất chấp: Nhà nước Trung Quốc sử dụng vũ lực gây chết người để chống lại các cuộc biểu tình, các vụ mất tích, các vụ bắt giữ quy mô lớn, tra tấn, những cái chết trong nhà giam, sự giám sát các cộng đồng và các biện pháp nhằm khiến người Tây Tạng chống lại nhau”.
Bà Brigden nói rằng người Tây Tạng cũng đang lựa chọn những địa điểm tiến hành các vụ tự thiêu một cách thận trọng, nghiêng về xu hướng tiềm năng là tự biến mình thành những bó đuốc sống trước các tòa nhà của Chính phủ Trung Quốc, là biểu tượng cho sự chiếm đóng của Bắc Kinh.
Lobsang Sangay, người đứng đầu Chính quyền Tây Tạng Trung ương (CTA – như chính quyền lưu vong này tự nhận), nói rằng các vụ tự thiêu bắt nguồn từ “sự đàn áp chính trị, sự cô lập kinh tế, phá hủy môi trường và đồng hóa văn hóa do Chính phủ Trung Quốc tiến hành ở Tây Tạng. Chấm dứt đàn áp thì các vụ tự thiêu sẽ chấm dứt”. Theo ông Lobsang Sangay, “ở Tây Tạng ngày nay có nhiều người Trung Quốc hơn người Tây Tạng, nhiều binh sĩ quân đội Trung Quốc hơn các thầy tu Tây Tạng, nhiều camera giám sát hơn là các cửa sổ và nhiều súng hơn là các ngọn đèn của người Tây Tạng”./.
nguồn;http://anhbasam.wordpress.com/2012/11/10/thu-tuong-on-gia-bao-voi-van-de-tham-nhung-va-cuoc-chien-phe-phai/#more-81051
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001